Đào tạo và cấp chứng nhận trình độ kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp

Ứng dụng kiểm tra NDT tại Việt Nam

Ở nước ta, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, việc áp dụng kiểm tra

không phá hủy đã có sự phát triển sâu rộng. Trong các lĩnh vực công nghiệp từ sản xuất năng

lượng (nhiệt điện, thủy điện, phong điện), dầu khí (khai thác, lọc hóa dầu ), hóa chất cho đến

đóng tàu, chế tạo ô tô, khai thác hàng không . kiểm tra không phá hủy được sử dụng như một

trong các công cụ thiết yếu và đem lại hiệu quả to lớn cho việc kiểm soát chất lượng, đảm bảo

tính nguyên vẹn, tin cậy của sản phẩm với người sử dụng và chủ đầu tư, sở hữu. Đồng thời, quá

trình đổi mới nhằm công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước lại diễn ra trong xu thế toàn cầu

hóa của nền kinh tế, đặt ra yêu cầu cho ngành công nghiệp, trong đó có lĩnh vực kiểm tra không

phá hủy, vừa phải có sự hội nhập bằng cách tiếp nhận tri thức và công nghệ tiên tiến của thế giới,

đồng thời phải có sự vận dụng sáng tạo, xây dựng được các mô hình, giải pháp tiếp cận để áp

dụng một cách phù hợp nhất với đặc trưng, điều kiện cụ thể của Việt Nam, nổi bật trên hết là

lĩnh vực đào tạo và chứng nhận trình độ kỹ thuật viên NDT.

Hiện nay có nhiều phương pháp kiểm tra NDT, nhưng Chụp ảnh phóng xạ là một trong phương

pháp kiểm tra phổ biến và chủ yếu, được yêu cầu trong tất cả các công trình trọng điểm tại Việt

Nam như công nghiệp dầu khí, hóa chất, sản suất năng lượng, vv.

Đội ngũ những người thực hiện Chụp ảnh phóng xạ tại các đơn vị chuyên nghiệp cũng chiếm số

lượng đông đảo so với các phương pháp khác.

Đào tạo và cấp chứng nhận trình độ kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp trang 1

Trang 1

Đào tạo và cấp chứng nhận trình độ kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp trang 2

Trang 2

Đào tạo và cấp chứng nhận trình độ kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp trang 3

Trang 3

Đào tạo và cấp chứng nhận trình độ kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp trang 4

Trang 4

Đào tạo và cấp chứng nhận trình độ kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp trang 5

Trang 5

Đào tạo và cấp chứng nhận trình độ kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang duykhanh 17800
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo và cấp chứng nhận trình độ kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo và cấp chứng nhận trình độ kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp

