Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam

Đầu năm 2020 đại dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc với dân

số hơn 11 triệu người. Đại dịch bùng phát nhanh chóng lây lan ra toàn thế giới với 210 quốc gia và

vùng lãnh thổ công bố có dịch, với hơn 12 triệu người nhiễm và hơn 600.000 người tử vong với con

số ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính

mạng của người dân toàn cầu mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia đặc

biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Như chúng ta đã biết Việt Nam là quốc gia

với chủ lực nền kinh tế là xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ khi đại

dịch bùng phát nền kinh tế toàn cầu tê liệt các quốc gia hạn chế việc đi lại và đóng cửa nền kinh tế

để hạn chế việc lây lan của dịch bệnh, qua sự nhìn nhận từ thực tế ở thị trường quốc tế và Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam trang 1

Trang 1

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam trang 2

Trang 2

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam trang 3

Trang 3

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam trang 4

Trang 4

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam trang 5

Trang 5

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam trang 6

Trang 6

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 5940
Bạn đang xem tài liệu "Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam
0 nă qua là rất đáng ghi nhận 
Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, nhanh chóng đưa Việt 
Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình 
thấp. Từ 2002 đến 2018, hơn 45 triệu người đã thoát nghèo, tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% 
xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). GDP đầu người tăng 2,5 lần, đạt trên 
2.500 USD năm 2018. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung hạn có nhiều điểm sáng, dù vẫn có 
dấu hiệu điều chỉnh giảm tăng trưởng theo chu kỳ. Sau khi chạm đỉnh ở mốc 7,1% năm 2018, tăng 
trưởng GDP thực được dự báo giảm nhẹ trong năm 2019, do sức cầu bên ngoài giảm và do duy tr 
thắt chặt chính sách tín dụng và tài khóa. Tăng trưởng GDP thực được dự báo vẫn tiếp tục duy trì ở 
mức cao, xoay quanh mức 6,5% trong các năm 2020 và 2021. Tỷ lệ lạm phát vẫn tiếp tục ổn định ở 
mức một con số trong vòng bảy năm liên tiếp, thấp hơn hoặc tiệm cận mức 4% trong những năm gần 
đây. Cán cân đối ngoại vẫn trong vòng kiểm soát và tiếp tục được hỗ trợ bằng nguồn vốn FDI dồi dào 
lên tới gần 18 tỉ USD trong năm 2019, chiếm gần 24% tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế theo (1). 
2388 
Hình 1: Tốc đọ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, lạm phát, lãi suất 
1.2 Mục tiêu trong tương lai 
Theo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế năm 2020 được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội 
khóa XIV, Việt Nam sẽ phấn đấu đạt 12 chỉ tiêu chủ yếu gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 
tăng khoảng 6,8%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân (CPI) dưới 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu 
tăng khoảng 7%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát 
triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-
1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành 
thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có 
bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế 
xã) đạt 28 giường bệnh; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu 
chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%; 
Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%. 
Theo tính toán của Bộ Tài chính, nợ công năm 2020 khoảng 54,3% GDP, thấp hơn nhiều mức 63,7% 
GDP cách đó 4 năm. Dù vậy, điều hành ngân sách còn tiếp tục gặp khó khăn, khi tỷ lệ huy động 
thuế, phí giảm dần và chưa đạt mục tiêu 21% GDP giai đoạn 2019-2020. Nguyên nhân là nguồn 
đóng góp từ dầu thô, xuất nhập khẩu giảm nhanh trong vài năm qua, từ mức 7,3% GDP năm 2015, 
xuống 4,5% năm 2016 dự kiến còn 4,2% 2019 và giảm tốc về 3,6% năm 2020. Thu từ một số lĩnh 
vực tăng trưởng cao trước đây đều giảm, trong đó thu từ nhà máy Lọc hoá dầu Dung Quất giảm tới 
19%, còn thu từ ngành than chỉ 8,2%... Mặt khác, thu nội địa một số thành phố lớn có điều tiết về 
ngân sách trung ương đều giảm, như Hà Nội năm 2020 giảm gần 10% so với 2017; TP.HCM giảm 
hơn 3%, Bình Dương gần 8%. 
Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và 
Đầu tư, tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 có thể diễn ra với 2 kịch bản: 
2389 
1. Kịch bản 1, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7 /năm; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn 
định, lạm phát ở mức 3,5-4,5 /năm. Năng suất lao động được cải thiện hơn với tốc độ tăng 
trưởng khoảng 6,3 /năm. Với kết quả này, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của 
Việt Nam đạt khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình 
cao (2). 
2. Kịch bản 2, nếu Việt Nam có thể tận dụng được công nghệ trong CMCN 4.0 và thu hút đầu tư 
có sự cải thiện chất lượng, phát triển tốt nền tảng kinh tế hiện tại thì kỳ vọng GDP tăng trưởng 
có thể lên tới 7,5 /năm. 
Nhìn chung, năm 2020 và thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận các động thái thị trường nổi bật là: Dòng 
vốn ngoại sẽ tiếp tục tăng nhờ sự ổn định chính trị-xã hội và kinh tế vĩ mô, lợi thế giá nhân công rẻ; 
đồng thời, sự căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cùng cơ hội từ những FTA mà Việt Nam đã và sẽ 
ký kết như CPTPP, EVFTA..., khiến Việt Nam được xem là một đích đến của các nhà đầu tư nước 
ngoài. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò là động lực quan trọng của tăng 
trưởng kinh tế, nhất là xuất khẩu. 
Hình 2: 5 Đối tác đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm 2019 
Cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển dịch sâu sắc hơn theo hướng phát triển tỷ trọng các ngành công 
nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghệ cao và tham gia chuỗi cung ứng quốc tế, trước hết với các 
nước thành viên tham gia FTA với Việt Nam. Các ngành du lịch, nông nghiệp, thủy, hải sản sẽ tiếp 
tục tăng trưởng thuận lợi. Các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam sẽ đa dạng hơn, nhóm 
ngành dệt may, giày dép và gạo có khả năng cạnh tranh nhờ giảm hàng rào thuế quan và mua 
được nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp cũng có thêm cơ hội tham 
gia đấu thầu mua sắm công. 
Thị trường các hàng tiêu dùng sẽ có cải thiện với cơ cấu hàng hóa phong phú hơn, giá rẻ hơn và 
chất lượng từng bước được cải thiện. Hàng công nghệ thông tin tiếp tục đa dạng hóa và giảm giá 
nhanh do cạnh tranh và sự phát triển khoa học công nghệ. 
2390 
Thị trường xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục tăng mạnh và là một trọng tâm cải thiện việc làm và an 
sinh xã hội cho các vùng, đối tượng liên quan. 
Thị trường bất động sản sẽ hình thành một chu kỳ đầu tư mới, với những điều chỉnh sâu về định 
hướng, quy mô, tốc độ, cân bằng và hiệu quả hơn, với tiêu điểm nóng vẫn là phân khúc nhà ở xã 
hội và các căn hộ chung cư, mặt bằng kinh doanh giá hợp lý, ở vị trí thuận lợi, đủ cơ sở hạ tầng và 
dịch vụ xã hội, được tiêu thụ theo phương thức cho thuê, ‚thuê-mua‛ và ‚mua-cho thuê‛ và được 
quản lý bởi các công ty ủy thác, khai thác chuyên nghiệp có trách nhiệm cao. 
Thị trường chứng khoán năm 2020 không nhiều dư địa để tăng điểm, sau khi mức vốn hóa trên thị 
trường đã đạt 76,4% GDP vào cuối năm 2018 (về đích trước hạn 2 năm so với mục tiêu ban đầu ước 
chiếm 70% GDP vào năm 2020) và cuối quý III/2019, vốn hóa thị trường cho riêng nhóm cổ phiếu 
niêm yết đã đạt khoảng 195 tỉ USD, chiếm hơn 80% GDP. Động lực chủ yếu và kỳ vọng vốn hóa thị 
trường chứng khoán Việt Nam có thể đạt mốc 100% GDP năm 2020 là nỗ lực đẩy mạnh cổ phần 
hóa, thoái vốn ở khối doanh nghiệp nhà nước và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của 
các doanh nghiệp tư nhân lớn (dự kiến các doanh nghiệp lớn Mobifone, VNPT, Agribank, VICEM 
sẽ IPO và niêm yết trên sàn chứng khoán với giá trị lên tới 8 tỉ USD). (5) 
2 SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 NỀN KINH TẾ VIỆT NAM BỊ ẢNH HƯỞNG RA SAO? 
2.1 Những thách thức của nền kinh tế non trẻ trong đại dịch virus Covid-19 
Theo trang báo điện tử Vnexpress số ra ngày 24/4/2020 cho thấy, Covid-19 đã khiến 5 triệu người 
lao động phải ngừng hoặc thậm chí là mất việc, kéo tỷ lệ người có việc làm quý I xuống thấp nhất 
