Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam

Dịch COVID-19 xuất hiện đã gây ra nhiều khó khăn cho kinh tế toàn cầu cũng như trong

nước, tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho phát triển thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Cụ

thể là trong hơn một năm qua, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) thông qua các giao

dịch ngân hàng điện tử tại Việt Nam tăng đột biến. Ở một góc độ khác, TTKDTM là mối quan

tâm, của Quốc hội, Chính phủ. Việc giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đang trở thành nhiệm

vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt

Nam thì thanh toán điện tử là một giải pháp chủ yếu của mục tiêu này.

Theo báo cáo công khai, chính thức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến tháng

8/2020, tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế vẫn còn ở

mức 11,35%. Đến hết tháng 2/2021, NHNN không có số liệu công bố chính thức, song tỷ lệ đó

ước tính còn khoảng dưới 11% nhờ thanh toán điện tử trong điều kiện đại dịch COVID-19. Đây

là bước tiến quan trọng so với tỷ lệ 13,8% cách đây 5 năm, đặc biệt là thanh toán điện tử tăng

kỷ lục, tuy nhiên vẫn còn cao so với các nước trong khu vực và xu thế phát triển nền kinh tế số.

Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các bên có liên

quan trong nền kinh tế. Bài viết sẽ tập trung làm rõ các nội dung này.

Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 7680
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam

Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam
hủ cho phép sử dụng Mobile Money để thanh toán các loại dịch vụ và hàng hóa có 
mệnh giá nhỏ thì số lượng người dùng được thanh toán điện tử rất lớn vì độ phủ của các nhà mạng 
rộng hơn các ngân hàng rất nhiều, đến cả vùng sâu, vùng xa, khi người dân chưa có tài khoản ngân 
hàng. Đây sẽ là điểm bùng phát cho việc TTKDTM tại Việt Nam. Nghĩa là qua một đêm thì bất cứ 
ai, bất cứ người dân nào cũng có thể sẵn sàng sử dụng điện thoại để chi tiêu TTKDTM (VNBA, 
2021). Nói một cách ngắn gọn, Mobile Money là cơ hội để nhà mạng xây dựng hệ sinh thái thúc 
đẩy chuyển đổi số. Đây chính là cuộc cách mạng lớn để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. 
Cơ chế Sandbox là khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, 
dịch vụ, mô hình kinh doanh mới. Đây được xem là môi trường để các công ty công nghệ triển 
khai thử nghiệm có giới hạn việc ứng dụng công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Sau đó, cơ quan 
quản lý sẽ xem xét để từ chối hoặc chấp nhận, thừa nhận cũng như có quy định pháp lý chính thức.
Việc dùng luật để xác lập các quy tắc pháp lý trong việc xử lý các vấn đề mới phát sinh từ việc 
ứng dụng các công nghệ mới là một thách thức. Những ứng dụng này có thể đưa tới những tác động 
lan tỏa nhanh và mạnh mà hệ thống quản lý hiện hành có thể không theo kịp. Hiện có nhiều lĩnh 
vực kinh doanh truyền thống phải sử dụng công nghệ để thay đổi phương thức kinh doanh hiệu quả 
hơn. Nếu áp dụng quản lý thông thường với những mô hình này thì không quản lý được bởi chính 
sách thường chậm hơn thực tiễn. Bởi vậy, Sandbox là cách lập pháp, lập quy khôn ngoan.
Không thể đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước đưa ra chính sách cho tương lai vì thực sự đây 
là vấn đề khó. Thế nhưng nhiều nước đưa ra chính sách Sandbox để thúc đẩy doanh nghiệp phát 
triển những mô hình mới, nhưng giới hạn khu vực triển khai. Sandbox (khung chính sách riêng) 
là chính sách đúng theo tư tưởng doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm. Để xây 
dựng Chính phủ kiến tạo, cần phải loại bỏ tư tưởng “cái gì Nhà nước cho làm mới được làm”.
Trong giao dịch điện tử, có rất nhiều thay đổi nhanh chóng, nhiều loại dịch vụ hiện tại đã 
có trên thị trường song chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Vì thế, cơ chế 
Sandbox rất phù hợp để khuyến khích những dịch vụ mới ra đời, phát triển thị trường theo hướng 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
481
khuyến khích các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp mới làm những gì mà pháp luật không cấm. 
Nếu cơ chế Sandbox được thực hiện để hỗ trợ các doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ mới, 
mô hình kinh doanh mới thì sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển các startup công nghệ của 
Việt Nam.
4. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 
TẠI VIỆT NAM
Sau gần 14 năm, kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 
29/12/2006 về phê duyệt Đề án TTKDTM giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại 
Việt Nam đến cuối năm 2020, cả nước có 75 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua internet; 
45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Tại tất cả các NHTM trên toàn 
quốc có tới 95,6 triệu tài khoản cá nhân sử dụng các hình thức thanh toán khác nhau như: ATM, 
thanh toán điện tử; tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016 (VNBA, 2021).
Có thể tham khảo sự phát triển số lượng giao dịch cá nhân qua hệ thống máy ATM, máy POS 
và các hình thức thanh toán điện tử qua thiết bị di động, PC, Laptop, trong 4 năm qua ở Hình 
1 dưới đây.
Hình 1. Giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC
Nguồn: NHNN (2019 - 2020)
Trong giai đoạn cao điểm thực hiện giãn cách xã hội bởi đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, chí 
tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2020, quy mô giao dịch thanh toán của cá nhân qua POS đạt hơn 
218 triệu món (lượt giao dịch thanh toán), với 382.860 tỷ đồng, tăng tương ứng 176,5% và 139,5% 
so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, quy mô giao dịch thanh toán qua ATM đạt 660 triệu món, 
với hơn 1,818 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 38,7% và 53,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cũng trong 
2 quý đầu năm 2020, trong cả nước, các giao dịch của cá nhân thanh toán qua kênh internet đạt 
282,4 triệu giao dịch, với doanh số 17,4 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 262,5% và 353,1% so với 
cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, thanh toán qua kênh điện thoại di động đạt 682,3 triệu giao dịch, với 
doanh số đạt gần 7,2 triệu tỷ đồng, tăng trưởng với tốc độ rất cao, tới 981% và 794% so với cùng 
kỳ năm 2016, hay gấp tới gần 10 lần và gần 8 lần so với 4 năm trước đây (VNBA, 2021).
Tuy nhiên như đã đề cập, dù không thấy số liệu công bố chính thức của NHNN nhưng ước 
tính đến hết năm 2020 và đến giữa tháng 3/2021, thanh toán điện tử tiếp tục tăng mạnh so với 
cuối năm 2019.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
482
5. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
5.1. Những mặt tích cực
