Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang
Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sự phát triển tâm lý của trẻ, sự biến đổi, phát
triển bền vững của xã hội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu, tổng hợp
phân tích tài liệu, xử lý SPSS với mục đích tìm hiểu thực trạng, chỉ ra những tác động của sự gia tăng
trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang và phân tích ảnh hưởng
của nó đến sự phát triển của trẻ, của xã hội cũng như như đưa ra một số giải pháp can thiệp phù hợp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang
ết quả khảo sát đối với trẻ em trong gia đình sau ly hôn Còn với câu hỏi hãy đánh giá mức độ bị bạo hành của trẻ có đến 70% người nuôi dưỡng, chăm sóc cho biết trẻ thường xuyên bị bạo hành bằng các hình thức như: bạo hành thể chất đánh vào mông, tát vào mặt. Bạo hành tinh thần la rầy, mắng chửi, cấm đoán, bỏ bê hay thậm chí bị lạm dụng sức lao động gây tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ. Khi được hỏi “nhìn thấy trẻ bị bạo hành anh, chị làm gì”. Có 57,9% người 63 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 38 (06-2019) nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cho biết chỉ can ngăn, 42,1% khác thì không làm gì. Đối với trẻ khi bị bạo hành 100% cam chịu. Qua đây cho thấy nạn bạo hành trẻ em trong các gia đình sau ly hôn diễn ra thầm lặng hàng ngày ít biết, ít chịu sự lên án của xã hội, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của trẻ. Kết quả khảo sát còn cho thấy 50% trẻ trong các gia đình sau ly hôn qua khảo sát từng bị bạo hành bị ảnh hưởng sức khỏe thể chất, 50% bị ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, 75% cảm thấy khó khăn trong thiết lập mối quan hệ với người khác. Bạo lực gia đình làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Sự bạo hành có ảnh hưởng xấu không chỉ trong thời gian ngắn mà nó để lại di chứng suốt cuộc đời cho trẻ. Trước mắt bạo hành là nỗi khiếp sợ và căm ghét của trẻ, nhưng đến khi trưởng thành, những đứa con, lại có xu hướng lặp lại cách cư xử đó với người khác. Vì vậy cần có những giải pháp đúng đắn để ngăn chăn tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình cha mẹ ly hôn như hiện nay. Khi không có sự quan tâm đúng mức từ phía gia đình và xã hội, với nhận thức chưa đầy đủ của trẻ trong các gia đình sau ly hôn, trẻ dễ bị cám dỗ với niềm vui ảo như game online, facebook, zalo. Có 61% trẻ qua khảo sát chơi facebook, zalo, trong đó 41% chơi từ 3 giờ trở lên/ngày. 33% chơi game trong đó 16% chơi từ 2 giờ trở lên/ngày, một số trường hợp qua khảo sát trẻ nghiện game bỏ học, ít vâng lời, tụ tập bạn bè xấu trộm cắp vặt của người khác để có tiền mua các trò tiêu khiển từ game. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội, game online, nó giúp chúng ta kết nối dễ dàng với thế giới xung quanh, giải trí sau những giờ lao động, học tập vất vả, tuy nhiên theo nghiên cứu ngoài lợi ích game, mạng xã hội còn làm cho cuộc sống con người ít hạnh phúc hơn do làm giả m tương tá c giữ a ngườ i vớ i ngườ i, tăng mong muố n gây chú ý , xao lã ng mụ c tiêu cá nhân. Nếu quá chú tâm và o mạ ng xã hộ i dễ dà ng là m ngườ i ta quên đi mụ c tiêu thự c sự củ a cuộ c số ng và có nguy cơ trầ m cả m. Cá c nghiên cứ u gầ n đây cho thấ y nhữ ng ai sử dụ ng mạ ng xã hộ i cà ng nhiề u thì cà ng cả m thấ y tiêu cự c hơn, thậ m chí có thể dẫ n đế n trầ m cả m, tâm thần. Khủng hoảng do gia đình tan vỡ, thiếu vắng sự giáo dục của cha mẹ là nguyên nhân khiến một bộ phận trẻ sa ngã, bị dụ dỗ, lôi kéo sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. 