Đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh dưới tác động tập luyện thể thao giải trí

Tóm tắt:

Sử dụng bộ công cụ gồm 5 tiêu chuẩn và 37 tiêu chí đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Kết quả cho thấy 70% giảng viên nhà trường có cảm xúc hạnh

phúc; sự hài lòng chung, sự tự tin về sức khỏe và tự tin trong cuộc sống đạt ngưỡng trên trung

bình ở mức 3.2 - 4.06/5; Giảng viên thực hành có cảm xúc tích cực và tự tin về sức khỏe cao hơn

giảng viên lý thuyết; Để ứng phó với biến động hoặc thất bại trong cuộc sống, giảng viên nhà trường

có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề, chủ yếu dựa vào bản thân mà không bi quan hoặc

dựa vào người khác.

Đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh dưới tác động tập luyện thể thao giải trí trang 1

Trang 1

Đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh dưới tác động tập luyện thể thao giải trí trang 2

Trang 2

Đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh dưới tác động tập luyện thể thao giải trí trang 3

Trang 3

Đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh dưới tác động tập luyện thể thao giải trí trang 4

Trang 4

Đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh dưới tác động tập luyện thể thao giải trí trang 5

Trang 5

Đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh dưới tác động tập luyện thể thao giải trí trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 5020
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh dưới tác động tập luyện thể thao giải trí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh dưới tác động tập luyện thể thao giải trí

