Cơ sở khoa học của nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 & áp dụng vào thi đấu, tập luyện thể dục thể thao

TÓM TẮT:

SARS-CoV-2 thuộc Betacoronavirus, ký sinh ở

dơi và chim, động vật có xương sống có máu nóng.

SARS-CoV-2 có vỏ bọc, hạt vi rút hình tròn hoặc

bầu dục hoặc đa diện, đường kính 60-140nm.

SARS-CoV-2 cùng loài với SARS-CoV gây bệnh

SARS năm 2003; 2 Vi rút có bộ gen giống nhau

(94,6%) các chuỗi axit amin (có tới 80% sự tương

tự trình tự nucleotide). Độ dài bộ gen của SARSCoV-2 khoảng 25-32 kilobase. Tỷ lệ đột biến của

SARS-CoV-2 khoảng từ 1,05x10-3 đến 1,26x10-3

cho mỗi vị trí mỗi năm, 2 gen S và N được lựa

chọn để theo dõi đột biến của vi rút.SARS-CoV-

2 có mặt khắp nơi. SARS-CoV-2 thích hợp ở khí

hậu ôn đới, vào mùa đông, ít hơn mùa thu và mùa

xuân. SARS-CoV-2 có thể sống 5 ngày ở môi

trường lạnh (22-25 độ C, 40-50% độ ẩm), nhiệt độ

tăng lên 38-390C khả năng sống sót giảm. SARSCoV-2 lây qua giọt bắn của người bị nhiễm SARSCoV-2; Đôi khi có thể lây qua không khí; Ít lây

lan hơn khi tiếp xúc với các bề mặt bịnhiễm

SARS-CoV-2; Hiếm khi lây giữa người và động

vật. Miễn dịch hình thành ngay sau khi bị nhiễm

nhưng dần mất đi theo thời gian, tái nhiễm là phổ

biến. Người có tuổi, người mắc bệnh mạn tính,

sức đề kháng kém, suy giảm miễn dịch dễ bị

nhiễm SARS-CoV-2. Phòng chống lây nhiễm

SARS-CoV-2 là thực hiện nguyên tắc 5K (Khẩu

trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập

- Khai báo y tế) và liệu pháp vaccine toàn dân.

Đối với vận động viên và người tập luyện thi đấu

thể dục thể thao, ngoài viêc thực hiện nguyên tắc

5 K thì thêm các giải pháp: chọn môn thể thao

đảm bảo giản cách; di chuyển 01 chiều; di chuyển

theo chiều gió, đảm bảo lưu thông khí và công

suất vận động 60-70% khi mang khẩu trang để

tránh nợ oxy.

 

Cơ sở khoa học của nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 & áp dụng vào thi đấu, tập luyện thể dục thể thao trang 1

Trang 1

Cơ sở khoa học của nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 & áp dụng vào thi đấu, tập luyện thể dục thể thao trang 2

Trang 2

Cơ sở khoa học của nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 & áp dụng vào thi đấu, tập luyện thể dục thể thao trang 3

Trang 3

Cơ sở khoa học của nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 & áp dụng vào thi đấu, tập luyện thể dục thể thao trang 4

Trang 4

Cơ sở khoa học của nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 & áp dụng vào thi đấu, tập luyện thể dục thể thao trang 5

Trang 5

Cơ sở khoa học của nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 & áp dụng vào thi đấu, tập luyện thể dục thể thao trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 1960
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở khoa học của nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 & áp dụng vào thi đấu, tập luyện thể dục thể thao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở khoa học của nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 & áp dụng vào thi đấu, tập luyện thể dục thể thao

