Đầu tư nhiều hơn cho giáo dục văn hóa truyền thống ở cơ sở đào tạo báo chí

Hội thảo “Báo cáo kết quả nghiên cứu và đóng góp hoàn thiện khung chính sách bảo vệ

nhà báo tác nghiệp” tổ chức tại Hà Nội, tháng 10/2011 do RED Communication (tổ chức khoa

học trực thuộc Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam), thực hiện với sự tài trợ của Đại sứ quán

Anh tại Việt Nam, cho biết 327/384 (tức 87,9%) người làm báo thừa nhận đã từng bị cản trở trong

công việc. Những người làm báo cũng nhận diện 12 nhóm hành vi cản trở bao gồm: Né tránh

cung cấp thông tin, gây cản trở, mua chuộc, gián tiếp ngăn chặn, thu giữ phương tiện tác nghiệp,

phá hủy phương tiện tác nghiệp, đe dọa, giữ người, quấy rối tình dục, vu khống, tấn công gây

thương tích, trả thù (theo báo QĐND, thứ 5, ngày 21-10-2011). Trong thực tế, các hành vi cản trở,

hành hung nhà báo có thể còn nhiều hơn, tinh vi và trắng trợn hơn. Đó là những con số gây bức

xúc và lo ngại cho xã hội và giới truyền thông. Và nếu nhà báo tác nghiệp hợp pháp, phù hợp văn

hóa ứng xử và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì những hành vi sai trái nói trên cần bị dư luận

lên án, giới truyền thông phản đối và pháp luật phải trừng phạt. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận từ

một góc độ khác, đó là từ phía các nhà báo.

Đầu tư nhiều hơn cho giáo dục văn hóa truyền thống ở cơ sở đào tạo báo chí trang 1

Trang 1

Đầu tư nhiều hơn cho giáo dục văn hóa truyền thống ở cơ sở đào tạo báo chí trang 2

Trang 2

Đầu tư nhiều hơn cho giáo dục văn hóa truyền thống ở cơ sở đào tạo báo chí trang 3

Trang 3

Đầu tư nhiều hơn cho giáo dục văn hóa truyền thống ở cơ sở đào tạo báo chí trang 4

Trang 4

Đầu tư nhiều hơn cho giáo dục văn hóa truyền thống ở cơ sở đào tạo báo chí trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 7020
Bạn đang xem tài liệu "Đầu tư nhiều hơn cho giáo dục văn hóa truyền thống ở cơ sở đào tạo báo chí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đầu tư nhiều hơn cho giáo dục văn hóa truyền thống ở cơ sở đào tạo báo chí

