Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp

Sự bùng phát và lây lan của dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể lập tức thay đổi để

thích ứng với tình hình. Trạng thái “bình thường mới” và giai đoạn cách ly liên tục theo Chỉ thị

của Chính phủ trở thành nhân tố thúc đẩy nguồn nhân lực và các doanh nghiệp tại Việt Nam phải

lập tức trang bị được cho mình những kỹ năng làm việc với công nghệ trên các nền tảng trực

tuyến để có thể hoạt động không gián đoạn trong môi trường kinh doanh mới. Nhu cầu ngành

hàng tiêu dùng tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng, thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng, đóng

cửa cửa hàng, là những kết quả của đại dịch kéo dài. Doanh nghiệp bước đầu đã có những giải

pháp cắt giảm chi phí bằng cách hạn chế sử dụng tài sản cố định và đẩy nhanh quá trình chuyển

hóa số. Đây cũng là xu hướng phát triển của tương lai sau đại dịch COVID-19 và trợ giúp Việt

Nam bắt kịp các nước tiến vào kỷ nguyên số, thế giới số.

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp trang 1

Trang 1

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp trang 2

Trang 2

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp trang 3

Trang 3

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp trang 4

Trang 4

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp trang 5

Trang 5

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp trang 6

Trang 6

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp trang 7

Trang 7

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp trang 8

Trang 8

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp trang 9

Trang 9

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 5240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp
g? Tự động hóa sẽ không thay thế các công việc (hoặc 
không nhiều), mà chỉ với các công việc thường ngày không đòi hỏi các kỹ năng con người đặc thù 
như sự đồng cảm. Trên thực tế, ước tính rằng, chỉ có khoảng 20% nhiệm vụ công việc là có thể tự 
động hóa, trong khi phần còn lại có thể được tăng cường bởi công nghệ. Nếu chúng ta nhìn lại 50 
năm qua, thất nghiệp đã chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh nhiều hơn là do phát triển công 
nghệ, với các cuộc khủng hoảng kinh tế không phải do công nghệ gây ra (Reese, 2018). Tương tự, 
công nghệ không loại bỏ việc làm, những gì nó hướng tới là để tăng năng suất của con người. Trên 
thực tế, vẫn còn không gian để cải thiện, vì theo ước tính, nhân viên bình thường dành 80% thời 
gian làm việc để làm những công việc tầm thường, chiếm 20% kết quả; trong khi 80% kết quả còn 
lại đến từ một vài nhiệm vụ quan trọng mà họ chỉ dành 20% thời gian của mình. Tuy nhiên, lý do 
tại sao đại dịch COVID-19 hiện tại đang thúc đẩy các công ty hướng tới việc tự động hóa các nhiệm 
vụ là để đáp ứng yêu cầu giãn cách xã hội và thích ứng với điều kiện bình thường mới. Xu hướng 
này có được duy trì sau đại dịch hay không vẫn chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng nó có khả năng 
cao sẽ tiếp tục duy trì do những lợi ích hữu hình và vô hình của nó.
Điều quan trọng cần lưu ý là, mặc dù đối với 20% nhiệm vụ có thể tự động hóa, công nghệ 
tạo ra nhiều chức năng để làm cho việc tự động hóa đó trở nên khả thi. Cần có nhiều người tham 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
609
