Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra

Tây Nam Bộ là vùng đất mới, là nơi quần tụ sinh sống

của nhiều tộc người khác nhau, bởi vậy đời sống văn hóa và tôn

giáo cũng hết sức phong phú. Trong sự đa dạng văn hóa, tôn

giáo đó rất thú vị khi thấy đạo Tin Lành - một nhánh Kitô giáo

du nhập Việt Nam muộn nhất cũng đã có mặt tại đây từ khá

sớm. Tìm hiểu về lịch sử du nhập, tồn tại của tôn giáo này tại

vùng đất Tây Nam Bộ trong sự so sánh với các vùng miền khác

cùng các vấn đề đặt ra hiện nay là chủ đề khoa học rất đáng

quan tâm. Bài nghiên cứu đi vào tìm hiểu lịch sử quá trình

truyền giáo của đạo Tin Lành tại vùng đất mới Tây Nam Bộ từ

khởi đầu cho đến ngày nay. Trong đó, có sự phân tích, đối

chiếu, so sánh với các vùng miền khác về kết quả truyền giáo, sự

tiếp nhận cũng như sự phản ứng văn hóa, tôn giáo của quá trình

này cùng những vấn đề đặt ra.

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra trang 1

Trang 1

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra trang 2

Trang 2

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra trang 3

Trang 3

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra trang 4

Trang 4

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra trang 5

Trang 5

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra trang 6

Trang 6

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra trang 7

Trang 7

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra trang 8

Trang 8

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra trang 9

Trang 9

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 1960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra

