Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp chuyển phát nhanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động tới sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ logistics của doanh nghiệp chuyển phát nhanh, nghiên cứu trường hợp điển hình tại thành phố Hà Nội. Từ mô hình SERVQUAL của Parasuraman, nghiên cứu mô hình 5 yếu tố đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ logistics bao gồm: (1) Sự tin cậy; (2) Sự đáp ứng; (3) Sự đảm bảo; (4) Sự đồng cảm; (5) Phương tiện hữu hình. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng (hồi quy tuyến tính) để phân tích bộ dữ liệu được thu thập từ 225 khách hàng sử dụng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp chuyển phát nhanh trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy 5 yếu tố có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ logistics. Những kết quả thu được trên cùng với những hàm ý quản trị được đề xuất có thể giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược cho sự phát triển lâu dài và bền vững của các doanh nghiệp chuyển phát nhanh trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp chuyển phát nhanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
ý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đề xuất mô hình nghiên cứu. - Nghiên cứu định lượng (chính thức) thông qua các phiếu khảo sát chính thức, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp chuyển phát nhanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, nhóm tác giả tiến hành kiểm tra và phân tích trên phần mềm SPSS 26 để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Sự tin cậy Sự đảm bảo Phương tiện hữu hình Sự đáp ứng Sự đồng cảm Sự hài lòng của khách hàng Giới tính, tuổi, Trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp 18 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Danh Nam và Lê Thu Hằng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát cho thấy: - Về giới tính: Số lượng khách hàng khảo sát là nữ chiếm 57,8% cao hơn tỷ lệ khách hàng khảo sát là nam chiếm 42,2%. - Về độ tuổi: Nhóm khách hàng có độ tuổi từ 25 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 57%. Tiếp theo là nhóm khách hàng có độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 15,1% và từ 46 - 60 tuổi chiếm 14,2%. Nhóm khách hàng có độ tuổi trên 60 tuổi tỷ lệ thấp hơn chỉ chiếm 10,2%. - Về trình độ học vấn: Phần lớn khách hàng khảo sát có trình độ học vấn tốt nghiệp đại học chiếm 53,8%. Tiếp theo là nhóm khách hàng có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 37,3%, nhóm khách hàng có trình độ phổ thông trung học có 15 khách chiếm 6,7%. Nhóm khách hàng có trình độ học vấn sau đại học có tỷ lệ rất thấp chỉ chiếm 2,2%. - Về nghề nghiệp: Đối tượng khách hàng khảo sát làm việc tại nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ chủ yếu 43,6%; đối tượng khách hàng là công chức viên chức cũng chiếm tỷ lệ khá lớn là 17,8%; nhóm khách hàng là công nhân chiếm 16,4%; khách hàng học sinh, sinh viên chiếm 11,1%. Nhóm đối tượng khác như: nội trợ, lao động tự do... chiếm tỷ lệ 6,7%. Nhóm khách hàng nghỉ hưu chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 4,4%. - Về mức thu nhập: Khách hàng được khảo sát có mức thu nhập khá cao, chủ yếu từ 5-10 triệu đồng với 93 khách tương ứng 41,3%. Nhóm khách có thu nhập từ 11-15 triệu chiếm 40,4%. Nhóm khách có thu nhập trên 15 triệu với 15 người tương ứng 11,2%. Nhóm khách có thu nhập dưới 5 triệu chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7,1%. 3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Bảng 2 thể hiện kết quả kiểm định thang đo. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo của mô hình nghiên cứu cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo thấp nhất là 0,893 và cao nhất là 0,948 (Bảng 2). So với chuẩn 0,6 thì tất cả các biến quan sát của các thang đo đều đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng đều có kết quả lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if item Deleted) của tất cả 27 biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng nên không có biến nào bị loại. Do đó, tất cả các thang đo đều đạt được cả 2 giá trị tin cậy và giá trị phân biệt cho nên thang đo được đánh giá là tốt, đạt yêu cầu để đưa vào phân tích EFA. Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố và độ tin cậy Biến quan sát Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tải nhân tố Phương sai trích Sự tin cậy 6 0,917 0,829; 0,825; 0,810; 0,792; 0,764; 0,754 80,634% Sự đảm bảo 6 0,941 0,821; 0,813; 0,809; 0,807; 0,802; 0,785 Phương tiện hữu hình 4 0,939 0,834; 0,812; 0,805; 0,769 Sự đáp ứng 4 0,948 0,843; 0,829; 0,823; 0.809 Sự đồng cảm 4 0,940 0,821; 0,811; 0,809; 0,794 Sự hài lòng 3 0,893 0,912; 0,911; 0,901 82,438% (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả) 19 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 11-22 3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy trích được 5 nhân tố thuộc các biến độc lập. Hệ số KMO đạt 0,539 (0,5 < KMO < 1) và kiểm định Bartlett Test có mức ý nghĩa 0,000 (< 0,05). Hệ số tải nhân tố của các biến > 0,5 cho thấy phân tích nhân tố khám phá là phù hợp. Thang đo sự hài lòng của khách hàng có hệ số KMO = 0,75 (lớn hơn 0,5), và kiểm định Bartlett Test có mức ý nghĩa 0,000 (< 0,05), biến phụ thuộc đạt giá trị hội tụ. 3.4. Phân tích tương quan Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, ta phải tiến hành phân tích tương quan để xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau trong mô hình nghiên cứu. Từ kết quả phân tích hệ số tương quan, các giá trị cho thấy các biến có tương quan với nhau, 5 biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc sự hài lòng của khách hàng. Trong đó tương quan mạnh nhất là biến ĐU (Sự đáp ứng 0,628) và tương quan yếu nhất với biến HH (Phương tiện hữu hình là 0,536) và mối tương quan có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 99% nên ta có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến sự hài lòng của khách hàng. Tóm lại, sau khi kiểm định Pearson thì giữa các biến độc lập với nhau đều thỏa mãn điều kiện để đưa vào phân tích hồi quy. Bảng 3. Kết quả phân tích tương quan SHL TC ĐB HH ĐU ĐC SHL Hệ số tương quan Pearson 1 0,543** 0,579** 0,536** 0,628** 0,543** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 TC Hệ số tương quan Pearson 0,543** 1 0,478** 0,497** 0,416** 0,529** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 ĐB Hệ số tương quan Pearson 0,579** 0,478** 1 0,470** 0,551** 0,473** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 HH Hệ số tương quan Pearson 0,536** 0,497** 0,470** 1 0,587** 0,573** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 ĐU Hệ số tương quan Pearson 0,628** 0,416** 0,551** 0,587** 1 0,583** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 ĐC Hệ số tương quan Pearson 0,543** 0,529** 0,473** 0,573** 0,583** 1 Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 **. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả) Ghi chú: SHL: sự hài lòng; TC: sự tin cậy; ĐB: sự đảm bảo; HH: phương tiện hữu hình; ĐU: sự đáp ứng; ĐC: sự đồng cảm. 20 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Danh Nam và Lê Thu Hằng 3.5. Phân tích hồi quy Bảng 4 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu (Adjusted R square = 0,527), các biến độc lập giải thích 52,7% biến phụ thuộc. Tất cả các giá trị dung sai > 0,6, các giá trị VIF < 2, hiện tượng đa cộng tuyến không là vấn đề nghiêm trọng đối với các biến trong mô hình hồi quy bội. Giá trị t và mức ý nghĩa trong mô hình hồi quy bội xác định 5 biến độc lập có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ logistics với độ tin cậy 95% (p < 0,05). Như vậy giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Kết quả phân tích ANOVA có giá trị thống kê F là 38,616 với giá trị Sig. = 0,000 (< 0,05). Như vậy mô hình hồi quy bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp. Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Hệ số t Hệ số Sig. Thống kê đa cộng tuyến Hệ số B Độ lệch chuẩn Hệ số Beta Dung sai điều chỉnh VIF 1 (Hằng số) 0,168 0,200 0,837 0,003 TC 0,217 0,059 0,108 3,697 0,000 0,624 1,603 ĐB 0,227 0,062 0,218 3,695 0,000 0,609 1,643 HH 0,110 0,064 0,077 1,714 0,000 0,537 1,864 ĐU 0,309 0,064 0,311 4,818 0,004 0,509 1,966 ĐC 0,077 0,064 0,215 1,209 0,039 0,522 1,916 Giá trị F = 38,616; Mức ý nghĩa của F = 0,000 Hệ số chi bình phương (R2) hiệu chỉnh = 0,527 Biến phụ thuộc: Sự hài lòng (SHL) (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả) Ghi chú: SHL: sự hài lòng; TC: sự tin cậy; ĐB: sự đảm bảo; HH: phương tiện hữu hình; ĐU: sự đáp ứng; ĐC: sự đồng cảm. Kết quả kiểm định hồi quy cho thấy cả 5 yếu tố đều tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ logistics tại doanh nghiệp chuyển phát nhanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, yếu tố sự đáp ứng có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Tiếp đến là sự đảm bảo. Thứ ba là sự đồng cảm; phương tiện hữu hình và cuối cùng là sự tin cậy. Phương trình hồi quy tuyến tính theo hệ số Beta chuẩn hóa như sau: SHL (Y) = 0,108*TC + 0,218*ĐB + 0,077*HH + 0,311*ĐU + 0,215*ĐC Chú thích: SHL: Sự hài lòng; TC: Sự tin cậy; ĐB: Sự đảm bảo; HH: Phương tiện hữu hình; DU: Sự đáp ứng; ĐC: Sự đồng cảm. 21 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 11-22 3.6. Kiểm tra vi phạm các giả định của hồi quy Hình 2. Phân phối chuẩn của phần dư Hình 3. Đồ thị phân tán giữa các phần dư (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả) Ghi chú: SHL: sự hài lòng Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa cho thấy giá trị trung bình của các quan sát Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0,989 (hình 3). Do đó có thể kết luận rằng giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm. Qua đồ thị phân tán (hình 3) cho thấy, các phần dư chuẩn hóa được phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường tung độ 0. Nghĩa là, phần dư chuẩn hóa không tuân theo một quy luật (hình dạng) nào. Vì thế có cơ sở để khẳng định giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm. 4. Kết luận và kiến nghị Với kết quả nghiên cứu và phương trình hồi quy thu được, sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp chuyển phát nhanh chịu tác động bởi 5 yếu tố chất lượng dịch vụ được sắp xếp theo mức độ từ mạnh đến yếu nhất: (1) Sự đáp ứng; (2) Sự đảm bảo; (3) Sự đồng cảm; (4) Sự tin cậy; (5) Phương tiện hữu hình. Dựa vào kết quả nghiên cứu này làm căn cứ cho đề xuất hàm ý quản trị. Thứ nhất, luôn chú trọng đến sự đảm bảo trong hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố này có thể đến từ cách cư xử của nhân viên, tạo ra sự an toàn, tạo dựng niềm tin và đủ kiến thức để trả lời những thắc mắc của khách hàng. Để làm được điều này, cần chú trọng đào tạo nhân viên, đặc biệt là các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng. Thứ hai, luôn luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng và có sự phản hồi nhanh chóng, phù hợp. Cần phải luôn coi trọng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các nhu cầu chính đáng liên quan đến dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Thứ ba, để gia tăng sự đồng cảm đối với khách hàng, đặc biệt những khách hàng lớn thường xuyên sử dụng dịch vụ, cần có chính sách hỗ trợ trả chậm cho khách hàng. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần có sự chia sẻ những chi phí phát sinh cho khách hàng, do những yếu tố khách quan trong quá trình sử dụng dịch vụ logistics của doanh nghiệp. Thứ tư, để gia tăng sự tin cậy, doanh nghiệp cần cung cấp dịch vụ đúng như cam kết ban đầu, đối với mỗi phương án kinh doanh các doanh nghiệp cần bố trí nhân sự điều hành chủ chốt theo dõi toàn bộ quy trình và đưa ra cảnh báo về rủi ro để có biện pháp xử lý khi cần thiết cho đến khi hoàn thành đơn hàng làm tăng thêm sự tin cậy của khách hàng. Đối với yếu tố phương tiện hữu hình, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và xây dựng hình ảnh môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp, và xây dựng văn hóa ứng xử chuẩn mực của nhân viên đối với khách hàng nội bộ và bên ngoài. 