Chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong công ước viên 1980: Tiếp cận pháp lý và khuyến nghị thực thi tại Việt Nam
Bài viết phân tích các quy định trong Công ước Viên 1980 về chuyển rủi ro đối với hàng hóa
như nội hàm chuyển rủi ro đối với hàng hóa, nghĩa vụ khi chuyển rủi ro, thời điểm chuyển rủi
ro qua các điều luật cụ thể. Đồng thời, bài viết so sánh với quy định pháp luật Việt Nam để từ
đó khuyến nghị một số giải pháp thực thi có hiệu quả ở Việt Nam hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong công ước viên 1980: Tiếp cận pháp lý và khuyến nghị thực thi tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong công ước viên 1980: Tiếp cận pháp lý và khuyến nghị thực thi tại Việt Nam
gười này nhận hàng tại địa điểm kinh doanh của người bán10. Ngoài ra, nếu người mua không nhận hàng đúng thời hạn trong hợp đồng, khoản 1 Điều 69 quy định rằng rủi ro sẽ được chuyển cho người mua vào thời điểm hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua với điều kiện việc người mua không nhận hàng cấu thành một vi phạm hợp đồng. Như vậy, nguyên tắc chung khi xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa tại Điều 69 là người mua sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những rủi ro khi hàng hóa đã nằm trong sự kiểm soát của người mua “trên thực tế” đối với trường hợp người mua nhận hàng đúng thời hạn hoặc nằm trong sự kiểm soát của người mua “trên pháp lý” đối với trường hợp người mua nhận hàng không đúng thời hạn. Liên quan đến trường hợp thứ hai, khi người mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng, Công ước Viên bảo vệ người bán bằng cách quy định thời điểm chuyển rủi ro khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và thông báo cho người mua được biết, hàng hóa lúc này đã thuộc quyền định đoạt của người mua về mặt pháp lý. Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng được hiểu là 10 Stallion case, Oberlandesgericht Schleswig- Holstein, Germany, 29 October 2002. Nguồn truy cập: html, truy cập ngày 09/09/2020. TRẦN VIẾT LONG - BÙI THỊ QUỲNH TRANG 125Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát việc người bán đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết để hàng hóa ở “trạng thái sẵn sàng” cho phép người mua nhận hàng. Ví dụ, một tòa án ở Đức lập luận rằng hàng hóa không nằm dưới quyền định đoạt của người mua khi chúng được lưu trữ trong kho của nhà sản xuất chứ không phải trong kho của người bán tại thời điểm thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng11. Thứ hai, trường hợp người mua có nghĩa vụ nhận hàng tại một địa điểm khác (khoản 2 Điều 69) Theo quy định tại khoản 2 Điều 69, nếu người mua có nghĩa vụ nhận hàng tại một địa điểm khác ngoài địa điểm kinh doanh của người bán như kho lưu hàng của một bên thứ ba hoặc địa điểm kinh doanh của người mua, rủi ro đối với hàng hóa sẽ được chuyển giao cho người mua tại thời điểm giao hàng nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây: Một là, việc giao hàng thực hiện theo thời hạn trong hợp đồng Với điều kiện này, người mua sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với những rủi ro phát sinh trước thời điểm giao hàng. Trong trường hợp người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng trước thời hạn, về nguyên tắc, người mua không có nghĩa vụ phải nhận hàng vào thời điểm đó. Tuy nhiên, người mua vẫn có thể lựa chọn chấp nhận việc giao hàng trước thời hạn, theo đó, khi đã chọn nhận hàng thì người mua phải chịu rủi ro kể từ thời điểm nhận hàng. Hai là, hàng hóa phải được đặt dưới quyền định đoạt của người mua Điều kiện này yêu cầu người bán phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để người mua có thể sở hữu hàng hóa. Thông thường, người bán phải hoàn thành việc xác định hàng hóa được giao hoặc hoàn thành công tác chuẩn bị trước khi giao hàng như đóng gói đúng quy cách hoặc gửi thông báo cho người mua. Ví dụ, nếu hàng hóa đang được lưu tại kho hàng của một bên thứ ba thì người bán phải hướng dẫn cho người giữ kho về việc giao hàng cho người mua hoặc cung cấp cho người mua một lệnh giao hàng hiệu quả để người mua luôn có thể nhận hàng tại kho. 11 CLOUT case No. 338 (23 June 1998), Oberlandesgericht Hamm, Germany. Nguồn truy cập: law.pace.edu, truy cập ngày 09/09/2020. Ba là, người mua phải nhận thức được rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ Người bán phải đảm bảo người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua bằng cách chuyển giao các tài liệu liên quan đến hàng hóa cho người mua hoặc gửi cho người mua một thông báo về việc giao hàng. Trong trường hợp người bán thông báo cho người mua về việc hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ, một số học giả cho rằng thông báo này chỉ có hiệu lực khi nó đã “đến tay” người mua, tức là hiệu lực của thông báo này phải được xác định theo thuyết “tiếp thu”. Một tòa án ở Đức cũng ủng hộ quan điểm này khi cho rằng người mua không phải chịu trách nhiệm đối với việc hàng hóa bị mất do người mua không nhận được thông báo của người bán về việc hàng đã được chuẩn bị sẵn sàng tại kho Hungary12. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng có sự thỏa thuận rõ ràng về thời gian giao hàng cụ thể thì người bán không cần thiết phải đảm bảo thông báo này phải đến tay người mua bởi lẽ người mua đã biết và phải biết về thời điểm hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của mình. 2. Thực tiễn áp dụng quy định về chuyển rủi ro đối với hàng hóa tại Việt Nam Chuyển rủi ro đối với hàng hóa là một trong những vấn đề quan trọng đối với hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, do đó pháp luật Việt Nam đã xây dựng hệ thống các quy định điều chỉnh vấn đề này trong Luật thương mại. Vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định cụ thể tại Luật thương mại năm 2005 từ Điều 57 đến Điều 61, bao gồm các trường hợp sau đây: Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định Theo quy định tại Điều 57, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được chuyển cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó. Thứ hai, chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định 12 CLOUT case No. 338 (23 June 1998), Oberlandesgericht Hamm, Germany. Nguồn truy cập: law.pace.edu, truy cập ngày 09/09/2020. CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRONG CÔNG ƯỚC VIÊN 1980:... 126 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021 Theo quy định tại Điều 58, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên. Quy định của Luật thương mại năm 2005 trong hai trường hợp chuyển rủi ro nêu trên có sự tương thích với quy định tại Điều 67 của Công ước Viên 1980. Tuy nhiên, trong cùng điều khoản này, Công ước nhấn mạnh về tính đặc định của hàng là điều kiện tiên quyết để xác định thời điểm chuyển rủi ro trong các trường hợp nêu trên. Trong khi đó, Luật Thương mại năm 2005 tách riêng quy định về đặc định hàng hóa thành một trường hợp chuyển rủi ro riêng biệt. Việc sắp xếp cấu trúc này dẫn đến cách hiểu là yếu tố đặc định của hàng hóa không liên quan đến hai trường hợp chuyển rủi ro tại Điều 67 Công ước Viên 1980 và Điều 57 của Luật thương mại năm 2005. Thứ ba, chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển Theo quy định tại Điều 59 Luật thương mại năm 2005, nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển giao cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa; (ii) Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua. Thứ tư, chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển Theo quy định tại Điều 60 Luật thương mại năm 2005, trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ khi giao kết hợp đồng. Điều 60 nêu trên tương đồng với nguyên tắc chung của Công ước Viên 1980 về trường hợp chuyển rủi ro đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển. Việc xác định thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua trở nên dễ dàng hơn khi gắn liền với thời điểm giao kết hợp đồng, tuy nhiên, dưới góc độ thực tiễn, quy định này chưa thực sự phù hợp. Bởi lẽ, rủi ro có thể phát sinh kể từ thời điểm hàng hóa không còn nằm trong tầm kiểm soát của người bán, tức là thời điểm hàng hóa được người bán giao cho người vận chuyển và rất có thể hàng hóa bị hư hỏng trước thời điểm ký kết hợp đồng. Công ước Viên đã giải quyết trường hợp này bằng một ngoại lệ hồi tố tại Điều 68 đã được phân tích ở phần trên. Ngoài ra, Luật thương mại năm 2005 cũng bỏ ngỏ trường hợp liên quan đến trách nhiệm của người bán đối với người mua khi người bán biết hoặc phải biết về rủi ro đối với hàng hóa. Đây là một lỗ hổng của Luật thương mại Việt Nam, người bán không thể được giải phóng khỏi trách nhiệm của mình nếu họ đã biết tình trạng mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa nhưng vẫn im lặng để chuyển giao cho người mua. Điều này đi ngược lại với nguyên tắc thiện chí của luật hợp đồng. Thứ năm, chuyển rủi ro trong các trường hợp khác Theo quy định tại Điều 61, trong trường hợp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 57, 58, 59 và 60, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Nhận thấy, quy định này của Luật thương mại khá tương đồng với Điều 69 của Công ước Viên 1980 khi xác định thời điểm chuyển rủi ro dựa trên nguyên tắc xác định quyền định đoạt của người mua đối với hàng hóa về mặt pháp lý. Tuy nhiên, quy định này của Luật thương mại năm 2005 chỉ là một trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 69 của Công ước. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam về chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán đã có những tiệm cận rất lớn với các quy định của Công ước Viên 1980. Tương tự Công ước, Luật thương mại không định nghĩa cụ thể về khái niệm rủi ro, nhưng thông qua cách sử dụng ngôn từ trong các điều luật cho thấy văn bản này cũng tiếp cận rủi ro dưới dạng những mất mát hoặc hư hỏng đối với hàng hóa. Ngoài ra, Luật thương mại cũng xây dựng nguyên tắc chung đối với vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa trên tinh thần bên nào có vị thế tốt hơn hoặc chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát hàng hóa thì bên đó phải gánh chịu rủi ro. Luật cũng yêu cầu về tính đặc định của hàng hóa khi xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng bộc lộ một số điểm TRẦN VIẾT LONG - BÙI THỊ QUỲNH TRANG 127Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát hạn chế so với các quy định của Công ước Viên 1980 về thời điểm chuyển rủi ro. Điều này có thể gây khó khăn cho các bên trong quá trình áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam đã là thành viên của Công ước nên Công ước trở thành nội luật của Việt Nam và được áp dụng cho các quan hệ mua bán hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam và nước ngoài. Điều này sẽ hỗ trợ rất lớn cho các thương nhân trong việc phân bổ rủi ro khi tham gia các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. 3. Một số khuyến nghị Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, điều khoản về chuyển rủi ro đối với hàng hóa là một trong những điều khoản quan trọng mà các bên cần xem xét kỹ lưỡng khi đàm phán và ký kết hợp đồng. Công ước Viên 1980 là công cụ pháp lý chính điều chỉnh vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế nếu được áp dụng liên quan đến hợp đồng. Qua phân tích các quy định của Công ước Viên 1980 về vấn đề chuyển rủi ro và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm thực thi có hiệu quả các quy định ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, mặc nhiên áp dụng Công ước Viên 1980 đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân của một quốc gia thành viên Công ước (trừ trường hợp xác định rõ trong hợp đồng không áp dụng Công ước). Tuy nhiên, Công ước Viên 1980 và pháp luật Việt Nam đều tôn trọng nguyên tắc tự do hợp đồng, vì vậy, các bên nên thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến chuyển rủi ro đối với hàng hóa, đặc biệt là xác định thời điểm chuyển rủi ro cho phù hợp với hoàn cảnh của giao dịch mua bán. Điều này đóng vai trò quan trọng, xác định thời điểm càng cụ thể thì các rủi ro liên quan càng được kiểm soát. Thứ hai, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bên cạnh Công ước Viên 1980, trong hệ thống pháp luật thương mại quốc tế còn tồn tại một số văn bản pháp lý được xây dựng từ các tập quán thương mại quy định về vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa như Incoterms. Tuy nhiên, Incoterms là tập quán quốc tế, do đó các bên phải dẫn chiếu các quy tắc này trong hợp đồng thì mới đủ căn cứ xác định để thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa. Thứ ba, trong trường hợp áp dụng các quy định của Công ước Viên 1980 để phân bổ rủi ro khi có tranh chấp xảy ra, người mua phải xác định đúng phạm vi rủi ro đối với hàng hóa mà người mua phải gánh chịu. Trong mọi trường hợp, người mua chỉ có trách nhiệm đối với những rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng về hàng hóa do những nguyên nhân khách quan gây ra, nếu những thiệt hại đó xuất phát từ hành động có chủ đích hoặc sơ suất của người bán thì người bán phải gánh chịu mọi trách nhiệm. Ngoài ra, theo quy định của Công ước, mỗi trường hợp sẽ có những nguyên tắc xác định thời điểm chuyển rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, các bên cần lưu ý rằng trong hầu hết các trường hợp, Công ước đều yêu cầu về tính đặc định của hàng hóa khi chuyển rủi ro, trừ trường hợp hàng hóa đang trên đường vận chuyển. Thứ tư, trong mọi trường hợp khi rủi ro đối với hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua thì người mua phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định của hợp đồng. Tuy vậy, nếu người bán có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản theo quy định tại Điều 25 thì người mua không mất quyền áp dụng các chế tài đối với hành vi vi phạm đó. Cần lưu ý rằng, những vi phạm này không phải là nguyên nhân gây ra những mất mát hoặc hư hỏng đối với hàng hóa. Thứ năm, về góc độ doanh nghiệp, cần nắm bắt các quy định cụ thể đối với việc chuyển rủi ro theo Công ước Viên 1980 để áp dụng hiệu quả trong quá trình soạn thảo, đàm phán và thực hiện hợp đồng. Đánh giá khả năng thực hiện, khả năng rủi ro khi áp dụng Công ước này để tránh các thiệt hại và các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Như vậy, có thể thấy, trong các hoạt động thương mại nói chung và thực thi các cam kết trong hợp đồng nói riêng thì xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với các bên đóng vai trò hết sức quan trọng. Công ước Viên 1980 và việc áp dụng đối với các thương nhân đòi hỏi sự tiếp cận phù hợp và sự áp dụng trong hợp đồng cần có sự xem xét thận trọng, đánh giá sự trách nhiệm cũng như sự ràng buộc ở các mức độ khác nhau để phòng ngừa các rủi ro, tăng cường sự thiện chí khi thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng cụ thể./.
File đính kèm:
- chuyen_rui_ro_doi_voi_hang_hoa_trong_cong_uoc_vien_1980_tiep.pdf