Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp

Bài nghiên cứu vận dụng lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế để chỉ ra khả

năng tận dụng những cơ hội trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi

thực thi EVFTA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, EU là đối tác đầu tư lớn và rất tiềm năng của

Việt Nam. Việc thực thi EVFTA sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư EU vào Việt Nam nếu như Việt

Nam: bảo đảm thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết trong EVFTA nhằm tạo môi trường

đầu tư minh bạch, thuận lợi và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư EU; tích cực tuyên truyền, phổ

biến về những cơ hội và cách tận dụng những cơ hội từ EVFTA cũng như các chính sách

khuyến khích, hỗ trợ của chính phủ cho doanh nghiệp và người dân; đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao và thực thi có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp trang 1

Trang 1

Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp trang 2

Trang 2

Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp trang 3

Trang 3

Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp trang 4

Trang 4

Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp trang 5

Trang 5

Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp trang 6

Trang 6

Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 5980
Bạn đang xem tài liệu "Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp

Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Những cơ hội và giải pháp
 
Trị giá 
(Triệu USD) 
Quy mô dự án 
(Triệu USD) 
1 Hà Lan 346 10.072,516 29,111 
2 Pháp 570 3.609,400 6,332 
3 Luxembourg 52 2.468,562 47,472 
4 CHLB Đức 355 2.059,362 5,801 
5 B 71 1.030,701 14,517 
6 CH Sip 19 478,693 25,194 
7 Đan Mạch 138 430,134 3,117 
8 Italia 109 402,800 3,695 
9 Thụy Điển 79 377,650 4,780 
10 Ba Lan 19 214,942 11,313 
Tổng vốn đầu tƣ của EU 2.009 21.803,582 11,802 
Tổng số vốn đầu tƣ cả nƣớc 31.189 368.105,914 21,803 
Ghi chú: EU gồm 27 quốc gia thành viên (không kể Anh) 
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020) 
63 
Mặc dù có sự gia tăng về vốn đầu tư của EU tại Việt Nam, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư 
của EU tại Việt Nam còn nh trong tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của EU vào ASEAN. Năm 
2017, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của EU vào Việt Nam ch chiếm 2% trong tổng vốn đầu 
tư của EU tại khu vực ASEAN, thấp hơn nhiều so với tổng vốn đầu tư của EU vào Singapore 
(chiếm 69,1%), Indonesia (chiếm 10%), Malaysia (chiếm 8%), Thái Lan (chiếm 6%), Philip-
pines (chiếm 4%), (Mission of the European Union to ASEAN, 2019). 
Quy mô vốn đầu tư trung bình 1 dự án của EU tại Việt Nam còn nhỏ (khoảng 11,802 
triệu USD), thấp hơn nhiều so với quy mô vốn đầu tư bình quân 1 dự án của cả nước (khoảng 
21,803 triệu USD). Điều đáng lưu là, ch có một số nước thành viên EU có các dự án đầu tư 
với quy mô tương đối lớn tại Việt Nam như Luxembourg, Hà Lan, CH Sip, B , và Ba Lan với 
quy mô dự án t 11 - 30 triệu USD. Còn lại hầu hết các nước khác đều có quy mô dự án nh , 
thường ch dao động trong khoảng 1-5 triệu USD/dự án (Bảng 2). Số lượng các dự án có quy 
mô lớn của EU đầu tư vào các lĩnh vực mà EU có lợi thế và Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư 
như các dự án s dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, 
nông nghiệp công nghệ cao, các dịch vụ chất lượng cao,vẫn còn t. Hiện tại, một số tập 
đoàn lớn của EU có ưu thế về công nghệ đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như Shell 
Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp B ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik 
(Thuỵ Điển).(Bộ Ngoại giao, 2016). 
Về ngành, lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư EU đã có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế 
quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào ngành công nghiệp, xây dựng và một số 
ngành dịch vụ. Đây c ng là những ngành mà các doanh nghiệp EU có thế mạnh và phù hợp 
với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. T nh l y kế đến tháng 4/2019, các 
doanh nghiệp EU đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm tới 36,3% 
tổng vốn đầu tư (trong đó, ngành lọc hóa dầu chiếm 11%, dệt may chiếm 6,94%, điện t 