Đạo tin lành tại Tây Nam Bộ: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra
o Tin Lành tại Tây Nam Bộ 65 
65 
Xu hướng, nhu cầu tất yếu của tình hình là phải thích nghi, hội 
nhập, tìm phương cách để tồn tại và phát triển. Đặc biệt khi quá trình 
đổi mới, mở cửa, dân chủ hóa đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực 
tôn giáo đang được mở ra. 
Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90, việc phục hồi và đẩy 
mạnh hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành bắt đầu diễn ra, đặc biệt 
tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 
Về thành phần hệ phái, tổ chức cũng có nhiều thay đổi. Đã xuất 
hiện nhiều hệ phái, tổ chức, nhóm Tin Lành mới qua sự bùng phát 
“phong trào hội thánh tư gia”. Tại vùng Tây Nam Bộ, nếu như trước 
năm 1975 chỉ có sự hiện diện của HTTLVN và Giáo hội Cơ Đốc Phục 
Lâm thì giờ đây đã lần lượt xuất hiện thêm hàng chục tổ chức, hệ phái 
mới. 
Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, số lượng tín đồ Tin 
Lành tại các tỉnh thành phía nam vào thời điểm năm 2000, trước khi 
Nhà nước cho phép HTTLVN miền Nam tiến hành tổ chức Đại Hội 
Đồng và công nhận tư cách pháp nhân của tổ chức này như sau: 
TT Tỉnh, thành phố Số tín đồ TT Tỉnh, thành phố Số tín đồ 
1 An Giang 1.904 13 TP. HCM 22.570 
2 Bạc Liêu 961 14 Khánh Hòa 8.262 
3 Bình Dương 800 15 Kiên Giang 3.908 
4 Bình Định 1.693 16 Kom Tum 1.020 
5 Bình Thuận 8.450 17 Lâm Đồng 64.324 
6 Bà Rịa-Vũng Tàu 4.166 18 Long An 3.698 
7 Cà Mau 1.900 19 Phú Yên 2.866 
8 Cần Thơ 5.786 20 Quảng Nam 13.130 
9 Đà Nẵng 8.515 21 Quảng Ngãi 2.097 
10 Đắk Lắk 120.000 22 Sóc Trăng 1.621 
11 Đồng Nai 12.362 23 Tây Ninh 271 
12 Gia Lai 94.215 24 Vĩnh Long 4.404 
 Tổng số (24 tỉnh, thành): 388.5238 
Về phía đạo Tin Lành, sau khi được Nhà nước cho phép tiến hành 
Đại Hội Đồng lần thứ 1 (lần thứ 43 theo lịch sử giáo hội), HTTLVN 
(miền Nam) công bố trong Niên giám năm 2002 của Tổng Liên hội 
HTTLVN (miền Nam): Thời điểm tháng 4/2001, tổ chức này hiện có 
898 chi hội, số chức sắc là 798 người (bao gồm mục sư, truyền đạo kể 
cả số hưu trí) 149.551 tín đồ chính thức trên tổng số 367.687 tín đồ 
nói chung9. 
66 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
Qua những số liệu trên, có thể nhận ra: So với thời điểm năm 1975 
khi HTTLVN (miền Nam) có được 50.000 tín đồ Báptem trên tổng số 
160.000 tín đồ nói chung thì sau 25 năm, lực lượng tín đồ của họ đã 
phát triển lên gần gấp 3 lần; Tỷ lệ tín đồ người dân tộc so với tín đồ 
người kinh trước 1975 là 1/3 (15.000/50.000 tín đồ Báptem) thì hiện 
nay ngược lại 3/1. Chỉ riêng 3 tỉnh Tây Nguyên (và cả Bình Phước) số 
tín đồ dân tộc đã lên tới 300.000 người. Tốc độ tăng trưởng tín đồ nơi 
các dân tộc thiểu số trung bình là gấp 6 lần, tại một số địa phương 
(Đắk Lắk, Gia Lai) đến hơn 10 lần; Số liệu của một số tỉnh thuộc Tây 
Nam Bộ không cho thấy sự phát triển đột biến. 
2.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay 
Năm 2001, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), tổ chức 
Giáo hội Tin Lành lớn mạnh nhất đã được công nhận tư cách pháp 
nhân. Liền theo đó Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 và Chỉ 
thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với đạo Tin Lành đi 
vào đời sống. 
Đạo Tin Lành chính thức được thừa nhận và hoạt động trong khuôn 
khổ luật pháp. Tiếp theo HTTLVN (miền Nam), 09 hệ phái, tổ chức khác 
cũng đã được công nhận tư cách pháp nhân. Mối quan hệ giữa Nhà 
nước và giáo hội đã có nhiều biến chuyển tích cực chứng tỏ chủ trương, 
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đạo Tin Lành là đúng đắn. 
 Tuy nhiên, việc cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức 
tôn giáo cho các tổ chức, hệ phái Tin Lành cũng như việc cấp đăng ký 
sinh hoạt tôn giáo còn là công việc lâu dài. Hiện tại, ngoài 11 tổ chức 
hệ phái đã được công nhận trên còn hơn 70 hệ phái, nhóm Tin Lành 