Đầu tư nhiều hơn cho giáo dục văn hóa truyền thống ở cơ sở đào tạo báo chí
ĐẦU TƯ NHIỀU HƠN CHO GIÁO DỤC VĂN HÓA 
 TRUYỀN THỐNG Ở CƠ SỞ ĐÀO TẠO BÁO CHÍ 
PGS.TS. Đinh Văn Hường∗ 
Hội thảo “Báo cáo kết quả nghiên cứu và đóng góp hoàn thiện khung chính sách bảo vệ 
nhà báo tác nghiệp” tổ chức tại Hà Nội, tháng 10/2011 do RED Communication (tổ chức khoa 
học trực thuộc Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam), thực hiện với sự tài trợ của Đại sứ quán 
Anh tại Việt Nam, cho biết 327/384 (tức 87,9%) người làm báo thừa nhận đã từng bị cản trở trong 
công việc. Những người làm báo cũng nhận diện 12 nhóm hành vi cản trở bao gồm: Né tránh 
cung cấp thông tin, gây cản trở, mua chuộc, gián tiếp ngăn chặn, thu giữ phương tiện tác nghiệp, 
phá hủy phương tiện tác nghiệp, đe dọa, giữ người, quấy rối tình dục, vu khống, tấn công gây 
thương tích, trả thù (theo báo QĐND, thứ 5, ngày 21-10-2011). Trong thực tế, các hành vi cản trở, 
hành hung nhà báo có thể còn nhiều hơn, tinh vi và trắng trợn hơn. Đó là những con số gây bức 
xúc và lo ngại cho xã hội và giới truyền thông. Và nếu nhà báo tác nghiệp hợp pháp, phù hợp văn 
hóa ứng xử và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì những hành vi sai trái nói trên cần bị dư luận 
lên án, giới truyền thông phản đối và pháp luật phải trừng phạt. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận từ 
một góc độ khác, đó là từ phía các nhà báo. 
Có thể có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trên, trong đó, chắc chắn có một phần do 
các nhà báo gây ra. Ban kiểm tra Hội nhà báo Việt Nam trong báo cáo cuối năm 2011 cũng thừa 
nhận: “Thực tế cho thấy, trong một số vụ việc phóng viên bị cản trở, hành hung có nguyên nhân 
là thái độ, cử chỉ của phóng viên chưa đúng mực”. Không ít nhà báo còn tỏ ra quan liêu, hách 
dịch, “quan trọng hóa” chính mình. Như vậy, khách quan, công bằng mà nói, có những hành vi 
cản trở, hành hung sai của cá nhân, của tổ chức xã hội, nhưng cũng có những hành vi do chính 
nhà báo là chất xúc tác. Nhìn nhận như vậy để thấy giới báo chí cũng có một phần trách nhiệm 
trong đó. Từ đây, chúng ta phải chăm lo giáo dục toàn diện, trong đó giáo dục pháp luật, đạo đức 
và văn hóa ứng xử cho đội ngũ của mình là việc làm cấp thiết, bức xúc hiện nay. Để góp phần giải 
∗
 Đại học Quốc gia Hà nội 
quyết công tác này, tôi cho rằng cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục văn hóa truyền thông ở cơ sở 
đào tạo chuyên ngành báo chí. 
Thực tế hiện nay, trong chương trình của các cơ sở đào tạo đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để 
vừa trang bị kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành, kiến thức nghiệp vụ, vừa cung cấp kiến 
thức pháp luật, đạo đức và văn hóa cho người học. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ 
quan mà công tác giáo dục văn hóa truyền thông chưa được coi trọng, quan tâm và đầu tư đúng 
mức. Các môn học về văn hóa truyền thông còn chung chung, dàn trải (chưa có những môn học 
cụ thể, trực tiếp về văn hóa truyền thông); trên lớp giảng viên có thể lồng ghép, đan xen, đề cập ít 
nhiều qua kinh nghiệm sống của mình hoặc lấy ví dụ từ thực tế để phân tích, minh chứng, nhưng 
liều lượng không nhiều, mức độ nông - sâu khác nhau, cách truyền đạt cũng khác nhau nên người 
học chưa “nhớ lâu, thấm sâu” được. Hơn nữa, các giảng viên thường nặng về lý thuyết, lý luận 
hàn lâm, ít trải nghiệm thực tiễn phức tạp, sôi động và phong phú của cuộc sống nên ít sức hấp 
