Chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (Ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Quảng Ngãi đã thực nghiệm thành

công phương pháp chăn nuôi heo trên nền chuồng bằng đệm lót sinh học. Kết quả đạt được của

phương pháp đệm lót đã giúp cho chất thải của heo (phân và nước tiểu) được phân hủy hoàn

toàn ngay trong chuồng nuôi dưới tác dụng của nền chuồng bằng đệm lót sinh học, môi trường

chuồng nuôi trong lành, không có mùi hôi thối, khó chịu, không ảnh hưởng đến môi trường

xung quanh khu vực nuôi.

Với ưu điểm của giải pháp kỹ thuật, nhằm giúp cho người dân áp dụng giải pháp xử lý ô

nhiễm môi trường trong chăn nuôi heo, Trung tâm thực hiện dự án "Chuyển giao công nghệ

chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn

nuôi" để chuyển giao giải pháp kỹ thuật cho hộ chăn nuôi nắm bắt, ứng dụng thành thạo trong

thực tế giúp chăn nuôi heo không gây ô nhiễm môi trường, phát triển chăn nuôi heo bền vững;

từ đó góp phần thành công trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại Quảng Ngãi.

Chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (Ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi trang 1

Trang 1

Chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (Ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi trang 2

Trang 2

Chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (Ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi trang 3

Trang 3

Chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (Ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi trang 4

Trang 4

Chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (Ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 7500
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (Ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (Ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi

Chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (Ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ 
Năm nghiệm thu: 2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Quảng Ngãi đã thực nghiệm thành 
công phương pháp chăn nuôi heo trên nền chuồng bằng đệm lót sinh học. Kết quả đạt được của 
phương pháp đệm lót đã giúp cho chất thải của heo (phân và nước tiểu) được phân hủy hoàn 
toàn ngay trong chuồng nuôi dưới tác dụng của nền chuồng bằng đệm lót sinh học, môi trường 
chuồng nuôi trong lành, không có mùi hôi thối, khó chịu, không ảnh hưởng đến môi trường 
xung quanh khu vực nuôi. 
Với ưu điểm của giải pháp kỹ thuật, nhằm giúp cho người dân áp dụng giải pháp xử lý ô 
nhiễm môi trường trong chăn nuôi heo, Trung tâm thực hiện dự án "Chuyển giao công nghệ 
chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn 
nuôi" để chuyển giao giải pháp kỹ thuật cho hộ chăn nuôi nắm bắt, ứng dụng thành thạo trong 
thực tế giúp chăn nuôi heo không gây ô nhiễm môi trường, phát triển chăn nuôi heo bền vững; 
từ đó góp phần thành công trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại Quảng Ngãi. 
II. MỤC TIÊU 
Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học cho các 
hộ chăn nuôi ở các địa phương trên địa bàn tỉnh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không ảnh 
hưởng đến sức khỏe của người dân, phát triển chăn nuôi heo bền vững. 
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Khảo sát, thu thập thông tin, lựa chọn các hộ có nhu cầu tiếp nhận giải pháp kỹ 
thuật tại các huyện 
Dự án đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin: Các hộ chăn nuôi heo tại huyện Nghĩa 
Hành, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Mộ Đức và thành phố Quảng Ngãi.
Qua quá trình khảo sát, thu thập thông tin phục vụ triển khai thực hiện dự án. Một số thông 
tin chính trong vấn đề chăn nuôi heo hiện nay tại nông hộ có liên quan đến quá trình thực hiện 
dự án như sau:
- Đa số nền chuồng nuôi các hộ sử dụng là nền xi măng, diện tích nuôi heo của 01 ô 
chuồng nhỏ, phổ biến từ 8 – 10m2. Mật độ nuôi heo hiện nay của nông hộ phổ biến từ 1con/1m2 
– 1con/1,5m2 (mật độ 1con/1m2 có 137 hộ, tỉ lệ 45,66%; mật độ 1con/1,5m2 có 129 hộ, tỉ lệ 
43%). Một số hộ đã thực hiện việc xử lý chất thải trong chăn nuôi heo bằng bể bioga hoặc bể tự 
thấm nhưng tỉ lệ còn thấp (bể bioga có 78 hộ, tỉ lệ 26%; bể tự thấm có 20 hộ, tỉ lệ 6,66%). Trong 
quá trình chăn nuôi heo, có 287/300 nông hộ (tỉ lệ 95,66%) cho rằng việc chăn nuôi heo hiện 
nay của nông hộ có việc xuất hiện mùi hôi thối, khó chịu trong quá trình chăn nuôi, ảnh hưởng 
đến sức khỏe của nông hộ và môi trường xung quanh. Trong quá trình khảo sát, số hộ biết thông 
tin về chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học còn thấp (116 hộ, tỉ lệ 53,33%). Số hộ có nhu 
cầu về áp dụng phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi heo khá cao (268 hộ, tỉ lệ 89,33%). 
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNGLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG 249
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
- Ngoài thức ăn sử dụng là cám công nghiệp để bổ sung vào quá trình nuôi, các hộ chăn 
nuôi hiện nay tích cực sử dụng các sản phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp để làm thức ăn cho 
chăn nuôi heo khá đa dạng như cám gạo, cám bắp, bột mì, hèm rượu, nước bún, cá, rau, gạo, 
nước cơm, thức ăn thừa, bã bia, bã sắn, bã đậu nành... để làm thức ăn cho chăn nuôi heo. Về chi 
phí nuôi tăng trọng cho 01 kg heo hơi của nông hộ hiện nay phổ biến, dao động ở mức 32.000đ 
– 37.000 đ tùy theo điều kiện của nông hộ (32.000đ – 34.000đ có 165 hộ, tỉ lệ 55%; 35.000đ – 
37.000đ có 118 hộ, tỉ lệ 39,33%). 
- Trong quá trình chăn nuôi heo nông hộ còn khó khăn về vốn (124 hộ, tỉ lệ 41,33%), thiếu 
thông tin về kỹ thuật chăn nuôi heo (248 hộ, tỉ lệ 82,66%), thiếu thông tin về xử lý môi trường 