Đào tạo và cấp chứng nhận trình độ kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp
TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN 
ĐÀO TẠO VÀ CẤP CHỨNG NHẬN 
TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT VIÊN CHỤP ẢNH PHÓNG XẠ CÔNG NGHIỆP 
Vũ Tiến Hà, Đặng Thị Hồng 
Trung tâm Đánh giá không phá huỷ 
Giới thiệu 
Kiểm tra không phá hủy (NDT) là một lĩnh vực hoạt động được áp dụng sâu rộng và có ý nghĩa 
rất quan trọng trong việc đảm bảo và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong sản xuất công nghiệp 
và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.Trên thế giới, vai trò của NDT trong việc nâng cao độ 
tin cậy, mức độ an toàn của các sản phẩm, công trình công nghiệp đã được xã hội thừa nhận rộng 
rãi,thu hút sự quan tâm và đầu tư với mức độ ngày càng tăng. Nhiều thành tựu nghiên cứu khoa 
học mũi nhọn đều được ứng dụng để phát triển công nghệ kiểm tra này, cả chocác kỹ thuật thông 
thường-truyền thống (routine) đến những kỹ thuật tiên tiến-công nghệ cao (advanced). 
Tại Việt Nam, kiểm tra NDT được ứng dụng triển khai không phải là quá chậm so với mặt bằng 
chung của thế giới. Đặc biệt trong mấy chục năm của thời kỳ đổi mới vừa qua, ứng dụng NDT có 
bước phát triển nhanh về nhiều phương diện, từ loại hình công nghiệp và qui mô ứng dụng, thiết 
bị sử dụng cho đến đội ngũ nhân lực thực hiện và liên quan. Tuy nhiên, do đặc điểm hoàn cảnh 
lịch sử, nền kinh tế xã hội xuất phát từ mức độ thấp, nên tình trạng phát triển nhanh này đã làm 
nảy sinh một số vấn đề cần được xử lý, giải quyết để tạo nền tảng cho ứng dụng NDT phát triển 
một cách bền vững và liên tục. Một trong những vấn đề cần đặc biệt chú trọng là chất lượng, bao 
hàm cả yếu tố an toàn của chính hoạt động NDT. Đây là khía cạnh có những biểu hiện gây lo 
ngại, thậm chí nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả áp dụng NDT, làm xói mòn niềm 
tin của người sử dụng, chủ đầu tư và cộng đồng xã hội về một công cụ quí trong việc nâng cao 
độ tin cậy và an toàn của sản phẩm, công trình công nghiệp. Các biểu hiện có nguồn gốc không 
chỉ từ sự thiếu hụt lớn cho một nền tảng QA/QC như cơ sở pháp lý, hệ thống tiêu chuẩn, các tổ 
chức nghề nghiệpmà còn đến từ thực trạng còn nhiều bất cập về đào tạo, đánh giá trình độ và 
thậm chí cả đạo đức nghề nghiệp của kỹ thuật viên NDT. 
Trong mọi lĩnh vực hoạt động, yếu tố con người luôn giữ vai trò chủ yếu, quyết định tính hiệu 
quả thậm chí cả sự thành bại của một quá trình. Với NDT, tính chính xác, độ tin cậy của các 
thông tin mà nó cung cấp phụ thuộc rất lớn vào trình độ (qualification) của người trực tiếp thực 
hiện. Để tạo dựng và phát triển một trình độ cho cá nhân NDT, là cả một quá trình phức tạp và 
lâu dài. Tại các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia, quá 
trình này đã được tiêu chuẩn hóa rất chi tiết, từ qui định chi tiết thời lượng đào tạo (cho từng 
phương pháp, bậc trình độ, nội dung chủ đề), yêu cầu về thời gian kinh nghiệm tác nghiệp, đánh 
giá-thi, lập và quản lý hồ sơ, cho đến các hướng dẫn cụ thể về khung chương trình, công cụ, thiết 
bị, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý cho tổ chức đào tạo, thi, cấp chứng nhận. 
Ứng dụng kiểm tra NDT tại Việt Nam 
Ở nước ta, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, việc áp dụng kiểm tra 
không phá hủy đã có sự phát triển sâu rộng. Trong các lĩnh vực công nghiệp từ sản xuất năng 
lượng (nhiệt điện, thủy điện, phong điện), dầu khí (khai thác, lọc hóa dầu ), hóa chất cho đến 
đóng tàu, chế tạo ô tô, khai thác hàng không ... kiểm tra không phá hủy được sử dụng như một 
trong các công cụ thiết yếu và đem lại hiệu quả to lớn cho việc kiểm soát chất lượng, đảm bảo 
TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN 
tính nguyên vẹn, tin cậy của sản phẩm với người sử dụng và chủ đầu tư, sở hữu. Đồng thời, quá 