Đánh giá cảm xúc tích cực của giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh dưới tác động tập luyện thể thao giải trí
ng Đại học TDTT Bắc Ninh. Kết quả cho thấy 70% giảng viên nhà trường có cảm xúc hạnh
phúc; sự hài lòng chung, sự tự tin về sức khỏe và tự tin trong cuộc sống đạt ngưỡng trên trung
bình ở mức 3.2 - 4.06/5; Giảng viên thực hành có cảm xúc tích cực và tự tin về sức khỏe cao hơn
giảng viên lý thuyết; Để ứng phó với biến động hoặc thất bại trong cuộc sống, giảng viên nhà trường
có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề, chủ yếu dựa vào bản thân mà không bi quan hoặc
dựa vào người khác.
Từ khóa: Thực trạng, cảm xúc tích cực, giảng viên, Đại học TDTT Bắc Ninh.
Evaluate the positive emotions of the lecturers at Bac Ninh Sports University 
under the impact of recreational sports practice
Summary:
The topic has employed a toolkit of 5 standards and 37 criteria for assessing the positive
emotions of the lecturers of Bac Ninh University of Sports and Sports. The results show that 70%
of school lecturers have happy feeling; general satisfaction, confidence in health and confidence in
life reached above average at 3.2 - 4.06 / 5. Practical-subject lecturers have higher positive feelings
and self-confidence in health than theoretical -subject lecturers. To cope with changes or failures in
life, lecturers have many different ways to solve problems, mainly based on themselves without
being pessimistic or on others.
Keywords: Current situation, positive emotions, lecturers, Bac Ninh Sports University.
*PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**TS, Học Viện Phòng Không Không Quân
Đinh Khánh Thu*
Trần Văn Rin**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Cảm xúc tích cực (well - being) là các cảm
xúc mà chúng ta có được trong sự hưởng thụ
niềm vui và những trải nghiệm tốt đẹp. Nó bao
gồm các thành phần cảm xúc và nhận thức, có
thể phản ánh mức độ sức khỏe tinh thần cũng
như chất lượng cuộc sống và trạng thái phát
triển tâm lý. Theo Dương Nghiệp Chí và cộng
sự, khi con người tham gia hoạt động thể thao
giải trí (TTGT) sẽ đem tới những lợi ích to lớn
đối với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần
của con người, qua đó đạt được những cảm xúc
tích cực như thích thú, đam mê, hãnh diện, thoải
mái, trân trọng, vinh dự, thành công, hưng phấn,
hài lòng, vui vẻ, vui mừng
Theo công bố nghiên cứu về hoạt động tập
luyện của giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh, 100% giảng viên tham gia tập luyện TTGT,
tuy nhiên có sự khác biệt thống kê về nội dung,
thời gian, chi phí giữa giảng viên giảng dạy lý
thuyết và thực hành. Nghiên cứu dưới đây tìm
hiểu tác động tập luyện TTGT đến cảm xúc tích
cực của giảng viên nhà trường, tạo nền tảng khoa
học nâng cao đời sống tinh thần cho giảng viên.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng
các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn chuyên gia;
Phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp
toán học thống kê.
19
- Sè 2/2021
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm
lựa chọn bộ công cụ đánh giá cảm xúc tích cực.
Kết quả lựa chọn được 5 tiêu chuẩn và 37 tiêu
chí. Cụ thể: Cảm xúc hạnh phúc: 4 tiêu chí; Sự
hài lòng chung: 5 tiêu chí; Mức độ tự tin trong
cuộc sống: 6 tiêu chí; Mức độ tự tin về sức khỏe
và năng lực cơ thể: 6 tiêu chí; Phương thức ứng
phó với biến động hoặc thất bại trong cuộc
sống: 16 tiêu chí 
Phương pháp điều tra xã hội học trên đối
tượng 109 giảng viên của 15 bộ môn thực hành
và 5 bộ môn lý thuyết nhằm đánh giá cảm xúc
tích cực của giảng viên Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh.
Phương pháp toán học thống kê sử dụng phần
mềm SPSS, phần mềm R (tính t, df, p-value) cho
các trường dữ liệu.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Cảm xúc hạnh phúc của giảng viên
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Để đánh giá cảm xúc hạnh phúc của giảng