đang còn chưa có tư cách pháp nhân chính thức. 
Tại các tỉnh vùng Tây Nam Bộ, sau quá trình thực thi chủ trương 
chính sách mới về đạo Tin Lành, tình hình cộng đồng tôn giáo này nhìn 
chung hoạt động hài hòa, ổn định, có sự phát triển. Tuy nhiên đã có vấn 
đề mới nẩy sinh, đó là việc truyền đạo phát triển tín đổ, hay còn gọi là 
“cải đạo” tại vùng đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông. 
Nhiều cơ quan hữu quan, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo đã đề 
cập đến vấn đề trên. Tác giả Trần Hồng Liên trong bài viết “Sự 
Nguyễn Xuân Hùng. Đạo Tin Lành tại Tây Nam Bộ 67 
67 
chuyển đổi tôn giáo trong người Khmer tại Trà Vinh hiện nay” cho 
biết người Khmer theo Tin Lành xuất hiện tại các huyện: Trà Cú, 
Duyên Hải, Tiểu Cần, Châu Thành, Càng Long... với số lượng lên tới 
430 người (trong tổng số 1.286 tín đồ Tin Lành tại đây)10. Đây là một 
hiện tượng rất đáng chú ý vì Phật giáo Nam tông đối với người Khmer 
là truyền thống, là chất kết dính văn hóa có tính sống còn của cộng 
đồng mà nếu tan vỡ thì sẽ có những hệ lụy phức tạp cho việc phát 
triển bền vững. Đi vào phân tích, lý giải, tác giả tìm ra những nguyên 
nhân về biến đổi đời sống kinh tế, xã hội, cộng đồng nơi người 
Khmer; sự suy thoái, giảm vai trò của các lãnh đạo tôn giáo, của các 
Sư Cả trong việc chăm sóc cộng đồng; sự truyền đạo mang tính vụ lợi, 
dùng các chiêu thức thu hút bằng lợi ích vật chất, bằng phương thức 
truyền giáo vụ lợi của các hệ phái, nhóm Tin Lành còn chưa hợp pháp. 
Tác giả Trần Hữu Hợp trong một nghiên cứu về chủ đề “Sự cải 
giáo của một bộ phận người Khmer vùng Tây Nam Bộ” cho thấy: Dù 
chùa đối với người Khmer là trung tâm tôn giáo và sinh hoạt văn hóa 
cộng đồng nhưng những năm qua đã diễn ra sự cải đạo. Trước tiên là 
cải đạo theo Công giáo, với 3.202 tín đồ/715.054 tín đồ Công giáo tại 
13 tỉnh miền Tây Nam Bộ (chiếm 0,45%). 
Đối với việc cải đạo sang đạo Tin Lành, theo số liệu của Ban Chỉ 
đạo Tây Nam Bộ và của tác giả có những chi tiết rất đáng chú ý: 
Số liệu người Khmer Tây Nam Bộ theo Tin Lành 
(Số liệu thống kê của BCĐ TNB năm 2015 và của tác giả) 
ST
T 
Đơn vị Tín đồ 
Tin Lành 
Tín đồ Tin Lành 
là người Khmer 
Tỷ lệ % 
1 An Giang 2.195 91 4,14 
2 Bạc Liêu 961 128 13,31 
3 Bến Tre 5.300 0 
4 Cà Mau 4.532 41 0,90 
5 Cần Thơ 10.979 26 0,23 
6 Đồng Tháp 7.284 0 
7 Hậu Giang 3.366 46 1,36 
8 Kiên Giang 6.209 754 12,14 
9 Long An 5.773 0 
10 Sóc Trăng 3.695 650 17,59 
11 Tiền Giang 8.658 0 
12 Trà Vinh 1.286 430 33,43 
13 Vĩnh Long 7.399 29 0,39 
 Tổng cộng 67.637 2.195 
68 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
“Theo bảng thống kê trên có 9/13 tỉnh thành trong khu vực có tín 
đồ Tin Lành là người Khmer. Tổng số tín đồ Tin Lành là người dân 
tộc Khmer là 2.195 người, chiếm tỷ lệ 3,24% số tín đồ Tin Lành 
trong khu vực và chiếm tỷ lệ 0,18% người Khmer trong khu vực. 
Tỉnh có tín đồ Tin Lành là người Khmer đông nhất là tỉnh Kiên 
Giang, 754 người (chiếm 12,14% tín đồ Tin Lành của tỉnh); tỉnh Sóc 
Trăng có 650 tín đồ Tin Lành là người Khmer (chiếm 17,59% tín đồ 
Tin Lành của tỉnh); tỉnh Trà Vinh có 430 tín đồ Tin Lành là người 
Khmer (chiếm 33,43% tín đồ Tin Lành của tỉnh); tỉnh Bạc Liêu có 
128 tín đồ Tin Lành là người Khmer (chiếm 13,31% tín đồ Tin Lành 
của tỉnh); các đơn vị còn lại có tín đồ Tin Lành là người Khmer ít 
hơn hoặc không có”11. 
Theo tác giả, việc cải đạo của người Khmer sang các tôn giáo khác 
tuy ít nhưng không hiếm. Riêng đối với Công giáo thì đã xảy ra từ lâu. 
“Về số lượng, người Khmer cải sang tôn giáo khác chiếm tỷ lệ rất 
nhỏ: Công giáo là 0,27%, Tin Lành là 0,18% so với dân số người 
Khmer trong khu vực. 
Tác giả nhận định việc cải đạo của một bộ phận người Khmer là 
bình thường và là quyền lựa chọn của họ. Tuy nhiên, việc truyền đạo 
còn có những dấu hiệu trái pháp luật và là vấn đề đặt ra cho công tác 
quản lý. Cuối cùng, việc xung đột văn hóa do việc cải đạo hay sự suy 