19% trẻ trả lời đã từng sử dụng rượu, bia. Tần suất sử dụng rượu thường xuyên là 37,5%. Nguyên nhân chủ yếu trẻ em trong các gia đình sau ly hôn sử dụng rượu, bia là bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Qua đánh giá của người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ cho biết rượu, bia ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của trẻ. Bên cạnh rượu, bia một số trẻ em trong các gia đình sau ly hôn còn hút thuốc lá, 3% người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ trả lời trẻ từng hút thuốc sau khi bố mẹ ly hôn, tất cả đều sử dụng thường xuyên nguyên nhân do bạn bè rủ rê lôi kéo chiếm 67%, tạo kích thích đỡ buồn ngủ khi tham gia lao động sớm 33%. Mặc dù tỷ lệ trẻ em sử dụng ma túy thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trẻ sử dụng rượu bia, thuốc lá, chiếm tỷ lệ 1%. Tuy nhiên về mức ảnh hưởng ma túy gây tác động xấu đến nhiều mặt đời sống xã hội của trẻ em và gia đình, do nhu cầu cần tiền mua ma tuý của người nghiện là rất lớn từ 50.000-200.000 đồng/ngày. Khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, làm tăng chi phí ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma túy còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sử dụng làm người nghiện dễ mắc các bệnh tim, mạch, gan, thần kinh vì vậy trở nên gầy còm ốm yếu, kém ăn, mất ngủ, thần kinh rối loạn, trí nhớ kém, lười lao động, học tập sa sút. Nói về nguyên nhân trẻ em trong các gia đình sau ly hôn sử dụng ma túy được biết do thiếu sự quan tâm của cha mẹ, của những người thân trong gia đình, trẻ bị bạn bè rủ rê lôi kéo là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Rõ ràng cuộc sống của trẻ bị ảnh hưởng lớn sau khi cha mẹ ly hôn, bởi hầu hết sau ly hôn các bậc cha mẹ ít quan tâm đến trẻ, đến đời sống tâm lý, việc dạy dỗ trẻ. Chính vì vậy trẻ dễ rơi vào các tai, tệ nạn trong xã hội gây ảnh hướng xấu đến gia đình, cộng đồng, xã hội cũng như chính bản thân các em. 64 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 38 (06-2019) 5. Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau ly hôn Không giống như các nhóm trẻ khác, trẻ em trong các gia đình sau ly hôn thuộc nhiều đối tượng, có nhiều hoàn cảnh, nhu cầu cần trợ giúp khác nhau, mỗi đối tượng có một khó khăn, một vấn đề riêng không có sự thống nhất như các nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác, do đó việc xác định, giải quyết kịp thời tình trạng khó khăn, tình trạng gia tăng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn là việc làm cần được quan tâm thực hiện bằng những giải pháp đúng đắn. Chính vì vậy bài viết đi sâu tìm hiểu và ứng dụng các phương pháp công tác xã hội vào giải quyết vấn đề của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn đang gặp phải là một hoạt động mang tính khoa học giúp những người đang gặp phải những vấn đề khó khăn. Bằng cách khơi dậy những tiềm năng, những thế mạnh của bản thân để chính họ có thể tự giải quyết vấn đề cho chính mình bằng các nguồn lực sẵn có tại cộng đồng. Dưới dây là một số phương pháp được ứng dụng để giúp đỡ trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. 5.1. Công tác xã hội tại gia đình Có đến 46% trẻ em trong gia đình sau ly hôn có cuộc sống khó khăn muốn chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ vốn, nhà ở để có cuộc sống tốt hơn, yên tâm lao động, học tập. Trên 50% trẻ bị ảnh hưởng và có nhu cầu can thiệp phục hồi tâm lý. 2% thường xuyên bị cha dượng, mẹ kế bạo hành, trong đó 01 trường hợp bị bạo hành hình thức la mắng đánh đập, 01 trường hợp bị bạo hành hình thức la mắng không tạo điều kiện cho trẻ học tập. Trên cơ sở phối hợp các ngành Lao động Thương binh Xã hội, cán bộ Trẻ em, Cộng tác viên Công tác xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, xã Đoàn, Ban quản lý dự án phát triển cộng đồng xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, qua nỗ lực tìm kiếm nguồn lực nhân viên công tác xã hội phối hợp các ngành, đoàn thể xã Phú Tân tạo điều kiện giúp các hộ Trần Kim Dương, Đặng Văn Hiểu, Nguyễn Ngọc Tới, Nguyễn Văn Tâm, Trần Thị Mành cùng ngụ ấp Phú Hữu, hộ Võ Thị Bắc, Võ Thị Bạch Trúc cùng cư ngụ ấp Bà Từ, hộ Nguyễn Thị Giúp ngụ ấp Pháo Đài là người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn có cuộc sống khó khăn mượn vốn không lãi suất từ dự án phát triển cộng đồng huyện Tân Phú Đông tham gia sản xuất, vươn lên thoát nghèo, có điều kiện chăm sóc tốt cho trẻ. Bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội còn phối hợp gia đình, Ủy ban nhân dân xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang can thiệp giúp trẻ Nguyễn Thị Như Hương (tên trẻ đã được thay đổi), sinh năm 2003 sống với cha sau khi cha mẹ ly hôn, bị mẹ kế thường xuyên bạo hành hình thức đánh đập, mắng chửi, bỏ bê hoàn thành thủ tục pháp lý chuyển hộ khẩu từ thị xã Gò Công đến xã Phú Đông sinh sống cùng mẹ ruột và ông bà ngoại tránh tình trạng trẻ thường xuyên bị bạo hành ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra thông qua các buổi vãng gia, nhân viên công tác xã hội còn tư vấn, cung cấp kiến thức giúp các bậc cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ nhận thức được ảnh hưởng của ly hôn đến cuộc sống, sự phát triển tâm lý, sự phát triển bình thường đứa trẻ, cung cấp các kiến thức pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em như: luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, luật phòng chống bạo lực gia đình... cung cấp các kiến thức giúp trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn, tăng khả năng nhận biết, giải quyết vấn đề của chính mình. 5.2. Công tác xã hội tại trường học Đến trường, duy trì học tập, đảm bảo học hành việc làm khó khăn đối với nhiều trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang bởi sau khi cha mẹ ly hôn, nhiều trẻ rơi vào hoàn cảnh có mức sống thấp. Biểu đồ 3. Thể hiện mức sống của trẻ trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông 65 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 38 (06-2019) Chính vì thế có 21% trẻ qua khảo sát bỏ học tham gia lao động sớm. 46% đi học điều kiện khó khăn có nguy cơ bỏ học. Là nhóm trẻ thiệt thòi thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn ít nhận được sự quan tâm, sự chú ý của cộng đồng, xã hội hơn các nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khác. Xuất phát từ khó khăn, nhu cầu muốn duy trì học tập của trẻ, nhân viên công tác xã hội phối hợp các chiến sĩ đội vận động quần chúng đồn biên phòng Phú Tân, công chức lao động thương binh xã hội, cán bộ trẻ em, cộng tác viên công tác xã hội, Mặt trận Tổ quốc xã Phú Tân nỗ lực vận động gây quỹ thực hiện chương trình “nâng bước em đến trường” qua đó vận động, hỗ trợ 500 nghìn đồng trên tháng đối với các trẻ Huỳnh Như Ý (2009) gia đình không việc làm ổn định có cuộc sống khó khăn cùng mẹ sau khi cha mẹ ly hôn, Huỳnh Thị Đoan Thi (2004) bệnh tim bẩm sinh không tiền chữa trị, Huỳnh Thị Trang Đài (2002), Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh (2010) và Phạm Thị Quỳnh Nghi (2005) không đủ tiền trang trải chi phí học tập sau khi cha mẹ ly hôn, hỗ trợ 200 nghìn đồng trên tháng đối với trẻ Lê Thị Thu Trâm (2003) sống với cha sau khi cha mẹ ly hôn có cuộc sống khó khăn cùng ngụ xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông giúp các em có điều kiện đến trường, yên tâm học tập (tên các trẻ đã được thay đổi). Phối hợp gia đình, ủy ban nhân dân xã Tân Thạnh làm thủ tục chuyển trường giúp trẻ Nguyễn Thị Thủy (tên các trẻ đã được thay đổi), sinh năm 2013, thường xuyên bị cha dượng bạo hành hình thức mắng chửi sau khi nhậu say, không tạo điều kiện cho trẻ tham gia học tập chuyển đến nơi ở mới tại xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông để sinh sống và học tập. Bên cạnh đó, thông qua các buổi tiếp xúc, vãng gia, nhân viên công tác xã hội còn tuyên truyền, tư vấn, tham vấn giúp phụ huynh, người nuôi dưỡng chăm sóc hiểu nhu cầu, khó khăn của trẻ từ đó tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động cấp dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ được học tập phát triển bản thân. Tư vấn giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực đối với các trường hợp trẻ gặp vấn đề về tâm lý như: chán học, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nghiện game online, sa vào các tệ nạn xã hội khác giúp các em ổn định tâm lý, yên tâm học tập. 5.