viên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 109
người bao gồm 30 giảng viên lý thuyết và 79
giảng viên thực hành. Câu hỏi theo dạng khẳng
định hoặc phủ định. Nội dung câu hỏi là các tiêu
chí đã được thống nhất qua kiểm định. Thông
qua so sánh bằng 2 xác định sự khác biệt về
cảm xúc hạnh phúc của 2 đối tượng.
Bảng 1. So sánh cảm xúc hạnh phúc của giảng viên lý thuyết và thực hành 
tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 
TT Tiêu chí đánh giá
GV lý thuyết (n=30) GV thực hành (n=79)
Đúng Không đúng Đúng Không đúng 
(n) % (n) % (n) % (n) %
1
Đặc biệt quan tâm
hoặc hứng thú đối
với sự việc nào đó
24 80 6 20 68 86.1 11 13.9
X-squared = 205.93, df = 4, p-value < 2.2e-16 (khác biệt có ý nghĩa)
2
Tự hào vì được
người khác khen
ngợi
20 66.7 10 33.3 64 81 15 19
X-squared = 209.11, df = 4, p-value < 2.2e-16 (khác biệt có ý nghĩa)
3
Cảm thấy vui vẻ vì
hoàn thành được 1
việc nào đó
29 96.7 1 3.3 75 94.9 4 5.1
X-squared = 205.39, df = 4, p-value < 2.2e-16 (khác biệt có ý nghĩa)
4 Mọi việc đang diễnra như ý muốn
20 66.7 10 33.3 62 79.5 16 20.5
X-squared = 204.84, df = 4, p-value < 2.2e-16 (khác biệt có ý nghĩa)
Kết quả có trên 70% giảng viên nhà trường
có cảm xúc hạnh phúc. Tuy nhiên có thể nhận
thấy cảm xúc hạnh phúc của giảng viên thực
hành cao hơn giảng viên lý thuyết, thể hiện qua
sự khác biệt ở cả 4/4 tiêu chí giảng viên thực
hành đều có tỉ lệ % trả lời khẳng định cao hơn,
đặc biệt so sánh bằng test Chi bình phương đều
cho kết quả khác biệt có ý nghĩa thống kê.
2. Sự hài lòng chung của giảng viên
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Sự hài lòng chung được đánh giá qua 5 tiêu chí.
Nếu đánh giá mức độ hài lòng chung từ mức
1 đến 5 thì toàn bộ giá trị trung bình của tất cả
các tiêu chí đánh giá tập trung ở mức x từ 3.23
– 3.78 và ngưỡng hài lòng tập trung ở mức độ 3
đến mức độ 5, không có sự khác biệt giữa nhóm
giảng viên lý thuyết và thực hành chứng tỏ mức
độ hài lòng chung của giảng viên nhà trường ở
mức trên trung bình. 
3. Mức độ tự tin trong cuộc sống của
giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Mức độ tự tin trong cuộc sống của giảng viên
được đánh giá qua 6 tiêu chí. Kết quả điểm
trung bình ở toàn bộ các tiêu chí đạt được rất
cao từ 3.76 – 3.92, độ lệch chuẩn từ 0.99 đến
1.04 chứng tỏ giảng viên nhà trường rất tự tin
trong cuộc sống.
Kết quả so sánh giữa 2 nhóm giảng viên, có 2
tiêu chí có sự khác biệt đạt độ tin cậy thống kê.
Các tiêu chí khác tuy giảng viên thực hành có giá
trị trung bình và tỉ lệ % lựa chọn mức độ 4,5 cao
hơn nhưng chưa đạt độ tin cậy thống kê cần thiết.
20
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 2. Đánh giá sự hài lòng chung của giảng viên
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 
Tiêu chí đánh giá
Mức độ hài lòng chung
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5
mi % mi % mi % mi % mi %
Cuộc sống lý tưởng ở
tất cả các phương diện
5 4.60 6 5.50 66 60.60 13 11.90 19 17.40
x = 3.32; d = 0.75
Điều kiện sống của tôi
tốt về mọi mặt
9 8.30 7 6.40 61 56 14 12.80 18 16.50
x = 3.23; d = 1.1
Tôi cảm thấy hài lòng
với cuộc sống
7 6.40 8 7.30 43 39.40 27 24.80 24 22.00
x = 3.49; d = 0.81
Hiện tại tôi đã đạt được
thứ mong muốn
6 5.50 15 13.80 46 42.20 20 22.20 20 18.30
x = 3.32; d = 0.94
Nếu có thể tái sinh, tôi
vẫn muốn duy trì cuộc
sống của mình 
4 3.70 5 4.60 41 37.60 20 13.80 39 35.80
x = 3.78; d = 0.71
Bảng 3. So sánh mức độ tự tin trong cuộc sống của giảng viên lý thuyết và thực hành
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 
Tiêu chí
Giảng viên lý thuyết (n =30) Giảng viên thực hành (n = 79)
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5
mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi %
Là người có
giá trị 
1 3.3 2 6.7 15 50 6 20 6 20 3 3.8 2 2.5 24 30.4 23 29.1 27 34.2
x = 3.47; d = 0.84 x = 3.87; d = 0.3 