thoái ảnh hưởng của tôn giáo truyền thống đặt ra những vấn đề khá 
phức tạp và cần sự nghiên cứu nghiêm túc. 
Qua những số liệu gần đây và vấn đề nổi lên liên quan đến đạo Tin 
Lành tại vùng Tây Nam Bộ, chúng tôi xin góp thêm ý kiến phân tích 
như sau: 
Về số liệu tín đồ Tin Lành tại 13 tỉnh thành Tây Nam Bộ: Với cộng 
đồng tín đồ 67.637 người, trong đó đông nhất tại Cần Thơ với 10.979; 
ít nhất tại Bạc Liêu 961 người, bình quân hơn 5.000 người mỗi tỉnh 
thành thì Tây Nam Bộ vẫn là nơi Tin Lành phát triển giữa vùng người 
Việt một cách tự nhiên và mạnh mẽ. Tại đây, đạo Tin Lành không có 
sự phát triển đột biến như vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây 
Bắc, nhưng có sức sống nội tại khá vững chắc. 
Nguyễn Xuân Hùng. Đạo Tin Lành tại Tây Nam Bộ 69 
69 
Từ trong lịch sử truyền giáo, do đạo Tin Lành cứng nhắc trong việc 
áp dụng khắt khe giữ gìn nghi lễ và lối sống tín đồ, cấm việc thờ cúng 
hình tượng (tổ tiên, các thần khác) nên sự va chạm văn hóa đã là vật 
cản tự nhiên đối với việc theo đạo của người Việt. Tỷ lệ người chịu 
Báp têm/số người tin nhận Chúa chưa bao giờ quá 10%. Tại vùng đất 
mới, cộng đồng mở như Tây Nam Bộ, sự hưởng ứng có phần cao hơn 
các vùng khác. 
 Trong quá khứ, dù cố gắng xâm nhập truyền giáo nhưng các giáo 
sĩ Tin Lành đã không thu được kết quả gì đáng kể đối với người Chăm 
và người Khmer vì nhiều khi gặp phản ứng dữ dội từ những cộng 
đồng này vốn coi việc giữ gìn tín ngưỡng tôn giáo tộc người như là sự 
sống còn của cộng đồng. 
 Xét về mặt động cơ và phương thức truyền giáo thì tất cả các giáo 
hội, hệ phái Tin Lành đều coi việc “rao giảng lời Chúa, chinh phục tội 
nhân về với Chúa” là đại mạng lệnh của Chúa và họ phải tuân theo. 
Bất kể họ đã hợp pháp hay chưa hợp pháp. Hơn nữa với chiến thuật 
truyền giáo “làm chứng đạo” theo chiến thuật “vết dầu loang”, họ dễ 
dàng lách qua các chế tài của pháp luật. Như vậy, người Khmer cũng 
như mọi sắc dân khác đều là đối tượng truyền giáo của họ. Đương 
nhiên, có các tổ chức, hệ phái truyền giáo chính danh; có phái vì 
những động cơ ngăn hạn, giải ngân các khoản tài trợ truyền giáo nên 
hoạt động bất chấp mọi hậu quả xã hội. 
Như vậy, từ việc truyền đạo Tin Lành giữa vòng người Khmer và 
sự cải đạo đang diễn ra có thể nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn những mâu 
thuẫn xung đột trong cộng đồng đối với những người cải đạo và phản 
ứng đối với người đi truyền đạo. Tuy nhiên, để hóa giải vấn đề này lại 
là vấn đề không dễ dàng nếu như chủ thể - cộng đồng người Khmer 
tiếp tục diễn ra quá trình suy thoái những thiết chế cộng đồng, tôn 
giáo, văn hóa truyền thống. 
Kết luận 
Miền Tây Nam Bộ được các giáo sĩ C.M.A đến truyền giáo từ rất 
sớm (năm 1918). Các chi hội Tin Lành tại đây tuy số lượng ít nhưng 
rất ổn định, tín đồ dâng tiền cho Hội Thánh rất tự giác. Các chi hội 
70 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
nhìn chung đều phát triền hài hòa và là nguồn lực vững chắc của Hội 
Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam). Tuy nhiên, tại vùng sông 
nước đa văn hóa, đạo Tin Lành phải cạnh tranh với nhiều tôn giáo 
khác cùng đa dạng các hình thức tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền có mặt 
tại đây nên mức độ phát triển không có đột biến. 
Tin Lành là tôn giáo thế giới, đi liền với quá trình truyền giáo đã chuyển 
tải những yếu tố tiến bộ của văn hóa, văn minh phương Tây. Những đóng 
góp về đạo đức lối sống, về văn hóa, các hoạt động từ thiện nhân đạo, sự 
giáo dục tín đồ sống lành mạnh, ý thức tiết kiệm, nhanh nhạy, cần cù 
trong cuộc sống... là những nguồn lực văn hóa cần phát huy và sử dụng. 
Mặt khác, cần hướng dẫn cho các tổ chức hệ phái Tin Lành sự cần thiết 
phải hội nhập văn hóa dân tộc, biết tôn trọng và trân quý, cũng như có 
thái độ ứng xử phù hợp với các giá trị văn hóa chung của cộng đồng, với 
các tín ngưỡng tôn giáo khác để cùng tồn tại và phát triển. /. 
CHÚ THÍCH: 