trong quá trình nuôi (187 hộ, tỉ lệ 62,33%). Đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm (260 hộ, tỉ lệ 
86,66% rất khó khăn về việc tiêu thụ sản phẩm, bị người mua ép giá, không chủ động được thời 
điểm xuất bán). 
- Hầu hết các nông hộ có nhu cầu được nhà nước hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để nuôi heo không 
gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời hỗ trợ xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ để tăng 
tính hiệu quả trong chăn nuôi heo, phát triển chăn nuôi được bền vững.
2. Đào tạo, tập huấn ứng dụng giải pháp kỹ thuật
2.1. Tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật tham gia dự án ở các huyện
Tập huấn cho 20 cán bộ kỹ thuật tại các huyện, cán bộ kỹ thuật đã nắm bắt, hiểu được giải 
pháp kỹ thuật. Những vấn đề nổi bật của kết quả tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đã chuyển giao 
cho cán bộ kỹ thuật cơ sở như sau:
+ Cơ sở khoa học của việc thực hiện chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học.
+ Điều kiện chuồng nuôi để thực hiện giải pháp kỹ thuật
+ Sử dụng nguyên, vật liệu phù hợp với địa phương để thực hiện làm nền chuồng đệm lót 
sinh học.
+ Chăm sóc, bảo dưỡng đệm lót sinh học trong quá trình nuôi
+ Phương pháp kiểm tra, theo dõi chất lượng nền chuồng đệm lót sinh học.
+ Giải pháp kỹ thuật ủ thức ăn lên men cho heo bằng chế phẩm vi sinh vật.
+ Những ưu, nhược điểm của giải pháp kỹ thuật chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học.
2.2. Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các nông hộ ứng dụng giải pháp kỹ thuật trong điều 
kiện chăn nuôi thực tế tại nông hộ
Thực hiện tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho 89 hộ ứng dụng giải pháp kỹ thuật trong điều 
kiện chăn nuôi thực tế tại nông hộ theo hình thức cầm tay chỉ việc. 
Trong quá trình xây dựng (cải tạo, sửa chữa) cán bộ kỹ thuật dự án theo dõi trực tiếp cùng 
với nông hộ để thực hiện, hoàn chỉnh việc xây dựng (cải tại, sửa chữa) chuồng nuôi. Đây là nội 
dung vô cùng quan trọng trong việc ứng dụng giải pháp kỹ thuật chăn nuôi heo trên nền đệm lót 
sinh học vì nếu việc xây dựng (cải tại, sửa chữa) chưa đảm bảo kỹ thuật thì việc ứng dụng giải 
pháp kỹ thuật trong quá trình thực hiện bị hạn chế, hiệu quả xử lý chất thải đệm lót sinh học bị 
hạn chế. Sau đó thực hiện làm chuồng nuôi heo trên nền đệm lót sinh học, bảo dưỡng đệm lót 
trong suốt quá trình nuôi cũng như kỹ thuật lên men thức ăn cho heo bằng chế phẩm vi sinh. 
Trong quá trình hướng dẫn, cán bộ kỹ thuật luôn theo dõi các chỉ tiêu về kỹ thuật để đảm bảo 
yêu cầu thực hiện giải pháp. Thông qua việc tập huấn, hướng dẫn theo hình thức cầm tay chỉ 
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNGLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG250
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
việc (vừa học, vừa làm thực tế) việc ứng dụng giải pháp kỹ thuật tại nông hộ được can thiệp, xử 
lý kịp thời đã phát huy hiệu quả của việc ứng dụng.
2.3. Tập huấn cho các nông hộ có nhu cầu áp dụng giải pháp kỹ thuật: Tập huấn 15 lớp 
cho 1.050 hộ tham gia tại 5 huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Thành phố Quảng Ngãi, 
Sơn Tịnh.
3. Thực hiện hỗ trợ ứng dụng giải pháp chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại 
nông hộ
Về diện tích hỗ trợ ứng dụng giải pháp kỹ thuật chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học: 
Tổng diện tích hỗ trợ ứng dụng giải pháp kỹ thuật là 5.000m2, trong đó huyện có diện tích hỗ 
trợ ứng dụng lớn nhất là huyện Nghĩa Hành: 1.969m2; huyện Tư Nghĩa: 1.528m2; huyện Mộ 
Đức: 918m2; Thành phố Quảng Ngãi: 417m2 và huyện có diện tích ứng dụng nhỏ nhất là Sơn 
Tịnh với diện tích: 168m2. 
Về số hộ thực hiện ứng dụng giải pháp kỹ thuật: Tổng số hộ thực hiện là 89 hộ; trong đó 
huyện Nghĩa Hành: 39 hộ, huyện Tư Nghĩa: 26 hộ, huyện Mộ Đức: 11 hộ, thành phố Quảng 
Ngãi: 10 hộ và huyện Sơn Tịnh: 3 hộ. 
