Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe

trên thế giới

“Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe” hay

“công tác xã hội sức khỏe” (health social work)

lần đầu được hình thành trên thế giới vào năm

1905 tại Bệnh viện đa khoa Massachussets tại

Boston, Hoa Kỳ, với nhân viên công tác xã

hội (CTXH) bệnh viện đầu tiên là nữ y tá Ida

Cannon. Bà cho rằng các bệnh viện cần có một

nhân viên đảm nhiệm việc đại diện cho tiếng

nói và quyền lợi của bệnh nhân, giải thích các

thông tin y tế cho bệnh nhân, kết nối bệnh nhân

với các bác sỹ, và điều phối việc điều trị dựa

trên hiểu biết về hoàn cảnh tâm lý - xã hội của

bệnh nhân. Ida Cannon định nghĩa mục đích

chính của CTXH trong bệnh viện là “điều trị

các rối loạn xã hội trong cấu phần một căn

bệnh, dựa trên việc phân tích các chẩn đoán

y tế, tình trạng xã hội của bệnh nhân, và các

nguyên tắc của xã hội học” (1-3). Chỉ trong

hơn 10 năm kể từ 1905, hơn 100 bệnh viện

ở 35 thành phố của Mỹ đã thành lập phòng

CTXH. Đến năm 1930, con số này tăng lên

1000 bệnh viện và đến cuối thập kỷ 30 thì con

số đã là 1600 (1, 2, 4).