gia đằng sau mỗi cỗ máy, để thiết kế, xây dựng, triển khai, quản lý, sửa chữa khi máy móc gặp 
hỏng hóc và tìm ra những giải pháp tiếp theo. Công nghệ có thể thay thế những công việc lương 
thấp, nhưng nó tạo ra những công việc khác đòi hỏi kỹ năng cao hơn. Ví dụ, công nghệ loại bỏ 
vị trí nhân viên đặt hàng tại các trạm xăng dầu, nhưng tạo ra các công việc có trình độ khác để 
thiết kế, thực hiện và bảo dưỡng máy bơm xăng tự động. Hơn nữa, bên cạnh sự gắn kết về mặt 
cảm xúc, con người còn phải vượt trội ở những thứ mà công nghệ không thể làm tốt, đó là tư duy 
sáng tạo và phản biện, tư duy đổi mới, quản lý con người, phán đoán và sự khéo léo trong công 
tác thủ công khi di chuyển như thợ ống nước, thợ điện, luật sư, nhà khoa học, doanh nhân, nhà 
phát minh, Đương nhiên, công nghệ cũng có thể hỗ trợ những ngành nghề này làm việc tốt 
hơn và năng suất hơn.
Hơn nữa, công nghệ kỹ thuật số chịu trách nhiệm tạo ra những công việc hoàn toàn mới, 
chẳng hạn như mở mới vị trí tuyển dụng “Youtuber và Tiktokers” trong thời kỳ đại dịch. Những 
công việc này là kết quả của sự phát triển công nghệ kỹ thuật số và tất nhiên, chúng không tồn tại 
chỉ vài năm trước đây. Do đó, rất nhiều công việc liên quan đến điện toán đám mây, dữ liệu lớn, 
khoa học máy, AI, blockchain, IoT, robot và sản xuất thông minh đã có sẵn và nhiều công việc 
khác sẽ xuất hiện trong những năm tới khi chuyển đổi số có bước tiến lớn. Hầu hết các công việc 
này có thể được thực hiện từ xa, vì vậy, đại dịch COVID-19, nếu có, rất ít ảnh hưởng đến chúng. 
Ngược lại, những công việc này ngày càng được yêu cầu nhiều hơn trong bối cảnh COVID-19 
vì nhu cầu của các công ty là bán, thu hút và tạo ra trải nghiệm khách hàng mới thông qua các 
phương tiện kỹ thuật số.
3.4. Tác động của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp trong và sau đại dịch 
Như đã thảo luận ở trên, nếu công nghệ làm tăng năng suất thì các doanh nghiệp sẽ quan tâm 
đến việc sử dụng càng nhiều công nghệ càng tốt. Tuy nhiên, một câu hỏi khác là liệu chuyển đổi 
kỹ thuật số và đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng và/hoặc sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hay 
không? Một số ý kiến cho rằng, chúng ta đang hướng tới một nền kinh tế tự do, nơi các tổ chức 
thuê dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ tự do khi cần thiết. Điều này mang lại cho các tổ chức 
và doanh nghiệp sự linh hoạt vì hợp đồng sẽ được thương lượng hoặc hủy bỏ tùy thuộc vào quy 
mô và khối lượng kinh doanh. Đây là một cách tốt để tiếp cận nhân tài theo yêu cầu ở mọi nơi 
trên thế giới. Nó mang lại lợi ích cho các tổ chức lẫn những người làm nghề tự do vì cho phép 
họ làm việc với những công ty lớn. Mặc dù thực tế là những người làm nghề tự do đang thực sự 
phát triển trên toàn thế giới và khoảng 20% lực lượng lao động đang kiếm sống bằng công việc 
tự do, vẫn còn rất nhiều không gian cho các doanh nghiệp. Lý do rất đơn giản: tổ chức tạo ra kiến 
thức cốt lõi, không được chuẩn bị để mất hoặc chia sẻ với các đối tác bên ngoài vì sau khi hợp 
đồng kết thúc, họ có thể không giới hạn cung cấp kiến thức và dữ liệu cho đối thủ. Một hình thức 
để đạt được kiến thức và chuyên môn mới là mô hình thu mua và sáp nhập (M&A), đặc biệt với 
các công ty (định hướng) có nghiệp vụ và thị trường nước ngoài. Ví dụ, năm 2005, Google đã 
mua một công ty khởi nghiệp nhỏ là Android với giá 50 triệu USD, sau đó đã phát triển một hệ 
điều hành cho thiết bị di động.