trình đổi mới nhằm công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước lại diễn ra trong xu thế toàn cầu 
hóa của nền kinh tế, đặt ra yêu cầu cho ngành công nghiệp, trong đó có lĩnh vực kiểm tra không 
phá hủy, vừa phải có sự hội nhập bằng cách tiếp nhận tri thức và công nghệ tiên tiến của thế giới, 
đồng thời phải có sự vận dụng sáng tạo, xây dựng được các mô hình, giải pháp tiếp cận để áp 
dụng một cách phù hợp nhất với đặc trưng, điều kiện cụ thể của Việt Nam, nổi bật trên hết là 
lĩnh vực đào tạo và chứng nhận trình độ kỹ thuật viên NDT. 
Hiện nay có nhiều phương pháp kiểm tra NDT, nhưng Chụp ảnh phóng xạ là một trong phương 
pháp kiểm tra phổ biến và chủ yếu, được yêu cầu trong tất cả các công trình trọng điểm tại Việt 
Nam như công nghiệp dầu khí, hóa chất, sản suất năng lượng, vv... 
Đội ngũ những người thực hiện Chụp ảnh phóng xạ tại các đơn vị chuyên nghiệp cũng chiếm số 
lượng đông đảo so với các phương pháp khác. 
Thực trạng đào tạo, đánh giá và chứng nhận kỹ thuật viên NDT tại Việt Nam 
Giống như với nhiều quá trình khác, chất lượng kiểm tra NDT phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố 
con người. Đây là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu, bao gồm trình độ chuyên môn và đạo 
đức nghề nghiệp của người thực hiện hay liên quan, môi trường tác nghiệp và “vận hành” quá 
trình NDT. Các tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới cùng nhất trí rằng, trình độ được cấu thành nên 
từ các điều kiện và yêu cầu: nền tảng giáo dục, kinh nghiệm tác nghiệp và quá trình đánh giá 
chứng nhận. 
Tại Việt Nam, từ đầu những năm 1990 trở lại đây, đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực 
kiểm tra NDT có sự phát triển khá mạnh, cả về qui mô và năng lực tác nghiệp. Đặc biệt, đã hình 
thành và giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực này là các tổ chức, công ty kiểm tra NDT chuyên 
nghiệp, thuộc đủ thành phần, từ nhà nước, tư nhân cho đến nước ngoài. Tương tự như tình trạng 
áp dụng tiêu chuẩn và thiết bị vật tư, việc đào tạo và đánh giá, chứng nhận cá nhân kiểm tra NDT 
cũng có sự phụ thuộc chủ yếu và bị động vào các nguồn chương trình trên thế giới, tùy theo điều 
kiện và yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư. Thực tế hiện nay các chương trình theo chuẩn SNT-TC-
1A của Hoa Kỳ chiếm một tỷ tệ lớn, một lượng khác ít hơn theo các chuẩn Anh quốc (PCN), 
thậm chí EN473 hoặc ISO 9712. Mặc dù mỗi chương trình đều có những đặc điểm nhất định, cả 
mạnh lẫn yếu, nhưng mặt bằng nhận thức chung về các yêu cầu cốt lõi của các chương trình này 
với các đối tượng sử dụng ở Việt nam thực sự chưa cao. Rất nhiều tổ chức và cá nhân sử dụng 
các chương trình này, đặc biệt là SNT-TC-1A, mức độ nhận thức chỉ dừng ở hình thức cuối cùng 
là chứng chỉ, xem đấy là mục tiêu và yêu cầu duy nhất. Tình trạng này chứa đựng những rủi ro 
và nguy cơ lớn về sự yếu kém của yếu tố con người trong chuỗi mắt xích chất lượng kiểm tra 
NDT. 
Số lượng học viên/chứng chỉ và các phương pháp được đào tạo và thi đánh giá cấp chứng chỉ tại 
một số tổ chức/đơn vị điển hình 
Số liệu chứng chỉ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ theo hệ thống nội bộ của Hoa kỳ SNT-TC-
1A của Trung tâm NDE: 
Stt Số lượng chứng chỉ 
Năm 
2010 
Năm 
2011 
Năm 
2012 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
1 Các phương pháp NDT phổ 
biến: UT, RT/RI, MT, PT, 
245 444 539 495 528 
TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN 
VT, ET 
2 Phương pháp RT 42 68 116 76 85 
 Tỉ lệ % 17% 15% 21% 15% 16% 
Theo như phân tích ở trên do đặc thù phương pháp và những khó khăn nhất định trong việc thiết 
lập cơ sở bức xạ: từ việc đào tạo, đầu tư trang thiết bị, xây dựng quy trình triển khai, quy trình 
ứng phó sự cố đến việc phải có cán bộ chuyên biệt để phụ trách công tác An toàn vì vậy số lượng 
