Đào tạo nguồn nhân lực kế toán ở Đà Nẵng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

Tóm tắt

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu đối với nhân lực ngành kế toán nói chung;

do đó, sinh viên ngành kế toán cần phải trang bị những kiến thức, hành trang, kỹ năng, chứng chỉ hành

nghề. để có thể thích nghi, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời đại mới. Bài viết sử dụng tài liệu thứ

cấp để nghiên cứu về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực kế toán tại các trường Đại học, Cao đẳng trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Bài viết cũng đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kế toán trong bối cảnh cách mạng

công nghiệp 4.0 ở Đà Nẵng hiện nay.

Đào tạo nguồn nhân lực kế toán ở Đà Nẵng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay trang 1

Trang 1

Đào tạo nguồn nhân lực kế toán ở Đà Nẵng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay trang 2

Trang 2

Đào tạo nguồn nhân lực kế toán ở Đà Nẵng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay trang 3

Trang 3

Đào tạo nguồn nhân lực kế toán ở Đà Nẵng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay trang 4

Trang 4

Đào tạo nguồn nhân lực kế toán ở Đà Nẵng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay trang 5

Trang 5

Đào tạo nguồn nhân lực kế toán ở Đà Nẵng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 10500
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nguồn nhân lực kế toán ở Đà Nẵng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo nguồn nhân lực kế toán ở Đà Nẵng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