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng Nhằm góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tình trạng gia tăng trẻ em trong gia đình sau ly hôn, ảnh hưởng của ly hôn đến trẻ, đến xã hội, trên cơ sở thảo luận với chính quyền địa phương, các bên liên quan, vận động và được sự hỗ trợ về kinh phí tuyên tuyền của tổ chức Liên minh Na Uy tại Việt Nam nhân viên công tác xã hội phối hợp với Ban quản lý dự án phát triển cộng đồng xã Phú Tân tổ chức buổi tuyên truyền hình thức thi diễn tiểu phẩm, tuyên truyền chủ đề ly hôn và ảnh hưởng của ly hôn đối với trẻ và xã hội, 4 tiểu phẩm của các đơn vị công đoàn cơ sở, ấp Bà Từ, Pháo Đài, Phú Hữu xã Phú Tân đã góp phần giúp nâng cao nhận thức về thực trạng ly hôn và ảnh hưởng của nó đến trẻ và xã hội. 6. Kết luận Kết quả nghiên cứu phác hoạ chân thực đời sống trẻ em trong các gia đình cha mẹ ly hôn đang bị ảnh hưởng lớn bởi sự sa sút kinh tế do quá trình ly hôn, thưa kiện, phân chia tài sản giữa cha và mẹ, kết quả sự chia ly này đẩy trẻ vào cuộc sống khó khăn, lao động sớm, bị bạo hành, học tập sa sút, vướng vào các tệ nạn xã hội. Cuộc nghiên cứu đã minh chứng giả thuyết cùng với sự tăng lên nhanh chóng của tình trạng ly hôn kéo theo số trẻ em trong gia đình sau ly hôn cũng tăng lên nhanh chóng điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sự phát triển về tâm lý, việc tiếp cận giáo dục, tiếp cận các chính sách, dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe của trẻ, sự phát triển bền vững của xã hội. Bài nghiên cứu cũng đi sâu tìm hiểu khó khăn, nguồn lực cộng đồng, đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp trên cơ sở phát huy năng lực cá nhân nguồn lực cộng đồng. Bài nghiên cứu còn là nguồn tài liệu giúp những người quan tâm tiếp tục tìm ra các giải pháp mới ngăn chặn tình trạng gia tăng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn ở các địa phương khác dựa trên nền tảng của một nghiên cứu khoa học./. 66 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 38 (06-2019) Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Thị Minh Hằng (2001), Sự thích nghi tâm lý - xã hội của trẻ em trong các gia đình ly hôn, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. [2]. Nguyễn Thị Minh Hằng (2003), “Một số đặc điểm tâm lý của trẻ em có cha mẹ ly hôn”, Tạp chí Tâm lý học, (số 2), tr. 27-31. [3]. Nguyễn Duy Khánh (2019), Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương. [4]. Nguyễn Thị Liên (2012), Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn thực tiễn xét xử tại các tòa án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. [5]. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Trường Đại học Lao động - Xã hội. SOCIAL WORK WITH DIVORCED FAMILY CHILDREN IN TAN PHU DONG DISTRICT, TIEN GIANG PROVINCE Summary Parental divorce strongly infl uences children’s physio-psychological development and social changes and sustainable development. For data collection, hoursehold survey and in-depth interviews, document synthesis with SPSS analysis among diveroced families in Tan Phu district, Tien Giang province. The study presents the increasing children in these families and analyses its effects on the children’s development and society; thereby proposing relevant solutions. Keywords: Social work, children, family, divorce. Ngày nhận bài: 26/02/2019; Ngày nhận lại: 18/4/2019; Ngày duyệt đăng: 14/6/2019.
File đính kèm:
- cong_tac_xa_hoi_voi_tre_em_trong_cac_gia_dinh_sau_ly_hon_tai.pdf