t = 1.8639, p-value = 0.06777 >0.05 (Khác biệt không có ý nghĩa)
Có nhiều
phẩm chất tốt
1 3.3 3 10 10 33.3 11 36.7 5 16.7 2 2.5 1 1.3 16 20.3 31 39.2 29 36.7
x = 3.53; d = 0.85 x = 4.06; d = 1.1
t = 2.5069, df = 48.646, p-value = 0.01557 <0.05 (khác biệt có ý nghĩa)
Có thể làm tốt
mọi việc
1 3.3 15 50 10 33.3 4 13.3 2 2.5 3 3.8 20 25.3 29 36.7 25 31.6
x = 3.57; d = 0.88 x = 3.91; d = 1.2
t = 1.9261, p-value = 0.05842 >0.05 (Khác biệt không có ý nghĩa)
Hoàn toàn
khẳng định
bản thân
1 3.3 2 6.7 16 53.3 6 20 5 16.7 4 5 2 2.5 22 27.8 25 31.6 26 32.9
x = 3.4; d = 0.7 x = 3.84; d = 0.6
t = 2.0916, p-value = 0.04088<0.05 (khác biệt có ý nghĩa)
Hài lòng với
chính mình 
2 6.7 14 46.7 8 26.7 6 20 3 3.8 1 1.3 24 30.4 24 30.4 27 34.2
x = 3.6; d = 0.9 x = 3.89; d = 1.0
t = 1.4966, p-value = 0.1398>0.05 (Khác biệt không có ý nghĩa)
Giành được
sự tôn trọng 
2 6.7 13 43 9 30 6 20 2 2.5 0 0 23 29.1 22 27.8 31 39.2
x = 3.63; d = 0.85 x = 3.98; d = 1 
t =1.7803, p-value = 0.08013 >0.05 (Khác biệt không có ý nghĩa)
21
- Sè 2/2021
4. Mức độ tự tin về sức khỏe và năng lực
cơ thể của giảng viên Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh
Mức độ tự tin về sức khỏe và năng lực cơ thể
được đánh giá qua 6 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được
đánh giá qua 5 mức độ từ 1 – 5. Kết quả 90%
giảng viên lựa chọn mức độ 3,4,5 chứng tỏ đại
đa số tự tin vào sức khỏe và năng lực cơ thể của
bản thân.
Bảng 4. Đánh giá khác biệt về mức độ tự tin về sức khỏe và năng lực cơ thể 
của giảng viên lý thuyết và thực hành Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 
Tiêu chí
Giảng viên lý thuyết (n =30) Giảng viên thực hành (n = 79)
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5
mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi %
Tự tin về
thể chất và
vóc dáng
1 3.3 2 6.7 14 46.7 11 36.7 3 10 3 3.8 1 1.3 23 29.1 22 27.8 29 36.7
x = 3.47; d = 0.94 x = 3.94; d = 1.03 
t = 2.6127, p-value = 0.01118 <0.05 (Khác biệt có ý nghĩa)
Cơ thể
mạnh khỏe 
1 3.3 4 13.4 14 46.7 11 36.7 1 3.3 2 2.5 2 2.5 30 38 20 25.3 22 27.8
x = 3.23; d = 1.05 x = 3.74; d = 1.0
t = 2.7482, p-value = 0.007778<0.05 (khác biệt có ý nghĩa)
Có thể
hoạt động
thể lực
1 3.3 6 15.4 11 36.7 11 36.7 2 6.7 2 2.5 2 2.5 26 32.9 21 26.6 27 34.1
x = 3.2; d = 0.98 x = 3.9; d = 1.1
t = 3.1971, p-value = 0.002251 <0.05 (Khác biệt có ý nghĩa)
Hài lòng
sức khỏe
bản thân
1 3.3 4 13.3 11 36.7 12 40 3 10 3 3.8 3 3.8 24 30.4 22 27.8 26 32.9
x = 3.4; d = 1.2 x = 3.8 ; d = 1.3
t = 2.1305, p-value = 0.03717<0.05 (khác biệt có ý nghĩa)
Thoải mái
trong tập
luyện
0 0 4 10.3 10 25.6 13 43.3 4 13.3 2 2.5 1 1.3 18 22.8 21 26.6 36 45.6
x = 3.55; d = 1.1 x = 4.12; d = 1.0
t = 2.9783, p-value = 0.004159<0.05 (Khác biệt có ý nghĩa)
Sức chịu
đựng
không thua
kém 
1 3.3 2 6.7 11 36.7 14 46.7 3 10 4 5.1 0 0 20 25.3 25 31.6 29 36.7
x = 3.5; d = 0.95 x = 3.9; d = 1.1 
t = 1.8976, p-value = 0.0621>0.05 (Khác biệt không có ý nghĩa)
Kết quả so sánh 2 nhóm giảng viên cho thấy
5/6 tiêu chí giảng viên thực hành hơn hẳn giảng
viên lý thuyết đạt độ tin cậy thống kê. Ngoài ra
nhìn vào tỉ lệ % mức độ lựa chọn, giảng viên lý
thuyết chủ yếu lựa chọn mức độ 3 và 4 trong khi
giảng viên thực hành lựa chọn mức độ 4 và 5,
chứng tỏ giảng viên thực hành tự tin về sức khỏe
và năng lực cơ thể cao hơn giảng viên lý thuyết.
22
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 5. Đánh giá phương thức ứng phó với biến động hoặc thất bại trong cuộc sống
của giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n = 109) 
Mã tiêu chí P/a 1 Tỉ lệ % P/a 2 Tỉ lệ % P/a 3 Tỉ lệ % P/a 4 Tỉ lệ %
1 12 11.00 19 17.40 48 44.00 30 27.50
2 15 13.80 55 50.50 25 22.90 14 12.80
3 4 3.70 9 8.30 40 36.70 56 51.40
4 5 4.60 7 6.40 56 51.30 41 37.60
5 11 1.90 22 20.20 45 41.30 31 28.40
6 7 6.40 18 16.50 50 45.90 34 31.20
7 3 2.80 12 11.00 42 38.50 52 47.70
8 77 70.60 16 14.70 54 49.50 32 29.40
9 5 4.60 8 7.30 45 41.30 51 46.80
