Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường cao đẳng hiện nay

1. Mở đầu

Các trường cao đẳng (TCĐ) ở nước ta là những cơ sở

đào tạo giữ vị trí, vai trò rất quan trọng trong đào tạo

“nguồn nhân lực (NNL) có kiến thức, kĩ năng và trách

nhiệm nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo

đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kĩ thuật công nghệ của thị

trường lao động trong nước và quốc tế” [1]. Đặc biệt,

trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao chất lượng đào tạo,

đòi hỏi các nhà trường cần phải nhận thức đúng đắn về

cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) và những

yêu cầu đặt ra trong đào tạo, từ đó làm cơ sở để có những

hành động, bước đi phù hợp nhằm đào tạo được NNL

đáp ứng tốt với yêu cầu của thực tiễn; phù hợp với mục

tiêu, yêu cầu đào tạo và đặc điểm, điều kiện cụ thể của

từng nhà trường [2].

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường cao đẳng hiện nay trang 1

Trang 1

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường cao đẳng hiện nay trang 2

Trang 2

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường cao đẳng hiện nay trang 3

Trang 3

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường cao đẳng hiện nay trang 4

Trang 4

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường cao đẳng hiện nay trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 4920
Bạn đang xem tài liệu "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường cao đẳng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường cao đẳng hiện nay