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 6520
Bạn đang xem tài liệu "Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam
đặc biệt, các cấu phần này 
có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, việc 
chăm sóc sức khỏe đã chuyển đổi từ chỗ tập 
trung vào chữa trị các triệu chứng lâm sàng 
trên cơ thể của người bệnh sang chỗ tập trung 
vào kinh nghiệm sức khỏe tổng thể của bệnh 
nhân, bao gồm cả nâng cao sức khỏe tâm lý 
và các mối quan hệ xã hội. Nền khoa học sức 
khỏe trên thế giới hiểu rằng triệu chứng lâm 
sàng của người bệnh thì khách quan nhưng 
cảm nhận và trải nghiệm về bệnh cũng như 
cảm nhận về sức khỏe là chuyện chủ quan của 
người bệnh và cần được coi trọng. Thứ hai, 
từ thập kỷ 1960 đến thập kỷ 1990, việc chăm 
sóc sức khỏe trên thế giới đã chuyển mạnh từ 
xu hướng chăm sóc tập trung trong bệnh viện 
sang chăm sóc trong cộng đồng; do đó xã hội 
cần đội ngũ nhân viên CTXH sức khỏe có thể 
đi sâu vào cộng đồng, cung cấp dịch vụ sức 
khỏe tại nhà, để bổ sung cho lực lượng bác 
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Hường
1Đại học South Carolina, Hoa Kỳ
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho 
Việt Nam
Nguyễn Ngọc Hường1*
BÀI LUẬN
9Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
sĩ và nhân viên y tế chuyên sâu, vốn có số 
lượng hạn chế và chi phí làm việc quá cao. 
Thứ ba, việc chăm sóc sức khỏe tại các nước 
cũng chuyển dần trọng tâm từ điều trị khi có 
bệnh sang phòng ngừa từ xa; do đó, các nhu 
cầu về phòng ngừa trong cộng đồng, kết nối 
nguồn lực, phát hiện và can thiệp sớm trong 
cộng đồng, cũng được đẩy mạnh. Với tất cả 
các chuyển đổi căn bản này của khoa học sức 
khỏe, CTXH cũng buộc phải chuyển đổi theo 
cả về thuật ngữ và nội dung chuyên môn. 
Ngày nay, CTXH là thành phần tất yếu trong hệ 
thống chăm sóc sức khỏe tại các nước phát triển. 
Tại Mỹ, 50% trong tổng số khoảng 642 ngàn vị 
trí công việc CTXH trên toàn nước Mỹ là các 
công việc thuộc hệ thống y tế và con số này 
được dự tính sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới (5). 
Riêng với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, 
CTXH chiếm 60% lực lượng cán bộ làm việc 
trong lĩnh vực này, nhiều hơn tổng số lực lượng 
của các ngành khác cộng lại (6). Lấy ví dụ, 
bệnh viện cỡ lớn như Mount Sinai tại thành phố 
New York có hơn 600 nhân viên CTXH trong 
khi Bệnh viện quân y ở thành phố Charleston 
của tiểu bang South Carolina, dù chủ yếu phục 
vụ cựu chiến binh, cũng có hơn 100 nhân viên 
CTXH. Có thể nói, CTXH sức khỏe có mặt ở 
mọi nơi của hệ thống chăm sóc sức khỏe. 
Trong nghề CTXH, lĩnh vực CTXH sức khỏe 
là lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu nhất. Do 
đó các nước phát triển đều yêu cầu nhân viên 
CTXH sức khỏe phải có bằng thạc sĩ, và phải 
có giấy phép hành nghề chuyên biệt. Đặc biệt, 
trong mảng trị liệu sức khỏe tâm thần, nhân 
viên CTXH thường được gọi bằng cụm từ 
“nhân viên CTXH lâm sàng” (clinical social 
worker) và phải thỏa mãn những tiêu chí đào 
tạo nghiêm ngặt nhất về thực hành. Cụ thể, 
họ phải có bằng thạc sĩ CTXH với chuyên 
môn sâu về sức khỏe hoặc sức khỏe tâm thần 
(SKTT), phải thực tập về SKTT trong thời gian 
học thạc sĩ; sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, họ phải 
có 2 năm kinh nghiệm thực tập trị liệu dưới sự 
hướng dẫn của một nhân viên CTXH lâm sàng 
có giấy phép hành nghề. Sau đó, họ phải đỗ kỳ 
thi lấy giấy phép hành nghề lâm sàng thì mới 
được phép hành nghề.
Nhân viên CTXH sức khỏe làm gì?
Nhìn tổng thể, họ giải quyết các nhân tố tâm 
lý xã hội mà đóng góp vào sự hình thành, duy 
trì, hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân, gia 
đình bệnh nhân, cho cộng đồng, và xã hội. 
