Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn

Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm quặng hóa

chì - kẽm khu vực Phia Đăm - Khuổi Mạn trên cơ sở áp dụng phương pháp

địa chất truyền thống, kết hợp phương pháp nghiên cứu thành phần vật

chất và phương pháp toán thống kê. Khu vực nghiên cứu tồn tại hai kiểu

hình thái thân quặng: Kiểu thứ nhất, gồm các thân quặng phát triển theo

mặt lớp dạng giả tầng, phân bố trong cấu trúc nếp lồi (khu Phia Đăm) hoặc

dạng đơn nghiêng (khu Khuổi Mạn); kiểu thứ hai, gồm các thân quặng

dạng mạch, lấp đầy các hệ thống khe nứt, đới dập vỡ phát triển dọc đứt

gãy phương tây bắc - đông nam. Khoáng vật tạo quặng nguyên sinh chủ

yếu là galena, sphalerit, pyrit, chalcopyrit; khoáng vật phi quặng gồm

calcit, dolomit, thạch anh. Quặng có cấu tạo dạng ổ, gân mạch, mạng mạch,

mạch xâm tán, dải, đốm, đôi chỗ dạng dăm kết. Yếu tố liên quan và khống

chế quặng hóa chì - kẽm trong khu vực Phia Đăm - Khuổi Mạn là hệ thống

đứt gãy phương tây bắc - đông nam và yếu tố thạch địa tầng. Quặng có

nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình đến thấp (162 - 3080C), với tổ hợp

cộng sinh khoáng vật đặc trưng thạch anh - sphalerit – galena -

chancopyrit.

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn trang 1

Trang 1

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn trang 2

Trang 2

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn trang 3

Trang 3

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn trang 4

Trang 4

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn trang 5

Trang 5

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn trang 6

Trang 6

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn trang 7

Trang 7

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn trang 8

Trang 8

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn trang 9

Trang 9

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang duykhanh 6820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn

Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn
-0,19 -0,11 1,00 
K -0,07 0,52 -0,57 1,00 
Bảng 5. Hệ số tương quan cặp giữa các nguyên tố tạo quặng khu Phia Đăm (theo tài liệu phân 
tích ICP – mẫu lấy trong các thân quặng chì – kẽm). 
 Ag As Cd Cu Pb Sb Zn 
Ag 1,00 
As -0,05 1,00 
Cd 0,17 0,34 1,00 
Cu 0,18 0,12 0,51 1,00 
Pb 0,67 -0,05 0,17 0,24 1,00 
Sb 0,81 0,06 -0,03 0,12 0,62 1,00 
Zn 0,18 -0,07 0,80 0,65 0,53 0,35 1,00 
 Nguyễn Phương và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61 (5), 120-134 131 
Về nguồn gốc quặng chì – kẽm khu vực nghiên 
cứu còn có nhiều quan điểm khác nhau; đáng chú 
ý là quan điểm về loại hình nguồn gốc nhiệt dịch - 
trầm tích thuộc kiểu mỏ SEDEX liên quan chặt chẽ 
với các thành tạo trầm tích carbonat tuổi Devon 
sớm (Đỗ Quốc Bình, 2005; Nguyễn Văn Niệm, 
2010). 
Kết quả tổng hợp tài liệu phân tích mẫu bao thể 
khí - lỏng và bao thể lỏng - khí. Trong các mẫu hầu 
hết đều gặp hai loại bao thể lỏng - khí và khí - lỏng 
có kích thước từ nhỏ đến lớn, mật độ gặp cao, phân 
bố không đều trong mẫu. Dựa vào sự tồn tại của 
các loại bao thể có trong mẫu và nhiệt độ đồng hóa 
các pha của chúng, cho thấy các khoáng vật trong 
mẫu thành tạo ở nhiệt độ sau (Nguyễn Anh Tuấn, 
2014): 
- Bao thể lỏng - khí: Hình dạng: nhiều cạnh, 
ovan và tròn. Kích thước 5÷15 µm theo cạnh dài 
bao thể. Thành phần các pha: 70÷90% lỏng, 
10÷30% khí. Mật độ: 50÷100 BT/mm2. Nhiệt độ 
đồng hóa: 162÷2010C. 
- Bao thể khí - lỏng: Hình dạng: tròn cạnh, ovan 
và tròn. Kích thước từ 3÷12 µm theo cạnh dài bao 
thể. Thành phần các pha: 65÷80% khí, 20÷35% 
lỏng. Mật độ: thấp < 50 BT/mm2. Nhiệt độ đồng 
hóa: 240÷3080C. 
Từ kết phân tích mẫu bao thể khí lỏng và lỏng 
khí nêu trên, cũng như đặc điểm hình thái - cấu 
trúc thân quặng, đặc điểm đá biến đổi cạnh mạch 
và tổ hợp cộng sinh khoáng vật đã xác lập, theo tác 
giả quặng Pb-Zn trong khu vực nghiên cứu có 
nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình đến thấp 
(162÷3080C), với tổ hợp cộng sinh khoáng vật đặc 
trưng cho giai đoạn tạo quặng công nghiệp là 
thạch anh - sphalerit – galena – chancopyrit. 
Hai kiểu hình thái thân quặng nêu trên có cùng 
nguồn cung cấp và đá chứa, chỉ khác nhau phương 
thức lắng đọng, quy mô, hình thái thân quặng; 
trong đó kiểu quặng thứ nhất (kiểu thân quặng 
mặt lớp giả tầng) được thành tạo chủ yếu theo 
phương thức lấp đầy khe nứt bong lớp, trao đổi 
thay thế các đá carbonat bị biến đổi vây quanh; 
kiểu quặng thứ hai (kiểu thân quặng dạng mạch, 
mạng mạch xuyên cắt đá vây quanh) được thành 
tạo chủ yếu theo phương thức lấp đầy khe nứt, đới 
dập vỡ kiến tạo phát triển dọc đứt gãy. 
4.2. Tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng 
Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước và tài liệu 
thu thập trong quá trình thi công đề án thăm dò, 
đã xác lập được các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm 
quặng chì - kẽm trong khu vực. 
4.2.1. Tiền đề tìm kiếm 
Dựa vào cấu trúc địa chất và đặc điểm quặng 
hóa, thành phần thạch học, điều kiện thành tạo 