10 năm qua. Theo Tổng Cục Thống kê (GSO) cho biết, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động từ đầu năm 
đang ở mức thấp kỷ lục trong 10 năm, với khoảng 75,4% dân số từ 15 tuổi trở lên, thấp hơn 1,2 ” 
1,3% so với quý trước và cùng kỳ các năm. Trong 3 tháng đầu năm, gần 1 triệu lao động bị ảnh 
hưởng. Trong đó, khoảng 530.000 người tạm thời không tham gia lực lượng lao động, hơn 403.000 
lao động bị thiếu việc làm và hơn 47.000 người tạm nghỉ việc, ngừng sản xuất(4 
Những ngành có lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo (1,250 triệu 
người), ngành bán buôn, bán lẻ (hơn 1 triệu người), ngành dịch vụ và ăn uống (750 nghìn người)..., 
có thể thấy sự ảnh hưởng rất lớn của Covid-19 vào các nhóm ngành chủ lực của nước ta. 
Dịch bệnh dĩ nhiên tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc rất nhiều vào xuất 
khẩu đặc biệt là thị trường Trung Quốc, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư tăng trưởng trong Quý 1 năm 
2020 có thể giảm 1%, các kịch bản tính toán cho thấy tác động của dịch bệnh này với tăng trưởng 
kinh tế là rất nghiêm trọng đặc biệt ở các nhóm ngành du lịch và xuất khẩu. Do sự phong tỏa đi lại 
trên toàn cầu nhóm ngành du lịch được cho là ‚bị thất thu nặng‛ chính phủ đã ngưng toàn bộ các 
chuyến bay từ Việt Nam đi nước ngoài và ngược lại, dừng cấp thị thực cho toàn bộ người nước 
ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam điều đó khiến lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm mạnh 
khiến ngành du lịch Việt Nam thất thu từ 5,9 tỷ đến 7,7 tỷ đôla trong 4 tháng dịch bùng phát, các 
mặt hàng nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc và thị trường Mỹ và châu Âu đều bị trì trệ do cách 
chính sách đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn dịch lây lan.(5) 
2391 
Những ngành được cho là dễ tổn thương nhất trong đại dịch này phải kể đến nông sản, du lịch, 
may mặc và chế biến gỗ. Theo số liệu công bố mới đây các loại trái cây xuất khẩu như thanh long, 
dưa hấu, sầu riêng đi (Trung Quốc) hạt tiêu, hạt điều và cà phê đi (châu Âu), các mặt hàng gỗ đi thị 
trường châu Âu hay đặc biệt là ngành may mặc và xuất khẩu cá tra, tôm sú của Việt Nam đều gặp 
rất nhiều khó khăn do lệnh đóng của biên giới và hạn chế đi lại. 
Dịch bệnh còn ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chậm tiến độ giải ngân 
vốn đầu tư công, có thể nhìn thấy rõ như dự án Metro Bến Thành ” Suối Tiên do dịch bệnh nên đã bị 
chậm tiến độ do chưa thể nhập đoàn tàu từ Nhật Bản và các chuyên gia sang để vận hành thử. Có 
thể thấy dịch bệnh gây ảnh hưởng dàn trải đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế chứ ko riêng một nhóm 
ngành đơn lẻ nào cả. 
Dịch bệnh còn đẩy giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm lên cao gây lạm phát buộc Nhà 
nước phải có những chính sách để can thiệp vào nền kinh tế, gây hệ lụy rất nghiêm trọng đến đời 
sống và an sinh xã hội. 
2.2 Những điểm sáng trong đại dịch 
Theo Tổng cục Hải quan vừa công bố, quý I cả nước có 11 tỉnh, thành phố đạt kim ngạch xuất khẩu 
từ 1 tỷ USD trở lên với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới gần 49,35 tỷ USD, chiếm tới 78% tổng kim 
ngạch xuất khẩu, TP. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước với 10,5 tỷ tăng 14,6% so với cùng kì năm 
ngoái. Mặc dù dịch bệnh diễn biến khá phức tạp nhưng nhìn vào số liệu đã công bố cho chúng ta 
thấy cái nhìn khả quan hơn về nên kinh tế, với tương lai sau khi hết dịch chúng ta sẽ phát triển 
mạnh mẽ hơn nữa. 
Ngoài ra Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực hoàn thiện thể chế; chủ động, 
quyết liệt tích cực phòng chống dịch Covid-19 và đạt kết quả quan trọng ban đầu. 
Các cân đôi lớn và có ổn định vĩ mô được đảm bảo, trong bối cảnh thị trường quốc tế nhiều biến 
động. 
Thu chi ngân sách Nhà nước tăng tích cực, giải ngân nguồn vốn đầu tư công khởi sắc 
Các bộ, ngành, địa phương, tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như giảm thuế hỗ trợ vố vay 
ưu đãi để khôi phục sản xuất kinh doanh trong bối cảnh chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh. 
Trong bối cảnh đại dịch nặng nề, phức tạp, kinh tế toàn cầu suy thoái, Việt Nam nếu đạt được ‚mục 
tiêu kép‛: kiểm soát tốt dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại tối đa cho người dân, DN và nền kinh tế; và 