Đào tạo nguồn nhân lực kế toán ở Đà Nẵng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
ống chuẩn mực kế 
toán, chuẩn mực kiểm toán quốc tế song cũng chỉ 
là trên những nguyên tắc chung. Chương trình đào 
tạo chậm cải tiến đổi mới, thiếu tính cập nhật, lý 
thuyết chưa gắn với thực tiễn, hạn chế phần nào 
đến khả năng suy luận và phát triển kiến thức của 
sinh viên ngành Kế toán. 
Về phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả 
Khảo sát nhanh 52 sinh viên đang theo học 
chuyên ngành kế toán tại Trường Cao đẳng Nghề 
Đà Nẵng và Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng cho 
thấy, có 34 sinh viên (chiếm 65,4%) cho rằng, 
phương pháp giảng dạy tuy đã có sự cải tiến, song 
về cơ bản vẫn tuân thủ theo phương pháp truyền 
thống, không đảm bảo được việc nâng cao kiến 
thức cho người học. Phương pháp giảng dạy các 
môn kế toán hiện nay tại các trường đại học còn 
mang tính thụ động, cách truyền thụ kiến thức một 
chiều dẫn đến cách học của sinh viên hoàn toàn 
phụ thuộc vào giảng viên, sinh viên chưa có thói 
quen tự học, tự nghiên cứu, không có tư duy sáng 
tạo. Mặc dù, các cơ sở đào tạo đã quan tâm nhiều 
hơn đến chất lượng và số lượng đội ngũ giảng 
viên, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ 
các giảng viên, người truyền đạt kiến thức còn 
thiếu kỹ năng sư phạm bộc lộ sự đơn điệu trong 
phương pháp giảng dạy. Giờ giảng chuyên ngành 
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
5 
sâu cho sinh viên, học viên vẫn chủ yếu mang tính 
thuyết giảng, làm người học tiếp thu một cách thụ 
động, nội dung giảng dạy mang nặng lý thuyết, 
thiếu cập nhật thực tiễn dẫn tới xơ cứng, tính ứng 
dụng thấp. 
Về đội ngũ giảng viên giảng dạy kế toán 
Đội ngũ giảng viên đảm nhận giảng dạy các 
học phần về kế toán, kiểm toán hiện nay tuổi nghề 
còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và kỹ 
năng công việc thực tế. Ví dụ, tại Trường Cao 
đẳng Nghề Đà Nẵng, giảng viên kế toán có 13 
giảng viên, đã có 10 giảng viên trẻ. Vì thu nhập 
còn thấp, nên giảng viên chuyên ngành kế toán 
tham gia quá nhiều lớp thỉnh giảng, không có thời 
gian trau dồi kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu 
khoa học, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. 
Về phía sinh viên 
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Lê 
Đức Thọ và Phạm Thị Lệ Dung tại Trường Cao 
đẳng Nghề Đà Nẵng, sinh viên tốt nghiệp được 
trang bị rất tốt về lý thuyết nhưng lại thiếu kỹ năng 
thực hành, dẫn đến chưa có kinh nghiệm thực tế 
để xử lý vấn đề sao có lợi nhất cho phía doanh 
nghiệp [3]. Và không còn cách nào khác, doanh 
nghiệp buộc phải bỏ thời gian và chi chí ra để đào 
tạo lại mặc dù sinh viên Kế toán vừa mới tốt 
nghiệp loại khá trở lên. Số đông các bạn mới ra 
trường khi đi xin việc chưa tự trang bị đủ kiến thức 
và kỹ năng cần thiết để ứng phó với áp lực và 
những đòi hỏi nâng cao trong một môi trường kinh 
tế ngày càng năng động và cần sự đột phá. Rất 
nhiều tin tuyển dụng Đà Nẵng để mức lương 
thương lượng và mong đợi một sự thỏa thuận hợp 
lý giữa ứng viên và doanh nghiệp. Nhưng kết quả 
thực tế lại cho thấy các ứng viên ngành Kế 
toán chưa thực sự đủ tầm cũng như khả năng nhận 
định bản thân trước yêu cầu công việc và thực 
trạng thị trường việc làm Đà Nẵng ở thời điểm 
hiện tại. Điều này chứng tỏ, thực trạng chất lượng 
đào tạo kế toán, mà cụ thể là nội dung chương 
trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và chất 
lượng đội ngũ giảng viên chuyên ngành kế toán 
chưa đáp ứng được yêu cầu. 
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả 
đào tạo nhân lực kế toán trong các trường Đại 
học, Cao đẳng ở Đà Nẵng hiện nay 
Đổi mới chương trình đào tạo ngành kế toán 
theo yêu cầu của thực tiễn và theo định hướng 
quốc tế 
Chủ động đổi mới quá trình đào tạo, điều kiện 
tiên quyết là xây dựng chương trình đào tạo với 
tiêu chuẩn đầu ra đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ 