quặng, có thể xác định các tiền đề tìm kiếm 
quặng chì - kẽm khu vực như sau: 
- Tiền đề thạch địa tầng: Yếu tố thạch địa tầng, 
kết hợp với yếu tố cấu trúc - kiến tạo thành yếu tố 
kiến trúc - thạch học có ý nghĩa đặc biệt trong sự 
phân bố và tập trung quặng chì - kẽm trong khu 
vực. 
Khu vực nghiên cứu, quặng hóa chì - kẽm phân 
bố tập trung trong các thành tạo đá vôi, xen kẹp 
vôi sét bị dolomit hóa, thạch anh hóa. Các tập đá 
vôi, vôi sét, đá vôi tái kết tinh màu xám là yếu tố 
chứa quặng Pb-Zn thuận lợi nhất, các thành tạo 
này chủ yếu tập trung ở nếp lồi Phia Khao. Tầng 
chứa ít thuận lợi hơn là đá hoa màu trắng, đá phiến 
vôi, đá phiến vôi. Tập đá phiến có lẽ là tập đóng vai 
trò là tầng chắn dung dịch tạo quặng trong khu 
vực. 
- Tiền đề kiến trúc: Yếu tố cấu trúc kiến tạo nói 
chung giữ vai trò quan trọng trong sự khống chế 
và tập trung các mỏ nhiệt dịch nói chung, quặng 
chì - kẽm nói riêng. 
+ Nếp uốn: Cấu trúc nếp lồi Phia Khao thuận lợi 
cho tập trung quặng hóa Pb-Zn, với các thân quặng 
thường có quy mô lớn đến trung bình, hàm lượng 
khá cao. Các nếp oằn nhỏ nằm trong cấu tạo đơn 
nghiêng khu Khuổi Mạn là nơi thuận lợi cho tích tụ 
quặng hóa Pb-Zn. 
Các nếp uốn nhỏ thường đi kèm với các hệ 
thống khe nứt phát triển cạnh các đứt gãy bậc 2, 3 
là các vị trí thuận lợi cho việc tập trung quặng, nhất 
là phần cánh của nếp lồi Phia Đăm. Các nếp uốn 
nhỏ, đi kèm với các hệ thống khe nứt phát triển 
cạnh các đứt gãy nhỏ (bậc 2, 3) là các vị trí thuận 
lợi cho việc tập trung quặng, nhất là phần cánh của 
nếp lồi Phia Đăm. Thực tế cho thấy quy mô thân 
quặng ở trung tâm nếp lồi Phia Đăm lớn hơn so 
với các thân quặng ở khu vực có cấu trúc đơn 
nghiêng (Khuổi Mạn). Đặc biệt tại khu vực nếp lồi 
Phia Đăm, các đá vôi, vôi sét bị dolomit hóa, silic 
hóa, thạch anh hóa có thế nằm thoải 20÷400, bị 
uốn nếp là điều kiện thuận lợi để lắng đọng và tích 
tụ quặng chì - kẽm trong khu vực. 
+ Đứt gãy: Trong khu vực nghiên cứu, hệ thống 
đứt gãy phát triển theo các phương khác nhau,
132 Nguyễn Phương và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61 (5), 120-134 
nhưng đóng vai trò quan trọng nhất đối với tạo 
quặng chì - kẽm là hệ thống đứt phương tây bắc - 
đông nam, thứ đến là hệ thống đứt gãy phương 
đông bắc - tây nam và á vĩ tuyến. 
+ Khe nứt: Khe nứt có giá trị rất lớn trong tìm 
kiếm, vì chúng quyết định sự phân bố mỏ có nguồn 
gốc nhiệt dịch, đặc biệt là quặng dạng mạch, mạng 
mạch. Trong một trường ứng suất bao giờ cũng 
tồn tại ba loại khe nứt: Khe nứt cắt, khe nứt tách 
và khe nứt ép dẹt. Trong đó khe nứt tách là khe 
nứt mở thuận lợi cho tạo quặng nhiệt dịch. 
Từ tổng hợp tài liệu nghiên cứu của các tác giả 
trước và thực tế thi công đề án thăm dò (Nguyễn 
Phương, 2020), cho thấy đặc điểm thạch địa tầng 
và cấu trúc nếp uốn (nếp lồi) là tiền đề thuận lợi, 
có vai trò quan trọng để hình thành các thân quặng 
dạng giả tầng; còn các đứt gãy, khe nứt và đới dập 
vỡ đi cùng là tiền đề thuận lợi cho thành tạo các 
thân quặng dạng mạch, mạng mạch trong khu vực 
