Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi kết hiệp định EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới
giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. EVFTA à hiệp định có phạm vi cam kết rộng và
mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Điều này sẽ có tác động không nhỏ
đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn sang EU trong đó
có ngành dệt may. Bài viết này sẽ phân tích tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang
thị trường EU, những cơ hội và thách thức tới ngành dệt may Việt Nam khi EVFTA được ký
kết để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm th c đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
thị trường EU
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi kết hiệp định EVFTA", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi kết hiệp định EVFTA
c hiện, do đó, giá trị gia tăng rất thấp. Thông thường đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp gia công chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia công. Đối với đơn hàng FOB, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp được hưởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 - 5% doanh thu thuần. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thêm khâu thiết kế so với FOB, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 5 - 7%. Như vậy, xét về quy mô xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là rất lớn, nhưng thực chất các doanh nghiệp Việt Nam chỉ được hưởng lợi rất thấp. Nếu các doanh nghiệp trong ngành có thể thay đổi phương thức sản xuất theo hướng nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng và được hỗ trợ tích cực hơn từ phía nhà nước, ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể bứt phá và trở thành cường quốc trong lĩnh vực này. 445 3.2. T nh h nh xuất nhập khẩu dệt ma sang thị trường EU Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU Theo báo cáo của VCCI (2019), dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Riêng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã tăng 13,85% so với năm 2017, lên tới 36,2 tỷ USD, đứng vị trí thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam là Hoa K , EU, Nhật Bản và Hàn Quốc với các sản phẩm may mặc chủ yếu như sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và thấp. EU là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may (sau Hoa K - 47% và lớn hơn Nhật Bản - 14%) (VCCI, 2017). Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 4,1 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 13,44% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của cả nước. Hình 2 cho thấy kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sang thị trường EU liên tục tăng qua các năm, từ 2,73 tỷ USD năm 2013 lên 4,1 tỷ USD năm 2018, và ở 9 tháng đầu năm 2019 đạt 3,22 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong giai đoạn này đạt 24,1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm. Nguồn: Tổng c c Hải quan Hình 2. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may cho thị trường Hoa Kỳ và EU (2013-2019) Đặc biệt, trong ngành dệt may thì EU là thị trường xuất khẩu giày dép quan trọng của Việt Nam: Trong nhiều năm, EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu); năm 2016, với mức tăng trưởng thấp (3,51%), EU thành thị trường đứng thứ 2, sau Hoa K . Việt Nam liên tục xuất siêu vào EU, với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. 0 2 4 6 8 10 12 14 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Đơn vị: Tỷ USD EU Hoa K 446 Tình hình nhập khẩu dệt may của Việt Nam từ EU Một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ EU trong đó có mặt hàng liên quan đến dệt may đó là nhập khẩu nguyên phụ liệu, dệt, may, da, giày. Năm 2019, nguyên phụ liệu, dệt, may, da, giày Việt nam nhập khẩu chính từ EU năm 2019 là 402,2 triệu USD, giảm 2,58% so với 2018. Bảng 1. im ngạch nhập khẩu dệt ma Việt Nam từ EU giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị: triệu USD 2017 2018 2019 Nguyên phụ liệu Dệt may da giày 312,6 412,8 402,2 Nguồn: Tổng C c Hải quan Việt Nam ít nhập khẩu các sản phẩm dệt may từ EU (trừ một số dòng sản phẩm cao cấp), vì vậy cơ bản các cam kết loại bỏ thuế đối với sản phẩm này sẽ ít có tác động tới cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa. 4. Cơ hội và thách thức từ Hiệp định EVFTA đối với ngành dệt may Việt Nam 4.1. Cơ hội đối với ngành dệt ma EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của dệt may Việt Nam, do đó dựa trên những lợi ích mà EVFTA mang lại, có thể thấy EVFTA sẽ mở ra những cơ hội lớn cho ngành dệt may của Việt Nam. Cụ thể: Thứ nhất, ngành dệt may được hưởng ợi nhiều nhất thông qua việc ưu đãi thuế: Thuế quan với tất cả hàng dệt may sẽ được đưa về 0%, trong đó, 77% các mặt hàng về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và phần còn lại sẽ giảm về 0% sau 3 - 7 năm. Việc giảm thuế này sẽ mang đến chất xúc tác lớn cho các DN dệt may xuất khẩu sang thị trường EU. Ưu đãi này giúp hàng dệt may Việt Nam cạnh tranh hơn với các sản phẩm từ Bangladesh và Campuchia hiện được hưởng thuế ưu đãi phổ cập (GSP - ưu đãi mà EU đơn phương dành cho cho các sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh tốt từ các nước đang/k m phát triển nhất định theo các tiêu chí mà EU quyết định) 0%. Trong ngắn hạn, khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam tại thị trường EU có thể được cải thiện nhờ những yếu tố ngoài hiệp định. Ví dụ như Campuchia bị đưa ra khỏi diện hưởng thuế ưu đãi GSP do không đảm bảo được các vấn đề nhân quyền và lợi ích của lao động, và lương ở Bangladesh tăng mạnh. Thứ hai, cơ hội mở rộng, nắm bắt thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp trong nước và thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, hiệp định EVFTA đối với ngành dệt may trong dài hạn sẽ là một cú hích đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn qua EU. Dệt may là một trong những nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU trong thời gian vừa qua. Khi EVFTA được ký kết, thuế nhập khẩu áp dụng cho các hàng hóa này từ Việt Nam vào EU sẽ giảm, đây chính là những thuận lợi giúp cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận được với thị trường này dễ dàng hơn, tranh thủ vượt qua Trung Quốc – nước xuất khẩu lớn nhất sang thị trường EU. Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có cơ hội bước chân vào thị trường 447 rộng lớn và có thể xuất khẩu hàng hoá với giá cao, đồng thời có cơ hội nâng cao tay nghề và đầu tư công nghệ mới cho sản xuất. Đồng thời, hàng nhập khẩu từ EU với các thương hiệu lớn như Zara, Mango, Topshop, sẽ tạo sức p cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên. Thứ ba, cơ hội dễ dàng tiếp cận với những thị trường khác có thỏa thuận thương mại tự do với EU: Quy tắc xuất xứ của EVFTA đối với mặt hàng dệt may sẽ đơn giản hơn so với CPTPP. Đối với CPTPP có yêu cầu phải đáp ứng Quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, có nghĩa là các công đoạn từ Sợi – Vải – Cắt may đều phải thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, còn EVFTA chỉ yêu cầu từ vải. Yêu cầu đáp ứng quy tắc xuất xứ từ vải trở đi sẽ góp phần thu hút đầu tư FDI vào các khâu yếu của Việt Nam (dệt, nhuộm), làm tăng sức hút đối với nguồn vốn từ EU vào Việt Nam. Thông qua đó, Việt Nam có thể tiếp cận, tiến hành trao đổi mua bán với các đối tác khác có thỏa thuận thương mại tự do với EU. EVFTA sẽ góp phần tăng cường hợp tác đầu tư thương mại song phương. Hiện Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược thu hút vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài), chú trọng chất lượng nhà đầu tư với khả năng chuyển giao công nghệ mới. EU là đối tác hoàn toàn có khả năng đáp ứng được những yêu cầu đó. EU cũng là nhà cung cấp quan trọng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Thứ tư, EVFTA th c đẩy cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn: Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam một khi được hình thành sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho Việt Nam, các loại thuế sẽ bằng 0 cho hầu hết các hàng hóa như nông sản, thực phẩm, giày dép, may mặc Khi EVFTA được ký kết, sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động trao đổi thương mại để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn mà thị trường này đòi hỏi. Những cam kết trong các lĩnh vực như phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs) đã có những tác động nhất định tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian vừa qua được cho là sẽ có những tác động tích cực hơn, đem lại những lợi ích đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. 4.2. Thách thức đối với ngành dệt ma Bên cạnh những cơ hội mà ngành dệt may Việt Nam nhận được khi ký kết Hiệp định EVFTA thì ngành dệt may cũng đối diện với không ít thách thức, cụ thể: Thứ nhất, ngành dệt may Việt Nam còn thiếu và yếu trong khâu thiết kế và in nên khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, khi tham gia vào hiệp định EVFTA Việt Nam cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao trình độ nguồn nhân lực và máy móc thiết bị để tăng chất lượng sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe mà thị trường EU yêu cầu, đồng thời tạo ra được khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác như Campuchia, Bangladesh, và các doanh nghiệp FDI may mặc chuyển dịch từ Trung Quốc sang. Thứ hai, phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và Đài Loan, vì vậy ngành này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên 448 ngoài như giá, chất lượng và số lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Mặt khác, một trong những yêu cầu khi Việt Nam kí hiệp định EVFTA là yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, trong khi ngành may chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu thì yêu cầu này thực sự là một bài toán khó cho các doanh xuất khẩu dệt may củaViệt Nam. Thứ ba, trong thời gian chờ thuế được giảm về 0% theo lộ trình của EVFTA, các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sẽ không còn được hưởng mức thuế 9% của Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh tốt từ một số nước thuộc nhóm đang/k m phát triển theo các tiêu chí mà EU quyết định. Do vậy, trong thời gian đầu khí kết Hiệp định EVFTA ngành dệt may sẽ phải chịu mức thuế cao hơn từ thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) mà EU đang áp dụng (khoảng 12%). 