học viên tham gia học và thi lấy chứng chỉ hầu hết đến từ các đơn vị chuyên nghiệp. 
Bên cạnh đó thông qua sự hợp tác và hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Cơ quan Năng lượng nguyên 
tử quốc tế (IAEA) trong 05 năm gần đây các khóa đào tạo Bậc III cho các cán bộ chủ chốt đã 
được tổ chức tại Việt Nam. 
Một số dự án điển hình: 
- Dự án RAS 1013: 3-22/03/2014 tại Ha Nội: 23 học viên 
- Dự án Hợp tác với Ấn độ: 26-31/12/2009 tại Hà Nội: 11 học viên 
Hình ảnh khóa đào tạo Kiểm tra Chụp ảnh phóng xạ Bậc III của IAEA tổ chức tại Hà Nội 
Khóa đào tạo Kiểm tra Chụp ảnh phóng xạ Bậc I, II cho Công ty EMETC tại Hà Nội 
TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN 
Là một trong những phương pháp khó nhất trong tất cả các phương pháp NDT phổ biến vì vậy 
trong chương trình đào tạo cho các học viên mới chưa có kinh nghiệm việc thi đánh giá cấp 
chứng chỉ tập trung chủ yếu là cấp chứng chỉ Bậc I. 
Đại diện Lãnh đạo Cục ATBXHN phát biểu trong lễ Khai giảng khóa đào tạo Kiểm tra không 
phá hủy cho Công ty Formosa do Trung tâm NDE tổ chức tại Hà Nội (Đào tạo Bậc I) 
Số liệu đào tạo cấp chứng chỉ NDT của Hội NDT Việt Nam theo ISO 9712 
Stt Số lượng chứng chỉ 
Năm 
2010 
Năm 
2011 
Năm 
2012 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
1 
Các phương pháp NDT 
phổ biến 
75 91 59 65 52 
Tất cả các phương pháp NDT đều xây dựng trên nền tảng của nhiều ngành khoa học rộng lớn, 
lĩnh vực công nghệ chuyên sâu, lại hàm chứa nhiều kinh nghiệm tri thức và kỹ năng tích lũy lâu 
dài.Điển hình cho đặc tính trên là phương pháp chụp ảnh phóng xạ/RT: vật lý điện từ và hạt 
nhân, điện và điện tử, quang học và hóa học, đo lường và sinh học,... 
Kiểm tra chụp ảnh phóng xạ, một phương pháp chính trong số nhiều phương pháp Kiểm tra 
không phá hủy, có một vai trò hết sức cốt yếu trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng công nghiệp. 
Thật hiếm có phương pháp nào như RT, ngay từ những ngày khởi đầu với những khám phá vật 
lý vĩ đại, lại gần như có ngay những ứng dụng thiết thực, hiệu quả vào cuộc sống xã hội. Gần 
110 năm trôi qua, phương pháp chụp ảnh phóng xạ đã có những bước tiến lớn về kỹ thuật và ứng 
dụng thực tiễn. Với nhu cầu và vai trò to lớn như vậy,để đảm bảo kết quả NDT và chụp ảnh 
phóng xạ RT là chính xác và tin cậy, yêu cầu hàng đầu là trình độ cá nhân – kỹ thuật viên thực 
hiện và tham gia. Ngoài ra, một đặc thù rất khác biệt so với các phương pháp khác đó là các 
yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn và an ninh bức xạ trong mọi hoạt động tác nghiệp và liên 
quan, như vận chuyển, lưu giữ và vận hành thiết bị. Vì vậy, với riêng phương pháp RT, các tổ 
chức pháp quy đều có yêu cầu bắt buộc là kỹ thuật viên, ngoài việc phải được đào tạo có chứng 
chỉ chuyên môn, còn phải qua đào tạo chuyên sâu về an toàn bức xạ mới được cấp phép thực 
hiện công việc. 
Luật Năng lượng nguyên tử - văn bản pháp luật cao nhất liên quan đến lĩnh vực năng lượng 
nguyên tử tại Việt Nam - có quy định rõ ràng về việc người đảm nhận các công việc liên quan 
TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN 
đến việc sử dụng, liên quan đến nguồn phóng xạ, hạt nhân đều phải được đào tạo và có chứng 
chỉ nhân viên bức xạ: Trong đó có nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp. Hay ví dụ trong 
mục 10 phần 34.43 trong điều lệ của Ủy ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ - NRC - Quy định đào 
tạo về Chụp ảnh phóng xạ: Cấp có thẩm quyền không được cho phép bất kỳ cá nhân nào hoạt 
động như một nhân viên chụp ảnh phóng xạ cho đến khi cá nhân đó được đào tạo các chủ đề liên 
quan đến an toàn bức xạ trong tài liệu này, hơn nữa phải có tối thiểu 02 tháng được đào tạo 
ngoài hiện trường và được chứng nhận qua chương trình đánh giá chụp ảnh phóng xạ. 