Số hóa cũng đang thay đổi quy luật cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành. Các 
mô hình kinh doanh mới được tổ chức xung quanh các nền tảng kỹ thuật số và hệ sinh thái kinh 
doanh liên quan của chúng gần đây đã xuất hiện xung quanh các công nghệ kỹ thuật số. Apple 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
610
IOS so với Google Android là các nền tảng kỹ thuật số, trong khi các nhà phát triển ứng dụng 
là một phần của hệ sinh thái kinh doanh được hỗ trợ bởi mỗi nền tảng kỹ thuật số. Tương tự 
như vậy, chỉ một vài năm trước, các giám đốc điều hành hàng đầu của Xiaomi đã tận dụng IoT 
như một trong những xu hướng công nghệ lớn tiếp theo. Xiaomi đã đầu tư vào các công ty khởi 
nghiệp công nghệ của Trung Quốc đang phát triển các sản phẩm IoT như thiết bị đeo được và 
thiết bị gia dụng nhỏ, sau đó, mang văn hóa thiết kế và kỹ thuật của Xiaomi đến với họ. Kết quả 
là họ đã tạo ra hệ sinh thái IoT của Xiaomi. Máy hút bụi robot nổi tiếng Roborock do Roborock 
Technology phát triển chỉ là một ví dụ về các sản phẩm được tích hợp và vận hành thông qua 
“Mi home” (ứng dụng của Xiaomi). Theo Deal Street Asia, Xiaomi sở hữu 24,6% cổ phần của 
Roborock Technology thông qua Shunwei Capital và Tianji Jinmi Investment. Do đó, mặc dù 
được bao gồm trong hệ sinh thái IoT của Xiomi, Roborock vẫn là một công ty độc lập được liệt 
kê trong Thị trường SAO Thượng Hải (tương đương với NASDAQ của Trung Quốc). Các ví dụ 
khác về nền tảng kỹ thuật số và hệ sinh thái kinh doanh trong ngành bán lẻ là Amazon cùng với 
Aliexpress, những nền tảng có cả nhà bán lẻ truyền thống và trực tuyến hoạt động.
Ngoài ra, nền kinh tế kỹ thuật số đã dẫn đến sự gia tăng của các công ty khởi nghiệp kỹ thuật 
số trong thập kỷ qua từ các vườn ươm, trường đại học và công viên khoa học (Meseguer-Martinez 
và cộng sự, 2020). Những công ty khởi nghiệp này có văn hóa và sự linh hoạt để tận dụng lợi thế 
của số hóa, mặc dù có ít kinh nghiệm kinh doanh hơn. Ngược lại, các công ty tương tự của các 
tập đoàn đã thành lập, dù có nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhưng có thể bị hạn chế bởi cấu trúc 
tổ chức, văn hóa và các giá trị có sẵn. Do đó, trong khi các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số đang 
cần xây dựng một doanh nghiệp mới thì các công ty đã thành lập đang gặp thách thức với việc 
chuyển đổi hoạt động kinh doanh của họ bằng kỹ thuật số. Đại dịch COVID-19 đang (và sẽ) là 
chất xúc tác cho việc hình thành các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số, vì nhiều công ty trong số 
đó đưa ra những ý tưởng tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu; đồng thời, cung cấp các đề xuất giá trị 
mới cho khách hàng. Tương tự như vậy, các công ty thành lập ngày nay đang hướng tới chuyển 
đổi kỹ thuật số để thích ứng với điều kiện bình thường mới, đồng thời tránh bị các công ty khởi 
nghiệp và/hoặc các đối thủ cạnh tranh truyền thống của họ làm gián đoạn và vượt qua.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Chuyển đổi kỹ thuật số đã diễn ra trong nhiều năm và các tổ chức, các doanh nghiệp đa phần 
có sự thoải mái về tâm lý và thời gian thực hiện để dần khám phá và ứng dụng các sản phẩm 
của công nghệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, sự xuất hiện của dịch COVID-19 đã tạo ra một gián đoạn 
bất ngờ với nhiều doanh nghiệp, làm thay đổi môi trường kinh doanh và loại bỏ những doanh 
