Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán

Tóm tắt:

Bài viết này tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và quản

trị doanh nghiệp nói chung trong thời đại dữ liệu lớn (Big Data), đặc biệt là công nghệ

thông tin có ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống

kế toán. Có nhiều cách để đánh giá hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán, trong đó

việc xem xét đánh giá chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán cũng là

một phương thức quan trọng. Bài viết nghiên cứu cách đo lường chỉ số năng lực cung

cấp thông tin của hệ thống kế toán. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra ảnh hưởng tích cực

của công nghệ thông tin đến chỉ số này, đặc biệt qua 2 biến: sự tiên tiến của công nghệ

thông tin áp dụng trong doanh nghiệp và am hiểu về công nghệ thông tin của Ban giám

đốc.

Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trang 1

Trang 1

Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trang 2

Trang 2

Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trang 3

Trang 3

Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trang 4

Trang 4

Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trang 5

Trang 5

Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trang 6

Trang 6

Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 8840
Bạn đang xem tài liệu "Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán

Công nghệ thông tin ảnh hưởng như thế nào đến ch số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán
a hệ thống 
kế toán. Có nhiều cách để đánh giá hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán, trong đó 
việc xem xét đánh giá chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán cũng là 
một phương thức quan trọng. Bài viết nghiên cứu cách đo lường chỉ số năng lực cung 
cấp thông tin của hệ thống kế toán. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra ảnh hưởng tích cực 
của công nghệ thông tin đến chỉ số này, đặc biệt qua 2 biến: sự tiên tiến của công nghệ 
thông tin áp dụng trong doanh nghiệp và am hiểu về công nghệ thông tin của Ban giám 
đốc. 
Từ khóa: Hệ thống thông tin kế toán; Yêu cầu cung cấp thông tin kế toán; Năng lực cung 
cấp thông tin của hệ thống kế toán; Chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế 
toán. 
1. Giới thiệu nghiên cứu 
Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, đặc biệt 
trong thời đại công nghệ 4.0. Thông tin kế toán cung cấp sẽ ảnh hưởng đến các quyết 
định của nhà quản trị trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức được 
một hệ thống thông tin kế toán hoạt động hiệu quả cũng là một yêu cầu đặt ra cho các 
doanh nghiệp. Có nhiều cách để đánh giá hiệu quả của một hệ thống thông tin kế toán, 
trong đó việc xem xét chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán cũng là 
một phương thức để đánh giá hiệu quả của một hệ thống thông tin kế toán. Chỉ số năng 
lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán cao sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh 
doanh của đơn vị. Nghiên cứu này tập trung vào việc đo lường chỉ số năng lực cung cấp 
thông tin của hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp. Tác giả sử dụng nghiên cứu định 
lượng, phần mềm SPSS 11 để xử lý thông tin thu thập được từ Bảng câu hỏi nhận về qua 