Họ tham gia vào cả ba tuyến: phòng ngừa 
trước khi có bệnh, điều trị trong lúc có bệnh, 
và phục hồi sau điều trị của quy trình chăm 
sóc sức khỏe. Họ hoạt động ở cả cấp độ vi mô 
(trị liệu, làm việc trực tiếp với người bệnh và 
gia đình); trung mô (làm việc với nhóm, cộng 
đồng) và vĩ mô (vận động chính sách, làm 
việc ở cấp quốc gia, quốc tế). Họ có mặt ở tất 
cả các môi trường có cung cấp dịch vụ chăm 
sóc sức khỏe, như bệnh viện đa khoa, bệnh 
viện tâm thần, hệ thống y tế công và tư các 
cấp, trung tâm bảo trợ xã hội, nhà dưỡng lão, 
trại trẻ mồ côi, trường học, nhà tế bần, trung 
tâm cho người vô gia cư, hệ thống bảo vệ trẻ 
em, tòa án, nhà tù, trại giáo dưỡng, doanh 
trại quân đội, vv Đồng thời, tại các nước, 
một bộ phận lớn nhân viên CTXH sức khỏe 
tự mở văn phòng hành nghề tư nhân (private 
practice) để cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý.
Để hình dung được về vai trò và hoạt động của 
nhân viên CTXH sức khỏe, xin lấy một ví dụ 
đơn giản. Trong đợt dịch virus corona hiện tại, 
giả sử một phụ nữ đi du lịch trở về Việt Nam 
và sau đó bị nghi ngờ có thể có virus. Người 
phụ nữ này sau đó được chuyển tới bệnh viện 
nhiệt đới Trung ương để làm các xét nghiệm 
lâm sàng và cách ly theo dõi. Phần công việc 
lâm sàng bệnh lý là việc của các bác sĩ và y 
tá; tuy nhiên, một loạt vấn đề xã hội và tâm 
Nguyễn Ngọc Hường
10
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
lý phát sinh đi cùng với vấn đề bệnh lý mà 
bác sĩ và y tá thường không có trách nhiệm 
giải quyết; ví dụ: tâm lý hoảng sợ của bệnh 
nhân và người nhà vì sự nguy hiểm của virus 
corona; tâm lý lo âu của người bệnh trong lúc 
bị cách ly; tâm lý lo âu của người nhà; sự kỳ 
thị của người dân đối với người phụ nữ vì cho 
rằng cô đã truyền bệnh cho mọi người; việc 
mất thu nhập trong thời gian cách ly và nghỉ 
làm; sự kỳ thị ở nơi làm việc sau khi đã được 
điều trị; sự lo lắng của người dân tại nơi cô 
sinh sống; kể cả sự lo lắng của đội ngũ nhân 
viên y tế phải chăm sóc bệnh nhân vv Đây 
chính là những vấn đề mà nhân viên CTXH 
có thể tham gia giải quyết bằng các hoạt động 
trị liệu tâm lý, giải thích thông tin, điều phối 
dịch vụ, hỗ trợ cộng đồng phòng chống dịch, 
giải tỏa kỳ thị của cộng đồng, trợ giúp việc tái 
hòa nhập của cô gái trở lại cộng đồng, nâng 
cao hiểu biết, vv 
Trong môi trường bệnh viện, nhân viên CTXH 
sức khỏe hoạt động ở tất cả các phòng và khoa 
chức năng (tiếp nhận ban đầu, phòng khám, xét 
nghiệm, trị liệu, cấp cứu, các khoa chức năng, 
vv). Họ tham gia vào toàn bộ quá trình từ lúc 
bệnh nhân bắt đầu nhập viện, điều trị tại bệnh 
viện, và ra khỏi bệnh viện. Cụ thể, nhân viên 
CTXH sức khỏe có thể làm các công việc sau:
- Sàng lọc ban đầu cho bệnh nhân và gia 
đình để đưa tới đơn vị thăm khám hợp lý.
- Hỗ trợ cấp cứu, giải quyết khẩn cho các 
trường hợp đặc biệt.
- Tiến hành lượng giá tâm lý xã hội tổng thể 
cho bệnh nhân (psychosocial assessment) 
để biết bệnh nhân có vấn đề tâm lý – xã 
hội gì liên quan tới bệnh thể chất không.
- Giáo dục bệnh nhân và gia đình về căn 
bệnh, các phương án điều trị khác nhau, 
hậu quả của mỗi phương án điều trị, 
quyền điều trị, hậu quả của từ chối điều 
trị, vv
- Giúp bệnh nhân và gia đình nhập viện suôn 
sẻ, hòa nhập nhanh với môi trường bệnh 
viện; hòa nhập nhanh với lịch điều trị; làm 
quen với các phản ứng tâm lý, tính cảm và 
sinh lý ban đầu sau chẩn đoán và điều trị.
- Giải thích về từng vai trò trong đội ngũ 
điều trị, như bác sĩ, y tá, hộ lý, nhân 
viên kỹ thuật; giải thích cách giao tiếp 
với nhân viên y tế, giải thích thông tin 
về nội quy bệnh viện, văn hóa giao tiếp 
với các bệnh nhân khác, văn hóa khi đã 
vào viện, vv 
- Giáo dục bệnh nhân và người nhà về các 
quyền lợi của họ, các chính sách, các 