nghiệp không đủ nội lực và linh hoạt để thích ứng. Gia tốc tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số là 
một giải pháp chính xác để đối phó với dịch COVID-19 của tất cả doanh nghiệp nói chung. Các 
yêu cầu đối với các doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong một môi trường 
ít tương tác vật lý hơn, hay nói cách khác là xem xét đầu tư về người và của một cách nghiêm 
túc và chuyên sâu hơn về mặt công nghệ. Quá trình kết hợp các công nghệ khác nhau trong quá 
trình hoạt động của doanh nghiệp và lực đẩy để đổi mới cũng là nền tảng cho các công việc với 
yếu tố của tương lai, vốn bắt nguồn từ việc quản lý tri thức và xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn 
trí tuệ. Sự càn quét của đại dịch ban đầu đã tạo ra những điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp, 
thậm chí buộc phải đóng cửa ngừng kinh doanh; nhưng đồng thời cũng cung cấp một vườn ươm 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
611
thời gian cho các công ty có nguồn lực và cơ hội để thích ứng, đây là một ứng dụng của nghiên 
cứu được thực hiện bởi nhóm Kudyba et al trong năm 2020. 
Các bài nghiên cứu về sau nên tập trung vào bài học và mô hình mẫu đã được thực hiện ở các 
doanh nghiệp nước ngoài, nơi mà COVID-19 thậm chí còn nghiêm trọng hơn Việt Nam rất nhiều 
lần, để tận dụng kinh nghiệm của họ và tìm cách hiểu rõ nhất các yếu tố dẫn đến thành công và 
những trở ngại cần phải vượt qua. Doanh nghiệp Việt Nam nếu có thể kịp thời bồi dưỡng nhân sự 
kỹ thuật cao để tăng khả năng thích ứng khi tiếp cận và ứng dụng công nghệ sẽ đảm bảo theo kịp 
tốc độ chuyển hóa số, đảm bảo cho việc hoạt động liên tục và đáp ứng yêu cầu xã hội. Khi đó, việc 
quản lý dòng tiền để tối ưu hóa vốn, quản lý đơn hàng và chuỗi cung ứng cũng sẽ dễ dàng hơn nhờ 
các hỗ trợ công nghệ. Mặc dù sự gia tốc chuyển hóa số sẽ dẫn đến gián đoạn tạm thời và có thể gây 
ra hỗn loạn trong ngắn hạn, nhưng đồng thời cũng có thể tạo ra một số kết quả tích cực. 
Theo các báo cáo tài chính và hiện trạng của các doanh nghiệp đã công khai, dựa trên kinh nghiệm 
và thành công của các doanh nghiệp từ các nước, để tồn tại và phát triển bền vững mà không chỉ đối 
phó để vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần: 
- Xây dựng và quảng bá giá trị mà công ty mang lại cho cộng đồng, thực hiện được những 
hứa hẹn với khách hàng, trách nhiệm xã hội: áp dụng các biện pháp an toàn để bảo vệ nhân viên 
và khách hàng, tuân thủ các chính sách phòng dịch của Chính phủ, hỗ trợ người dân vùng có dịch 
một phần chi phí,
- Đặt ra những mục tiêu phát triển dài hạn coi trọng yếu tố bền vững: triển khai các cửa hàng 
trực tuyến đến các khu vực và thị trường mới, đảm bảo nền tảng thương mại điện tử của doanh 
nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hợp lý hóa quy trình trả hàng cho khách hàng mua hàng 
trực tuyến,
- Xây dựng quan hệ lâu dài và minh bạch trong chính sách và giao tiếp với khách hàng cũng 
như nhà cung cấp, doanh nghiệp hợp tác: chuyển khách hàng sang trực tuyến, chăm sóc nguồn 
khách hàng hiện tại và phát triển khách hàng tiềm năng từ mạng lưới quan hệ của khách hàng 
hiện tại,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alvarez, F. E., Argente, D. and Lippi, F. (2020), A simple planning problem for COVID-19 
lockdown, Covid Economics 14.
2. Barrot, J. -N., Grassi, B. and Sauvagnat, J. (2020), Sectoral effects of social distancing, Covid 