3.1. Chất lượng của nền chuồng đệm lót sinh học, khả năng xử lý chất thải (phân và 
nước tiểu), có xuất hiện mùi hôi thối trong và xung quanh chuồng nuôi hay không
Tổng hợp kết quả theo dõi về chất lượng đệm lót sinh học, xử lý chất thải, giảm thiểu môi 
trường trong quá trình chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại nông hộ theo địa bàn huyện:
TT Huyện
Số hộ 
thực 
hiện
Chất lượng đệm lót sinh 
học
Khả năng xử lý chất thải, 
giảm thiểu mùi hôi từ 
chuồng trại
Tốt
Trung 
bình
Chưa 
đạt
Tốt
Trung 
bình
Chưa 
tốt
1 Nghĩa Hành 39 30 9 30 9
2 Tư Nghĩa 26 15 11 15 11
3 Mộ Đức 11 9 2 9 2
4 Tp. Quảng Ngãi 10 8 2 8 2
5 Sơn Tịnh 3 2 1 2 1
Tổng cộng 89 64 25 64 25
Nhận xét, đánh giá:
Qua quá trình theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn cho nông hộ ứng dụng giải pháp kỹ thuật trong 
điều kiện chăn nuôi của mình. Đa số các hộ tham gia đều thực hiện tốt các nội dung như xây 
dựng (hoặc sửa chữa, cải tạo chuồng nuôi), làm nền chuồng đệm lót sinh học đảm bảo yêu cầu 
kỹ thuật, quá trình bảo dưỡng đệm lót sinh học trong quá trình nuôi tích cực, tuân thủ sự hướng 
dẫn của cán bộ kỹ thuật. 
Tổng số 89 hộ thực hiện ứng dụng, có 64 hộ thực hiện tốt (Nghĩa Hành: 30 hộ, Tư Nghĩa: 
15 hộ, Mộ Đức: 9 hộ, thành phố Quảng Ngãi: 8 hộ, Sơn Tịnh: 2 hộ) việc bảo dưỡng đệm lót 
sinh học, chất lượng đệm lót sinh học đạt ở mức tốt. Nền chuồng đệm lót sinh học thường xuyên 
duy trì ở mức độ ẩm 30%. Thực hiện việc xới đảo nền đệm sinh học thường xuyên, hợp lý giúp 
phân heo được vùi lấp tốt, môi trường nền chuồng sạch sẽ, giảm được ruồi nhặng. Mùi hôi từ 
chuồng trại được giảm thiểu đáng kể, không có hiện tượng xả thải chất thải ra bên ngoài, không 
ảnh hưởng xấu đến khu dân cư xung quanh khu vực nuôi. Qua quá trình theo dõi, đánh giá, nông 
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNGLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG 251
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
hộ nào thực hiện việc bảo dưỡng, chăm sóc nền chuồng đệm lót sinh học tuân thủ yêu cầu kỹ 
thuật thì thì chất lượng nền chuồng đệm lót sinh học tốt, phát huy được hiệu quả trong việc xử 
lý chất thải và giảm thiểu mùi hôi. 
Tuy nhiên, trong 89 hộ ứng dụng, trong quá trình theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn vẫn còn 25 
hộ thực hiện vấn đề bảo dưỡng đệm lót sinh học chưa kịp thời, thiếu tính tích cực (Nghĩa Hành: 
9 hộ, Tư Nghĩa: 11 hộ, Mộ Đức: 2 hộ, thành phố Quảng Ngãi: 2 hộ, Sơn Tịnh: 1 hộ )như: Để 
nước thừa từ nền xi măng chảy nhiều xuống đệm làm nền chuồng bị ướt, nền đệm lót sinh học 
có hiện tượng kết tảng, việc xới đảo đệm lót sinh học không thường xuyên, phân xuất hiện trên 
nền chuồng nhiều. Do đó, trong quá trình theo dõi cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn, nông hộ thực 
hiện kịp thời nên chất lượng nền chuồng đệm lót sinh học được khắc phục, chính vì thế mà đã 
phát huy được tác dụng trong quá trình xử lý chất thải, giảm thiểu được mùi hôi từ chuồng trại 
chăn nuôi heo của nông hộ. 
3.2. Kết quả thực hiện việc ứng dụng kỹ thuật ủ thức ăn lên men vi sinh vật cho heo tại 
nông hộ
Kết quả thực hiện việc ứng dụng kỹ thuật ủ thức ăn lên men vi sinh vật cho heo tại nông 
hộ:
TT Huyện
Số hộ 
thực hiẹn
Phương pháp lên men
Đánh giá quá trình thực hiện 
của hộ trong suốt vụ nuôi
Lên men 
ẩm
Lên men 
ướt
Tốt
Trung 
bình
Chưa tốt
1 Nghĩa Hành 39 10 29 32 7
2 Tư Nghĩa 26 5 21 20 6
3 Mộ Đức 11 3 8 9 2
4 Tp. Quảng Ngãi 10 1 9 10
5 Sơn Tịnh 3 1 2 2 1
Tổng cộng 89 20 69 73 16
Nhận xét, đánh giá:
Phương pháp lên men thức ăn bằng chế phẩm men vi sinh các nông hộ lựa chọn ứng dụng 
thực hiện chủ yếu là phương pháp lên men ướt: 69 hộ; phương pháp lên men ẩm là 16 hộ. Điều 
này phụ thuộc chính vào loại thức ăn mà nông hộ sử dụng để chăn nuôi. Các hộ tận dụng khá 
nhiều thức ăn cho chăn nuôi heo như thức ăn thừa, cơm, rau nên đã lựa chọn phương pháp 
lên men ướt để thực hiện. 