năng, thái độ hướng tới mục tiêu tuân thủ các 
Chuẩn mực đào tạo quốc tế. Các trường cần chủ 
động và nhanh chóng đưa chuẩn mực kế toán quốc 
tế vào chương trình đào tạo, đặc biệt là chuẩn mực 
báo cáo tài chình quốc tế để người học tăng dần 
các cấp độ nhận thức (nhớ, hiểu, vận dụng, phân 
tích, tổng hợp và đánh giá); Cần hướng người học 
đến những tình huống xử lý nghiệp vụ liên quan 
đến việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, nhằm mục 
tiêu đào tạo thái độ cho người học; Tăng cường áp 
dụng giảng dạy kỹ năng khác như ngoại ngữ, tin 
học, giao tiếp. Xây dựng chương trình đào tạo gắn 
với nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng và 
thỏa mãn nhu cầu của nhà sử dụng lao động. 
Chương trình đào tạo nên thiên về thực hành, để 
phải trang bị cho người học các kỹ năng làm việc 
hiệu quả. Chương trình đào tạo phải đổi mới theo 
hướng tiếp cận và kế thừa những mặt tích cực của 
chương trình đào tạo của các trường đại học tiên 
tiến trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực kế 
toán, kiểm toán nhằm giúp sinh viên có thể hội 
nhập và thực hành một cách có hiệu quả trong môi 
trường làm việc quốc tế. Ngoài ra, các trướng cần 
tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ 
chuyên ngành để sinh viên có thể chuyển đổi sang 
bằng cấp quốc tế dễ dàng hơn. Đối với sinh viên 
chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần quy định 
chuẩn đầu ra về ngoại ngữ nâng cao hơn nữa so 
với hiện nay. 
Phát triển đội ngũ giảng viên kế toán cả về số 
lượng và chất lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ 
giảng viên gắn với công tác nghiên cứu khoa học 
Đội ngũ giảng viên không chỉ là những người 
có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải là những 
người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, không 
ngừng cập nhật để kiến thức luôn được đổi mới, 
có tính hiện đại đồng thời phải có những am hiểu 
tình hình thực tiễn của hoạt động chuyên môn để 
bên cạnh tính hàn lâm còn phải có tính thực tiễn 
sâu sắc trong nội dung giảng dạy. Nâng cao ý thức 
trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và 
tay nghề cho đội ngũ giảng viên, kể cả giảng viên 
cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. Gắn chặt nhiệm 
vụ của giảng viên ngoài giảng dạy phải thường 
xuyên nghiên cứu khoa học, đổi mới việc lựa chọn 
và đánh giá nghiệm thu các đề tài, đề án nghiên 
cứu khoa học của sinh viên, đánh giá chất lượng 
chuyên đề, khóa luận của sinh viên năm cuối bởi 
nhiều sinh viên khi đi thực tập chỉ làm chiếu lệ 
cho qua hay đi “sao chép” lập báo cáo mà không 
được thực tập đúng nghĩa. Cải tiến đổi mới 
phương pháp dạy, đổi mới chương trình đào tạo 
gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng 
và thỏa mãn nhu cầu của nhà sử dụng lao động. 
Xây dựng chương trình sinh hoạt khoa học hàng 
tháng theo các chủ đề khác nhau để thường xuyên 
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
6 
cập nhập các chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, 
thông tư của Bộ Tài chính giúp các giảng viên 
nâng cao năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, việc 
thành thạo ngoại ngữ để phục vụ cho việc nghiên 
cứu và trao đổi học thuật cũng là một trong những 
yêu cầu cơ bản mà đội ngũ giảng viên cần phải có 
để đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo theo chương trình 
tiên tiến quốc tế. 
Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá 
kết quả 
Mặc dù, phương pháp giảng dạy tích cực 
được các trường áp dụng và triển khai trong nhiều 
năm qua nhưng vẫn còn mang tính hình thức, do 
vậy, công tác giảng dạy và đánh giá kết quả đối 
với các môn học kế toán thời gian tới cần có sự 
đổi mới về phương pháp giảng dạy và đánh giá kết 
quả. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng 
tích cực, lấy người học làm trung tâm. Áp dụng 
mô hình dạy học theo dự án, theo mô hình này, 