6,4%, chế biến thực phẩm 5,6%, ô tô, phương tiện vận tải chiếm 5,2%, các lĩnh vực khác 
chiếm 1,16%). Đứng vị trí thứ hai là các ngành sản xuất, phân phối điện, khí (chiếm 20,7%), 
ngành bất động sản (chiếm 11%), ngành thông tin truyền thông (chiếm 6,6%) (Nguyễn Thị 
Minh Phương, 2019). Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư EU có xu hướng đầu tư vào 
các ngành công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ như bưu ch nh viễn thông, tài 
ch nh, văn phòng cho thuê, bán lẻ, 
Về địa bàn đầu tư, các nhà đầu EU tập trung chủ yếu ở những địa phương có điều 
kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, t nh đến 
tháng 4/2019, EU đã đầu tư tại 54/63 t nh, thành phố trên cả nước. Trong đó, thành phố Hồ 
Ch Minh là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư của EU (chiếm khoảng 15,1% 
tổng vốn đầu tư). T nh Bà Rịa-V ng Tàu đứng vị trí thứ hai (chiếm 15%). Tiếp theo là thành 
phố Hà Nội (chiếm 14,8%), t nh Quảng Ninh (chiếm 9%), t nh Đồng Nai và t nh Bình Dương 
(mỗi t nh chiếm 8,3% và 6,9% tương ứng). Trong khi đó, các t nh thuộc các v ng sâu, v ng 
miền núi, những nơi có kết cấu hạ tầng phát triển chậm, thiếu đồng bộ, kém t nh kết nối, chất 
lượng nguồn nhân lực còn thấp, thu hút được rất t vốn đầu tư của EU. Điều này đang góp 
64 
phần dẫn đến mất cân đối đầu tư theo khu vực và tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về trình 
độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các v ng trong cả nước. 
Về hình thức đầu tư, c ng tương tự như các đối tác đầu tư lớn khác tại Việt Nam (Hàn 
Quốc, Nhật Bản, Singapore, ...), phần lớn các dự án đầu tư của EU là hình thức 100% vốn 
nước ngoài. Còn lại là đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - 
chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng – chuyển 
giao – kinh doanh (BTO), và hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Với cơ cấu đầu tư vậy cho 
thấy đây c ng là nguyên nhân cơ bản hạn chế t nh liên kết chặt chẽ giữa khu vực FDI và khu 
vực trong nước để c ng tham gia vào chuỗi giá trị, và tác động lan t a t các doanh nghiệp 
FDI tại Việt Nam thời gian qua. 
3. Đầu tƣ trực tiếp của EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA: Cơ hội và những vấn đề 
đặt ra 
Thứ nhất, việc EU và Việt Nam cam kết xóa bỏ gần như toàn bộ thuế quan trong 
EVFTA là cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Trong 
khuôn khổ EVFTA, hai bên cam kết sẽ xóa b thuế nhập khẩu đối với gần 100% số dòng thuế 
trong vòng 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam. Đặc biệt, ngay sau khi Hiệp định 
có hiệu lực, EU cam kết xóa b tới 85,6% số dòng thuế, tương đương với 70,3% kim ngạch 
xuất khẩu hiện tại của Việt Nam sang EU; và Việt Nam c ng cam kết xóa b 48,5% số dòng 
thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu hiện tại của EU sang Việt Nam (Bộ Công 
thương, 2020). Việc c t giảm thuế quan này, một mặt sẽ tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho các 
doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU để được hưởng mức thuế quan 
ưu đãi; mặt khác, các doanh nghiệp sẽ cơ cấu lại thị trường nhập khẩu, và chuyển hướng sang 
nhập khẩu nhiều hơn t thị trường EU5. Điều đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản 
xuất kinh doanh, và do đó khuyến kh ch thu hút đầu tư trực tiếp t EU vào Việt Nam. Tuy 
nhiên, để được hưởng mức thuế quan ưu đãi này, các doanh nghiệp, kể các doanh nghiệp EU 
phải n m b t được lộ trình c t giảm thuế quan trong Hiệp định, đồng thời hàng hóa phải đáp 
ứng được quy t c xuất xứ và vượt qua được những rào cản k thuật rất kh t khe, và chặt chẽ 
của EU. Hình 1 cho thấy, ch có 21,1% và 26,9% doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp 
FDI có tìm hiểu một số thông tin về Hiệp định. Tuy nhiên, ch có 1,6% doanh nghiệp trong 
nước và 2% doanh nghiệp FDI cho biết đã tìm hiểu k về Hiệp định. 
Thứ hai, việc thực thi EVFTA sẽ thúc đẩy Việt Nam cam kết mở cửa thị trường nhiều 
hơn đối với một số dịch vụ mà EU quan tâm, và điều đó sẽ khuyến khích các nhà đầu tư EU 
vào Việt Nam. Mục đ ch chủ yếu của các cam kết về lĩnh vực dịch vụ và đầu tư trong EVFTA 
nhằm tạo môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp của hai bên. Trong 
đó, Việt Nam cam kết tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU một số dịch vụ chuyên môn, dịch 