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường cao đẳng hiện nay
 khoảng cách về tri thức, khả năng sáng tạo 
giữa giáo dục đại học với thực tiễn làm việc của con 
người. Trong khi đó, ở nước ta ngày càng xuất hiện nhiều 
doanh nghiệp có quy mô, có tiềm lực công nghệ, NNL 
và tài chính rất lớn. Những doanh nghiệp này đã nắm bắt 
được nhu cầu NNL mà mình đang cần; lợi thế ở tuyến 
đầu trong cuộc chạy đua biến tri thức thành sản phẩm 
phục vụ cuộc sống; họ được trải nghiệm quý giá những 
yếu tố cần thiết mà các TCĐ, thậm chí các trường đại học 
lớn, có uy tín trong nước không có... từ đó bằng những 
kinh nghiệm, điều kiện, khả năng của mình họ trực tiếp 
đào tạo và trực tiếp sử dụng NNL mà họ đào tạo ra hoặc 
cung cấp NNL cho các doanh nghiệp có nhu cầu NNL 
tương đồng. Bên cạnh đó, từ thực tiễn cho thấy, sự kết 
nối giữa các TCĐ với thị trường lao động, doanh nghiệp 
trong đào tạo còn nhiều hạn chế; cơ cấu các ngành đào 
tạo về cơ bản tự phát, chưa có định hướng rõ nét; tập 
trung theo xu hướng học để bảo đảm cuộc sống hiện tại 
mà chưa chú ý đúng mức đến tiềm năng, kì vọng cá nhân, 
xu hướng phát triển của thời đại và yêu cầu của đất 
nước... Những điều này đặt ra cho các TCĐ nước ta trong 
bối cảnh cuộc CMCN 4.0 phải đối mặt với sự cạnh tranh 
mới với các cơ sở giáo dục đại học khác. 
Để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và đứng vững 
trước sự cạnh tranh này, đòi hỏi các trường phải thường 
xuyên cải cách, đổi mới toàn diện. Trong đó, cần tập 
trung đổi mới công tác quản lí đào tạo theo hướng tăng 
cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình 
quản lí, coi trọng quản lí chất lượng. Bên cạnh đó, các 
trường cần phải coi trọng phát triển NNL, nhất là phát 
triển đội ngũ giảng viên. Đảm bảo cho đội ngũ giảng viên 
luôn có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, được chuẩn 
hóa về trình độ đào tạo và có kiến thức, kĩ năng sử dụng 
thành thạo ngoại ngữ, tin học để ứng dụng vào trong 
nghiên cứu, giảng dạy và hợp tác quốc tế... 
2.2.3. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra nhu 
cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao 
cho các trường cao đẳng 
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 hiện nay, những 
công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo, robot, mạng 
Internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ nano, 
công nghệ sinh học... đã khẳng định rõ nét mối quan hệ 
giữa các công nghệ; vai trò và sự tác động của các công 
nghệ đó tới đời sống xã hội. Trong khi đó, các TCĐ là 
những cơ sở giáo dục trực tiếp đào tạo NNL thực hành, 
sử dụng các công nghệ đó. Điều này làm cho các TCĐ bị 
tác động mạnh mẽ và toàn diện; danh mục các lĩnh vực 
ngành, nghề và mục tiêu đào tạo từng ngành nghề sẽ phải 
điều chỉnh, cập nhật liên tục vì các ranh giới giữa các lĩnh 
vực rất mỏng manh. 
Trong khi đó, trước bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đã làm 
cho sự liên kết giữa các lĩnh vực lí - sinh; cơ - điện tử - sinh 
ngày càng chặt chẽ. Điều này kéo theo hàng loạt nghề cũ 
sẽ mất đi, thay vào đó là cơ hội cho sự phát triển của những 
ngành nghề đào tạo mới, đặc biệt là sự liên quan đến sự 
tương tác giữa con người và máy móc. Thị trường lao 
động trong nước cũng như quốc tế sẽ có sự phân hóa mạnh 
mẽ giữa nhóm lao động có trình độ thấp, trung bình và 
nhóm lao động có trình độ cao. Trong đó đòi hỏi nhóm lao 
động có trình độ cao ngày càng được trọng dụng, còn 
nhóm lao động có trình độ trung bình, thấp từng bước bị 
đe dọa và thải loại. Từ những vấn đề trên đã tạo ra cho các 
TCĐ có nhu cầu đào tạo NNL có chất lượng ngày càng 
cao hơn so với trước đây. Bên cạnh mục tiêu đào tạo con 
người về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, các trường 
phải hướng tới mục tiêu đào tạo con người được trang bị 
những kiến thức hiện đại phù hợp với thực tiễn, kĩ năng 
sáng tạo mới phục vụ cho nền kinh tế trước bối cảnh cuộc 
CMCN 4.0. Nghĩa là phải đào tạo con người có năng lực 
sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và 
kĩ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỉ luật lao động, 
tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả 
năng thích ứng với những biến động của thị trường lao 
động trong nước và quốc tế. 
2.2.4. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra yêu 
cầu các trường cao đẳng thay đổi mọi yếu tố của quá 
trình đào tạo 
Sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đã đặt ra yêu cầu 
ngày càng cao về chất lượng NNL. Để đáp ứng được điều 
đó, các TCĐ từng bước phải thay đổi mọi yếu tố của quá 
trình đào tạo, nhất là trong đổi mới công tác tuyển sinh đào 
tạo, thực hiện đào tạo và đảm bảo “đầu ra” cho sinh viên. 
Để giải quyết được vấn đề này, trong công tác tuyển 
sinh đào tạo đòi hỏi các trường cần phải chú trọng nâng 
cao chất lượng “đầu vào”; thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 15-19 
18 
các quy trình trong tuyển sinh; tuyệt đối không vì chạy 
theo số lượng đơn thuần mà bỏ qua chất lượng. Trong 