nghiên cứu. 
4.2.2. Dấu hiệu tìm kiếm 
- Vết lộ thân khoáng: Vết lộ thân khoáng là nơi 
thân quặng lộ ra trên mặt đất, do các quá trình địa 
chất (vết lộ tự nhiên) hay tác động của con người 
(vết lộ nhân tạo). Đây là dấu hiệu tìm kiếm rất có 
giá trị, vì nó chỉ cho ta một cách trực tiếp các biểu 
hiện khoáng sản chì – kẽm hay các thân khoáng rất 
rõ ràng. Nhờ quan sát và nghiên cứu vết lộ mà có 
thể suy đoán quy mô và chất lượng quặng một 
cách khái quát. 
- Vành phân tán tảng lăn: Cơ sở của phương 
pháp là dựa vào các tảng lăn có chứa các khoáng 
vật quặng. Quá trình khảo sát cho thấy trên khu 
vực nghiên cứu đều gặp các tảng lăn chứa quặng. 
Kích thước các tảng lăn dao động từ 0,05÷0,1 m3 
đến 0,5÷1 m3 hoặc hơn. Dựa vào hình dạng, kích 
thước, độ mài tròn của tảng lăn để dự đoán vị trí 
thân quặng gốc. 
+ Dấu hiệu các công trình cũ: Trong quá trình 
khảo sát thực địa cho thấy, tại một số khu vực đã 
có các công trình moong, lò do dân khai thác tự 
phát. Đây là dấu hiệu có thể sử dụng để đánh giá 
sơ bộ quy mô và chất lượng quặng. 
+ Đá biến đổi cạnh mạch: Đi cùng quá trình tạo 
quặng là những hiện tượng biến đổi như thạch 
anh hóa, dolomit hóa hoặc calcit hóa. Sự biến đổi 
này tạo thành đới biến đổi có diện tích rộng hơn 
diện tích thân quặng, mạch quặng. Vì vậy, dễ phát 
trong lộ trình địa chất; đây là các dấu hiệu gián 
tiếp, nhưng rất quan trọng. 
+ Dị thường địa vật lý: Dựa vào các dị thường 
địa vật lý có thể phán đoán những đặc điểm về cấu 
trúc địa chất và khả năng phát hiện các tích tụ 
khoáng sản. Tuy nhiên không phải tất cả các dị 
thường đều biểu hiện sự tích tụ khoáng sản và các 
tích tụ này chưa chắc đã chứa quặng chì - kẽm. Do 
vậy, các dị thường địa vật lý là dấu hiệu gián tiếp 
trong việc điều tra, đánh giá và thăm dò quặng chì 
- kẽm ở khu vực. 
Kết quả đo địa vật lý mặt đất theo tuyến thăm 
dò đã xác định được các đới có giá trị điện trở suất 
nhỏ hơn 200 m, phát triển đến độ sâu trên 150 
m, chiều rộng của đới thay đổi từ 10÷500 m. Các 
đới dị thường điện trở suất thấp liên quan với đới 
biến đổi, dập vỡ nứt nẻ có triển vọng chứa quặng 
chì - kẽm. 
+ Vành phân tán địa hóa: Vành phân tán địa 
hóa là dấu hiệu để phát hiện dị thường địa hóa các 
nguyên tố quặng và các nguyên tố chỉ thị làm cơ 
sở cho việc tìm kiếm phát hiện các thân quặng gốc 
bằng các lộ trình địa chất tìm kiếm, đo địa vật lý và 
các công trình khai đào. 
Theo tài liệu của giai đoạn điều tra đánh giá 
(Phùng Quốc Trị, 2013) đã thành lập được sơ đồ 
vành phân tán bậc 2, 3 của nguyên tố chì – kẽm 
trong khu vực nghiên cứu. 
- Dự báo độ sâu tồn tại quặng chì kẽm trong 
khu vực: Độ sâu thân quặng tương quan thuận với 
quy mô thân quặng (Lir Iu.V., 1984). Theo ông độ 
sâu tồn tại quặng có thể dự báo theo công thức: 
h= 0,6* l (2) 
Trong đó: h - độ sâu tồn tại thân quặng, hoặc 
đới quặng theo hướng dốc, l - chiều dài thân 
quặng/hoặc đới quặng. 
Do đó, độ sâu tồn tại các thân quặng (đới 
quặng) chì- kẽm trong khu vực nghiên cứu có thể 
tồn tại đến 300 m hoặc hơn. Kết quả thăm dò cho 