Cơ sở khoa học của nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 & áp dụng vào thi đấu, tập luyện thể dục thể thao
 lưu
hành.
2.1.2.4. Đặc điểm dịch tễ: Các Coronaviruscó mặt
khắp nơi. Dơi, chim và động vật có xương sống có
máu nóng, là vật chủ lý tưởng cho nguồn gen
Coronavirus (với dơi là Alphacoronavirus và
Betacoronavirus, và chim là Gammacoronavirus và
Deltacoronavirus). Các Coronavirus đã được liên kết
với dơi trong một thời gian dài và tổ tiên của vi rút
SARS đã lây nhiễm lần đầu tiên các loài thuộc
chiHipposideridae, sau đó lây lan sang các loài thuộc
họRholophidaevà sau đó đến cầy hương, cuối cùng
lây sang người. Ở vùng khí hậu ôn đới, nhiễm
Coronavirus xảy ra chủ yếu vào mùa đông, mùa thu
hoặc mùa xuân mặc thì các đợt dịch nhỏ hơn, tuy
nhiên nhiễm vi rút có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong
năm.Vi rút Corona không ưu thế sống và lây bệnh tốt
ở xứ nhiệt đới. Nghiên cứu của Đại Học Hong Kong
cho thấy vi rút họ Corona, như SARS, có thể sống 5
ngày ở môi trường lạnh (22-250C, 40-50% độ ẩm),
khi nhiệt độ tăng lên 38-390C thì khả năng sống sót
giảm. Nhiễm HCoV-OC43 là phổ biến nhất trong bốn
chủng (không kể đến SARS-CoV, MERS-CoV và
SARS-CoV-2), tiếp theo là HCoV-NL63, nhưng tỷ lệ
dịch lưu hành của các chủng khác nhau trong từng
năm thường không thể đoán trước. Nhiễm HCoV gặp
ở tất cả các nhóm tuổi và ít phổ biến hơn so với những
tác nhân như rhinovirus, vi rút cúm hoặc vi rút hợp
bào hô hấp nhưng phổ biến hơn các loại vi rút đường
hô hấp khác. Tỷ lệ nhập viện nhiễm trùng đường hô
hấp dưới liên quan đến HCoV cho dân số dưới 5 tuổi
khoảng 1,5 trên 1000 trẻ em mỗi năm. Đồng nhiễm
với các vi rút khác là khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ
nhỏ. Miễn dịch với SARS-CoV-2 phát triển ngay sau
khi bị nhiễm nhưng dần mất đi theo thời gian. Tái
nhiễm là phổ biến, có lẽ là do sự tạo thành đáp ứng
miễn dịch yếu, cũng có thể do biến đổi kháng
nguyên.
2.1.2.5. Cơ chế bệnh sinh: SARS-CoV-2 - 2 xâm
nhập vào đường hô hấp. Các protein S của nCoV gắn
với thụ thể DPP4 (CD 26) trên bề mặt tế bào biểu mô
phế quản của người, giúp chúng xâm nhập vào cơ thể
vật chủ. Do thụ thể DPP4 có mặt ở nhiều lọai tế bào
phế nang, thận, ruột, tế bào gan và cả tương bào nên
nCoV còn có thể gây tổn thương nhiều tạng khác. Khi
SARS-CoV-2 gây nhiễm các đại thực bào và bạch
cầu đơn nhân, kích thích lympho bào giải phóng các
cytokin (IL 12, TL 8, IFN-ã) và chemokine (IP-
10/CXCL-10, MCP-1/CCL-2, MIP-1á/CCL-3,
RANTES/CCL-5) khởi phát quá trình viêm và gây
tổn thương các phủ tạng. Ngoài các cytokine kể trên,
còn có sự gia tăng của chemotactic protein-1 (MCP-
1) và interferon-gamma-cảm ứng protein-10 (IP-10)
làm ức chế tăng sinh của các tế bào dòng tủy, dẫn
đến giảm bạch cầu.
2.2. Đường lây và yếu tố nguy cơ
Đường lây: 1) Lây qua giọt bắn của người bị
nhiễm SARS-CoV-2: Những người ở gần (phạm vi 6
feet ~1,8 mét) với người mắc COVID-19 hoặc tiếp
xúc trực tiếp với người đó (phạm vi 3 feet 0,91mét)
sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Khi những người
nhiễmCOVID-19 ho, hắt hơi, hát, trò chuyện hoặc hít
thở, họ sẽ tạo racác giọt bắn từ đường hô hấp. Những
giọt bắn này có thể có kích thước từ những giọt lớn
(một số giọt có thể nhìn thấy được) đến những giọt
nhỏ hơn. Các giọt nhỏ cũng có thể tạo thành các hạt
khi chúng khô nhanh trong luồng không khí. Khi các
giọt bắn từ đường hô hấp từ người nhiễm COVID-19
di chuyển ra xa hơn, mật độ các giọt bắn giảm xuống.