dẫn và thuyết phục người học, đặc biệt đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh, những người đã 
và đang làm báo đi học. Nếu hiểu văn hóa truyền thông là những hành vi, cử chỉ, ứng xử cụ thể 
trong cuộc sống, trong học tập, trong lao động, trong tác nghiệp thì ở môi trường giáo dục – đào 
tạo hiện nay cũng đang tồn tại mâu thuẫn và bất cập với chính nghề báo của chúng ta. Ví dụ: 
- Về giờ giấc: Nhà trường quy định trong lịch học 3 ca là sáng từ 7h00, chiều từ 13h00, tối 
từ 18h00, nhưng thực tế sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đến lớp có đúng giờ đó 
không? Trong lúc nghề báo chỉ ra rằng để lấy tin tức thì phóng viên phải đến sớm hơn hoặc đến 
đúng giờ để chờ, để đón lõng sự kiện, nhân vật. Kỷ luật thông tin, kỷ luật nộp tin, bài, hội họp đối 
với nhà báo là rất nghiêm khắc theo định kỳ của báo chí. 
- Về dự học trên lớp: Sĩ số lớp chính quy hiện nay từ 80 – 100 sinh viên, cao học từ 25 – 30, 
nghiên cứu sinh từ 1 – 5, nhưng có khi nào có đủ 100% người dự học trên lớp các môn học 
không? Trong lúc nghề báo bắt buộc phóng viên phải có mặt tại địa điểm, hiện trường, trực tiếp 
để “mắt thấy, tai nghe, miệng hỏi, tay ghi chép, ghi âm, quay phim, chụp ảnh” người thật, việc 
thật cho tác phẩm của mình? 
- Thảo luận trên lớp: Giảng viên cho vấn đề trước để người học chuẩn bị ở nhà, hoặc đặt 
câu hỏi ôn lại bài cũ trên lớp, hoặc khi giảng bài mới, đặt các câu hỏi đi kèm, tổ chức xê-mi-na 
(seminar) nhưng thường thì rất ít cánh tay chủ động được giơ lên, không khí tranh luận, chất vấn, 
phản biện, học thuật trầm lắng; Tính chủ động, tự tin, mạnh dạn rất yếu. Rốt cuộc, giảng viên phải 
chỉ định hoặc “hỏi - tự trả lời”. Trong lúc nghề báo buộc phóng viên phải tích cực, chủ động, năng 
động, dũng cảm, tự tin để tác nghiệp trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. 
- Học tập, nghiên cứu ở nhà: Giảng viên giao bài tập cho tự học ở nhà hoặc tự đi thực tế lấy 
tư liệu viết bài, nhưng đến lớp, khi kiểm tra thì đa số không thực hiện theo yêu cầu. Đặc biệt, 
trong đào tạo tín chỉ hiện nay, tự học, tự nghiên cứu ở nhà là chính, nhưng liệu sẽ được bao nhiêu 
sinh viên thực hiện đúng, chất lượng đào tạo sẽ ra sao? Trong lúc nghề báo đòi hỏi phóng viên 
tính tự giác, tích cực và chủ động rất cao, làm việc độc lập rất lớn. 
- Thi trên lớp: Ngoại trừ thi vấn đáp và thi tự luận thì đa số sinh viên hệ chính quy đã chấp 
hành tốt, nhưng các hệ vừa làm vừa học, cao học, nghiên cứu sinh có còn sử dụng tài liệu trái 
phép, thi hộ, làm bài trước ở nhà không? Trong lúc nghề báo đòi hỏi phóng viên tính trung thực, 
chân thực và khách quan khi thông tin. 
- Trật tự trên lớp: Trong giờ học, không ít sinh viên nói chuyện, làm việc riêng, gọi điện 
thoại, nhắn tin, nghe nhạc, ăn quà vặt, ngủ, ra vào tùy tiện, trong lúc nghề báo yêu cầu rất cao 
phóng viên phải có văn hóa ứng xử tốt ở cơ quan, gia đình và nơi công cộng. Tình trạng này cho 
thấy tại sao ở các cuộc họp báo hoặc sinh hoạt tập thể, phóng viên chúng ta hay nói chuyện riêng, 
ồn ào, đi ra, đi vào tùy tiện như vậy. 
Ngoài ra, chúng ta cũng chưa có môn học, chuyên đề, ngoại khóa, xê-mi-na (seminar) cụ thể 
về: Cách ăn búp-phê (buffet), xưng hô, trang phục, di chuyển khi tác nghiệp trong hội trường, vật 
dụng mang theo đi công tác dài ngày, tìm chỗ nghỉ, dân vận với quần chúng, ứng phó với cháy nổ, 
tai nạn, thiên tai, lũ lụt Những cái đó có vẻ như tầm thường, bẻ nhỏ nhưng thực ra rất quan 
trọng và cần thiết, nhất là đối với phóng viên trẻ mới vào nghề. 