vụ tài ch nh, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối, Đây là những dịch vụ 
chất lượng cao mà EU đang có thế mạnh và Việt Nam cần thu hút đầu tư nước ngoài. Với sự 
5 Nguyên nhân là do việc c t giảm thuế sẽ làm cho giá thành nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ - với 
mẫu mã phong phú, đa dạng, và chất lượng cao của các nước EU. 
65 
tham gia của các nhà đầu tư EU vào lĩnh vực này, giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ của 
những công đoạn sản xuất, dịch vụ tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng lên, góp phần thúc đẩy 
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng hiện đại, ph hợp với 
định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, để thu hút được 
dòng vốn đầu tư của EU vào những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao này, đòi h i Việt Nam 
cần phải tiếp tục cải cách hành ch nh theo hướng minh bạch và đơn giản hóa, đồng thời nâng 
cao chất lượng lao động được đào tạo và các điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ. 
Hình 1: Hiểu biết của doanh nghiệp về EVFTA 
Doanh nghiệp FDI tham gia điều tra CPI Doanh nghiệp trong nước tham gia điều tra CPI 
Nguồn: VCCI &USAID (2019), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, PCI 2018. 
Cùng với thực thi EVIPA, trong khuôn khổ EVFTA, Việt Nam đưa ra cam kết sẽ dành 
đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc trong lĩnh vực đầu tư. Trong đó, EU và Việt Nam cam 
kết đối x công bằng, bình đẳng, đảm bảo an ninh, an toàn cho các khoản đầu tư và nhà đầu 
tư của hai bên. Bên cạnh đó, Việt Nam còn cam kết không trưng thu, tịch thu, quốc hữu hóa 
tài sản của nhà đầu tư EU tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba mà không 
có sự bồi thường tổn thất th a đáng, ph hợp trong trường hợp bị thiệt hại do bạo loạn, chiến 
tranh hoặc sung công. Việt Nam còn cho phép nhà đầu tư EU chuyển các khoản thu nhập ra 
nước ngoài không hạn chế và không chậm trễ theo tỷ giá chuyển đổi tự do. Để thực hiện 
những cam kết này đòi h i Việt Nam “tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh do-
anh,tiếp tục c t giảm các thủ tục hành chính, hỗ trợ hướng dẫn thêm về chính sách cho các 
doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm cơ chế bảo hộ đầu tư hiệu quả, cải thiện các cơ chế giải quyết 
tranh chấp và thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp một cách nhất quán” (Nicolas 
Audier, 2019). 
Cuối cùng, là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, EVFTA đưa ra những cam 
kết trong lĩnh vực phi truyền thống như lao động, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, doanh 
nghiệp nhà nước, thương mại điện tử, phát triển bền vững. Đây là cơ hội đòi h i Việt Nam 
phải s a đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trong nước để đảm 
66 
bảo v a tuân thủ những quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Tổ chức 
Thương mại thế giới- WTO, Tổ chức Lao động thế giới- ILO, Liên hợp quốc - UN,), đồng 
thời đảm bảo sự thực hiện nghiêm túc những chuẩn mực mới trong EVFTA. Chẳng hạn, riêng 
trong lĩnh vực lao động, việc Quốc hội nước ta thông qua Bộ luật Lao động s a đổi vào tháng 
11 năm 2019 với nhiều bổ sung, điều ch nh quan trọng về quan hệ lao động, quan hệ việc làm 
hiện đại, và bảo vệ quyền lợi của người lao động, đã đưa khung pháp l của Việt Nam tiệm 
cận hơn với các công ước cơ bản của ILO, và tạo nền tảng vững ch c cho thương mại công 
bằng. Việt Nam c ng cần phải triển khai, hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ, Luật 
Chuyển giao công nghệ một cách rõ ràng và cụ thể. (Nicolas Audier, 2019). 
4. Kết luận và khuyến nghị chính sách 
Để tận dụng những cơ hội t EVFTA góp phần tăng cường thu hút và s dụng có hiệu 
quả vốn đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam trong thời gian tới, Việt Nam cần phải thực 
hiện đồng bộ các giải pháp sau đây. 
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, và cơ chế chính sách g n với thực hiện đầy 
đủ các cam kết quốc tế theo lộ trình, nhằm nâng cao hiệu quả huy động và s dụng vốn đầu tư 
nước ngoài. Trong quá trình rà soát, s a đổi, và bổ sung chính sách, cần đảm bảo t nh đồng 
bộ, nhất quán, và minh bạch; đồng thời đảm bảo sự cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh 