1 Lê Hoàng Phu (1974), Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), 
Trung tâm Nghiên cứu Phúc Âm, Sài Gòn, tr. 55. 
2 Số liệu thống kê từ Thánh Kinh Báo năm 1935 - 1936. 
3 Thống kê từ Thánh Kinh Báo 1932 - 1943. 
4 Lê Hoàng Phu (1974), Sđd, tr. 55. 
5 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, Khai trình công việc Chúa - Địa hạt Nam hạt 
năm 1952, Nhà in Tin Lành, Sài Gòn. 
6 Lê Hoàng Phu (1974), Sđd, tr. 152. 
7 Từ thời điểm này, tên gọi HTTLVN thêm chữ “miền Nam” vào để phân biệt với 
HTTLVN miền Bắc. 
8 Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ. 
9 HTTLVN (miền Nam), Niên giám năm 2002, lưu hành nội bộ. 
10 Trần Hồng Liên (2014), “Sự chuyển đổi tôn giáo trong người Khmer tại Trà 
Vinh hiện nay”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 05 (131), tr. 47 - 52. 
11 Xem: Trần Hữu Hợp (2017), “Sự cải giáo của một bộ phận người Khmer vùng 
Tây Nam Bộ”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3&4 (161), tr. 98 - 107. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1953), Khai trình công việc Chúa -Địa hạt Nam 
hạt năm 1952, Nhà in Tin Lành, Sài Gòn. 
2. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1964), Các quyết nghị Hội Đồng Tổng Liên 
1927-1964, Bản in roneo, lưu hành nội bộ, Nha Trang. 
3. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1969), Khai trình công việc Chúa - Địa hạt Liên 
hội Nam phần 1967-1968, Nhà in Tin Lành, Sài Gòn. 
4. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1973), Địa hạt Liên hội miền Đông Nam phần - 
Kỷ yếu kỷ niệm 5 năm thành lập địa hạt, Nhà in Tin Lành, Sài Gòn. 
Nguyễn Xuân Hùng. Đạo Tin Lành tại Tây Nam Bộ 71 
71 
5. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1977), Các quyết nghị Hội Đồng Tổng Liên 
1965-1976, Bản in roneo, lưu hành nội bộ, Tp. Hồ Chí Minh. 
6. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam miền Nam (2001), Niên giám năm 2002, lưu 
hành nội bộ, Tp. Hồ Chí Minh. 
7. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam miền Nam (2002), Hiến Chương, Nxb. Tôn giáo, 
Hà Nội. 
8. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam miền Nam (2005), Kỷ yếu 2005, lưu hành nội bộ, 
Tp. Hồ Chí Minh. 
9. Trần Hữu Hợp (2017), “Sự cải giáo của một bộ phận người Khmer vùng Tây 
Nam Bộ”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 384 (161), tr. 98-107. 
10. Trần Hồng Liên (2014), “Sự chuyển đổi tôn giáo trong người Khmer tại Trà 
Vinh hiện nay”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 05 (131), tr. 47-52. 
11. Nguyệt san Thánh Kinh Báo, Cơ quan ngôn luận chính thức của HTTLVN, xuất 
bản từ năm 1931 tại Hà Nội, đình bản do chiến tranh (1945-1950), sau xuất bản 
lại tại Đà Lạt. Từ 1962 đến 1975 xuất bản tại Sài Gòn, sau năm 1968 đổi tên là 
Thánh Kinh Nguyệt San. 
12. Lê Hoàng Phu (1974), Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam 1911-1965, Trung 
tâm Nghiên cứu Phúc Âm, Sài Gòn. 
Abstract 
PROTESTANTISM IN THE SOUTH WEST PART OF THE 
SOUTH VIETNAM: HISTORY, CURRENT SITUATION 
AND PROBLEMS 
Nguyen Xuan Hung 
Institute for Religious Studies, VASS 
The Southwest is a new land, where many different ethnic groups 
live, so the cultural and religious life is also very diverse. In the 
cultural and religious diversity, Protestantism, a branch of 
Christianity, was introduced into Vietnam. Research on the history of 
introduction and existence of Protestantism in the Southwest region in 
comparison with other regions and current issues is an interested 
topic. This paper indicates the history of the Protestant missionary 
process in the Southwest region from the beginning to the present day. 
It also shows an analysis and comparison with other regions on 
missionary achievement, reception as well as cultural and religious 
reactions and problems. 
Keywords: Protestantism; Southwest; Missionary. 

File đính kèm:

  • pdfdao_tin_lanh_tai_tay_nam_bo_lich_su_hien_trang_va_nhung_van.pdf