Những điểm nêu trên đây đề cập chủ yếu trách nhiệm của người học. Còn người dạy (giảng 
viên, nhà báo) cũng phải thấy trách nhiệm của mình. Có rất nhiều nhà báo, nhà giáo giỏi, gương 
mẫu, nhiệt huyết, tận tâm truyền dạy cho người học, nhưng cũng có không ít nhà giáo, nhà báo 
thiếu gương mẫu về ứng xử, phát ngôn, giờ giấc, nghỉ dạy không lý do, gây khó dễ cho người 
học dẫn đến mất uy tín của chính mình và ảnh hưởng đến đồng nghiệp khác. Nếu bức tranh trên 
đây là một sự thực, trong sự thực đó không chỉ có mặt bất cập, mâu thuẫn mà còn có nhiều điểm 
sáng, tích cực, tiến bộ. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì thực tế giáo dục đào tạo nghề báo ở nhà 
trường và thực tiễn tác nghiệp, đặc tính và bản chất của nghề báo còn nhiều điểm cách xa. Chừng 
nào, cơ sở đào tạo chưa giải quyết được những tồn tại, mâu thuẫn, bất cập cụ thể đó thì chưa thể 
yên tâm cung cấp cho nền báo chí truyền thông đất nước đội ngũ nhà báo chính quy, chuyên 
nghiệp, khoa học và hiện đại; Chừng nào đội ngũ giảng viên, nhà báo chưa khắc phục được những 
yếu kém của mình thì chưa thể ảnh hưởng tốt đến người học báo chí hiện tại và nhà báo mai sau; 
Chừng nào xã hội còn chưa nghiêm minh về luật pháp, chưa có ứng xử tốt với nhà báo thì nền báo 
chí truyền thông Việt Nam cũng chưa phát huy đúng mức, đúng tầm như vị thế, quyền năng của 
mình. Tất nhiên, đây phải là công việc chung của cả hệ thống chính trị đất nước, nhưng theo quan 
điểm “dạy con từ thủa còn thơ” và “đổ mồ hôi trên thao trường để ít đổ máu trên chiến trường” thì 
cơ sở giáo dục đào tạo ngành báo chí vẫn phải đi trước, là xuất phát điểm, là gốc của mọi vấn đề 
sau này. Vì vậy, theo tôi, trong chương trình đào tạo bậc cử nhân nên bổ sung: 
- Môn học Văn hóa truyền thông trong tác nghiệp báo chí hoặc một tên gọi nào đó cho phù 
hợp; Cung cấp kiến thức nền tảng chung. 
- Môn học Kỹ năng và ứng xử văn hóa trong báo chí truyền thông để cụ thể hóa bằng các kỹ 
năng ứng xử văn hóa thực tiễn. 
- Tăng cường mời các nhà báo có tài – có đức vào giảng dạy, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ 
năng làm báo cho sinh viên. 
- Tạo điều kiện và môi trường tốt cho sinh viên đi thực tế, thực tiễn giao lưu, hội nhập với đời 
sống xã hội và giới báo chí nhiều hơn. 
- Thành lập câu lạc bộ hoặc nhóm sinh viên để sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, 
hành động ứng xử có văn hóa trong học tập, thực tập và tác nghiệp sau này. Đặc biệt, trong 
bối cảnh cạnh tranh giữa các phóng viên của các loại hình báo chí, sự phát triển nhanh chóng 
của khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa. 
- Biểu dương, nhân rộng những gương nhà báo, người học có hành vi, ứng xử văn hóa đẹp, 
đồng thời cũng phê phán, phản đối những nhà báo, người học vi phạm những chuẩn mực văn 
hóa nghề nghiệp và trong cuộc sống nói chung. 
Tóm lại, trong chương trình đào tạo, ngoài kiến thức chung cần quan tâm đầu tư giáo dục văn hóa 
truyền thông, bao gồm cả lý luận, nhận thức, hành vi ứng xử cụ thể, thiết thực, trực tiếp cho người 
học. Từng bước như vậy sẽ giúp người học đỡ bỡ ngỡ, lúng túng, sai lầm trong ứng xử văn hóa 
khi tác nghiệp. Tạo điều kiện cho phóng viên trẻ chủ động, bản lĩnh và tự tin hội nhập với cộng 
đồng báo chí. Làm được như vậy cũng sẽ bớt đi 12 hành vi cản trở, hành hung nhà báo nói trên và 
nhà báo chúng ta cũng được xã hội tôn trọng, tôn vinh đúng nghĩa của nghề này. 

File đính kèm:

  • pdfdau_tu_nhieu_hon_cho_giao_duc_van_hoa_truyen_thong_o_co_so_d.pdf