Email từ các đối tượng khảo sát. Qua khảo sát tác giả kiểm nghiệm giả thuyết ảnh hưởng 
của sự tiến tiến của công nghệ thông tin đến chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ 
thống kế toán. 
2. Tổng quan nghiên cứu 
Hệ thống thông tin kế toán (HTTT T) bao gồm quá trình thu thập, ghi nhận, lưu 
trữ xử lý dữ liệu kế toán cũng như các dữ liệu khác có liên quan để tạo ra những thông tin 
 148 
hữu ích cho người sử dụng thông tin trong quá trình lập kế hoạch, kiểm soát, phối hợp, 
phân tích và ra quyết định (Ismail N , & ing, M.,2006) 
Hình 1 mô tả mô hình nghiên cứu, nơi các biến được xem là đo lường chỉ số năng 
lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán: mức độ tiên tiến của công nghệ thông tin, sự 
am hiểu về công nghệ thông tin của Ban giám đốc. 
Biến phụ thuộc là chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán. Các giả 
thuyết của mô hình này và biện minh cho phép đo của mỗi biến được thảo luận như sau: 
Theo Ismail NA, & King, M(2006) việc sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến dẫn 
đến nhiều thông tin sẵn có hơn và nhanh chóng được truy xuất bao gồm thông tin bên 
ngoài, thông tin nội bộ và do đó dẫn đến tăng khả năng truy cập thông tin. 
Chong và cộng sự (1997) đã phát hiện ra rằng mức độ tiên tiến của công nghệ 
thông tin có liên quan đến khả năng điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Do đó, các doanh 
nghiệp có công nghệ thông tin tiên tiến hơn sẽ có chỉ số năng lực cung cấp thông tin của 
hệ thống kế toán cao hơn 
H1: Các doanh nghiệp có công nghệ thông tin tiên tiến hơn s có chỉ số năng lực 
cung cấp thông tin của hệ thống kế toán cao hơn. 
Theo Hussin và các cộng sự (2002), kiến thức công nghệ thông tin của Ban giám 
đốc có thể xác định thành công hay thất bại của các dự án đổi mới công nghệ thông tin, 
nâng cao năng lực cung cấp thông tin bởi vì họ đóng vai trò chủ đạo trong các quyết định 
kinh doanh. Chính vì vậy nghiên cứu đưa ra giả thuyết các doanh nghiệp có Ban giám 
đốc am hiểu về công nghệ thông tin sẽ có chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống 
kế toán tốt hơn 
H2: Các doanh nghiêp có Ban giám đốc am hiểu về công nghệ thông tin hơn s có 
chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán cao hơn. 
Hình 1: Nghiên cứu chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán 
Biến độc lập Biến phụ thuộc 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Các biến được mô tả và đo lường như sau: 
3.1. Chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán 
Sự tiên tiến của công nghệ thông tin 
Chỉ số năng lực cung cấp 
thông tin của hệ thống kế 
toán 
Am hiểu công nghệ thông tin của 
Ban Giám đốc 
 149 
Về mặt đo lường, chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán được đo 
bằng câu hỏi được phát triển bởi Chenhall và Morris (1986) 
Bảng câu hỏi Chenhall và Morris (1986) được coi là phù hợp để sử dụng trong 
doanh nghiệp vì nó đã áp dụng một định hướng khách quan hơn xác định các đặc điểm 
của cả yêu cầu và năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán. Công cụ này là phổ 
biến nhất và được áp dụng rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu kế toán. Ban đầu nó được phát 
triển để sử dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, sau đó nó đã được sửa đổi và thử 
nghiệm trong bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ bởi Ismail và ing 
(2005) 