thực hiện đào tạo, phải xác định việc đổi mới chương 
trình, nội dung, phương pháp đào tạo là vấn đề mang tính 
cốt lõi. Chương trình, nội dung đào tạo phải linh hoạt, 
phù hợp với từng ngành, nghề, từng lĩnh vực, trình độ 
đào tạo và có sự tích hợp cao; phản ánh rõ nét những vấn 
đề mà thực tiễn đang cần, đáp ứng chuẩn đầu ra của nghề 
nghiệp được đào tạo và có sự liên thông giữa các nghề. 
Các phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo truyền thống 
trước đây cần được đổi mới triệt để bằng những phương 
pháp, hình thức đào tạo mới theo hướng ứng dụng triệt 
để thành tựu công nghệ thông tin, cụ thể như: Xây dựng 
thư viện điện tử để giảng viên, sinh viên có thể truy cập 
nghiên cứu tài liệu ở mọi lúc mọi nơi; mở rộng các hình 
thức đào tạo trực tuyến không cần lớp học, không cần 
giáo viên đứng lớp, người học sẽ được hướng dẫn học 
qua mạng; giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin vào 
trong thực hành giảng dạy để sinh viên dễ dàng tiếp thu 
kiến thức, phát huy tính tích cực trong học tập... Bên cạnh 
đó, các trường cần phải thực hiện tăng cường đầu tư các 
trang thiết bị, phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại; thực 
hiện xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến; xây dựng 
phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa, hệ 
thống thiết bị ảo mô phỏng... 
Trong đảm bảo “đầu ra” cho sinh viên sau khi tốt 
nghiệp, các trường phải đổi mới tư duy theo hướng tạo 
điều kiện tối đa cho sinh viên có việc làm sau khi tốt 
nghiệp. Đây được coi là vấn đề khó khăn, phức tạp trong 
bối cảnh cơ chế, chính sách của Nhà nước còn thiếu đồng 
bộ, chưa thực sự phát triển; điều kiện và năng lực của các 
TCĐ còn chưa đáp ứng được yêu cầu... Tuy nhiên, để 
thực hiện có hiệu quả vấn đề này, các trường cần phải 
xây dựng mối quan hệ, liên kết chặt chẽ và có cơ chế 
chính sách rõ ràng trong hợp tác tuyển dụng NNL với các 
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với 
các ngành, nghề mà mình đào tạo trên từng địa bàn, từ 
đó tạo điều kiện thuật lợi nhất cho sinh viên sau khi tốt 
nghiệp làm việc ở các cơ sở này. Mặt khác, trong bối 
cảnh tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay 
ngày càng được tăng cường và mở rộng đòi hỏi các 
trường phải nhạy bén, linh hoạt, biết tận dụng mọi nguồn 
lực chất lượng cao mà mình hiện có như hệ thống cơ sở 
vật chất, NNL chất lượng cao để tiến hành nghiên cứu 
khoa học, sản xuất, chế tạo các sản phẩm phù hợp với 
năng lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở 
đó định hướng và tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt 
nghiệp trực tiếp được làm việc ngay ở nhà trường. 
2.2.5. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra yêu 
cầu cần phải đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách 
trong đào tạo ở các trường cao đẳng 
Cuộc CMCN 4.0 đã tác động mạnh mẽ và làm thay 
đổi toàn diện hệ thống giáo dục. Điều này đặt ra yêu cầu 
Nhà nước, các cơ quan quản lí giáo dục cần phải đổi mới, 
hoàn thiện cơ chế, chính sách giáo dục nói chung, đào tạo 
ở các TCĐ nói riêng. Thực hiện vấn đề này một mặt giúp 
cho các trường có cơ sở hành lang pháp lí phù hợp để 
phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả 
hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL 
mà cuộc CMCN 4.0 đặt ra; phù hợp với xu thế toàn cầu 
hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Mặt khác, nó 
góp phần nâng cao năng lực, uy tín của nền giáo dục 
nước nhà. 
Thực tiễn hiện nay cho thấy, nhiều cơ chế, chính sách 
trong đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học nói chung, ở 
các TCĐ nói riêng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cụ 
thể như: thiếu tính đồng bộ, chồng chéo, không còn phù 
hợp với thực tiễn và đặc điểm của các nhà trường; chưa 
huy động hết được các nguồn lực nhằm nâng cao chất 
lượng đào tạo... Thậm chí, trước xu hướng biến động 
mau lẹ của thực tiễn đào tạo trong bối cảnh cuộc cách 
mạng, nhưng các cơ quan quản lí giáo dục chậm ban 
hành hoặc chưa ban hành các cơ chế, chính sách nhằm 
điều khiển, quản lí các hoạt động đào tạo... Điều này 
khẳng định việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách 
trong đào tạo ở các TCĐ đang là yêu cầu cấp thiết hiện 
nay [6], [7], [8]. 
Để khắc phục những rào cản, vướng mắc này, trong thời 
gian tới các cơ chế, chính sách trong đào tạo ở các TCĐ cần 
phải được đổi mới, hoàn thiện theo hướng tiếp tục bổ sung 
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ 
chế, chính sách quy định về tự chủ đại học, quyền và trách 
nhiệm của các TCĐ khi thực hiện tự chủ, chính sách đầu tư 
phát triển các nhà trường. Sớm hoàn thiện và ban hành văn 
bản quy định cơ chế tự chủ của các TCĐ, trong đó nghiên 
cứu đề xuất đồng bộ các giải pháp tự chủ về đào tạo, nghiên 
cứu khoa học, tự chủ về tổ chức, bộ máy nhân sự, tự chủ về 
tài chính để thúc đẩy phát triển các nhà trường. Thực hiện 
nghiên cứu xây dựng và ban hành kịp thời hệ thống định 
mức kinh tế kĩ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng đối 