Một là, hành lang pháp lý cho TTKDTM, thanh toán điện tử, về cơ bản được ban hành đầy 
đủ, đồng bộ, an toàn và được đông đảo các bên có liên quan chấp nhận, tuân thủ.
Hai là, bên cạnh việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức hội thảo, 
tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật quốc tế, trình Chính phủ và Thủ tướng ban hành các văn bản quan 
trọng, NHNN đã hết sức nhạy bén và mạnh dạn cấp phép hoạt động cho các ví điện tử, các tổ 
chức trung gian thanh toán, đặc biệt là giám sát, kiểm tra đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả 
các hoạt động thanh toán điện tử trong nền kinh tế.
Ba là, sự tăng trưởng tới vượt bậc trong 4 năm gần đây đã cho thấy người Việt Nam nhanh 
chóng thích ứng với giao dịch ngân hàng số, thanh toán điện tử, hội nhập với xu thế của thời 
đại. Ngày càng nhiều người dân Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh và nhận thấy tiện 
ích của việc thanh toán điện tử trên các thiết bị di động nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp, 
tiết kiệm thời gian.
Bốn là, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông, tất nhiên loại trừ khoảng thời gian do 
ảnh hưởng của COVID-19, hệ thống cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử, môi trường thanh toán kỹ 
thuật số, hoạt động thanh toán hiện đại của Việt Nam đáp ứng kịp thời nhu cầu của người nước 
ngoài, hội nhập với khu vực và quốc tế, được người nước ngoài an tâm, chấp nhận. Do đó, khi 
COVID-19 được hoàn toàn khống chế ở Việt Nam và trên toàn cầu, khách quốc tế trở lại Việt 
Nam thì thị trường thanh toán điện tử của Việt Nam tiếp tục bùng nổ.
Năm là, các ví điện tử, các tổ chức trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam rất 
nhanh nhạy, nắm bắt xu thế công nghệ, xu thế thị trường, xu thế sử dụng của người dân, tin tưởng 
vào chỉ đạo của Chính phủ, cạnh tranh, đầu tư, đáp ứng rất nhanh nhu cầu thanh toán điện tử của 
khách hàng cá nhân. 
Sáu là, các NHTM quyết liệt trong đầu tư nguồn lực, đầu tư tài chính, đầu tư công nghệ, hợp 
tác chặt chẽ và có hiệu quả với các trung gian thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ công, 
mở rộng TTKDTM trong nền kinh tế dựa trên phát triển thanh toán điện tử.
5.2. Khó khăn và thách thức
Thành quả về TTKDTM, đặc biệt là thanh toán điện tử, thanh toán dựa trên nền tảng kỹ thuật 
số của nền kinh tế Việt Nam những năm qua là căn bản và quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều 
khó khăn, thách thức.
Thứ nhất, một trong những lý do tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông vẫn còn trên 11%, thanh toán 
tiền mặt còn phổ biến đó là tập quán và thói quen của người dân về chi tiêu ăn sâu trong tiềm 
thức mỗi người chưa thể thay đổi “một sớm một chiều”.
Tham khảo diễn biến tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán M2 (đã điều chỉnh theo 
yếu tố mùa vụ) từ đầu năm 2015 đến tháng 7/2020 ở Hình 2 dưới đây cho thấy, TTKDTM ở Việt 
Nam đã có chuyển biến tích cực dù chưa đạt được mục tiêu đề ra (NHNN, 2020).
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
483
Hình 2. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán M2 giai đoạn 2015 - 2020
(Đã điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ)
Đơn vị tính: % 
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Như trên đã đề cập, đến tháng 8/2020, tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh 
toán vẫn còn ở mức 11,35%. Trong khi đó, tại Quyết định 2545/QĐ/TTg về phê duyệt Đề án 
phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 nêu rất rõ mục tiêu cụ thể đến cuối năm 
2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Con số chênh lệch 
1,35% (giữa kết quả 11,35% và mục tiêu 10%) còn là rất lớn. Hay nói cách khác, với nhiều khó 
khăn còn ở phía trước và tỷ lệ tiền mặt vẫn còn cao nên mục tiêu giảm tỷ lệ tiền mặt xuống dưới 
10% trong năm 2020 chắc chắn không thể đạt được. Hay có thể nói, đây là nhiệm vụ bất khả thi 
(NHNN, 2020).
Thứ hai, văn hóa bán hàng đúng như quảng cáo chưa được thương nhân thực hiện tốt. Các 
thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nhưng chưa thuận tiện cho người mua hàng khi có 
khiếu nại cũng là lý do cản trở TTKDTM.
Thứ ba, thanh toán điện tử online sẽ khó phát triển khi mà ở đâu đó, thông tin giữa các trung 
gian tài chính và người tiêu dùng bị kẻ gian đánh cắp, dẫn đến mất tiền trong tài khoản, ảnh 
hưởng đến niềm tin người tiêu dùng. Bên cạnh yếu tố lòng tin của người tiêu dùng với các đối 
tác cung ứng dịch vụ hàng hóa chưa thể nâng cao thì lòng tin giữa các đối tác mua bán với nhau 
còn thấp.
Thứ tư, các cửa hàng, siêu thị, thương nhân khi áp dụng thanh toán thẻ đều phải trả phí cho 
công ty phát hành thẻ (ít nhất khoảng 2% giá bán) và khoản phí này được tính vào giá bán, làm 
ảnh hưởng đến doanh thu của họ. Nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công như: trạm đăng kiểm xe 
cơ giới, cửa hàng bán lẻ săng dầu của Petrolimex, các doanh nghiệp đã cổ phần hóa về xăng dầu 
và dịch vụ công, trạm thu phí giao thông... rất chậm trễ trong áp dụng TTKDTM.
Thứ năm, thanh toán thẻ phải đầu tư hệ thống đọc thẻ (POS) khá tốn kém và phải duy trì kết 
nối với ngân hàng, và các cửa hàng, nhà hàng, thương nhân... không thích các khoản phí này.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