10 6 5.50 18 16.50 44 40.40 41 37.60
11 14 12.80 19 17.40 52 47.70 24 22.00
12 61 56.00 22 20.20 23 21.10 3 2.80
13 42 38.50 32 29.40 26 23.90 9 8.30
14 55 50.50 31 28.40 21 19.30 2 1.80
15 46 42.20 32 29.40 25 22.90 6 5.50
16 62 56.90 24 22.00 22 20.20 1 0.90
Với sự phát triển mở rộng không ngừng các hình thức tập luyện TDTT, thể thao giải trí
hiện đã góp phần quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam
23
- Sè 2/2021
5. Đánh giá phương thức ứng phó với
biến động hoặc thất bại trong cuộc sống của
giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Sử dụng 16 tiêu chí đã được lựa chọn qua
phỏng vấn. Mỗi tiêu chí có 4 phương án trả lời.
Phương án 1: Không lựa chọn; Phương án 2: Ít
khi lựa chọn; Phương án 3: Thỉnh thoảng lựa
chọn; Phương án 4: Thường xuyên lựa chọn.
Nhìn chung các phương án trả lời rất phân
tán, mỗi tiêu chí chỉ đạt được cao nhất khoảng
~ 50% - ~40% số người tán thành. Như vậy các
phương thức ứng phó với biến động hoặc thất
bại trong cuộc sống của giảng viên Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh được khoảng 50% số
người thường xuyên sử dụng đó là:
+ Nhìn mặt tích cực, mặt tốt của sự việc (tiêu
chí 3)
+ Tìm ra nhiều cách khác nhau để giải quyết
vấn đề (tiêu chí 7)
+ Tìm kiếm những niềm vui từ hoạt động giải
trí lúc nhàn rỗi và tích cực tham gia các hoạt
động văn hóa, thể thao (tiêu chí 9).
Có 42.2% - 70.6% giảng viên nhà trường
không sử dụng các phương thức:
+ Tìm kiếm lời khuyên từ người thân, bạn bè
hoặc đồng nghiệp (tiêu chí 8)
+ Dựa vào người khác để giải quyết vấn đề
(tiêu chí 14)
+ Chấp nhận thực tại bởi không còn cách nào
khác (tiêu chí 15)
+ Tưởng tượng có thể có một số phép lạ để
thay đổi hiện trạng (tiêu chí 16)
Kết quả trên khẳng định giảng viên Nhà
trường thường dựa vào bản thân mà không dựa
vào người khác để giải quyết vấn đề, điều này
cũng khẳng định mức độ tự tin vào bản thân của
giảng viên nhà trường trong cuộc sống.
KEÁT LUAÄN
70% giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh có cảm xúc tích cực. Giảng viên thực hành
biểu hiện rõ hơn giảng viên lý thuyết.
Giảng viên của Trường hài lòng với cuộc
sống ở mức độ trên trung bình, đạt ngưỡng 3.23
– 3.78/5. Không có sự khác biệt thống kê giữa
các giảng viên lý thuyết và thực hành.
Giảng viên có sự tự tin trong cuộc sống rất
cao với mức độ trung bình từ 3.76 – 3.92/5,
trong đó giảng viên thực hành tự tin hơn giảng
viên lý thuyết có ý nghĩa thống kê ở 2/6 tiêu chí.
90% giảng viên tự tin vào sức khỏe và năng
lực cơ thể với điểm trung bình từ 3.6 điểm –
3.9 điểm/5. Giảng viên thực hành có mức độ
tự tin về sức khỏe và năng lực cơ thể cao hơn
hẳn giảng viên lý thuyết ở 5/6 tiêu chí. 
Khi phải ứng phó với biến động hoặc thất bại
trong cuộc sống, giảng viên Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh thường dựa vào bản thân chứ
không bi quan hoặc dựa vào người khác.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung,
Lê Tấn Đạt (2009), “TDTT giải trí là nhu cầu
tất yếu của xã hội hiện đại”, Tạp chí Khoa học
thể thao, số (2), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 
2. Nguyễn Thị Văn (2018), “Ảnh hưởng của
việc tập luyện TDTT giải trí đến mức độ lo âu
của nữ cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Bắc
Hà”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoa học giáo
dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3. Blanchflower, D. and Oswald (2004),
A.Well - being over time in Britain and the USA,
Journal of Politieal Eeonomy.
4. Blanchflower, D., and Oswald, A (2000),
The rising well - being of the young NBER and
University of Chicago Press.
5. 沈利华 (2006), 中国传统幸福观论, 江
苏行政学院学既(6):30-35。
6. 苗元江 (2002), 幸福感:研究取向与未来
趋势, 社会科学.
(Bài nộp ngày 21/6/2020, Phản biện ngày
23/7/2020, duyệt in ngày 21/4/2021
Chịu trách nhiệm chính: Đinh Khánh Thu
Email: thutdth73@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cam_xuc_tich_cuc_cua_giang_vien_truong_dai_hoc_the.pdf