Theo Chenhall và Morris (1986), chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống 
kế toán được đo lường liên quan đến 19 đặc điểm thông tin kế toán sử dụng hai thang 
điểm năm riêng biệt (19 câu hỏi được trình bày trong Bảng số - Phụ lục). 
3.2. Sự tiên tiến của công nghệ thông tin 
Sự tiên tiến về công nghệ phản ánh sự đa dạng về số lượng công nghệ thông tin 
được sử dụng (Hussin và các cộng sự, 2002). Để thu thập thông tin về sự tiên tiến của 
công nghệ thông tin tác giả đưa ra các câu hỏi để người khảo sát lựa chọn (có thể chọn 
nhiều đáp án) 
Sự tiên tiến của khoa học thông tin phản ánh số lượng hoặc tính đa dạng của công 
nghệ thông tin được sử dụng. Mặt khác sự tiên tiến của công nghệ thông tin còn được 
xem xét ở mức độ sử dụng để lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá các ứng dụng hiện tại 
và tương lai. 
3.3. m hiểu công nghệ thông tin của Ban giám đốc 
Nghiên cứu đo lường mức độ am hiểu công nghệ thông tin của Ban giám đốc bằng 
cách sử dụng một danh sách bảy ứng dụng thường sử dụng trong doanh nghiệp với thang 
đo từ 1- không có kiến thức đến 5- kiến thức sâu rộng. 
Người được khảo sát sẽ trả lời các câu hỏi về mức độ quen thuộc với xử lý văn 
bản, cơ sở dữ liệu, e-mail, Internet và quản lý sản xuất được hỗ trợ bởi máy tính cùng các 
ứng dụng. 
4. Kết quả và thảo luận 
Tác giả gửi E-mail trong đó có Bảng câu hỏi (Phụ lục) để thu thập dữ liệu từ các 
doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập về 19 đặc điểm thông tin kế toán đo lường chỉ số 
năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán. 
Đối tượng được khảo sát là kế toán trưởng, giám đốc điều hành, giám đốc tài 
chính, giám đốc doanh nghiệp, chuyên gia công nghệ thông tin của doanh nghiệp 
Số Bảng câu hỏi nhận về là 82 được xử lý trên phần mềm SPSS 11. 
Phân tích cụm được sử dụng để tìm hai nhóm: Nhóm 1- có chỉ số năng lực cung 
cấp thông tin của hệ thống kế toán cao hơn; Nhóm 1 có chỉ số năng lực cung cấp thông 
tin của hệ thống kế toán thấp hơn. ỹ thuật này chia tách mẫu nghiên cứu thành các 
nhóm, nên việc so sánh và tương phản rất đem lại hiệu quả (Hussin và cộng sự, 2002) 
Nghiên cứu sau đó đã điều tra một số yếu tố có thể liên quan đến chỉ số năng lực 
cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trong doanh nghiệp như: Sự tiên tiến của công 
 150 
nghệ thông tin, Sự hiểu biết về công nghệ thông tin của Ban giám đốc. Những phát hiện 
từ nghiên cứu cho thấy chỉ số năng lực cung cấp thông tin kế toán có liên quan đến các 
đặc điểm của doanh nghiệp như: độ tiên tiến của công nghệ thông tin; mức độ hiểu biết 
của Ban giám đốc về công nghệ thông tin 
 Việc nghiên cứu các biến cụ thể như sau: 
4.1. Chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán 
Chỉ số năng lực cung cấp thông tin kế toán được đo bằng cách nhân mức đánh giá 
của mục yêu cầu cung cấp thông tin kế toán với mức đánh giá của mục năng lực cung cấp 
thông tin kế toán tương ứng. Nếu có xếp hạng cao cho mục yêu cầu cung cấp thông tin kế 
toán và xếp hạng cao cho mục năng lực cung cấp thông tin kế toán tương ứng sẽ dẫn đến 
chỉ số cao. Mặt khác, một đánh giá thấp cho một mục yêu cầu cung cấp thông tin kế toán 
và một đánh giá thấp cho mục năng lực cung cấp thông tin kế toán tương ứng sẽ cung cấp 
cho một chỉ số liên kết thấp. 
Vì mỗi mục được đo bằng thang điểm năm, kết quả riêng lẻ của phép nhân sẽ dao 