484
Thứ sáu, các doanh nghiệp, người kinh doanh né tránh TTKDTM để giấu doanh thu, trốn 
thuế. Bản thân các công ty đầu tư đường cao tốc cũng trì hoãn triển khai thu phí tự động không 
dừng, không dùng tiền mặt cũng vì giấu doanh thu phí.
Thứ bảy, nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công cũng chậm triển khai thanh toán tiền mặt vì 
lợi ích cục bộ. Một số cơ quan, tổ chức chưa tiên phong, gương mẫu trong TTKDTM như thu 
bảo hiểm và thu phí tại các trạm đăng kiểm phương tiện xe cơ giới (như đề cập ở trên), bán vé 
phương tiện giao thông, thu phí dịch vụ hành chính tại các điểm giao dịch một cửa, thu phí đăng 
ký phương tiện giao thông, mua sắm hành chính tại nhiều cơ quan,...
Thứ tám, mức phí thanh toán của nhiều NHTM cũng là lực cản cho phát triển TTKDTM. Phí 
được thu dựa trên số tiền thanh toán. Do đó, thay vì chuyển khoản qua ngân hàng mất số phí lớn, 
người dân rút tiền mặt sang nộp NHTM khác, rút tiền tiết kiệm từ NHTM A sang gửi NHTM B 
có lãi suất cao hơn là một ví dụ điển hình.
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 
Một là, các NHTM Việt Nam cần tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trong 
khu vực, các ngân hàng và trung gian thanh toán của Trung Quốc, tranh thủ sự trợ giúp của các 
tổ chức quốc tế, của các ngân hàng là cổ đông chiến lược để đáp ứng ngày càng tốt nhất yêu cầu 
đảm bảo an toàn trong giao dịch thẻ, thanh toán điện tử của khách hàng, giảm thiểu rủi ro.
Hai là, các NHTM cần tích cực hơn nữa, chủ động làm việc quyết liệt hơn nữa với các trường 
học, bệnh viện, trạm thu phí giao thông, trạm đăng kiểm xe cơ giới, công ty du lịch, công ty xăng 
dầu, công ty viễn thông, công ty điện lực, công ty nước sạch, bến xe, siêu thị, truyền hình cáp,... 
để phát triển màng lưới POS, chấp nhận thanh toán điện tử; nhưng cũng kịp thời phát hiện những 
hành vi thu phí thanh toán thẻ, cố tình chây ỳ không chịu chấp nhận dịch vụ thanh toán thẻ, thanh 
toán điện tử... để thông tin cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp xử lý kiên quyết trong việc 
không thực hiện chủ trương phát triển TTKDTM của Chính phủ. 
Ba là, các NHTM cần chủ động hơn nữa trong nắm bắt những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng 
tiện ích mới xuất hiện trên thế giới, đầu tư ứng dụng vào ngân hàng của mình; tăng cường đầu tư 
nguồn lực tài chính, đầu tư cho công tác đào tạo lại nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ số, 
hoạt động Fintech, trong ngân hàng; cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến mại, hướng dẫn việc 
ứng dụng mã QR thanh toán trên các thiết bị di động.
Bốn là, về phía các bộ, ngành chức năng như: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông 
vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông..., cần ban hành quy 
định khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán điện tử như: chính sách bắt buộc chấp 
nhận thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, chuyển khoản đối với các đơn vị kinh doanh hàng hóa, 
dịch vụ ở một số lĩnh vực, đặc biệt là lệ phí giao thông đường bộ và đăng kiểm; xăng dầu, học 
phi, viện phí, cước phí viễn thông, điện lực... Đồng thời, cần có cơ chế ưu đãi như hỗ trợ miễn, 
giảm, hoàn thuế cho đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Bộ Giao thông vận tải cần quyết liệt, rút 
ngắn thời gian thực hiện dự án thu phí tự động không dừng (ETC) đã được phê duyệt. Bên cạnh 
đó, quyết liệt mở rộng thanh toán thẻ qua thu phí đăng kiểm ô tô, phí giao thông đường bộ đối 
với vé tháng, các loại phí giao thông khác.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
485
Năm là, NHNN Việt Nam và các cơ quan chức năng ở Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm 
của Trung Quốc trong quản lý QR, xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho hoạt 
động Fintech tại Việt Nam. NHNN cần thúc đầy sớm ban hành các văn bản pháp lý về Mobile 
Money theo Chỉ đạo của Chính phủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BIDV (2015 - 2020), Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính của Viện Đào 
tạo và Nghiên cứu BIDV, hàng tháng, các năm 2015 - 2020.
2. NAPAS (2015 - 2021), Các thông tin hoạt động thanh toán của các ngân hàng thành viên; 
truy cập tại cổng thông tin điện tử của Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam 
NAPAS: www.napas.com.vn, thời gian truy cập từ ngày 010/2/2021 đến ngày 10/3/2021.
3. NHNN (2020), Báo cáo của NHNN Việt Nam gửi Quốc hội, tháng 10/2020, bản cứng.
4. NHTM Việt Nam (2018 - 2020), Báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM hàng quý; Báo 
cáo tài chính hàng năm; Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2018 - 
2020; Thông tin về lãi suất, tín dụng, thanh toán; công bố trên trang web của một số NHTM 
Việt Nam các năm 2018 - 2020, truy cập từ ngày 25/12/2020 đến 24/01/2021, Hà Nội, 2020.
5. SBV (2020), NHNN Việt Nam, truy cập tại www.sbv.gov.vn, các mục có liên quan, từ ngày 
11/3/2021 đến ngày 13/3/2021.
6. VNBA (2021), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập tại www.vnba.org.vn, các mục có liên 
quan, thời gian tuy cập từ 11-13/3/2021

File đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_cua_thanh_toan_dien_tu_trong_boi_canh_d.pdf