khoa chuyên môn thiết kế các dự án cho từng môn 
học theo từng chủ đề. Tăng cường áp dụng 
phương pháp làm việc theo nhóm để thực hiện các 
bài tập tình huống do giảng viên đưa ra có tác 
dụng rất quan trọng để nâng cao chất lượng đào 
tạo theo hướng quốc tế hoá. Chú trọng tăng cường 
thời lượng thảo luận tại lớp thông qua những chủ 
đề do giảng viên yêu cầu theo hướng mở rộng nội 
dung môn học qua hình thức tiếp cận các công bố 
trong nước và quốc tế để người học cập nhật kiến 
thức, nâng cao tính hiện đại và tính hàn lâm trong 
nội dung môn học. 
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị 
máy móc phục vụ dạy học 
Các trường Đại học, Cao đẳng cần phải đầu 
tư đầu tư nâng cấp các phòng học, mua sắm những 
máy móc thiết bị phù hợp với chương trình đào 
tạo, phù hợp với máy móc thiết bị của các doanh 
nghiệp đang hoạt động. Nên xây dựng thư viện 
điện tử để sinh viên có thể tìm kiếm, tra cứu tài 
liệu dễ dàng... Các trường Đại học, Cao đẳng nên 
xây dựng và vận hành phòng kế toán ảo vào trong 
công tác giảng dạy các học phần kế toán sao cho 
hiệu quả. Tổ chức cho sinh viên các khóa viết đề 
án, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận được thực tập 
ngay trên phòng kế toán ảo, qua đó giúp sinh viên 
rèn luyện về nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng bản 
lĩnh nghề nghiệp, nắm chắc những quy định của 
pháp luật về tài chính kế toán, thuế, công cụ phần 
mềm kế toán. 
Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – 
doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực kế toán 
Nâng cao tính thực hành cho sinh viên thông 
qua việc liên kết với doanh nghiệp. Gắn giảng dạy 
với thực tiễn sẽ giúp sinh viên ngành Kế toán tự 
tin hơn khi tiếp cận với thực tế. Chủ động liên kết, 
phối hợp chặt chẽ với các nhà tuyển dụng, các 
doanh nghiệp sử dụng lao động để họ cùng tham 
gia tuyển sinh; tham gia xây dựng chương trình 
đào tạo, tham gia đánh giá kết quả học tập của sinh 
viên và điều quan trọng là các doanh nghiệp, các 
nhà tuyển dụng sẵn sàng tiếp nhận những sinh 
viên sau khi tốt nghiệp. Trong quá trình đào tạo, 
các trường Đại học, Cao đẳng cần phải kết nối với 
doanh nghiệp, các Hội nghề nghiệp kế toán có uy 
tín nhằm tăng cường các kỹ năng thực hành nghề 
nghiệp để sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng tốt 
nhu cầu của thị trường. Cùng với đó, cơ quan quản 
lý nhà nước sớm ban hành thêm cơ chế khuyến 
khích, thu hút đội ngũ chuyên gia, giảng viên giỏi 
trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đào 
tạo và ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài 
trong việc thành lập và quản lý các cơ sở đào tạo 
chuyên sâu về lĩnh vực kế toán. Các trường cần 
tăng cường mời các chuyên gia kiểm toán từ cơ 
quan kiểm toán nhà nước, các doanh nghiệp kiểm 
toán đến nói chuyện chuyên đề với sinh viên; Giao 
lưu giữa Hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp kiểm 
toán với sinh viên được tổ chức đều đặn hàng năm. 
Sự tiếp xúc với các chuyên gia kiểm toán giúp cho 
sinh viên có được định hướng tốt hơn về nghề 
nghiệp tương lai, có sự chuẩn bị sớm hơn và tốt 
hơn cho nghề nghiệp, tiếp cận tốt hơn với công 
việc kế toán, kiểm toán trong tương lai. Đây cũng 
là cách thức mà nhiều trường đại học trên thế giới 
thực hiện. 
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo 
nhân lực kế toán 
Mạnh dạn phối hợp và tăng cường hợp tác 
với ACCA, CPA Australia, CIMA... để đổi mới 
giáo trình đào tạo. Đổi mới nội dung chương trình 
đào tạo để người học thông qua chương trình này 
sẽ có được những kiến thức vừa có tính hiện đại, 
tính thực tiễn, vừa có tính hàn lâm, tính ứng dụng, 
vừa có năng lực nghiên cứu, kỹ năng nghề nghiệp 
chuyên sâu phù hợp với các kỹ năng được xác 
định trong chuẩn đầu ra. Các trường Đại học, Cao 
đẳng cần phải gắn kết chặt chẽ với các tổ chức 
nghề nghiệp trong nước và quốc tế để từng bước 
đưa vào chương trình đào tạo những nội dung có 
