Đánh giá các mô hình phòng kế toán ảo trong các trường đại học
Hiện nay, không phải tất cả các trường đại học ở Việt Nam dạy kế toán đều có ph toán ảo cho sinh viên thực hành. Việc xây dựng một ph được bổ sung và củng cố các kiến thức lý thuyết, tăng cường khả năng vận dụng thực tiễn, hình thành các kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh òng kế toán ảo sẽ giúp sinh viên òng kế nghiệp khi ra trường. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình thực hành kế toán như thế nào cũng như làm sao để sử dụng có hiệu quả phòng thực hành kế toán là những vấn đề hàng đầu đặt ra đối với các trường Đại học, cao đẳng đang và sẽ triển khai mô hình này. Bài viết sẽ khái quát các mô hình phòng kế toán ảo hiện nay tại một số trường đại học và nêu một số thành tựu cũng như khó khăn khi áp dụng các mô hình này
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá các mô hình phòng kế toán ảo trong các trường đại học
ng phòng kế toán ảo được chia làm 4 khu vực tương ứng với 4 nhóm sinh viên thực hành, trong đó, 3/4 khu vực là khu vực công ty ảo - hoạt động trong 3 loại hình doanh nghiệp (gồm công ty thương mại, công ty xây lắp, công ty sản xuất), 1/4 khu vực là quầy giao dịch (gồm 4 quầy là: điện, nước, điện thoại, ngân hàng). Mỗi nhóm làm việc trong khu vực công ty ảo có 6 sinh viên, được sắp xếp 6 bộ bàn ghế làm việc, 6 máy tính, 1 bộ bàn ghế họp (loại 1 bàn và 10 ghế). Mỗi công ty gồm 1 kế toán trưởng và 5 kế toán viên. 1 NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 141 - tháng 7/2019 Nhóm làm việc trong khu vực quầy giao dịch có thể có từ 6 đến 10 sinh viên, được phân chia vào vị trí của 4 quầy giao dịch. - Tài liệu thực hành Bộ chứng từ thực hành phản ánh các giao dịch qua lại giữa 3 công ty và quầy giao dịch. Mỗi công ty sử dụng một bộ chứng từ thật của doanh nghiệp đó trong thời gian 3 tháng (1 quý), có tổng khoảng 100 nghiệp vụ kinh tế phát sinh để tiến hành giao dịch. Chứng từ được sắp xếp theo trình tự thời gian. Ghi nhận và xử lý phát sinh trên phần mềm hỗ trợ: phần mềm kế toán, phần mềm thuế, Excel. Giảng viên chịu trách nhiệm biên soạn và thiết kế 03 bài giảng (giáo trình, slide) và toàn bộ chứng từ, sổ sách dùng để thực hành. Nhận xét: Mô hình của Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai là mô hình tương đối hiệu quả và có nhiều ưu điểm hơn so với các mô hình kể trên: Thứ nhất, tổ chức lớp học thành các công ty khác nhau giao dịch với nhau. Điều này vừa giúp sinh viên hiểu rõ bản chất về mối liên hệ, nguồn gốc của giao dịch mà còn đa dạng các hình thức giao dịch nên sinh viên dễ dàng hình dung được một cách logic và đầy đủ các hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Đồng thời, rèn luyện được khả năng xử lý các tình huống phát sinh. Thứ hai, chứng từ được sắp xếp theo trình tự thời gian. Điều này là đặc biệt quan trọng bởi những thứ tự thời gian của những chứng từ liên quan trực tiếp đến tính hợp lệ của chứng từ đó, liên quan đến thời điểm ghi nhận nghiệp vụ, cũng để dễ dàng kiểm chứng sự đầy đủ của chứng từ cho nghiệp vụ kinh tế. Ví dụ, đối với những doanh nghiệp xây lắp, việc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện hay chi phí vốn hóa là khá khó và quan trọng. Thứ ba, tư tưởng giáo dục kế toán của trường là khá tiến bộ, trường yêu cầu số tiết giảng lý thuyết chiếm 30%, thực hành chiếm 70%, tức là đề cao vai trò của thực hành kế toán. Tuy nhiên, mô hình cũng có một số tồn tại và khó khăn nhất định. Thứ nhất, nội dung thực hành chủ yếu là thực hành thủ công trên chứng từ, điều này làm hạn chế tương đối lớn ứng dụng của công nghệ thông tin và các phần mềm kế toán chuyên dụng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay. Thứ hai, về giáo trình thực hành, giáo trình do giảng viên trường tự biên soạn để phù hợp với các giao dịch của mô hình. Các chứng từ thực hành được giảng viên thiết kế số liệu dựa trên bộ chứng từ gốc. Sinh viên sẽ khó có cơ hội tiếp cận được chứng từ của công ty trên thực tế, những lỗi trong chứng từ có thể xảy ra trong giao dịch thực như lỗi chính tả hay lỗi đánh máy, so sánh giữa chứng từ hợp lệ, không hợp lệ. Thứ ba, chỉ có duy nhất một giảng viên phụ trách lớp cho một mô hình có quan hệ tương đối phức tạp như trên là chưa đủ. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình a. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất bao gồm các trang thiết bị phục vụ cho mô hình như phòng học, máy tính, máy in, tủ, bàn ghế, phần mềm máy tính. Nhìn chung, xây dựng phòng kế toán ảo sẽ tốn khá nhiều chi phí. Trong bối cảnh hầu hết các trường đại học đang thử nghiệm tự chủ tài chính như hiện nay, việc đầu tư thêm phòng kế toán ảo là một vấn đề cần xem xét kĩ lưỡng. Ngoài ra, trang thiết bị cũng cần đảm bảo yêu cầu, ví dụ bàn của sinh viên phải đủ lớn cho làm việc nhóm, tương tác với giảng viên, làm việc với sổ sách chứng từ. Không gian thực hành cần được thiết kế chuyên nghiệp để sinh viên hiểu được về môi trường làm việc của kế toán trong doanh nghiệp. b. Tài liệu thực hành Một yếu tố quyết định trong thực hành kế toán chính là tài liệu thực hành (chứng từ, sổ sách). Các tài liệu này phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 47Số 141 - tháng 7/2019 tính cập nhật về luật, có ý nghĩa thực tế, đa dạng. Rõ ràng là những tài liệu này không phải dễ dàng để có được. Doanh nghiệp thường bảo mật về các thông tin tài chính của mình, hơn nữa tài liệu thực hành lại cần đa dạng nhiều doanh nghiệp để tránh yếu tố đặc thù trong một doanh nghiệp cụ thể. Do đó, hầu hết mô hình của các trường đại học hiện nay đều có liên kết với những doanh nghiệp cung cấp phần mềm kế toán như MISA (Trường Cao đẳng Cơ điện và Thủy lợi, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Kinh tế Thành phố HCM), ACman (Viện Đại học Mở, Đại học Hải Phòng, Đại học Nguyễn Trãi). Các công ty cung ứng phần mềm kế toán này có chuyên môn cao về cung cấp giải pháp kế toán, có quy trình tiêu chuẩn nhất định và dữ liệu lớn đủ để phục vụ các trường đại học. Tất cả các mô hình phòng kế toán ảo đều có phần thực hành trên phần mềm kế toán. Do đó, việc liên kết với những doanh nghiệp cung cấp phần mềm vừa giúp việc xây dựng phòng kế toán ảo được dễ dàng hơn, song cũng tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, những mô hình này đã đạt được những kết quả tích cực từ thực nghiệm. Tuy nhiên, việc làm này cũng tạo ra bất lợi như sinh viên hầu như chỉ được làm quen với 1 hoặc 2 phần mềm nhất định được giảng dạy trong khóa học, trong khi trên thực tế, số phần mềm mà các doanh nghiệp sử dụng là tương đối đa dạng, thậm chí là phức tạp. c. Giảng viên Giảng viên đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của mô hình. Giảng viên chịu trách nhiệm lên kế hoạch giảng dạy, quyết định và lựa chọn phương pháp và hình thức giảng dạy cho từng lớp học. Giảng viên phải đảm bảo việc giảng dạy truyền đạt được đầy đủ những kiến thức cho sinh viên. Ngoài ra, bởi phần lớn các mô hình kể trên được tổ chức theo hình thức phân nhóm, do đó không thể tránh khỏi tình trạng có những sinh viên nổi bật hơn trong nhóm đó, giảng viên cần đảm bảo tất cả sinh viên được thực hành ở đầy đủ các nội dung được thiết kế. Với những mô hình tương tự như của Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai, sinh viên được thực hành tại nhiều vị trí tương đối khác nhau trong doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc giảng viên cần có kinh nghiệm thực tế trong tất cả các vị trí đó thì mới có thể truyền đạt được đầy đủ các kiến thức. d. Khả năng của sinh viên Kiến thức và kĩ năng của mỗi sinh viên là khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như sở thích, phong cách học tập, văn hóa (Sugahara và Boland, 2010; Donald và Jackling, 2007), trình độ nhận thức, lựa chọn nghề nghiệp (Ahmed et. al, 1997). Các trường đại học tại Việt Nam thường tuyển sinh theo hình thức xét duyệt hồ sơ hoặc điểm thi đại học, việc này một phần phản ánh trình độ đầu vào của sinh viên kế toán. Dựa trên đó, nhà trường thiết kế mô hình giảng dạy cho phù hợp với khả năng của sinh viên. 3. Đánh giá các mô hình thực hành kế toán tại các trường Đại học Việt Nam 3.1. Kết quả đạt được Mặc dù mô hình của mỗi trường đều có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên mục đích chung đều nhằm tạo ra môi trường thực tế cho sinh viên học tập để rèn luyện những kĩ năng cần thiết. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện cho thấy hiệu quả tích cực của việc xây dựng mô hình phòng kế toán ảo. - Về mặt chuyên môn, nghiệp vụ Thông qua thực hành thủ công: Sinh viên hoàn thành khóa học có thể nhận biết, phân biệt được mẫu chứng từ, sổ sách; biết cách điền các thông tin trên chứng từ sổ sách; ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; lập báo cáo tài chính và thuế. Thông qua thực hành trên phần mềm: Sinh viên nắm được cách cài đặt và sử dụng phần mềm, áp dụng phần mềm trong ghi nhận nghiệp vụ và lập báo cáo tài chính, tổ chức kế toán; nộp báo cáo tài chính (bởi đa số các trường có cài đặt phầm mềm kế toán NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN48 Số 141 - tháng 7/2019 chuyên dụng tích hợp cùng phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế theo quy định của Tổng cục Thuế). Trong quá trình thực hành kế toán trên phòng kế toán ảo, sinh viên được tiếp cận đến hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài chính kế toán – thuế để từ đó sinh viên nắm được rõ các quy định trong lĩnh vực tài chính kế toán. - Về mặt hành vi Nhìn chung, nghiên cứu của các trường đều chỉ ra sinh viên có hứng thú hơn trong việc học kế toán, khả năng tiếp thu cao hơn. Các sinh viên được tham gia khóa thực hành phòng kế toán ảo thường hài lòng hơn về trường. Cũng chính vì thế, tỷ lệ chuyên cần của sinh viên và kết quả học tập được cao hơn. - Về kĩ năng mềm Bởi hầu hết các mô hình trong các buổi học đều là thực hành theo nhóm, hơn nữa, quá trình làm việc nhóm chịu sự giám sát và đánh giá của giảng viên, nên sinh viên có cơ hội hoàn thiện kĩ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, tăng sự tương tác trao đổi giữa giảng viên và sinh viên. Quá trình thực hành giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với các tình huống thật phát sinh trong doanh nghiệp từ đó tăng khả năng tư duy, giải quyết khó khăn. Tiếp xúc với môi trường giống như nơi làm việc giúp sinh viên có hình dung rõ nét về công việc kế toán thực cũng như tự tin hơn khi làm việc sau khi tốt nghiệp. 3.2 . Khó khăn và tồn tại Thứ nhất, phần lớn mô hình chủ yếu dạy lý thuyết cơ bản về tin học kế toán và các hoạt động của một số phần mềm kế toán để xử lý các hoạt động thủ công và thường xuyên của doanh nghiệp trong mảng kế toán tài chính như bán hàng, mua nguyên vật liệu, lương... Tuy nhiên, trong quá trình thông tin kế toán đang phát triển nhanh chóng về phạm vi và mức độ phức tạp, các khóa học cần tăng cường sự đa dạng về các thí nghiệm mô phỏng như kiểm soát nội bộ, quyết định đầu tư và tài chính, hoạch định chiến lược, quản trị doanh nghiệp... Thứ hai, các khóa học thực hành kế toán tại phòng kế toán ảo vẫn đang là một chương trình bổ sung nhằm khắc phục tình trạng sinh viên tốt nghiệp thiếu kiến thức thực tế hoặc mới chỉ là mô hình thử nghiệm, chưa chuẩn hóa thành một môn học bắt buộc. Do đó, việc xây dựng phòng thực hành kế toán chỉ mang tính giải pháp tạm thời. Các khóa học này thường được tổ chức vào năm 3 hoặc năm cuối trước khi sinh viên tốt nghiệp hoặc thay thế cho thực tập cuối khóa (như Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai). Có một khoảng trống ngắt quãng giữa lý thuyết và thực hành nên có thể xảy ra tình trạng sinh viên quên hoặc không hiểu biết sâu sắc về nội dung được học. Thứ ba, phòng kế toán ảo hiện nay tương tự phòng tin học kế toán (gồm bàn ghế, máy tính, chứng từ sổ sách), chưa mô phỏng giống một môi trường làm việc. Khi sinh viên bắt đầu làm việc trong thực tế, chắc chắn sẽ sử dụng nhiều thiết bị văn phòng khác nhau trong công việc hàng ngày như máy in, máy photocopy, máy đóng sách, máy