thấy quặng chì - kẽm trong khu vực tồn tại đến độ 
sâu 100÷150 m hoặc hơn so với bề mặt địa hình 
hiện tại và tập trung chủ yếu từ độ cao côt +500 m 
đến côt +700 m (khu Phia Đăm) và từ côt +550 m 
đến côt +750 m (khu Khuổi Mạn). 
Từ các dẫn liệu trên cho phép nhận định, trong 
khu vực nghiên cứu ngoài các thân quặng lộ trên 
mặt đã được điều tra đánh giá và thăm dò, có 
nhiều khả năng tồn tại các thân quặng dưới sâu 
(ẩn, sâu); đặc biệt phần cánh tây nếp lồi Phia Đăm. 
 Nguyễn Phương và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61 (5), 120-134 133 
5. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết 
luận sau: 
1. Khu vực nghiên cứu có cấu trúc địa chất khá 
phức tạp, có tiềm năng về quặng chì - kẽm; trong 
đó có các diện tích đang được thăm dò phát triển 
mỏ. Quặng chì - kẽm phân bố tập trung ở nếp lồi 
Phia Đăm, tạo thành các thân quặng công nghiệp 
có quy mô nhỏ đến trung bình. Trong khu vực 
nghiên cứu tồn tại hai kiểu hình thái thân quặng 
có những đặc điểm riêng: 
- Kiểu thứ nhất, gồm các thân quặng phát triển 
theo mặt lớp, dạng giả tầng phát triển trong các 
cấu trúc đơn nghiêng, tập trung ở các khu Phia 
Đăm và khu Khuổi Mạn. 
- Kiểu thứ hai, gồm các thân quặng dạng mạch 
xuyên cắt đá vây quanh, thường phát triển dọc 
theo các đứt gãy nhỏ, đới dập vỡ. 
Hai kiểu trên thường gắn bó mật thiết với nhau 
trong cùng một khu mỏ; tuy nhiên trong khu vực 
nghiên cứu, thì ưu thế về quy mô và mức độ tập 
trung là các thân quặng dạng giả tầng. 
2. Khoáng vật quặng nguyên sinh chủ yếu là 
sphalerit, galena, pyrit, chalcopyrit, khoáng vật 
thứ sinh có geothit, covelin, anglesit, pyrotin. 
Khoáng vật phi quặng chủ yếu là calcit, dolomit, 
thạch anh. Quặng có cấu tạo chủ yếu là dạng xâm 
tán, gân mạch, dải, ổ, đốm, dăm kết. Các nguyên tố 
tạo quặng chính (Pb, Zn) ở khu Phia Đăm có quan 
hệ thuận khá chặt chẽ với nhau. Sự phân bố hàm 
lượng Pb, Zn trong các thân quặng không phụ 
thuộc vào độ sâu tồn tại của chúng. Ngoài chì, 
kẽm, trong các thân quặng còn có Ag, barit, cần 
nghiên cứu khả năng thu hồi, để nâng cao giá trị 
kinh tế mỏ; đồng thời đáp ứng yêu cầu sử dụng 
hiệu quả, tiết kiệm và triệt để nguồn tài nguyên 
không tái tạo, kết hợp bảo vệ môi trường trong 
hoạt động khai thác khoáng sản. 
3. Yếu tố liên quan và khống chế quặng hóa chì 
- kẽm trong khu vực Phia Đăm - Khuổi Mạn là hệ 
thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam và yếu 
tố thạch địa tầng (các thành tạo carbonat thuộc 
tập 2, hệ tầng Cốc Xô (D1cx22 bị dolomit hóa, thạch 
anh hóa). 
Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung 
bình đến thấp (162÷3080C), với tổ hợp cộng sinh 
khoáng vật đặc trưng cho giai đoạn tạo quặng sản 
phẩm là thạch anh - sphalerit - galena - 
chancopyrit. 
4. Quặng chì - kẽm trong khu vực tồn tại đến độ 
sâu từ 100÷150 m hoặc hơn so với bề mặt địa hình 
hiện tại và tập trung chủ yếu từ độ cao côt +500 m 
đến côt +700 m (khu Phia Đăm) và từ côt +550 m 
đến côt +750 m (khu Khuổi Mạn). Ngoài các thân 
quặng lộ trên mặt đã được điều tra đánh giá và 
