Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ

Sử dụng phương pháp phân tích đoàn hệ để tổ chức và phân tích cấu trúc nghề

nghiệp của các cá nhân từ 15 tuổi trở lên dựa trên dữ liệu các cuộc Điều tra mức

sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) từ 1998 tới 2018, kết quả bài viết cho thấy:

(1) Tuy vẫn có những tín hiệu tích cực nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao

động việc làm theo hướng giảm tỷ trọng trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp,

tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ ở

nước ta vẫn còn diễn ra khá chậm. (2) Những khác biệt trong phân bố độ tuổi

(hiệu ứng tuổi) qua các giai đoạn (hiệu ứng thời gian) cùng với xu hướng tăng

liên tục độ tuổi trung bình ở các lĩnh vực phản ánh xu hướng “già hóa” độ tuổi

lao động, đặc biệt trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, mà nguyên nhân

bước đầu có thể là do hiệu ứng đoàn hệ khi sự sụt giảm tỷ lệ làm việc trong lĩnh

vực này ngày càng cao hơn ở các thế hệ gần đây hơn.

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ trang 1

Trang 1

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ trang 2

Trang 2

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ trang 3

Trang 3

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ trang 4

Trang 4

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ trang 5

Trang 5

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ trang 6

Trang 6

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ trang 7

Trang 7

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ trang 8

Trang 8

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ trang 9

Trang 9

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 2900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ

Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc làm ở Việt Nam 2 thập kỷ gần đây dưới góc nhìn đoàn hệ
nghiệp - xây dựng có mức tăng cao 
hơn (tăng 6,4 tuổi, từ 30,6 tuổi ở thời 
điểm 1998 lên 37,1 tuổi năm 2018). 
Đặc biệt, khu vực nông - lâm - ngư 
nghiệp có mức tăng rất cao (tăng 11,2 
tuổi, từ 32,5 tuổi ở thời điểm 1998 lên 
43,7 tuổi năm 2018), đồng thời đường 
đại diện có xu hướng thẳng và dốc 
hơn trong khoảng 10 năm gần đây dự 
Biểu đồ 3. Độ tuổi trung bình của những người hiện có việc làm theo các lĩnh vực qua 
các thời điểm từ 1998 đến 2018 (tuổi) 
Nguồn: Xử lý của tác giả từ kết quả VHLSS 1998 - 2018. 
. 
 NGUYỄN NGỌC TOẠI – CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LĨNH VỰC VIỆC LÀM 
36 
báo xu hướng này sẽ còn diễn ra 
mạnh hơn trong những năm tới. 
Những kết quả trên cho thấy có 
những sự khác biệt trong phân bố độ 
tuổi (hiệu ứng tuổi) qua các giai đoạn 
(hiệu ứng thời gian) về cơ cấu lĩnh 
vực việc làm ở Việt Nam trong 20 năm 
qua. Vậy đâu là những nguyên nhân 
chính dẫn tới những khác biệt này? 
Đồng thời, điều này cũng gợi ý về một 
số câu hỏi khác như: có sự khác biệt 
nào giữa các thế hệ (hiệu ứng đoàn 
hệ) về cơ cấu việc làm trong các lĩnh 
vực, đặc biệt trong khu vực nông - 
lâm - ngư nghiệp? Nếu có thì do đâu? 
Và điều này có thể đặt ra những hàm 
ý gì về mặt chính sách? Chúng tôi sẽ 
cố gắng trả lời một phần 
các câu hỏi này trong 
phần tiếp theo. 
3.2. Chuyển dịch cơ cấu 
lĩnh vực việc làm tại Việt 
Nam dƣới góc nhìn đoàn 
hệ 
Phân tích chi tiết hơn quá 
trình chuyển dịch cơ cấu 
việc làm trong từng lĩnh 
vực theo các nhóm tuổi 
tương ứng với từng thời 
điểm của các cuộc Điều 
tra mức sống hộ gia đình 
(VHLSS) từ năm 1998 tới 
2018, chúng ta sẽ có các 
bảng theo từng lĩnh vực 
như bên dưới. 
Xem xét số liệu Bảng 2 
theo các cách khác nhau 
chúng ta sẽ thấy: (1) Nếu 
so sánh theo chiều ngang 
qua các thời điểm từ 1998 đến 2018, 
dường như có một xu hướng giảm 
liên tục tỷ lệ làm việc trong khu vực 
nông - lâm - ngư nghiệp ở 7 nhóm tuổi 
đầu từ 15-18 đến 39-42. Đồng thời, có 
một xu hướng ngược lại đối với 8 
nhóm tuổi tiếp theo từ 43-46 đến 71+ 
khi càng tới các thời điểm gần đây thì 
tỷ lệ làm việc trong lĩnh vực này càng 
tăng. (2) Nếu so sánh đồng thời theo 
chiều dọc qua các nhóm tuổi ở từng 
thời điểm cụ thể và theo chiều ngang 
qua các giai đoạn từ 1998 đến 2018, 
có thể thấy xu hướng chuyển dịch các 
con số bắt đầu từ cao nhất ở các 
nhóm tuổi trẻ hơn ở những giai đoạn 
đầu (1998-2002), sang tập trung ở 
Bảng 2: Cơ cấu nhóm tuổi của những người từ 15 tuổi 
trở lên trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Nam 
từ 1998 đến 2018 (%) 
 1998 2002 2006 2010 2014 2018 
15-18 15,9 12,1 9,2 9,3 5,8 4,4 
19-22 11,4 10,7 9,6 8,6 7,5 5,3 
23-26 8,2 8,3 7,7 7,9 7,2 5,7 
27-30 8,1 8,1 6,7 7,9 7,5 7,3 
31-34 8,7 8,8 8,2 7,6 7,8 6,6 
35-38 9,8 9,5 9,4 8,3 7,8 8,2 
39-42 8,4 9,6 9,7 8,9 8,1 7,7 
43-46 7,4 9,1 9,4 9,0 8,7 8,3 
47-50 5,6 6,9 9,1 8,4 9,0 8,6 
51-54 3,7 5,1 6,5 7,5 9,1 8,5 
55-58 4,1 3,4 4,7 5,6 6,9 9,0 
59-62 3,1 2,8 3,2 4,4 5,8 7,4 