doanh tại Việt Nam theo hướng ngày càng công bằng và thuận lợi hơn đối với các nhà đầu tư 
nước ngoài nói chung, các nhà đầu tư EU nói riêng. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải nỗ lực 
hơn nữa để thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực về đầu 
tư, thuế, hải quan, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. 
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức về những quy định 
và tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) cho người dân và doanh nghiệp, đặc 
biệt là các FTA thế hệ mới như EVFTA mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh đó, cần cập nhật 
thông tin thường xuyên về chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh 
nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực và địa bàn ưu tiên của Việt Nam trong quá trình thực 
hiện EVFTA. Đồng thời, chú trọng cung cấp thông tin thường xuyên và cập nhật cho các nhà 
đầu tư EU về cơ chế chính sách, quyền lao động và trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và 
phát triển bền vững,khi đầu tư tại Việt Nam. 
- Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng tốt hơn nữa 
yêu cầu của các doanh nghiệp EU trong bối cảnh thực thi EVFTA. Cần có cơ chế và chính 
sách khuyến khích sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp EU với các cơ sở đào tạo có uy 
tín ở trong nước và nước ngoài để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong các 
chương trình đào tạo ở trong nước, cần chú trọng g n kết giữa lý thuyết đã học với cải tiến 
hiệu suất, hiệu quả làm việc, nâng cao k năng tay nghề ngay tại các doanh nghiệp trong nước 
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 
67 
- Tăng cường và đổi mới các hoạt động xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực và địa bàn 
ưu tiên để tận dụng tối đa các tiềm năng, thế mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, 
các nhà đầu tư EU nói riêng, và lợi thế của Việt Nam. Trong đó, cần chú trọng phương thức 
xúc tiến trực tiếp với các tập đoàn lớn của EU để kêu gọi họ b vốn đầu tư và chuyển giao 
công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường vào Việt Nam, đặc biệt là đối với 
những ngành và lĩnh vực mà EU có thế mạnh và Việt Nam đang ưu tiên thu thu hút đầu tư 
trực tiếp nước ngoài trong dài hạn. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hiệu 
quả về các hoạt động xúc tiến đầu tư giữa các cơ quan quản lý của nhà nước và các cơ quan, 
tổ chức đóng vai trò kết nối các doanh nghiệp EU đầu tư tại Việt Nam như Hiệp hội doanh 
nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hội đồng kinh doanh EU-ASEAN, Cơ quan Xúc 
tiến Thương mại và Đầu tư của Đức, Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư của Pháp, 
Như vậy, có thể thấy rằng thực thi EVFTA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho thu hút đầu tư 
trực tiếp của EU vào Việt Nam thời gian tới. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải biết nhận diện 
những cơ hội này để t đó thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp đề xuất ở trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Công thương, 2020, Giới thiệu chung về Hiệp định EVFTA và IPA, truy cập: 
 81dd 
2. Bộ Ngoại giao, 2016, Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu, 
3. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Đầu tư trực tiếp nước 
ngoài tại Việt Nam, truy cập: https://drive.google.com/file/d/10sn-5hz_NpQvOFPBf4HdC 
zqaT0WEPjb/view 
4. Mission of the European Union to ASEAN (2019), EU-ASEAN Trade & Investment 
2019, https://14b6ea15-d0b2-4a66-9bfb-e8396fd5ddf4.filesusr.com/ugd/63371b_79696bd9 
bb6a40 11bcb8e83545a7cae7.pdf) 
5. Nguyễn Thị Minh Phương (2019), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Liên minh 
châu Âu vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí Cộng sản, truy cập lần cuối ngày 
3/11/2019,  con-
tent/thu-hut-au-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tu-lien-minh-chau-au-vao-viet-nam-thuc-trang-va-
trien-vong 
6. Nicolas Audier (đồng chủ tịch EUROCHAM), 2019, Bài phát biểu của Hiệp hội 
doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2018. 
7. VCCI &USAID (2019), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, PCI 2018. 

File đính kèm:

  • pdfdau_tu_truc_tiep_cua_eu_vao_viet_nam_khi_thuc_thi_evfta_nhun.pdf