tính ứng dụng chuyên nghiệp đã được các tổ chức 
này nghiên cứu, tổng hợp và áp dụng trong quá 
trình đào tạo các loại chứng chỉ hành nghề được 
công nhận rộng rãi ở Việt Nam và quốc tế. Việc 
gắn kết này sẽ tạo nên sự hài hoà giữa đào tạo hàn 
lâm và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, 
giữa thực tế về kế toán, kiểm toán của một quốc 
gia với tính chất quốc tế hoá theo xu hướng hội tụ 
kế toán toàn cầu, từ đó nâng cao tính hiện đại, tính 
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
7 
chuyên nghiệp cho chất lượng đầu ra ở bậc đại 
học. Thực hiện kiểm định chất lượng bởi các tổ 
chức độc lập. Các nhà kiểm định đối với ngành kế 
toán, kiểm toán sẽ dựa trên các tiêu chuẩn này để 
đánh giá và công bố kết quả, qua đó, xã hội có đủ 
thông tin để quyết định về việc sử dụng lao động 
cũng như chọn lựa trường để học. 
Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh 
viên kế toán 
Nâng cao nhận thức của sinh viên ngành Kế 
toán, giảng viên về những ảnh hưởng của cuộc cách 
mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên cần tích cực tìm 
hiểu những thông tin về ngành học, về nhu cầu thị 
trường lao động của xã hội để có một nền tảng kiến 
thức vững chắc làm cơ sở cho sự lựa chọn ngành 
học phù hợp, tránh được những sai lầm trong quá 
trình chọn ngành. Chủ động động tìm hiểu ngành 
mình học thông qua các hình thức như: Qua các 
phương tiện truyền thông, tham dự các giờ học 
hướng nghiệp, website của các trường có đào tạo 
ngành học kế toán, để từ đó hiểu rõ hơn về ngành 
mình theo học. Đồng thời, chủ động nâng cao đào 
tạo trong học phần hệ thống thông tin kế toán và kỹ 
thuật lập trình, khai thác cơ sở dữ liệu cho chuyên 
ngành Kế toán; Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức 
nghề nghiệp trong nước và quốc tế để tăng cường 
hiệu quả và hiệu lực trong đào tạo kế toán. 
4. Kết luận 
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu 
rộng vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia 
nhiều hiệp định thương mại tự do thì việc chủ 
động chuẩn bị những nền tảng cần thiết để tiếp cận 
thành tựu công nghệ mới từ cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0 sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam nói chung 
và lĩnh vực kế toán nói riêng tham gia hiệu quả 
vào chuỗi giá trị toàn cầu, vào thị trường dịch vụ 
tài chính; đóng góp tích cực cho tăng trưởng của 
đất nước. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
kế toán đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp 
trong và ngoài nước trong bối cảnh hội nhập khu 
vực ngày càng sâu rộng, một trong những giải 
pháp được các chuyên gia nhấn mạnh đó là cơ sở 
đào tạo phải đổi mới nội dung, chương trình đào 
tạo, phương pháp giảng dạy. Theo đó, chương 
trình đào tạo phải đảm bảo tính linh hoạt, thuận 
tiện, phù hợp với nội dung chương trình đào tạo 
các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để 
việc công nhận bằng cấp, chuyển đổi môn học hay 
tiếp tục học ở bậc cao hơn được thuận lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Trương Thị Đức Giang, Nguyễn Hải Hà. (2019). Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh 
vực tài chính - kế toán,  Cập nhật ngày 17/08/2019. 
[2]. Minh Khoa. (2018). Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?,  Cập 
nhật ngày 04/09/2018. 
[3]. Lê Đức Thọ, Phạm Thị Lệ Dung. (2019). Nghiên cứu sự hài lòng của doanh nghiệp đối năng lực sinh 
viên trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia, Nxb. Đại học Huế, 177-189. 
[4]. Lương Thị Yến. (2019). Nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội 
nhập quốc tế. 
Thông tin tác giả: 
1. Lê Đức Thọ 
- Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng 
- Địa chỉ email: ductho@danavtc.edu.vn 
Ngày nhận bài: 04/9/2020 
Ngày nhận bản sửa: 28/9/2020 
Ngày duyệt đăng: 30/09/2020 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nguon_nhan_luc_ke_toan_o_da_nang_trong_thoi_dai_cach.pdf