với các TCĐ làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế tính giá 
dịch vụ đào tạo. Từ đó, xây dựng và ban hành cơ chế đặt 
hàng của Nhà nước đối với các cơ sở đào tạo theo năng lực, 
chất lượng đào tạo của đơn vị mà không có sự phân biệt loại 
hình trường. Bên cạnh đó, cần tập trung đổi mới cơ chế, 
chính sách trong đầu tư ngân sách nhà nước đối với các 
TCĐ theo hướng giảm dần chi ngân sách cho bộ máy và 
hoạt động thường xuyên của các trường, tiến tới các trường 
tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên. Xây dựng cơ 
chế cho phép cơ sở đào tạo được tự chủ quyết định mức thu 
học phí tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo cung cấp 
và xã hội thừa nhận. Ngoài ra, cho phép các đơn vị tự chủ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 15-19 
19 
được huy động các nguồn lực từ xã hội thông qua vay tín 
dụng trong nước và nước ngoài, để bổ sung nguồn vốn cho 
phát triển GD-ĐT, xây dựng cơ sở vật chất... 
3. Kết luận 
Từ những vấn đề trên, có thể khẳng định, cuộc 
CMCN 4.0 ra đời là xu hướng tất yếu của thời đại. Nó 
đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta nói chung, 
các TCĐ nói riêng phải vận động không ngừng. Theo 
đó, các nhà trường muốn nâng cao được chất lượng đào 
tạo nhằm đáp ứng thiết thực với nhu cầu của NNL mà thị 
trường lao động đang cần trong bối cảnh này thì cần phải 
tranh thủ mọi tiềm năng vốn có của mình; biết khai thác 
tối ưu những giá trị mà cuộc cách mạng đem lại, nhất là 
những thành tựu về lĩnh vực công nghệ thông tin, số hóa 
vào trong đào tạo; từng bước đưa những kiến thức, yêu 
cầu mà xu hướng của cuộc cách mạng đang hiện hữu để 
đưa vào trong chương trình, nội dung đào tạo... thì mới 
đảm bảo cho các nhà trường tồn tại và ngày càng phát 
triển, đáp ứng tốt với nhu cầu của thực tiễn đặt ra. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc 
gia - Sự thật. 
[3] Nguyễn Hồng Minh (2017). Cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống 
giáo dục nghề nghiệp. Tạp chí Lao động và Xã hội, 
số tháng 2/2017. 
[4] Nguyễn Viết Thảo (2017). Cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư. Tạp chí Lí luận chính trị, số 5/2017. 
[5] Phan Chí Thành (2018). Cách mạng công nghiệp 
4.0 - Xu thế phát triển của giáo dục trực tuyến. Tạp 
chí Giáo dục, số 421, tr 43-46; 19. 
[6] Thủ tướng Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển 
giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định 
số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012). 
[7] Phạm Ngọc Trang (2018). Cách mạng công nghiệp 
4.0 - Thực tiễn và thách thức đặt ra đối với các 
trường đại học và đội ngũ giảng viên trẻ. Tạp chí 
Giáo dục, số đặc biệt, kì 2 tháng 5, tr 90-93. 
[8] Nguyễn Thị Thanh Tùng - Ngô Văn Tuần (2018). 
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt 
Nam đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0. Tạp chí Giáo dục, số 426, tr 1-4. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ... 
(Tiếp theo trang 14) 
3. Kết luận 
Thực tế cho thấy, không có biện pháp nào là “vạn 
năng” mà thông thường, để giải quyết một nhiệm vụ, một 
vấn đề cụ thể, phải vận dụng, phối hợp nhiều biện pháp. 
Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp 1 có ý nghĩa 
định hướng, đóng vai trò nền tảng cho việc thực hiện các 
biện pháp khác vì chỉ có nhận thức đúng thì mới có hành 
động đúng; biện pháp 2 có tính hạt nhân, đóng vai trò 
then chốt, quyết định đến chất lượng HĐDH; các biện 
pháp 3, 4, 5 có vai trò quan trọng, tạo điều kiện, hỗ trợ 
HĐDH, để các nhà quản lí phát huy sức mạnh tổng hợp 
trong quản lí HĐDH theo định hướng PTNL HS trong 
bối cảnh hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ 
thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo 
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 
của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
[3] Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh (2015). 
Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ 
Chí Minh lần thứ X nhiệm kì 2015 -2020. 
[4] Trần Trung Dũng (2016). Quản lí hoạt động dạy học 
ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát 
triển năng lực học sinh. Luận án tiến sĩ Khoa học 
Giáo dục, Trường Đại học Vinh. 
[5] Đỗ Thị Thanh Thuỷ (chủ biên) - Nguyễn Thành 
Vinh - Hà Thế Truyền - Nguyễn Thị Tuyết Hạnh 
(2017). Quản lí hoạt động dạy học trong trường phổ 
thông. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[6] Hoàng Anh Tuấn (2017). Quản lí hoạt động dạy học 
của các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, 
thành phố Cần Thơ. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 
76 (137) - tháng 7/2017, tr 113-115. 
[7] Phạm Thị Mai Loan (2016). Một số giải pháp nâng 
cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trung học cơ 
sở tại thành phố Hải Phòng theo tiếp cận phát triển 
năng lực người học. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 
tháng 5, tr 168-172; 167.

File đính kèm:

  • pdfcuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_va_nhung_yeu_cau_dat_ra_trong.pdf