5. Một số giải pháp nh m thúc đẩy xuất hẩu ngành dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng EU trong điều kiện EVFTA có hiệu lực 5.1. Định hướng phát triển của ngành dệt ma đối với thị trường EU Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 3218/QĐ-BCT), quan điểm phát triển ngành dệt may đến năm 2030 trở thành ―một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội‖, tăng cường chiếm lĩnh các thị trường tiềm năng như EU. Một số định hướng cụ thể cần được thực hiện: - Khai thác tối đa các lợi ích từ FTA mang lại để gia tăng lợi nhuận từ gia công (CMT). Song song đó, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật để làm cơ sở chuyển lên các hình thức sản xuất khác trong chuỗi giá trị may mặc (ODM), từng bước khai thác thị trường trong nước theo hướng phát triển thương hiệu (OBM) và tham gia/xây dựng hệ thống phân phối. - Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tham gia sâu vào chuỗi cung ứng nói chung và tham gia tích cực vào việc sản xuất vải trong nước nhằm từng bước g ―nút thắt cổ chai‖ của ngành, giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn vải ngoại nhập, gia tăng giá trị của mình và của ngành thông qua việc thỏa mãn các yêu cầu của FTA (ROO), giúp ngành may có điểu kiện tiếp cận các phương thức sản xuất cao hơn (OEM, ODM, OBM) và mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động. - Lựa chọn và phát triển các phương thức hiệu quả giúp dệt may Việt Nam chủ động thâm nhập thị trường EU. Để ngành dệt may có thể chủ động thâm nhập thị trường EU. Cần định hướng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường EU. Nâng cao chất lượng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Chủ động tìm kiếm và liên kết với các DN trong nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang EU. 5.2. ột số giải pháp Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường châu Âu cần chủ động nguồn nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn đã được thông qua trong Hiệp định 449 EVFTA. Hiệp định này quy định rõ xuất xứ từ vải trở đi, do đó các doanh nghiệp trong nước cần liên kết với nhau để chủ động và hỗ trợ nguồn nguyên liệu trong những trường hợp thiếu hụt nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động trong đàm phán, ký kết với các đối tác cung cấp vải đảm bảo chất lượng đến từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu EU cũng như Hàn Quốc. Thứ hai, Việt Nam cần đầu tư vào các ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may. Các lĩnh vực như dệt nhuộm, sản xuất sợi, sản xuất các phụ kiện cho ngành dệt may cần được quan tâm đầu tư để Việt Nam có thể chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào và hưởng các ưu đãi từ Hiệp định này mang lại. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp cho ngành dệt may của Việt Nam giải quyết được điểm đứt gãy khi Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm được điều này thì vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng. Nguồn vốn này quan trọng không chỉ bởi đầu tư vào các lĩnh vực này cần có một lượng vốn lớn mà còn đỏi hỏi về công nghệ cao cũng như kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong vấn đề xử lý chất thải công nghiệp do các ngành này thải ra môi trường bên ngoài. Thứ ba, Việt Nam cần cải thiện năng ực người ao động trong ĩnh vực dệt may. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các ngành công nghiệp, trong đó có ngành Dệt may. Máy móc sẽ dần thay thế con người ở rất nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, đặc biệt là ở khâu gia công sản phẩm. Điều này làm cho việc người lao động chỉ tập trung vào công đoạn gia công sản phẩm không những không mang giá trị cao như hiện nay mà còn có có nguy cơ thất nghiệp. Như vậy, xu hướng chung của lao động trong lĩnh vực này đó là phải nâng cao trình độ để có thể sử dụng, vận hành được máy móc thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao và làm việc trong những khâu mang lại giá trị cao trong chuỗi giá trị như thiết kế, in, marketing sản phẩm đang ngày càng trở nên quan trọng. Thứ tư, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về Hiệp định EVFTA cũng như các Hiệp định thương mại khác. Để tận dụng được lợi thế khi tham gia vào các Hiệp định thì nhất thiết mỗi doanh nghiệp phải hiểu rõ các quy định về xuất xứ, lộ trình giảm thuế, yêu cầu kỹ thuật đã được quy định trong Hiệp định. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các trường hợp bị khiếu nại do vi phạm Hiệp định và cách thức giải quyết khi bị khiếu nại để không chịu những thiệt hại nặng nề khi có những bất trắc xảy ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ công thương (2014), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 2. Báo cáo của Trung tâm WTO, VCCI các năm về quá trình đàm phán, kết quả đạt được từ quá trình đàm phán hiệp định EVFTA. 3. MOIT (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, Nhà xuất bản công thương. 4. Nguyệt (2014), Báo cáo ngành dệt may Việt Nam, Báo cáo ngành VietinbankSc
File đính kèm:
- co_hoi_va_thach_thuc_cua_nganh_det_may_viet_nam_khi_ket_hiep.pdf