63-66 2,2 2,1 2,5 2,2 3,9 5,4 
67-70 1,9 1,8 1,8 2,0 1,9 4,0 
71+ 1,6 1,8 2,1 2,4 2,8 3,5 
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 
Nguồn: Xử lý của tác giả từ kết quả VHLSS 1998 - 
2018. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (267) 2020 
37 
những nhóm tuổi ở giữa trong giai 
đoạn giữa (2006-2010), và cuối cùng 
là tập trung ở những nhóm tuổi lớn 
hơn trong giai đoạn gần đây nhất 
(2014-2018). 
Phân bố này phản ánh rõ sự thay đổi 
tỷ lệ làm việc trong khu vực nông - 
lâm - ngư nghiệp theo từng độ tuổi và 
giai đoạn khác nhau (hiệu ứng tuổi và 
thời kỳ). Bên cạnh đó, từ những kết 
quả trên, có thể thấy những con số 
cao nhất thường tập trung dọc theo 
đường chéo chính của bảng bắt đầu 
bên góc trái từ nhóm tuồi 15-18 tại 
thời điểm 1998 kéo dài xuống góc 
phải ở nhóm tuổi cao nhất 71+ ở thời 
điểm 2018. Những đường chéo song 
song này (đường bôi đậm và 
các đường chéo song song 
với nó) biểu thị cho các 
đoàn hệ tương ứng tương 
tự mô hình cấu trúc đoàn hệ 
trong Hình 1 của Yang và 
Land (2016). Ở đây, sự 
phân bố tỷ lệ này có thể gợi 
ý về một câu chuyện khác, 
đó là câu chuyện về các 
đoàn hệ. Hay nói cách khác, 
sự thay đổi tỷ lệ làm việc 
trong lĩnh vực nông - lâm - 
ngư nghiệp ở Việt Nam 
trong 20 năm qua có thể liên 
quan tới những khác biệt 
giữa các đoàn hệ. 
Lưu ý rằng, các con số thể 
hiện tỷ lệ theo nhóm tuổi 
trong Bảng 2 được tính dựa 
trên tổng số 100% những 
người từ 15 tuổi trở lên hiện 
đang làm việc (tại thời điểm mỗi cuộc 
điều tra) trong lĩnh vực nông - lâm - 
ngư nghiệp. Do đó, dữ liệu này chỉ 
cung cấp một sự hình dung ban đầu 
vệ sự dịch chuyển theo độ tuổi qua 
thời gian. Để ước lượng chính xác 
hơn quá trình chuyển dịch theo các 
đoàn hệ cần tính lại tỷ lệ này dựa trên 
tổng số 100% những người hiện đang 
làm việc (trong tất cả lĩnh vực) theo 
từng độ tuồi tương ứng tại thời điểm 
mỗi cuộc điều tra (Bảng 3). Ví dụ, 
chúng ta xem xét đường chéo được 
bôi đậm, đường chéo này thể hiện sự 
thay đổi tỷ lệ làm nông - lâm - ngư 
nghiệp của đoàn hệ những người sinh 
trong khoảng thời gian từ 1980-1983 
Bảng 3: Tỷ lệ làm việc trong lĩnh vực nông-lâm-ngư 
nghiệp của những người từ 15 tuổi trở lên ở Việt 
Nam từ 1998 đến 2018 (%) 
 1998 2002 2006 2010 2014 2018 
15-18 54,1 36,1 25,8 28,7 23,5 16,0 
19-22 53,0 43,1 33,2 28,2 28,3 23,5 
23-26 52,8 45,7 34,9 30,3 30,2 23,3 
27-30 59,3 49,6 39,5 33,3 30,8 27,2 
31-34 61,7 53,1 46,0 35,0 33,3 24,5 
35-38 63,1 53,0 48,4 37,3 35,3 29,4 
39-42 59,6 53,6 48,8 40,6 37,7 29,6 
43-46 61,8 55,1 49,2 42,2 42,2 33,0 
47-50 61,4 55,2 50,5 43,2 45,2 36,9 
51-54 57,5 58,1 48,9 44,0 46,8 40,5 
55-58 61,3 57,6 48,3 42,1 43,6 42,3 
59-62 56,5 50,1 50,3 46,6 45,0 42,3 
63-66 46,4 44,9 41,4 38,2 47,0 43,2 
67-70 37,9 39,2 34,6 39,5 35,2 41,8 
71+ 17,6 15,8 15,1 14,6 16,0 15,4 
Tổng 40,7 34,0 30,3 27,1 26,5 22,2 
Nguồn: Xử lý của tác giả từ kết quả VHLSS 1998 - 
2018. 
 NGUYỄN NGỌC TOẠI – CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LĨNH VỰC VIỆC LÀM 
38 
trong 20 năm qua (1998-2018), tức là 
vào năm 1998 những người thuộc 