thăm dò, trong khu Phia Đăm - Khuổi Mạn còn có 
triển vọng về các thân quặng phân bố dưới sâu 
(hiện chưa xuất lộ trên mặt), cần tiếp tục điều tra, 
thăm dò để gia tăng trữ lượng/tài nguyên Pb-Zn 
trong khu vực nói riêng, tỉnh Bắc Kạn nói chung. 
Những đóng góp của tác giả 
- Xác định trong khu vực nghiên cứu tồn tại của 
hai kiểu hình thái thân quặng chì - kẽm và đặc 
điểm phân bố của chúng. 
- Xác lập được thứ tự sinh thành và tổ hợp cộng 
sinh khoáng vật quặng trong khu vực Phia Đăm – 
Khuổi Mạn. 
- Xác định đặc trưng phân bố thống kê của các 
nguyên tố chì, kẽm và mối quan hệ tương quan của 
chúng với độ sâu tồn tại của quặng hóa trong khu 
vực nghiên cứu. 
- Góp phần làm sáng tỏ các yếu tố liên quan, 
khống chế quặng hóa chì –kẽm và dự báo độ sâu 
tồn tại của quặng chì – kẽm trong khu vực. 
Tài liệu tham khảo 
Đỗ Quốc Bình, (2005). Nghiên cứu xác lập triển 
vọng quặng chì – kẽm, vàng và các khoáng sản 
khác đi kèm dải quặng Quản Bạ - Pắc Nậm các 
tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Kạn. Lưu trữ 
Địa chất, Hà Nội. 
Hoàng Văn Khoa, Nguyễn Việt Hùng, Đào Thái Bắc, 
(2000). Một số kết quả đánh giá quặng chì - 
kẽm vùng Đông Bắc quá 10 năm (1990 – 
2000). Hội nghị KHĐC lần thứ 4, Cục Địa chất và 
Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội. 
Nguyễn Văn Niệm (chủ biên), Mai Trọng Tú, Đỗ 
Đức Nguyên, Nguyễn Văn Học, Nguyễn Minh 
Long, Đoàn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Văn 
Luyện, (2010). Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa 
học để xây dựng các mô hình thành tạo quặng 
chì - kẽm ở miền Bắc Việt Nam. Viện Khoa học 
Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội. 
Nguyễn Phương, (2020). Báo cáo trung gian kết 
quả thăm dò quặng chì - kẽm khu vực Phia Đăm 
- Khuổi Mạn, xã Bằng Thành, huyện Pắc Nậm,
134 Nguyễn Phương và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61 (5), 120-134 
tỉnh Bắc Kạn. Lưu Công ty CP Tư vấn triển khai 
công nghệ Mỏ - Địa chất. 
Lưu Công Trí, Trịnh Đình Huấn, Chu Minh Tú, Đinh 
Xuân Hà, Nguyễn Phương, (2020). Một số kết 
quả nghiên cứu mới về quặng hóa wolfram, 
thiếc - đa kim khu vực Huổi Chừn, tỉnh Hủa 
Phăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tạp chí 
Khoa học Kỹ thuật mỏ - Địa chất tập 61, kỳ 2 
(2020) 22- 32. 
Phùng Quốc Trị (chủ biên), (2013). Báo cáo đánh 
giá tiềm năng quặng chì – kẽm vùng Bản Lìm, 
Phia Đăm, tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Lưu trữ 
Địa chất, Hà Nội. 
Mai Thế Truyền (chủ biên), (1997). Địa chất 
khoáng sản nhóm tờ Bảo Lạc tỷ lệ 1: 50 000, Lưu 
trữ Địa chất, Hà Nội. 
Nguyễn Anh Tuấn, (2014). Đặc điểm quặng hóa và 
định hướng công tác tìm kiếm thăm dò quặng 
chì - kẽm vùng Đông Bắc Việt Nam. Luận án tiến 
sĩ kỹ thuật địa chất. Lưu trữ thư viện Quốc gia, 
Hà Nội. 
Lir Iu. V. (1984). Nguyên tắc và phương pháp đánh 
giá độ sâu tồn tại (phân bố) các mỏ nguồn gốc 
nhiệt dịch của kim loại màu và hiếm. 
Leningrad. Bản tiếng Nga. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_quang_hoa_chi_kem_khu_vuc_phia_dam_khuoi_man.pdf