dịch vụ trong cộng đồng liên quan tới 
bệnh của họ vv 
- Trợ giúp bệnh nhân và người nhà ra quyết 
định về điều trị, bảo hiểm, chi trả, vv
- Can thiệp trực tiếp trong các trường hợp 
khẩn cấp, ví dụ như có bệnh nhân muốn 
tự tử, lên cơn hoảng loạn, hay gây hấn với 
bác sĩ và người bệnh khác.
- Chẩn đoán các vấn đề SKTT, tiến hành 
trị liệu trực tiếp hoặc giới thiệu, chuyển 
tuyến cho bệnh nhân và người nhà.
- Giáo dục các nhân viên khác trong bệnh 
viện về các vấn đề tâm lý xã hội của 
bệnh nhân.
- Thúc đẩy giao tiếp, trao đổi thông tin giữa 
các thành viên của nhóm điều trị (bác 
sỹ thần kinh, bác sỹ đa khoa, y tá, điều 
dưỡng, trị liệu, vv)
- Hòa giải xung đột giữa các thành viên 
nhóm điều trị hoặc xung đột quyền lợi 
của bệnh nhân với nhóm điều trị.
Nguyễn Ngọc Hường
11
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
- Điều phối việc ra viện.
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc tại cộng đồng 
cho bệnh nhân và người nhà sau khi ra viện.
- Điều phối, trợ giúp bệnh nhân và người 
nhà tiếp cận dịch vụ CSSK tại cộng đồng.
- Sắp xếp vấn đề tài chính liên quan đến chi 
phí thuốc, dụng cụ y tế, và các dịch vụ khác.
- Giáo dục gia đình và cộng đồng về chăm 
sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng
- Vận động quyền lợi và chính sách cho 
người bệnh tâm thần và gia đình họ.
Có ba xu hướng cần lưu ý về vai trò của 
nhân viên CTXH sức khỏe trên thế giời. Một 
là xu hướng sử dụng nhân viên CTXH làm 
người quản lý ca (case manager), tức làm 
đầu mối quản lý các dịch vụ khác nhau mà 
một người bệnh có thể cần khi điều trị tại 
bệnh viện hoặc trong cộng đồng. Tại các 
bệnh viện lớn ở phương Tây, một bệnh nhân 
đến điều trị thường sẽ có một nhóm điều 
trị, có thể gồm bác sỹ đa khoa hoặc bác sỹ 
tâm thần, điều dưỡng/y tá, nhà tâm lý, hộ 
lý, nhân viên CTXH, và các nhân viên y tế 
khác (ví dụ như nhân viên trị liệu). Trước 
đây, mô hình điều trị là mô hình phân tầng 
quyền lực (hierachical model) trong đó bác 
sỹ là người có quyền lực tối cao và có thể 
áp đặt lên các nhân viên còn lại trong nhóm 
điều trị. Ngày nay, khuyến cáo của Tổ Chức 
Thế Giới và các nước phát nước phát triển 
đều chuyển sang mô hình hợp tác/mô hình 
tương hỗ (collaborative model), theo đó mọi 
thành viên tham gia nhóm điều trị sẽ chia sẻ 
thông tin và công việc với nhau, hỗ trợ và 
hợp tác để thực hiện vai trò của mình. Theo 
mô hình tương hỗ này, nhân viên CTXH có 
thể trở thành trung tâm của nhóm điều trị với 
nhiệm vụ quản lý ca và điều phối các dịch 
vụ cũng như sự giao tiếp giữa nhóm điều trị 
với bệnh nhân. Một số nghiên cứu cho thấy 
khi nhân viên CTXH hoạt động ở vị trí này, 
bệnh nhân và nhóm làm việc cảm thấy hiệu 
quả điều trị và công việc tăng lên. Thứ hai, 
WHO khuyến cáo các nước đang phát triển, 
vốn thiếu nhân lực y tế và cơ sở vật chất, nên 
sử dụng mô hình chăm sóc sức khỏe trong 
cộng đồng, trong đó có sử dụng nhân viên 
CTXH và các nhân viên không cần được 
đào tạo quá chuyên sâu về y tế để đảm nhận 
một số vai trò của y tế cộng đồng. Thứ ba, 
đối với mảng SKTT, do sự thiếu hụt đội ngũ 
bác sĩ tâm thần và các dịch vụ trị liệu nên 
nghề CTXH cần được đẩy mạnh trong mảng 
này. Nhân viên CTXH cần có khả năng mở 
các phòng trị liệu tâm lý tư nhân (private 
practice) để đáp ứng nhu cầu trị liệu tâm lý 
ngày càng lớn của xã hội hiện đại.
Ứng dụng cho Việt Nam
Trong những năm qua, tôi đã tiến hành 
một số nghiên cứu và khảo sát ban đầu về 
CTXH sức khỏe tại Việt Nam. Để phát triển 
CTXH sức khỏe, một trong những điều đầu 
tiên mà Việt Nam cần tránh là sự mù mờ về 
vai trò của nhân viên CTXH sức khỏe, đưa 
đến một cơ chế phân tầng quyền lực tiêu 
cực giữa bác sĩ, y tá, nhân viên CTXH. Việt 
Nam cũng cần tránh hai điều: 1) CTXH bị 