đoàn hệ này sẽ trong độ tuổi từ 15-18 
tuổi và tỷ lệ làm trong lĩnh vực nông - 
lâm - ngư nghiệp của họ chiếm 54,1% 
trong tổng số 100% những người 
cùng độ tuổi có việc làm tại thời điểm 
1998 (hay nói cách khác, tại thời điểm 
năm 1998, hơn ½ số người thuộc 
đoàn hệ sinh từ 1980-1983 làm việc 
trong lĩnh vực nông - lâm - 
ngư nghiệp, còn lại làm 
trong các lĩnh vực khác), 4 
năm sau (tức là vào năm 
2002) họ sẽ trong độ tuổi 
19-22 và lúc này tỷ lệ làm 
nông nghiệp của họ giảm 
xuống còn 43,1%. Tương 
tự như vậy, qua mỗi giai 
đoạn 4 năm (tương 
đương với các thời điểm 
2006, 2010, 2014 và 2018) 
tuổi của họ sẽ tăng lên lần 
lượt 4 tuổi và tỷ lệ làm 
nông nghiệp của họ tương 
ứng với các ô ở các nhóm 
tuổi tăng dần qua mỗi thời 
điểm. 
Bằng cách tương tự, 
chúng ta sẽ tính toán 
được đối với các đoàn hệ 
còn lại (các đường chéo 
song song với đường bôi 
đậm này) và so sánh chúng với nhau. 
Kết quả Bảng 3 cho thấy dường như 
có một xu hướng tập trung các con số 
cao hơn (tỷ lệ làm nông nghiệp) ở các 
đoàn hệ ở giữa (các đường chéo ở 
giữa) và giảm dần ở hai đầu (các 
đường chéo góc trên bên phải và góc 
dưới bên trái – đại diện cho các đoàn 
hệ trẻ nhất và già nhất). 
So với lĩnh vực nông - lâm - ngư 
nghiệp, phân bố tỷ lệ theo nhóm tuổi 
trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng 
(Bảng 4) và thương mại - dịch vụ 
(Bảng 5) không cho thấy sự khác biệt 
đáng chú ý giữa các đoàn hệ (không 
phân bố tập trung theo các đường 
chéo của bảng như phân tích ở trên). 
Đối với khu vực công nghiệp - xây 
dựng (Bảng 4), theo thời gian (1998-
2018), mặc dù vẫn có sự sụt giảm lớn 
tỷ lệ làm việc ở các nhóm tuổi từ 15-
26 và tăng tỷ lệ ở các nhóm tuổi từ 27 
đến ngoài 60 nhưng xu hướng chính 
Bảng 4: Cơ cấu nhóm tuổi của những người từ 15 tuổi 
trở lên trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng ở Việt 
Nam từ 1998 đến 2018 (%) 
 1998 2002 2006 2010 2014 2018 
15-18 11,0 8,7 7,5 5,4 3,7 2,5 
19-22 17,8 15,0 14,8 9,6 9,6 6,4 
23-26 16,1 14,7 14,4 14,0 11,9 11,8 
27-30 10,7 11,2 10,6 12,4 13,0 11,9 
31-34 9,6 10,5 9,6 11,2 12,0 11,9 
35-38 9,5 10,5 10,1 10,0 11,5 12,3 
39-42 8,5 10,3 9,8 10,6 10,7 11,6 
43-46 6,2 7,9 7,4 8,8 9,1 9,9 
47-50 4,2 5,1 6,1 6,7 7,6 8,2 
51-54 2,0 2,7 4,2 4,6 5,1 5,6 
55-58 1,1 1,4 2,4 2,9 2,6 4,3 
59-62 1,3 0,8 0,9 1,6 1,9 1,9 
63-66 0,7 0,6 0,7 0,7 0,7 1,2 
67-70 0,7 0,4 0,8 0,4 0,3 0,4 
71+ 0,6 0,3 0,6 0,8 0,4 0,3 
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 
Nguồn: Xử lý của tác giả từ kết quả VHLSS 1998 - 
2018. 
. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (267) 2020 
39 
vẫn tập trung hầu hết trong độ tuổi từ 
23-42. 
Trong khi đó, xét về cơ cấu độ tuổi, 
thương mại - dịch vụ có lẽ là lĩnh vực 
ít có sự thay đổi nhất khi hầu như luôn 
có một mức độ tập trung cao ở những 
nhóm tuổi từ 27 đến khoảng 50 tuổi 
trong suốt 20 năm qua (Bảng 5). So 
với khu vực công nghiệp - xây dựng, 
phạm vi tập trung độ tuổi làm việc 
trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 
rộng hơn, điều này là hợp lý bởi tính 
chất công việc ở 2 lĩnh vực này là 