động trong khoảng từ 1 đến 25 (Chong và cộng sự, 1997) 
 ỹ thuật phân tích cụm thường được sử dụng để tạo các cụm hoặc nhóm các thực 
thể tương tự cao dựa trên một số biến được chỉ định 
Trong bài viết này, phân tích cụm được sử dụng để xác định các nhóm tương tự 
dựa trên 19 đặc điểm thông tin kế toán. ỹ thuật này có lợi thế là xác định sự giống nhau 
mà không áp đặt một mô hình cụ thể. Sự ổn định của phương pháp cụm đã được kiểm tra 
bằng cách tách dữ liệu thành một nửa. Mỗi nửa sau đó được phân tích một cách riêng biệt 
Bài viết này sử dụng phân tích cụm trong SPSS 11. Dữ liệu trong Bảng 1 chỉ ra 
rằng doanh nghiệp trong nhóm 1 có chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế 
toán cao hơn so với các doanh nghiệp trong nhóm 2 
Bảng 1 Chỉ số liên kết giữa yêu cầu và năng lực cung cấp thông tin kế toán 
TT Các đặc điểm kế toán Nhóm 1 Nhóm 2 
1 Tần suất báo cáo 14,54 10,61 
2 Báo cáo tóm tắt toàn doanh nghiệp 13,98 9,51 
3 Báo cáo tóm tắt từng bộ phận 14,33 8,77 
4 Báo cáo bộ phận 14,08 8,87 
5 Tốc độ báo cáo 14,53 9,24 
6 Báo cáo theo kỳ kế toán 13,41 8,89 
7 Sự kiện trong tương lai 14,31 9,26 
8 Báo cáo tức thì 12,95 7,08 
9 Thông tin phi tài chính liên quan đến sản xuất 11,75 6,87 
 151 
10 Tự động cung cấp thông tin 11,84 7,02 
11 Mô hình ra quyết định 12,23 6,54 
12 Hiệu quả của doanh nghiệp 11,07 6,28 
13 Chiến lược của doanh nghiệp 11,03 5,62 
14 Thông tin phi tài chính liên quan đến thị 
trường 
11,01 5,42 
15 Ảnh hưởng của sự kiện lên các bộ phận chức 
năng 
10,76 4,74 
16 Tương tác giữa các bộ phận 9,91 4,16 
17 Thông tin phi kinh tế 9,72 4,34 
18 Báo cáo phân tích tình huống 9,65 3,88 
19 Thông tin bên ngoài 8,96 3,70 
 ết quả cho thấy đặc điểm thông tin kế toán có chỉ số năng lực cung cấp thông tin 
cao là: tần suất báo cáo; Báo cáo tóm tắt toàn doanh nghiệp; Báo cáo tóm tắt từng bộ 
phận; Báo cáo bộ phận; Tốc độ báo cáo; Báo cáo theo kỳ kế toán. 
Các đặc điểm thông tin kế toán với chỉ số năng lực cung cấp thông tin thấp là: 
Thông tin bên ngoài; Báo cáo phân tích tình huống; Thông tin phi kinh tế; Tương tác giữa 
các bộ phận 
4.2. Sự tiên tiến của công nghệ thông tin 
Bảng tóm tắt sự tiên tiến của công nghệ thông tin bằng cách hiển thị tỷ lệ phần 
trăm của mỗi lựa chọn trong 9 công nghệ thông tin được đưa ra. Số lượng công nghệ 
được sử dụng trong mỗi công ty được tổng cộng, và sau đó tính trung bình trên mỗi nhóm 
sao cho một thử nghiệm T- test độc lập. ết quả có nghĩa là hai nhóm không khác nhau 
về số lượng công nghệ được áp dụng 
Bảng 2: Mối liên hệ giữa chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán và 
Sự tiên tiến của công nghệ thông tin 
Sự tiên tiến của công nghệ thông tin Nhóm 1 Nhóm 2 Sig. 
Phần mềm soạn thảo, trình chiếu 81 79 0.501 
Bảng tính 65 70 0.323 
Cơ sở dữ liệu 52 62 0.098 
Phần mềm kế toán 96 89 0.075 
Phần mềm thiết kế 41 36 0.289 
Phần mềm tự động quy trình sản xuất 25 31 0.345 
Mạng thông tin nội bộ 16 13 0.245 
Mạng thông tin bên ngoài 63 68 0.042* 
 152 
Mức ý nghĩa 0.05 
 ết quả cho thấy rằng việc sử dụng Mạng thông tin bên ngoài như: Internet có thể 
giúp công ty thu thập nhiều thông tin và do đó góp phần vào quá trình nâng cao chỉ số 
liên kết giữa yêu cầu và năng lực cung cấp thông tin kế toán 
4.3. m hiểu về công nghệ thông tin của Ban giám đốc 
 ết quả điều tra cho thấy Ban giám đốc được tin là có kiến thức tốt về e-mail và 