Economics 3.
3. Bassi, L., & Van Buren, M. (2002), New measures for a new era in knowledge management: 
Classic and contemporary works. MIT Press.
4. Bontis, N. (1998), Intellectual capital: An exploratory study that develops measures and 
models. Management Decision , 36(3), 63 - 76. 
5. Brotherhood, L., Kircher, P., Santos, C. and Tertilt, M. (2020), An economic model of the 
COVID-19 epidemic: The importance of testing and age-specific policies, IZA Discussion 
Paper 13265.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
612
6. Del Rio-Chanona, R. M., Mealy, P., Pichler, A., Lafond, F. and Farmer, D. (2020), Supply and 
demand shocks in the COVID-19 pandemic: An industry and occupation perspective, Covid 
Economics 6.
7. Eichenbaum, M. S., Rebelo, S. and Trabandt, M. (2020), The macroeconomics of epidemics, 
National Bureau of Economic Research Working Paper 26882.
8. El-Wakeel, F. (2019), Agile project management in analytics. Strategic Finance.
9. Fitzgerald, M., Kruschwitz, N., Bonnet, D., & Welch, M. (2014), Embracing digital technology: 
A new strategic imperative. MIT Sloan Management Review, 55(2), 1 - 12. 
10. Kudyba, S., Fjermestad, J., & Davenport, T. (2020), A research model for identifying factors 
that drive effective decision-making and the future of work. Journal of Intellectual Capital. 
11. Laudon, K. C., & Laudon, J. P. (2019), Management information systems: Managing the 
digital firm, global edition. Pearson. 
12. Lenfle, S., & Loch, C. (2010), Lost roots: How project management came to emphasize 
control over flexibility and novelty. California Management Review, 53(1), 32 - 55. 
13. Levit, A. (2018), Humanity works: Merging technologies and people for the workforce of the 
future. Kogan Page Publishers. 
14. Meseguer-Martinez, A., Popa, S., & Soto-Acosta, P. (2020), The instrumentation of science 
parks: An integrative framework of enabling factors. Journal of Intellectual Capital.
15. OECD (2020a), Economic outlook. 
16. OECD (2020b), Employment outlook. 
17. Osterwalder, A., & Pigneur, Y. (2010), Business model generation: A handbook for visionaries, 
game changers, and challengers. John Wiley & Sons. 
18. Porter, M. E. (1985), Competitive advantage: Creating and sustaining superior performance. 
Free Press.
19. Reese, B. (2018), The fourth age: Smart robots, conscious computers, and the future of 
humanity. Simon and Schuster.
20. Rogers, D. (2016), The digital transformation playbook: Rethink your business for the digital 
age. Columbia University Press.
21. Soto-Acosta, P., Popa, S., & Martinez-Conesa, I. (2018), Information technology, knowledge 
management and environmental dynamism as drivers of innovation ambidexterity: A study 
in SMEs. Journal of Knowledge Management. 
22. Soto-Acosta, P., Popa, S., & Palacios-Marques, D. (2016), E-business, organizational 
innovation and firm performance in manufacturing SMEs: An empirical study in Spain. 
Technological and Economic Development of Economy, 22(6), 885- 904.
23. Tabrizi, B., Lam, E., Girard, K., & Irvin, V. (2019), Digital transformation in not about 
technology. Harvard Business Review.
24. Westerman, G., & Bonnet, D. (2015), Revamping your business through digital transformation. 
MIT Sloan Management Review, Spring. 

File đính kèm:

  • pdfdai_dich_covid_19_lam_thay_doi_moi_truong_kinh_doanh_va_gia.pdf