22 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Danh Nam và Lê Thu Hằng Tài liệu tham khảo [1] Bộ Công Thương (2019). Báo cáo logistics Việt Nam 2019: Logistics và Thương mại điện tử. Nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội. [2] Douglas M. Lambert et al. (1998). Supply Chain Management: Implementation Issues and Research Opportunities. The International Journal of Logistics Management, 9(2), 1-20. [3] Đoàn Thị Hồng Vân (2010). Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [4] Lewis R. C. & Booms B. H. (1983). The marketing aspect of service quality. In: Berry L. L., Shostack G. & Upah G. (Eds.), Emerging perspective on service marketing. American Marketing Association, Chicago. [5] Parasuraman A., Zeithaml V. A. & Berry L. L. (1985). A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of Marketing, 49, 41-50. [6] Parasuraman A., Zeithaml V. A. & Berry L. L. (1988). SERVQUAL: A multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality. Journal of Retailing, 64(1), 2-40. [7] Tạ Thị Kiều An (2010). Giáo trình Quản trị chất lượng. Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. [8] Mentzer J. T., Dewitt W., Keebler J. S., Min S., Nix N. W., Smith C. D. & Zacharia Z. G. (2001). Defining supply chain management. Journal of Business Logistics, 22(2), 1-25. [9] Zeithaml V., Bitner M. J. & Gremler D. (2009). Services marketing: Integrating customer focus across the firm. Irwin McGraw-Hill, Singapore. [10] Oliver R. (1993). Cognitive, affective, and attribute bases of the satisfaction response. Journal of consumer research, 20(3), 418-430. [11] Cronin J. J. & Taylor S. A. (1992). Measuring service quality: A rexamination and extension. Journal of Marketing, 56(7), 55-68. [12] Hair J. F., Anderson R. E., Tatham R. L. & Black W. C. (1998). Multivariate data analysis with readings, 5th edit. Prentice-Hall, New Jersey. [13] Comrey A. L. (1973). A first course in factor analysis. NY: Academic Press, New York. [14] Rogers S. (2006). Evidence-based interventions for language development in young children with autism. In: Charman T. & Stone W. (Eds.), Social and communication development in autism spectrum disorders: Early intervention, diagnosis, & intervention. New York: Guilford Press, 143-179. EVALUATING THE SATISFACTION OF CUSTOMERS TO LOGISTICS SERVICES QUALITY OF EXPRESS DELIVERY BUSINESSES IN HANOI Nguyen Danh Nam1, Le Thu Hang2 1Faculty of Environmental and Natural Resources Economics, Hanoi University of Natural Resources & Environment, Hanoi 2Bac Tu Liem District’s Commission for Mass Mobilisation, Hanoi Abstract This study analyzes the factors affecting satisfaction of customers to logistics services quality of express delivery businesses in Hanoi. From Parasuraman’s SERVQUAL model, the 5-factor model study assesses the satisfaction in logistics service quality including: (1) Tangibles; (2) Reliability, (3) Responsiveness, (4) Assurance and (5) Empathy. The researchers used the quantitative research analysis method (linear regression) to analyze data sets collected from 225 customers using logistics services of express delivery business in Hanoi for testing research hypotheses. The outcomes of the study showed that almost all the variables had a positive correlation with satisfaction of customers to logistics services quality. The results combined with the proposed governance implications can help managers develop strategies for the long-term and sustainable development of express delivery businesses in today’s competitive business environment. Keywords: Services quality, logistics services, satisfaction of customers, express delivery business.
File đính kèm:
- danh_gia_su_hai_long_cua_khach_hang_doi_voi_chat_luong_dich.pdf