Internet, cao hơn các ứng dụng công nghệ thông tin khác. 
Bảng 3: Mối liên hệ giữa chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán và 
Am hiểu công nghệ thông tin của Ban giám đốc. 
 m hiểu công nghệ thông tin của Ban 
giám đốc 
Nhóm 1 Nhóm 2 Sig. 
Phần mềm soạn thảo, trình chiếu 2.95 2.68 0.132 
Bảng tính 3.01 2.98 0.301 
Cơ sở dữ liệu 2.65 2.54 0.058 
Phần mềm kế toán 2.75 2.44 0.011* 
Phần mềm quản lý sản xuất 2.55 2.03 0.001* 
E-mail 3.62 3.21 0.789 
Internet 3.97 3.67 0.287 
Mức ý nghĩa 0.05 
 ết quả cho thấy có mối quan hệ giữa chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ 
thống kế toán với sự am hiểu về công nghệ thông tin của Ban giám đốc. iến thức công 
nghệ thông tin của Ban giám đốc có thể xác định thành công hay thất bại của các dự án 
đổi mới công nghệ thông tin, nâng cao năng lực cung cấp thông tin bởi vì họ đóng vai trò 
chủ đạo trong các quyết định kinh doanh. 
5. Khuyến nghị giải pháp 
Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống 
kế toán có liên quan đến sự trưởng thành, tiên tiến của công nghệ thông tin trong doanh 
nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng một số doanh nghiệp đã xây dựng nền tảng công nghệ 
thông tin trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kế toán phục vụ 
quá trình ra quyết định. Nghiên cứu cho thấy rằng không dễ dàng đạt được chỉ số năng 
lực cung cấp thông tin cao nếu chỉ trông chờ vào sự tham gia của các chuyên gia công 
nghệ thông tin trong nội bộ doanh nghiệp mà còn phải sử dụng lực lượng chuyên gia bên 
ngoài như: nhà tư vấn và nhà cung cấp Sự am hiểu về công nghệ thông tin của Ban 
giám đốc cũng là một nhân tố tích cực, quan trọng trong việc nâng cao chỉ số năng lực 
cung cấp thông tin của hệ thống kế toán. Như vậy công nghệ thông tin có ảnh hưởng, tích 
cực đến chỉ số năng lực cung cấp thông tin của hệ thống kế toán. Do đó để giúp kế toán 
hoàn thành tốt vai trò cung cấp thông tin cho quản lý, Ban giám đốc cần đầu tư thích 
đáng cho công nghệ thông tin cả về sự tiên tiến của công nghệ, cả về kiến thức của Ban 
giám đốc và nhân viên trong doanh nghiệp. 
 153 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chong, V. . and Chong, .M. (1997), ‘Strategic choices, environmental uncertainty 
and SBU performance: a note on the intervening role of management accounting 
systems’, Accounting and Business Research, 27(4), 268-276. 
2. Cragg, P.B., ing, M. and Hussin, H. (2002), ‘IT alignment and firm performance in 
small manufacturing firms’, ournal of Strategic Information Systems, 11(2), 109-132 
3. Ismail, N. . and ing, M. (2005) ‘Firm performance and IS alignment in Malaysian 
SMEs’, International Journal of Accounting Information Systems, 6(4), 241-259. 
4. Ismail NA, & King, M. (2006). The alignment of accounting and information systems 
in SMEs in Malaysia. Journal of Global Information Technology Management, 9(3), 
24-42. 
5. Ismail, NA. & King, M. (2007), ‘ Factors influencing the alignment of accounting 
information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms’, 
Journal of Information Systems and Small Business, 1(1&2), 1- 20. 
6. Thong, J.Y.L. (1999). An integrated model of information systems adoption in small 
business. Journal of Management Information Systems, 15(4). 

File đính kèm:

  • pdfcong_nghe_thong_tin_anh_huong_nhu_the_nao_den_ch_so_nang_luc.pdf