tương đối khác nhau với mức độ đòi 
hỏi về sức khỏe trong khu vực công 
nghiệp - xây dựng là cao hơn nên độ 
tuổi ngoài 40 đã bắt đầu không còn 
phù hợp. 
Như vậy, có vẻ như sự 
khác biệt giữa các đoàn 
hệ (hiệu ứng đoàn hệ) 
chỉ xảy ra trong khu vực 
nông - lâm - ngư nghiệp, 
trong khi hai lĩnh vực 
còn lại mới chỉ cho thấy 
những sự khác biệt về 
độ tuổi (hiệu ứng tuổi) 
và theo thời gian (hiệu 
ứng giai đoạn). 
4. MỘT SỐ NHẬN XÉT 
BƢỚC ĐẦU VÀ THẢO 
LUẬN 
Những kết quả phân 
tích bước đầu về quá 
trình chuyển dịch cơ 
cấu việc làm theo các 
lĩnh vực ở nước ta 
khoảng 2 thập niên gần 
đây cho thấy, vẫn có 
những tín hiệu tích cực khi tỷ trọng 
việc làm trong khu vực công nghiệp - 
xây dựng và thương mại - dịch vụ liên 
tục tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, 
tốc độ tăng trưởng trong hai lĩnh vực 
này còn chậm. Đồng thời, mặc dù tỷ 
trọng việc làm trong khu vực nông - 
lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm 
mạnh trong suốt 20 năm qua nhưng 
cho đến nay vẫn là khu vực chiếm tỷ 
trọng cao nhất. 
Bên cạnh đó, sự dịch chuyển các 
đường cong biểu diễn cơ cấu lao 
động theo nhóm tuổi ở cả 3 lĩnh vực 
tương ứng từ độ tuổi nhỏ hơn sang độ 
tuổi lớn hơn và tuổi lao động trung 
bình liên tục tăng theo thời gian từ 
1998 đến 2018 phản ánh xu hướng 
Bảng 5. Cơ cấu nhóm tuổi của những người từ 15 tuổi trở 
lên trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở Việt Nam từ 
1998 đến 2018 (%) 
 1998 2002 2006 2010 2014 2018 
15-18 6,5 5,0 3,6 2,6 1,8 1,9 
19-22 9,2 8,5 7,8 7,1 5,5 4,6 
23-26 9,7 9,8 11,1 9,8 10,2 8,9 
27-30 10,2 10,4 8,3 10,8 11,6 10,4 
31-34 9,9 10,8 10,2 10,0 11,8 11,7 
35-38 11,8 12,5 10,7 12,3 10,3 10,2 
39-42 11,4 12,1 10,7 10,8 10,5 9,9 
43-46 9,4 10,7 10,8 10,3 9,2 10,4 
47-50 5,8 8,1 10,0 8,9 8,8 8,8 
51-54 4,9 5,0 7,1 7,2 7,5 7,6 
55-58 4,5 2,5 3,9 4,9 6,1 6,9 
59-62 2,4 2,1 1,9 2,4 3,7 4,5 
63-66 1,9 1,2 1,7 1,2 1,3 2,2 
67-70 1,5 0,7 0,9 0,8 0,9 0,8 
71+ 1,1 0,7 1,3 0,9 0,9 1,2 
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 
Nguồn: Xử lý của tác giả từ kết quả VHLSS 1998 - 2018. 
 NGUYỄN NGỌC TOẠI – CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LĨNH VỰC VIỆC LÀM 
40 
“già hóa” của lực lượng lao động, đặc 
biệt trong khu vực nông - lâm - ngư 
nghiệp khoảng 10 năm gần đây. 
Những kết quả này cho thấy có những 
sự khác biệt trong phân bố độ tuổi 
(hiệu ứng tuổi) qua các giai đoạn (hiệu 
ứng thời gian) về cơ cấu lĩnh vực việc 
làm. Đồng thời, phản ánh thực trạng 
sụt giảm tỷ lệ làm việc trong lĩnh vực 
nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng 
cao hơn ở các thế hệ gần đây hơn 
(hiệu ứng đoàn hệ). 
Phương pháp đoàn hệ dựa trên các 
mô hình tổ chức dữ liệu theo bảng 
chéo giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn 
trực quan và phần nào phán đoán 
được hiệu ứng từng nhân tố (tuổi - 
thời kỳ - đoàn hệ) trong xu hướng 
chuyển dịch chung đối với từng lĩnh 
vực việc làm. Tuy nhiên, vì nó chưa 
cung cấp được các phân tích dựa trên 
mô hình hóa dữ liệu một cách nghiêm 
ngặt nên cũng khó biện minh cho bất 