bóp méo và trở thành nhân viên giấy tờ, 
một dạng công việc quan liêu; 2) Nghề 
CTXH bị biến dạng, uốn theo mô hình y tế, 
trở thành cái bóng của ngành y tế. Do đó, 
trước hết, Việt Nam cần xây dựng một văn 
bản khung trong đó triển khai rõ ràng, chi 
tiết các vấn đề: 
- Định nghĩa CTXH sức khỏe cho Việt Nam
- Sứ mệnh của CTXH sức khỏe tại Việt Nam
- Bộ giá trị lõi của CTXH sức khỏe tại 
Việt Nam
Nguyễn Ngọc Hường
12
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
- Các đặc điểm đặc thù của CTXH sức khỏe 
của Việt Nam, phù hợp với Việt Nam.
- Mô hình hoạt động và vị trí của nhân viên 
CTXH sức khỏe.
Trong việc triển khai CTXH sức khỏe tại Việt 
Nam, cần đảm bảo một số nguyên lý: 
- Hướng tới mô hình y tế lồng ghép 
(integrated health care).
- Hướng tới mô hình chăm sóc trong cộng 
đồng, giảm dần khám - chữa tập trung và 
việc quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. 
Đào tạo nhân viên CTXH sức khỏe để làm 
việc ở các môi trường cộng đồng thay cho 
các bác sỹ và nhân viên y tế chuyên sâu.
- Thay dần mô hình phân tầng quyền lực 
trong đó bác sỹ có quyền sinh quyền 
sát; hướng tới mô hình nhóm điều trị 
hoạt động tương hỗ, trong đó có nhân 
viên CTXH. 
- Áp dụng mô hình lấy bệnh nhân làm trung 
tâm (patient-centered model); dùng nhân 
viên CTXH đại diện quyền lợi và tiếng 
nói của người bệnh và gia đình. 
- Sử dụng nhân viên CTXH sức khỏe 
và nhân viên y tế không chuyên (non-
specialists) vào chăm sóc sức khỏe ở các 
môi trường thiếu điều kiện (nông thôn, 
vùng sâu, vùng xa).
- Dùng nhân viên CTXH để kết nối hệ 
thống chăm sóc sức khỏe hiện đại với 
hệ thống chăm sóc sức khỏe cổ truyền 
và các vấn đề tín ngưỡng, tâm linh trong 
sức khỏe. 
Về lộ trình cụ thể trong phát triển CTXH sức 
khỏe, Việt Nam có thể đi theo các bước (7):
Bước 1: Khảo sát tổng thể các vấn đề nhận 
thức, nhu cầu dịch vụ CTXH, nhu cầu đào 
tạo về CTXH trong y tế, và thực trạng các 
dịch vụ đang cung cấp tại các bệnh viện; 
đặc biệt là thói quen khám - chữa bệnh và 
tìm kiếm thông tin y tế để điều trị của người 
Việt Nam; nhu cầu của bệnh nhân và gia 
đình Việt Nam với các dịch vụ CTXH là 
như thế nào.
Bước 2: Dựa trên bước 1, xây dựng phòng 
CTXH thí điểm ở bệnh viện theo mô hình 
chuẩn ở các nước, kết hợp với đặc thù Việt 
Nam; thí điểm hoạt động; điều chỉnh mô hình 
và nhân rộng.
Song song với các bước trên, Việt Nam cần 
hình thành chuyên ngành CTXH sức khỏe 
trong các chương trình đào tạo CTXH tại các 
trường để chuẩn bị nhân lực đưa vào hệ thống 
chăm sóc sức khỏe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Reisch M. The challenges of health care reform 
for hospital social work in the United States. 
Social Work in Health Care. 2012;51(10):873-93.
2. Carlton TO. Twenty-five years of advancing 
hospital social work: A salute to the society 
for hospital social work directors. Oxford 
University Press; 1990.
3. Bartlett HM. Ida M. Cannon: Pioneer in 
medical social work. Social Service Review. 
1975;49(2):208-29.
4. Lubove R. The Professional Altruist: The 
Emergence of Social Work as a Career, 1880-
1930: Harvard University Press; 1968.
5. Workers NAoS. Social workers in hospitals and 
medical centers: Occupational profile. http://
workforce.socialworkers.org/studies/profiles/
Hospitals.pdf 2011.
6. Workers NAoS. Social workers in mental health 
clinics and outpatient facilities: Occupational 
profile. 
studies/profiles/Mental%20Health%20Clinics.
pdf: 2011.
7. Hường NN. Phát triển công tác xã hội y tế: Kinh 
nghiệm quốc tế và một vài quan sát tại Việt 
Nam. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. 
2016;2(1 (2016)):12-25.
Nguyễn Ngọc Hường

File đính kèm:

  • pdfcong_tac_xa_hoi_trong_cham_soc_suc_khoe_tren_the_gioi_va_ung.pdf