vẫn đạt được mức tăng trưởng khoảng 5,4-5,6% năm nay là thành công rất đáng khích lệ‛. Với triển 
vọng hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ nhanh chóng bật tăng trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát 
(dự báo cuối quý II/2020), góp phần khôi phục kinh tế và nhu cầu hàng hóa trong 2 quý cuối năm 
cũng là mùa cao điểm xuất nhập khẩu, và qua đó giúp hoạt động kinh doanh sẽ nhanh chóng bật 
tăng trở lại. (6) 
2392 
2.3 Đẩy mạnh các giải pháp để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch 
Thứ nhất, nhiệm vụ ưu tiên số 1, quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn phải là phòng chống dịch 
Covid-19 hiệu quả, bởi vì làm tốt điều này cũng chính là góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã 
hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
Thứ hai, các gói chính sách kinh tế - xã hội cần hướng đến hỗ trợ ổn định, khắc phục khó khăn, 
vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, đảm bảo an sinh xã hội, cũng như chuẩn bị tốt nhất để 
tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc. Trong những trường hợp này, chính sách 
tài khóa nên được ưu tiên hơn là chính sách tiền tệ, do hiệu quả tức thì, ít độ trễ hơn của chính 
sách tài khóa. Tuy nhiên, vẫn phải kết hợp hài hòa cả hai nhóm chính sách này thì hiệu quả hỗ 
trợ mới tốt hơn. 
Thứ ba, đối với chính sách tiền tệ - tín dụng, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với hộ kinh doanh và 
DN là dòng tiền và tính thanh khoản. Vì vậy, cần tập trung hỗ trợ những vấn đề này. 
Thứ tư, đối với chính sách tài khóa, việc giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất là rất cần thiết hiện nay đối 
với DN, hộ gia đ nh. Theo đó, Bộ Tài chính đã triển khai Nghị định số 41/NĐ-CP về giãn, hoãn nộp 
thuế, tiền thuê đất với thời hạn 5 tháng (không phạt nộp chậm), tổng số tiền giãn, hoãn nộp trong 
khoảng 180.000 tỷ đồng. Đây là việc hoãn cho DN, hộ gia đ nh trong giai đoạn dịch Covid-19. 
Thứ năm, thủ tục hành chính cần được giảm thiểu tối đa cùng với ứng dụng CNTT trong khâu 
hướng dẫn, tổ chức thực hiện, nhằm đảo bảo phần hỗ trợ quý báu sớm đến được với người dân, 
DN một cách đúng, trúng và hiệu quả (3). 
Cần phải có những chính sách trợ cấp kịp thời cho người lao động bị mất việc làm, giảm giá và bớt 
thuế tiêu dùng để kích cầu phục hồi nhanh nền kinh tế sau đại dịch. Ngân hàng cần có những 
khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có vốn tiếp tục sản xuất, nợ cũ có thể 
dãn cho họ thêm thời gian để trả có như vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có thời gian để 
gượng dậy phục hồi. Đối với nhóm ngành dịch vụ - du lịch, cần phải có những chính sách kích cầu, 
giới thiệu rộng rãi, nối lại việc miễn thị thực để gia tăng khách du lịch đến Việt Nam, có như vậy mới 
dần khôi phục được ngành du lịch. Các ngành xuất khẩu nông ” lâm ” thủy hải sản, cần phải có 
thủ tục hải quan nhanh chóng, hỗ trợ xuất khảu một cách nhanh và hỗ trợ doanh nghiệp về kho bãi 
đảm bảo thông quan. 
Về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần hỗ trợ về thủ tục thông quan để các doanh 
nghiệp có thể nhập nguyên liệu về khôi phục sản xuất. Vì theo nhận định của một số chuyên gia, 
sau đại dịch thế giới sẽ cần một lượng hàng hóa rất lớn nếu không được sản xuất và cung ứng kịp 
thời ra thị trường chắc chắn lượng cầu khan hiếm dẫn đến giá cả được đẩy lên cao, khi đó nền kinh 
tế rất dễ dẫn đến việc khủng hoảng kép. 
2393 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] The Word Bank (https://www.worldbank.org/) 
[2] Bộ Kế hoạch và đầu tư (
%C4%91%E1%BB%99ng-c%E1%BB%A7a-d%E1%BB%8Bch-virus-corona-l%C3%AAn-kinh-
t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam) 
[3] Bộ Tài chính (https://www.vietnamplus.vn/chude/dich-viem-duong-ho-hap-cap-
Covid19/1070.vnp) 
[4] Báo điện tử Vnexpress (https://vnexpress.net/gan-5-trieu-lao-dong-bi-anh-huong-vi-Covid-
19-4089496.html) 
[5] Tổng cục Thống kê (https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217) 
[6] Tổng cục Hải quan (https://www.customs.gov.vn/default.aspx) 
[7] Bộ Công Thương (https://www.moit.gov.vn/) 

File đính kèm:

  • pdfdai_dich_covid_19_anh_huong_the_nao_den_nen_kinh_te_viet_nam.pdf