kỳ kết luận nào. Do vậy, cần xây dựng 
các mô hình thống kê phù hợp với các 
phân tích APC mà phạm vi bài viết 
này chưa đề cập tới. Với khả năng 
tách được các tác động riêng biệt của 
từng yếu tố vốn có mối quan hệ tuyến 
tính, các mô hình thống kê APC hiện 
nay đã được chứng minh là khả thi 
mà chỉ thời gian trước đây còn được 
xem là một khó khăn không thể vượt 
qua. 
Trên cơ sở áp dụng phương pháp 
phân tích đoàn hệ, bài viết cung cấp 
một cách tiếp cận mới trong nghiên 
cứu chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực việc 
làm cũng như những hướng nghiên 
cứu thực nghiệm về các chủ đề có 
liên quan dựa trên việc phân tích các 
cơ sở dữ liệu khác nhau hiện nay. 
Trong đó, các nguồn dữ liệu điều tra 
quốc gia đang ngày càng dễ tiếp cận 
và có chất lượng hơn nhờ việc không 
ngừng được cải thiện về mặt phương 
pháp và tổ chức điều tra có hệ thống 
của Tổng cục Thống kê trong thời 
gian gần đây.  
CHÚ THÍCH 
(1)
 Đề tài cấp cơ sở năm 2020 do tác giả làm chủ nhiệm, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ 
là cơ quan chủ trì. 
(2)
 Điều tra mức sống hộ gia đình, Điều tra mức sống dân cư, Khảo sát mức sống hộ gia 
đình, hay gọi chung là VHLSS (Vietnam Household Living Standard Survey). 
(3)
 Thực tế phương pháp APC có thể được sử dụng cho cả các dữ liệu theo thời gian với 
khoảng cách không đều nhau nhưng sẽ phải áp dụng thêm nhiều thủ tục tính toán phức tạp 
hơn, do vậy thông thường các nhà nghiên cứu thường chọn cách như chúng tôi đang làm, 
xem thêm (Fu, 2018). 
(4)
 Ngoài 3 lĩnh vực là nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch 
vụ, còn có những lĩnh vực khác như: hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, quản 
lý nhà nước, y tế, giáo dục Tỷ trọng từng lĩnh vực được tính trên tổng 100% của tất cả 
lĩnh vực. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (267) 2020 
41 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Frost, Wade Hampton. 1995. “The Age Selection of Mortality from Tuberculosis in 
Successive Decades”. American Journal of Epidemiology 141(1):4-9. 
2. Fu, Wenjiang. 2018. A Practical Guide to Age-Period-Cohort Analysis: The 
Identification Problem and Beyond. CRC Press. 
3. Glenn, Norval D. 2005. Cohort Analysis. 2nd ed. Thousand Oaks, Calif: Sage 
Publications. 
4. Mason, William M. and Stephen E. Fienberg. 1985. Cohort Analysis in Social 
Research: Beyond the Identification Problem. New York: Springer New York. 
5. O’Brien, Robert. 2014. Age-Period-Cohort Models: Approaches and Analyses with 
Aggregate Data. CRC Press. 
6. Tổng cục Thống kê. 2019. Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2018. Hà Nội: 
Nxb. Thống kê. 
7. Yang, Yang and Kenneth C. Land. 2016. Age-Period-Cohort Analysis: New Models, 
Methods, and Empirical Applications. Chapman and Hall/CRC. 
8. Zeng, Yi, Kenneth C. Land, Danan Gu and Zhenglian Wang. 2014. Household and 
Living Arrangement Projections. Vol 36. Dordrecht: Springer Netherlands. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_dich_co_cau_linh_vuc_viec_lam_o_viet_nam_2_thap_ky_ga.pdf