Qua quá trình theo dõi, tổng hợp, có 73 hộ thực hiện tốt, thường xuyên việc lên men thức 
ăn bằng chế phẩm vi sinh vật. Chất lượng thức ăn trong quá trình sử dụng đều có chất lượng tốt: 
mùi thơm của rượu nhẹ, không bị hôi thiu. Việc thực hiện lên men thức ăn trong điều kiện của 
nông hộ không quá phức tạp, qua theo dõi, đánh giá, các nông hộ đều thực hiện được, phù hợp 
với điều kiện chăn nuôi của mình. 
3.3. Kết quả theo dõi về tăng trọng, bệnh, dịch bệnh ở heo tại nông hộ
Kết quả theo dõi về tăng trọng, bệnh, dịch bệnh ở heo
TT Huyện
Số hộ 
thực 
hiẹn
Tăng trọng bình trong vụ nuôi 
(kg/con/ngày)
Tình hình bệnh, dịch 
bệnh trong suốt vụ nuôi
0,6- 0,7 0,5 - <0,6 0,4 - <0,5 - + ++
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNGLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG252
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1 Nghĩa Hành 39 7 26 6 36 3
2 Tư Nghĩa 26 7 16 3 24 2
3 Mộ Đức 11 4 7 6 1
4 Tp. Quảng Ngãi 10 3 7 6 1
5 Sơn Tịnh 3 1 2 3
Tổng cộng 89 22 58 9 83 7
Nhận xét, đánh giá:
Việc tăng trọng ở heo nuôi phụ thuộc chính vào quá trình chăm sóc, sử dụng thức ăn, chất 
lượng heo giống thả nuôi trong điều kiện của nông hộ. Đây là yếu tố bị tác động đa chiều, trong 
giới hạn của dự án, dự án chỉ tập trung, hỗ trợ tác động vào công tác hướng dẫn nông hộ thực 
hiện bảo dưỡng định kỳ nền chuồng đệm lót sinh học để đảm bảo khả năng xử lý hoàn toàn chất 
thải trong chuồng Trại chăn nuôi. Qua quá trình theo dõi về tăng trọng ở heo, đánh giá chung 
và nhận xét của nông hộ cho thấy heo tăng trọng bình thường so với phương thức nuôi trên nền 
xi măng trước đây.
Về tình hình sức khỏe, bệnh ở heo nuôi: Cũng như vấn đề tăng trọng, bệnh và dịch bệnh ở 
heo nuôi tại nông hộ diễn biến thông thường, không có vấn đề nghiêm trọng. Trong 89 hộ ứng 
dụng giải pháp kỹ thuật thì có 7 hộ (tỉ lệ 7,8%) có hiện tượng heo bệnh nhưng mức độ không 
nghiêm trọng; Trong 7 hộ có hiện tượng heo bệnh, có 6 hộ có hiện tượng heo bị chết với tỉ lệ 
3% - 9%. Nguyên nhân dẫn đến heo bệnh và chết, hao hụt do nhiều nguyên nhân, trong đó phụ 
thuộc chính vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng của nông hộ; công tác thú y, tiêm phòng ở các 
hộ này chưa được quan tâm, chưa thực hiện tốt; các hộ còn lại (82 hộ, tỉ lệ 92,2%) không thấy 
xuất hiện heo bệnh, chết. 
IV. KẾT LUẬN
Việc thực hiện dự án chuyển giao giải pháp kỹ thuật chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh 
học (ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi đã thực hiện đầy đủ nội dung, 
đạt mục tiêu xây dựng. Qua quá trình ứng dụng giải pháp kỹ thuật đã cho hiệu quả sau: 
Phân và nước tiểu của lợn được xử lý triệt để ngay trong chuồng trại chăn nuôi dưới tác 
dụng của nền chuồng bằng đệm lót sinh học. Trong quá trình nuôi không có hiện tượng xả thải 
chất thải chăn nuôi ra môi trường bên ngoài. Môi trường chuồng nuôi luôn sạch sẽ, không có 
mùi hôi thối, khó chịu, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực nuôi. 
Heo nuôi trên nền chuồng đệm lót sinh học luôn vận động, sức khỏe của heo tốt. Heo sinh 
trưởng và phát triển ổn định qua các giai đoạn nuôi, tốc độ tăng trọng của heo so với phương 
pháp nuôi trên nền xi măng trước đây của nông hộ là tương đương nhau. 
Sau khi kết thúc việc hỗ trợ ứng dụng giải pháp kỹ thuật ở vụ nuôi đầu tiên, tất cả các hộ 
đều ứng dụng thành thạo giải pháp kỹ thuật trong điều kiện chăn nuôi thực tế của mình nuôi các 
vụ nuôi tiếp theo. 
Để ứng dụng giải pháp kỹ thuật đạt hiệu quả, kết cấu chuồng nuôi phải đảm bảo yêu cầu 
kỹ thuật như: chuồng nuôi phải thông thoáng, mát; có 1/3 diện tích nền chuồng bằng xi măng để 
tắm mát cho heo vào mùa nắng nóng. Nuôi heo với mật độ hợp lý (1 con/2m2), thực hiện tốt việc 
làm nền chuồng bằng đệm lót sinh học và bảo dưỡng định kỳ nền chuồng trong quá trình nuôi 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_giao_cong_nghe_chan_nuoi_heo_tren_nen_dem_lot_sinh_ho.pdf