Các giọt bắn lớn hơn sẽ rơi xuống trong không khí do
trọng lực. Các giọt bắn và hạt nhỏ hơn phát tán trong
không khí. Các giọt bắn từđường hô hấp gây nhiễm
bệnhkhi người kháchít vào hoặc các giọt đó đọng lại
trên các màng nhầy như các màng nhầy bên trong
mũi và miệng. Theo thời gian, số lượng vi-rút lây
nhiễm trong các giọt bắn từ đường hô hấp giảm dần; 
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2021
79Y HỌC VÀDINH DƯỠNG THỂ THAO
2) Đôi khi có thể lây lan qua không khí: một số lây
nhiễm có thể lây lan khi phơi nhiễm với vi-rút ở dạng
giọt bắn nhỏ và các hạt nhỏ có thể tồn tại trong không
khí từ vài phút đến hàng giờ. Những vi-rút này có thể
lây nhiễm sang người ở cách xa người bị nhiễm với
khoảng cách hơn 6 feet hoặc sau khi người này rời
khỏi chỗ đó. Sự lây truyền này xảy ra trong không
gian kín, không có đủ hệ thống thông gió. Đôi khi
người bị nhiễm bệnh đang thở mạnh như khi đang hát
hoặc tập thể dục. Loại lây lan này là một con đường
quan trọng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm khác
như bệnh lao, bệnh sởi và thủy đậu; 
3) Lây lan ít phổ biến hơn khi tiếp xúc với các bề
mặt bịnhiễm bẩn: Các giọt bắn từ đường hô hấp cũng
có thể rơi trên các bề mặt và đồ vật. Một người có thể
bị nhiễm COVID-19 khichạm vào bề mặt hoặc đồ vật
có dính vi-rút trên đó và sau đó chạm vào miệng, mũi
hoặc mắt của họ. Lây nhiễm do chạm vào các bề mặt
không phải là cách lây truyền phổ biến củaCOVID-
19; 
4) Hiếm khi lây lan giữa người và động vật: Có vẻ
chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 có thể lây lantừ
người sang động vậttrong một số trường hợp, tuy
nhiên nguy cơ COVID-19 lây lantừ động vật sang
ngườiđược coi là thấp. Có một số lượng nhỏ thú cưng
trên toàn thế giới, bao gồm cả mèo và chó, được báo
cáo bị nhiễm vi-rút gây ra COVID-19, phần lớn sau
khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh COVID-19.
Nghiên cứu của tác giả Qun Li và cộng sự cho thấy
hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) của SARS-CoV-2 là 2,2.
Rất ít trường hợp xảy ra ở trẻ em và gần một nửa số
bệnh nhân là người từ 60 tuổi trở lên. Biến thể SARS-
CoV-2 hiện nay có tốc độ lây nhiễm gấp 70 lần só với
chủng đầu năm 2020. 
Yếu tố nguy cơ: những đánh giá ban đầu của tạp
chí Bloomberg cho thấy đa số các bệnh nhân nhiễm
SARS-CoV-2 tử vong là nam giới và tuổi trung bình
của nhóm bệnh nhân tử vong là 72 tuổi, trong số này
có đến 83% bệnh nhân tử vong là trên 65 tuổi. Trong
số những bệnh nhân tử vong có tới 50% bệnh nhân
mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Như vậy, chúng ta
có thể nói là những người lớn tuổi, có bệnh mạn tính,
hệ miễn dịch yếu ... là những người có nguy cơ tử
vong cao nhất vì bệnh COVID-19.
3. Áp dụng thực tiễn phòng chống dịch COVID-
19 và tập luyện, thi đấu Thể dục thể thao
Bộ Y tế đã khuyến cáo áp dụng nguyên tắc 5K và
hướng dẫn thái độ ứng xử các F liên quan dịch SARS-
CoV-2.
Nguyên tắc 5K bao gồm: KHẨU TRANG: Đeo
khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi
tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ
sở y tế, khu cách ly; KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường
xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc
(tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn,
ghế). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông
thoáng; KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp
xúc với người khác; KHÔNG TỤ TẬPđông người;
KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App
NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ
https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy
cơ lây nhiễm COVID-19.
Thái độ ứng xử các F liên quan dịch SARS-CoV-
2: Căn cứ khuyến cáo của Bộ y tế và thực tiễn công
tác khai báo, phòng chống dịch hiện nay của các
CDC địa phương, khuyến cáo thái độ xử lý khi gặp
các tình huống F liên quan đến SARS-CoV-2 như sau:
Vòng 1 (F0): Cách ly tại cơ sở y tế với các trường hợp
nhiễm bệnh (F0) và người nhà đã tiếp xúc gần với
bệnh nhân (cũng coi như là bệnh nhân ± F0). F0 khai
báo với chính quyền địa phương, cơ quan CDC địa
phương và cơ quan công tác lịch sử tiếp xúc gần với
danh sách F1; Vòng 2 (F1): Cách ly tại cơ sở cách ly
tập trung dành cho người tiếp xúc gần với người nhà
bệnh nhân hoặc bệnh nhân (F0). F1 khai báo với
chính quyền địa phương, cơ quan CDC địa phương và
cơ quan công tác lịch sử tiếp xúc gần với danh sách
F2; Vòng 3 (F2): Cách ly tại cộng đồng (tại nhà) đối
với người tiếp xúc với người tiếp xúc F1 có sự giám
sát chặt chẽ của chính quyền, y tế. F2 khai báo với
chính quyền địa phương và cơ quan công tác lịch sử
tiếp xúc gần với danh sách F3; Vòng 4 (F3): Cách ly
tại cộng đồng (tại nhà) đối với người tiếp xúc với
người tiếp xúc F2 có sự giám sát chặt chẽ của chính
quyền, y tế (F2). F3 khai báo với cơ quan công tác
lịch sử tiếp xúc gần với danh sách F4; Vòng 5: Cách
ly cả một cộng đồng nếu có nhiều ca bệnh.
09 khuyến cáo trong tập luyện, thi đấu Thể dục
thể thao: bên cạnh tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y
tế, tập luyện thi đấu Thể dục thể thao cần thực hiện
09 nội dung sau: 1) Thường xuyên rửa tay đúng cách
bằng xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc bằng dung
dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn); vệ sinh
thông thoáng cơ sở tập luyện và lau rửa, khử trùng bề
mặt các thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao trước và sau
khi tập luyện; 2) Chỉ tiến hành tập luyện thể dục thể
thao với các hình thức và nội dung phù hợp (trong
nhà, ngoài trời, trong các cơ sở tập luyện) sau khi ăn
và kết thúc tập luyện trước bữa ăn ít nhất 30 phút;
thời gian tập luyện ít nhất 03 buổi/tuần, không quá 2
lần/ngày, mỗi buổi từ 30-60 phút; 3). Đeo khẩu trang
khi tập luyện nơi công cộng và nghiêm túc thực hiện
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2021
80 Y HỌC VÀDINH DƯỠNG THỂ THAO
quy tắc “một chiều” trong tập luyện TDTT: chạy, đi
bộ, đứng tập luyện các bài thể dục, và các loại hình
tập luyện có đông người cùng tập, với cự ly cùng một
chiều giãn cách tối thiểu 2,0 m trở lên và giãn cách
trên cùng 1 chiều; 4) Trong trường hợp đeo khẩu
trang khi tập luyện cần lựa chọn các loại hình, hình
thức vận động phù hợp với cá nhân và thực hiện
nguyên tắc tổng khối lượng bài tập thực hiện và
cường độ thực hiện bài tập chỉ bằng khoảng 60%-
70% khối lượng và cường độ bài tập khi không đeo
khẩu trang - tránh tình trạng thiếu oxy khi cơ thể vận
động; 5) Trang thiết bị, dụng cụ và trang phục tập
luyện phải phù hợp với cá nhân và nội dung, hình
thức tập luyện để đảm bảo hiệu quả và an toàn,
phòng tránh tai nạn, chấn thương; 6) Việc tập luyện
TDTT nhằm duy trì sức khỏe, tăng cường khả năng
miễn dịch nên cần hướng đến chọn lựa các bài tập,
các môn thể thao tác động đến hệ tuần hoàn, hô hấp
là chính; khuyến khích chọn lựa các môn loại hình
vận động như đi bộ, chạy chậm, thể dục tay không,