Theo như thống kê và số liệu tổng kết hàng năm, hầu như các sự cố và tai nạn nghiêm trọngchưa 
xảy ra. Điều này thể hiện các tổ chức thực hiện RT đã chấp hành tương đối tốt các yêu cầu luật 
pháp, thực hiện hiệu quả công tác đào tạo chuyên môn. Đây cũng là kết quả của sự giám sát, 
thanh tra nghiêm túc của các cơ quan quản lý nhà nước (VARANS). 
Trong một vài năm gần đây cùng với sự phát triển và gia tăng số lượng lớn các nhà máy, công 
trình dự án công nghiệp, kiểm tra không phá hủy trong đó chụp ảnh phóng xạ đưa đến sự phát 
triển nhanh số lượng nhân sự cùng các yêu cầu cao về đảm bảo an toàn không chỉ cho nhân viên 
vận hành mà cả với các cá nhân, tổ chức tham gia dự án cũng như dân cư trong vùng. Đây là một 
trong các khó khăn thách thức không chỉ cho các cơ quan triển khai dịch vụ sử dụng nhân lực mà 
còn cho cả ban quản lý dự án/chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước (Sở khoa học các tỉnh và 
Cục An toàn bức xạ). Đặc biệt trong tình hình hiện nay, với hiện tượng cạnh tranh không lành 
mạnh, một số đơn vị tìm cách giảm giá thành bằng hình thức trả công theo mức giao khoán càng 
làm cho công tác đảm bảo An toàn bức xạ và An ninh phóng xạ ngày càng trở nên phức tạp. 
Tuy nhiên do điều kiện cơ sở hạ tầng nói chung tại Việt Nam cũng như một phần do yêu cầu/áp 
lực về hiệu quả kinh tế vì vậy có một khoảng cách tương đối giữa đào tạo lý thuyết với vận hành 
áp dụng cũng như tuân thủ các điều kiện về an toàn. 
Đề xuất, kiến nghị 
1. Đối với cơ sở đào tạo: xây dựng chương trình đào tạo sát thực với điều kiện và ứng dụng 
triển khai phương pháp RT tại dự án. 
Cập nhật các quy định, khuyến nghị của các tổ chức cấp chứng chỉ và các yêu cầu kỹ thuật riêng 
phù hợp với đặc thù của dự án mà các đơn vị “đặt hàng” đào tạo. 
Tăng cường đào tạo thực hành đặc biệt vận hành thiết bị về Nguồn Gamma và Máy X-ray 
Kết hợp với cơ sở triển khai hướng dẫn Demo và tổ chức diễn tập các tình huống giả định liên 
quan tới an toàn. 
2. Đối với tổ chức triển khai dịch vụ RT: 
Chỉ cho phép các cán bộ kỹ thuật đã qua đào tạo và có chứng chỉ mới được thực hiện công tác 
RT tại hiện trường. 
Tổ chức đào tạo và hướng dẫn nội bộ cho tất cả các cán bộ nhân viên vận hành thiết bị và có 
cách thức quản lý công tác an toàn đối với các thiết bị đang và sẽ sử dụng. 
Đánh giá năng lực định kỳ cho các cán bộ kỹ thuật viên cả về kỹ thuật và việc chấp hành những 
qui định có liên quan tới An toàn bức xạ và An ninh nguồn, thiết bị phóng xạ. 
3. Đối với Cơ quan quản lý nhà nước 
TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN 
Trong một vài năm gần đây vấn đề liên quan tới an ninh nguồn phóng xạ đang được xã hội rất 
quan tâm vì vậy một đề xuất/kiến nghị đặt ra trong các chương trình đào tạo phải được xây dựng 
và đề nghị Cục ATBXHN, các chuyên gia đóng góp xây dựng cho phù hợp với điều kiện, văn 
hóa và trình độ của Việt Nam. 
Cục ATBXHN nên cung cấp nhiều thông tin chính thức, đầy đủ liên quan tới các trường hợp mất 
an toàn và có phân tích cụ thể để các đơn vị có dữ liệu và bằng chứng thông qua đó sẽ đưa và 
lồng ghép vào chương trình giảng dạy cho học viên. Trên cơ sở đó trong các chương trình đào 
tạo An toàn bức xạ sẽ đưa ra tình huống kịch bản trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệmquốc tế, trao đổi 
hai chiều và có tình huống sát thực tế. 
Đối với một số dự án trọng điểm hay siêu dự án, công tác đào tạo An toàn bức xạ nên được “phổ 
cập” và đào tạo cho các cấp quản lý khác nhau như: Cán bộ quản lý của chủ đầu tư, giám sát thi 
công và đặc biệt cần xây dựng chương trình đào tạo có kịch bản “xấu” ứng phó thực tế để giảm 
thiểu các rủi ro và thiệt hại. Chưong trình đào tạo này nên được sự đầu tư và tham gia giảng dạy 
của các chuyên viên hoặc cán bộ thuộc Cục ATBXHN./. 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_va_cap_chung_nhan_trinh_do_ky_thuat_vien_chup_anh_ph.pdf