hủy tài liệu, máy fax và các vật tư văn phòng khác. Cơ hội được vận hành các máy này giúp nâng cao chất lượng tổng thể của sinh viên. Tuy nhiên, khó khăn là việc đầu tư vào các trang thiết bị này tương đối tốn kém nên một số trường thường bỏ qua. Thứ tư, giảng viên giảng dạy lý thuyết thường đảm nhận luôn giảng dạy thực hành. Phần lớn giảng viên trẻ thường giảng dạy tại trường đại học sau khi tốt nghiệp, mặc dù kiến thức lý thuyết của giảng viên là tương đối phong phú nhưng kinh nghiệm làm việc thực tế còn thiếu. Hiện nay, số giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên thực hành còn tương đối hạn chế (Oanh, 2015). Ngoài ra, thay vì mời diễn giả là những nhân viên kế toán xuất sắc đang làm việc trong các công ty chủ yếu chia sẻ kinh nghiệm mang tính định hướng chung, có thể mời chính diễn giả này đến lớp học để giảng dạy trong phòng kế toán ảo hoặc các khóa học thực tế khác. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 49Số 141 - tháng 7/2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chau, G., and Chan, T. (2001). Challenges Faced by Accountancy Education during and beyond the Years of Transition – Some Hong Kong Evidence. Journal of Accounting Education, 1 19(3), pp.145-162; 2. Liang, X. T., Yang, L. H. (2017). Exploration of Accounting Simulation Experiment Teaching. International Conference on Education and Social Development. 3(2017), pp.511-514; 3. Zakaria, M., Fauzi, W. N. A. W., Fauzi, S. J. 2012. Accounting as a Choice of Academic Program. Journal of Business Administration Research. 1(1), pp.43-52; 4. Sundem, G. L. & Williams, D. Z. 1992. Changes in accounting education: preparing for the twenty-first century, Accounting Education: An International Journal, 1(1): pp.55- 61; 5. Chen, T. Y. 2006. Accounting Education Reforms in the United States: A Case of Hong Kong Implementation. Educational Research Journal. 1(21), pp. 47-63; 6. Ahmed, K., Alam, K. F., Alam, M. 2010. An empirical study of factors affecting accounting students’ career choice in New Zealand. Journal of Accounting Education. 6(4), pp. 325-335; 7. Sugahara, S. 2009. The Role of Cultural Factors in the Learning Style Preferences of Accounting Students: A Comparative Study between Japan and Australia. Journal of Accounting Education. 19 (3), pp. 235-255; 8. Donald, J., Jackling, B. 2007. Approaches to learning accounting: a cross‐cultural study. Asian Review of Accounting. 15 (2), pp. 100-121; 9. Chen, T. Y. 2013. Framework Governing the Teaching of Introductory Accounting: A Survey of Acceptability at Hong Kong Universities. Educational Research Journal. 27 (1), pp. 51-95; 10. Chen, Y. 2018. Research on the Modularized Innovation Teaching Model of University Management Accounting Based on the Cultivation of Applied Talents. International Journal of Intelligent Information and Management Science. 4 (7), pp. 103-107; 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, Danh sách các cơ sở giáo dục đại học; các trường cao đẳng, trung cấp sư phạm đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, được kiểm định (dữ liệu cập nhật đến ngày 15/5/2018) http:// www.moet.gov.vn/giaoducquocdan/khao- thi-va-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc/ Pages/Default.aspx?ItemID=5445; 12. TS. Phạm Thị Lan Anh, 2018, Nghiên cứu đổi mới thực hành kế toán cho sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải, Tạp chí Giao thông vn/nghien-cuu-doi-moi-thuc-hanh-ke- toan-cho-sinh-vien-truong-dai-hoc-giao- thong-van-tai-d53827.html; 13. Ths. Tạ Thị Oanh. 2015. Mô hình phòng thực hành kế toán ảo tại trường cao đẳng cộng đồng Lào Cai; 14. toan-dai-hoc-dai-nam-dao-tao-nha-thuc- hanh-ve-ke-toan-kiem-toan.htm; 15. lap-trung-tam-thuc-hanh-tai-chinh-ngan- hang-va-ke-toan-kiem-toan.htm; 16. toan-dai-hoc-dai-nam-dao-tao-nha-thuc- hanh-ve-ke-toan-kiem-toan.htm. Ngày nhận bài: 15/05/2019 Ngày duyệt đăng: 05/06/2019
File đính kèm:
- danh_gia_cac_mo_hinh_phong_ke_toan_ao_trong_cac_truong_dai_h.pdf