Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp phòng tránh chấn thương xảy ra khi học môn thể dục Aerobic cho học sinh Lớp 10 trường THPT Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ
Phòng tránh chấn thương xảy ra khi tập luyện Thể dục thể thao (TDTT) nói chung và
môn học Thể dục Aerobic nói riêng là việc hết sức quan trọng và cấp bách. Để hạn chế chấn thương
xảy ra, cần phải hướng dẫn các bài tập bổ trợ cũng như biết cách khởi động thật kỹ trước khi bước
vào học, hơn nữa tạo cho các em sự hứng thú, say mê tập luyện. Đặc biệt là các biện pháp phòng
tránh những chấn thương trong học môn Thể dục Aerobic
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp phòng tránh chấn thương xảy ra khi học môn thể dục Aerobic cho học sinh Lớp 10 trường THPT Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp phòng tránh chấn thương xảy ra khi học môn thể dục Aerobic cho học sinh Lớp 10 trường THPT Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ
ining in general and Aerobic exercise in particular is very important and urgent. In order to limit injuries, it is necessary to instruct the supplemental exercises as well as know how to start up carefully before entering the school, further giving them the excitement and passion for practice. Especially measures to prevent injuries in Aerobic Gymnastics. Keywords: Measures, injury, subjects, practice THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 32 2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nhiệm vụ 1: Điều tra thực trạng và lựa chọn một số biện pháp phòng ngừa chấn thương xảy ra khi học môn Thể dục Aerobic cho học sinh lớp 10 trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng ngừa chấn thương xảy ra khi học môn Thể dục Aerobic cho học sinh lớp 10 trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. II. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy sau: phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn tọa đàm; phương pháp kiểm tra y học; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp toán học thống kê. III. Kết quả nghiên cứu 3.1 Điều tra thực trạng và lựa chọn một số biện pháp phòng ngừa chấn thương xảy ra khi học môn Thể dục Aerobic cho học sinh lớp 10 trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 3.1.1. Thực trạng về chương trình môn học, cơ sở vật chất giảng dạy các môn thể thao Phú Thọ là một trong những tỉnh rất phát triển các môn: bóng chuyền, bóng rổ và thể dục. Trong đó, môn Thể dục Aerobic đang được đông đảo quần chúng tham gia, đặc biệt là nội dung thi đấu bắt buộc trong các giải phong trào, Hội khỏe phù đổng do tỉnh, thành phố và toàn quốc tổ chức. Qua tìm hiểu nội dung chương trình môn học thể dục của Trường THPT Đoan Hùng đang sử dụng sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT để giảng dạy và huấn luyện môn Aerobic. Phân phối chương trình mỗi lớp học 2 tiết/tuần, mỗi tiết 45 phút/tiết. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tập luyện và thi đấu môn Aerobic còn thiếu, chưa đồng bộ. Trình độ nhận thức của giáo viên chưa đồng đều, phần nào chưa đáp ứng được chương trình đào tạo. 3.1.2. Thực trạng chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu môn Aerobic cho học sinh lớp 10 trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Qua quan sát thực tiễn và qua tiến hành phỏng vấn các ý kiến của các thầy cô giáo đang trực tiếp tham giảng dạy, huấn luyện và theo dõi của phòng y tế học đường của các trường THPT tỉnh Phú Thọ. Kết quả thực trạng chấn thương xảy ra được trình bày cụ thể tại bảng 3.1. Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn thực trạng về các bộ phận cơ thể thường hay bị chấn thương trong tập luyện môn Thể dục Aerobic cho học sinh lớp 10 Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (n = 20) TT Các bộ phận cơ thể bị chấn thương Số người đồng ý Tỷ lệ chấn thương (%) 1 Khớp vai 12 60 2 Khớp khuỷu 3 15 3 Khớp cổ tay 9 45 4 Các khớp ngón tay 2 10 5 Khớp cổ chân 15 75 6 Khớp gối 6 30 7 Các chấn thương khác 5 25 THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 33 Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy: Thực trạng các bộ phận cơ thể thường hay chấn thương trong tập luyện môn thể dục Aerobic là khớp vai, khớp cổ tay, khớp cổ chân. Từ thực trạng nêu trên, đề tài tiến hành xác định nguyên nhân gây ra chấn thương để lựa chọn các biện pháp phòng ngừa. 3.1.3 Xác định những nguyên nhân chính gây ra chấn thương trong luyện tập và thi đấu môn Thể dục Aerobic cho học sinh lớp 10 trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nguyên nhân chủ quan 1- Do tư tưởng coi trọng hoặc thiếu tri thức đề phòng chấn thương. 2- Do những thiếu sót trong khởi động. 3- Do trạng thái cơ thể không tốt. 4- Do cấu trúc giải phẫu của cơ thể không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật động tác. Nguyên nhân khách quan 1- Do sai lầm trong phương pháp giảng dạy và huấn luyện. 2- Do thiếu sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu. 3- Do yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của vật liệu sinh học. 4- Do điều kiện sân bãi, dụng cụ, trang phục không đúng quy định, khí hậu thời tiết xấu. 5- Do hành vi không đúng của người tập. Như vậy: Từ 4 nguyên nhân chủ quan và 5 nguyên nhân khách quan như trên đề tài đã xác định được nguyên nhân gây ra chấn thương mà học sinh thường mắc phải. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.2. Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn nguyên nhân chính gây ra chấn thương trong tập luyện và thi đấu Aerobic (n = 50). TT Các nguyên nhân xảy ra chấn thương Số người đồng ý Tỷ lệ 1 Do sân bãi dụng cụ chưa đảm bảo 37 74 2 Do khởi động không kỹ hoặc không khởi động 48 96 3 Do phương pháp khởi động chưa phù hợp 33 66 4 Do trang phục chưa đảm bảo 22 44 5 Do thể lực kém, mệt mỏi, quá tải trong tập luyện và thi đấu 43 86 6 Do hành vi không đúng của người tập 40 80 7 Do không tập trung chú ý vào nắm vững kỹ thuật động tác 32 64 8 Yếu tố ảnh hưởng tiến bộ bền chắc vật liệu sinh học 24 48 9 Do cấu trúc giải phẫu không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật động tác 19 38 Kết quả trên bảng 3.2 cho thấy: Đa số các ý kiến cho rằng nguyên nhân (1; 2; 5; 6) là nguyên nhân thường gây ra chấn thương cụ thể là: + Do sân bãi dụng cụ chưa đảm bảo. + Do khởi động không kỹ, nhất là ép dẻo các khớp, cơ và dây chằng. + Do thể lực kém, mệt mỏi quá tải trong tập luyện và thi đấu. + Do hành vi không đúng của người tập. 3.2. Nghiên cứu một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong tập luyện và thi đấu Aerobic cho học sinh lớp 10 Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 3.2.1. Đề xuất biện pháp phòng tránh chấn thương. Qua việc phân tích và nghiên cứu tổng hợp được trình bày như trên, chúng tôi đã đề xuất được 11 biện pháp cụ thể THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 34 dưới đây nhằm phòng ngừa chấn thương trong tập luyện và thi đấu môn thể dục Aerobic cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ như sau: 1. Chuẩn bị tốt dụng cụ sân bãi. 2. Tập luyện trong môi trường có điều kiện đảm bảo. 3. Khởi động kỹ, chú ý ép dẻo các cơ và khớp. 4. Trang phục tập luyện đảm bảo. 5. Tập trung chú ý và nắm vững các kỹ thuật động tác. 6. Tập thể lực chuyên môn. 7. Không tập quá cường độ. 8. Tăng cường giáo dục ý thức trong tổ chức tập luyện cho học sinh. 9. Tăng cường tập luyện toàn diện các tố chất thể thao. 10. Có phương pháp huấn luyện phù hợp. 11. Xoa bóp hồi phục sau khi tập luyện và thi đấu. 3.2.2. Lựa chọn một số biện pháp phòng ngừa chấn thương trong tập luyện môn thể dục Aerobic cho học sinh lớp 10 Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở lý luận và thực trạng các nguyên nhân gây ra chấn thương, đã tiến hành phỏng vấn 50 đối tượng là giáo viên, huấn luyện viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy huấn luyện, học tập tại trường THPT. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn các biện pháp phòng ngừa chấn thương trong tập luyện và thi đấu môn thể dục Aerobic (n = 50) STT Các biện pháp phòng ngừa chấn thương Số người đồng ý Tỷ lệ % 1 Chuẩn bị tốt sân bãi dụng cụ. 41 82 2 Tập luyện trong môi trường có điều kiện đảm bảo. 32 64 3 Khởi động chú ý ép dẻo các cơ và khớp. 50 100 4 Trang phục tập luyện đảm bảo 20 40 5 Tập trung chú ý và nắm vững kỹ thuật động tác. 36 72 6 Tập thể lực chuyên môn. 38 76 7 Không tập quá cường độ. 21 42 8 Tăng cường giáo dục ý thức tổ chức tập luyện cho học sinh. 47 94 9 Tăng cường tập luyện toàn diện các tố chất thể thao. 44 88 10 Phương pháp huấn luyện phù hợp. 31 62 11 Xoa bóp hồi phục sau khi tập luyện và thi đấu. 47 94 Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3.3 cho ta thấy: Đa số ý kiến cho rằng các biện pháp chính để phòng tránh chấn thương và đã được xem xét từ 2/3 số người đồng ý trở lên, đã lựa chọn được 5 biện pháp phòng ngừa chấn thương trong tập luyện môn thể dục Aerobic cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ là: + Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt sân bãi dụng cụ. + Biện pháp 2: Khởi động kỹ chú ý ép dẻo các cơ và khớp. + Biện pháp 3: Tăng cường giáo dục ý thức tổ chức trong tập luyện cho học sinh. + Biện pháp 4: Tăng cường tập luyện toàn diện các tố chất thể thao. + Biện pháp 5: Xoa bóp hồi phục sau khi tập luyện và thi đấu. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 35 3.3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp phòng ngừa chấn thương trong tập luyện và thi đấu môn Aerobic cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ. Đề tài đã tiến hành kiểm tra ban đầu để so sánh giữa 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Sau đó, trong quá trình tập luyện đề tài tiến hành kiểm tra và tiến hành vào thời điểm sau 7 tuần tập luyện. Kết quả kiểm tra ban đầu được trình bày ở bảng 3.4 và bảng 3.5. Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra số lượng và mức độ chấn thương trong tập luyện môn Aerobic cho học sinh lớp 10 Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trước thực nghiệm (n = 48) Nhóm Các bộ phận cơ thể bị chấn thương Số lượng Mức độ chấn thương CT nhẹ CT trung bình CT nặng Đối chứng Khớp vai 6 2 3 1 Khớp cổ chân 8 5 3 0 Khớp cổ tay 5 3 2 0 Tổng số 19 10 8 1 Thực nghiệm Khớp vai 9 4 2 3 Khớp cổ chân 10 5 3 2 Khớp cổ tay 4 3 1 0 Tổng số 23 12 6 5 Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra ban đầu của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm (n = 48) Mức độ chấn thương Nhẹ Trung bình Nặng X2 tính P Nhóm đối chứng 10 8 1 4,85 0,05 52,6% 42.1% 5.3% Nhóm thực nghiệm 12 6 5 52.2 26.1% 21.7% 3.3.1 Tổ chức thực nghiệm. Tiến hành phân nhóm tập luyện một cách ngẫu nhiên: Nhóm đối chứng gồm 24 em tập bình thường theo kế hoạch của nhà trường. Nhóm thực nghiệm bao gồm 24 em tập luyện theo bài tập bình thường có sử dụng các biện pháp phòng ngừa chấn thương mà đề tài đã lựa chọn tại mục 3.2.2 ở phần chương 3 của đề tài. Các em ở hai nhóm đều có trình độ tương đương nhau trong thời gian 7 tuần. Mỗi tuần tập 2 buổi, thời gian một buổi tập là 60 phút, khối lượng và nội dung bài tập như nhau. Riêng nhóm thực nghiệm, chúng tôi sắp xếp các biện pháp phòng ngừa chấn thương mà đề tài đã lựa chọn vào thời gian phần đầu và cuối của các buổi tập, đặc biệt là chú ý đến nội dung xoa bóp thả lỏng hồi tĩnh trước khi xuống lớp cho các em. 3.3.2. Kết quả thực nghiệm. Trong thời gian thực nghiệm đề tài đã sử dụng phương pháp thi đấu nhóm với nhau để tạo ra hứng thú và hiệu quả của các buổi tập luyện môn thể dục Aerobic. Kết quả thời gian tập luyện, chúng tôi tiến hành kiểm tra và thống kê các chấn thương trong tập luyện và thi đấu môn thể dục Aerobic. Trên cơ sở đó, chúng tôi xem xét đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp phòng ngừa chấn thương trong tập luyện và thi đấu môn thể dục Aerobic. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.6. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 36 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm về số lượng và mức độ chấn thương trong tập luyện và thi đấu môn thể dục Aerobic cho học sinh lớp 10 trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (n = 48) Nhóm Các bộ phận cơ thể bị chấn thương Số lượng Mức độ chấn thương CT nhẹ CT trung bình CT nặng Đối chứng Khớp vai. 4 3 1 0 Khớp cổ chân. 5 2 2 1 Khớp cổ tay. 5 2 3 0 Tổng số 14 7 6 1 Thực nghiệm Khớp vai. 3 2 1 0 Khớp cổ chân. 2 1 1 0 Khớp cổ tay. 2 1 1 0 Tổng số 7 4 3 0 Kết quả trên bảng 3.6 cho thấy: Sau một thời gian áp dụng một số biện pháp phòng ngừa chấn thương xảy ra, ở 2 nhóm đều có tỷ lệ, mức độ chấn thương mắc phải giảm đi rõ rệt cụ thể: Trước thực nghiệm tổng số là 42 ca chấn thương, sau thực nghiệm giảm xuống còn 21 ca chấn thương đặc biệt, ở nhóm thực nghiệm có sự khác biệt rất rõ rệt. Để khẳng định thêm một lần nữa, chúng tôi đánh giá kết quả của việc thực hiện các biện pháp lựa chọn trong 7 tuần. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7. Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm (n = 48) Mức độ chấn thương Nhẹ Trung bình Nặng X2 tính P Nhóm đối chứng 7 6 1 9.5 0,05 50% 42.9% 7.1% Nhóm thực nghiệm 4 3 0 57.1% 42.9% 0% Kết quả trên bảng 3.7 cho thấy: Qua 7 tuần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa chấn thương xảy ra ở 2 nhóm đều có sự khác biệt về số lần xảy ra chấn thương của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng cụ thể: Số ca chấn thương của nhóm thực nghiệm xảy ra ít hơn nhóm đối chứng (với chấn thương nhẹ 4 ca chiếm 57.1%, chấn thương trung bình 3 ca chiếm 42.9% và đặc biệt không có ca chấn thương nặng xảy ra). Với X2 tính = 9,5 > X2 bảng = 7,7815, vậy sự khác biệt giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm là có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Như vậy sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt toán học, đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng thống kê cần thiết. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho phép đưa ra một số kết luận sau: 4.1.1. Đề tài đã xác định được 4 nguyên nhân thường gây ra chấn thương để từ đó lựa chọn được 5 biện pháp phòng tránh chấn thương trong tập luyện môn thể dục Aerobic cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ cụ thể là: + Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt sân bãi dụng cụ. + Biện pháp 2: Khởi động kỹ chú ý ép dẻo các cơ và khớp. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 37 + Biện pháp 3: Tăng cường giáo dục ý thức tổ chức trong tập luyện cho học sinh. + Biện pháp 4: Tăng cường tập luyện toàn diện các tố chất thể thao. + Biện pháp 5: Xoa bóp hồi phục sau khi tập luyện và thi đấu. 4.1.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực phòng tránh chấn thương trong tập luyện cho đối tượng nghiên cứu, được thể hiện rõ sự khác biệt giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm là có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05. 4.2. Kiến nghị 4.2.1.Đề nghị sở GD&ĐT tỉnh Phú thọ có thể sử dụng các biện pháp phòng tránh chấn thương trong tập luyện môn thể dục Aerobic cho học sinh các trường THPT của tỉnh trong tập luyện và thi đấu. 4.2.2. Có thể sử dụng các biện pháp phòng tránh chấn thương trong tập luyện môn thể dục Aerobic cho học sinh lớp 10 THPT trong tỉnh Phú Thọ làm tài liệu tham khảo để giảng dạy, huấn luyện và thi đấu. (*), (**) Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (***)Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), “Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao” - NXB TDTT, thành phố Hồ Chí Minh. 2.Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), “Sinh lý học thể dục thể thao” - Sách giáo khoa dùng cho sinh viên các trường Đại học TDTT - NXB TDTT, Hà Nội. 3.Nguyễn Quang Hưng (1978), “Các tố chất thể lực của VĐV” - NXB TDTT, Hà Nội. 4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 5.Phạm Danh Tốn (1991), “Lý luận và phương pháp TDTT” - NXB TDTT, Hà Nội. 6.Nguyễn Tấn Gi Trọng (1975), “Hằng số sinh học người Việt Nam” - NXB Y học, Hà Nội. 7. Nguyễn Đức Văn (2001), “Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao”- Nxb TDTT, Hà Nội.
File đính kèm:
- danh_gia_thuc_trang_va_de_xuat_mot_so_bien_phap_phong_tranh.pdf