yoya, đạp xe đạp, các bài tập biểu diễn võ thuật, các
môn Thể thao đối kháng có cự ly giãn cách hợp lý
như cầu lông, bóng bàn, quần vợt với lượng vận động
hợp lý phù hợp với người tập luyện; 7) Nếu bạn có
dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi và khó thở, hãy tự cách ly tại
nhà, đeo khẩu trang dừng tập luyện và gọi cho cơ sở
y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám và xác định
nguyên nhân; 8). Thực hiện khai báo y tế trực tuyến
https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa
chỉ https://ncovi và thường xuyên cập nhập tình trạng
sức khỏe của bản thân; 9) Cài đặt ứng dụng Bluezone
để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
4. KẾT LUẬN
Cũng giống như các loại vi rút khác việc ngăn
chặn vi rút SARS-CoV-2 phải bằng các biện pháp
không tiếp xúc với nguồn lây và chờ đợi liệu pháp
vaccine toàn dân. Hiểu biết đặc điểm sinh học của vi
rút SARS-CoV-2, làm cơ sở khoa học để đề ra các
biện pháp phòng, chống lây nhiễm vi rút SARS-CoV-
2. Các biện pháp phòng chống lây nhiễm vi rút
SARS-CoV-2 là thực hiện nguyên tắc 5 K “Khẩu
trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập -
Khai báo y tế” được áp dụng trọng các hoạt động
cuộc sống hàng ngày và 9 khuyến cáo trong các hoạt
động thể dục thể thao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexandra C. Walls, Young-Jun Park, M. Alejandra Tortorici et al (2020). Structure, Function, and
Antigenicity of the SARS-CoV-2 Spike Glycoprotein, Open Access Published: March 09, 2020, Vol.181 (2),
pp.281-292. DOI: https://doi.org/10.1016/j.cell.2020.02.058.
2. Bộ Y tế (2021).Thống kê dịch COVID-19 tại Việt Nam. Truy cập ngày 22/02/2021, từ
3. Bộ y tế (2021). Đặc điểm vi rút của Coronavi rút và chủng SARS-CoV-2.Trang tin về dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp COVID-19. Truy cập ngày 22/02/2021, từ https://ncov.moh.gov.vn/.
4. Bộ Y tế (2020). Khuyến cáo "5K" chung sống an toàn với dịch bệnh. Trang tin về dịch bệnh viêm đường
hô hấp Covd-19. Truy cập ngày 22/02/2021, từ https://ncov. moh.gov.vn/en/-/bo-y-te-khuyen-cao-5k-chung-
song-an-toan-voi-dich-benh
5. Chen Y, Liu Q and Guo D (2020). Emerging coronavi rútes: genome structure, replication, and patho-
genesis.Journal of Medical Virology.
6. Emillia Wilson, Golfgang Preiser et al (2021).“Virology”. COVID Reference Sixth Edition 2021.6,
Steinh#user Verlag, pp. 153-171. 
7. McIntosh K, Peiris JSM (2009), “Coronavi rútes”, Clinical Virology 3rd ed, p.1155.
8. OceanBank (2020). Bộ Y tế khuyến cáo phân loại cách ly và hướng dẫn tự cách ly để tránh lây lan dịch
Covid -19. Truy cập 25/02/2021, từ 
cach-ly-va-huong-dan-tu-cach-ly-de-tranh-lay-lan-dich-COVID-19.html
9. Rothe C et al (2020). Transmission of 2019-nCoV Infection from an Asymptomatic Contact in
Germany.New England Journal of Medicine.
10. Trung Tâm Quốc Gia về Chủng Ngừa và Bệnh Hô Hấp (2021). Phân Ban Bệnh Do Vi-rút. Centers for
Disease Control and Prevention. Truy cập ngày 25/02/2021, từ https://vietnamese.cdc.gov/coronavi rút/2019-
ncov/prevent-getting-sick/how-covid-spreads.html.
Nguồn bài báo: Bài báo là kết quả nghiên cứu tổng hợp tài liệu tham khảo và các công trình nghiên cứu
khoa học trong nước và quốc tế. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16/9/2020; ngày phản biện đánh giá: 12/12/2020; ngày chấp nhận đăng: 9/1/2021)

File đính kèm:

  • pdfco_so_khoa_hoc_cua_nguyen_tac_5k_trong_phong_chong_dich_covi.pdf