Chuyên đề Tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí và nhà xuất bản
I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ
1. Các khái niệm và thuật ngữ
a. Cơ quan báo chí
Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một loại hình báo chí, bao gồm: báo in
(báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh),
báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực
hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên
mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam,
tiếng nước ngoài.
b. Cơ quan chủ quản báo chí
Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động
báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí. Cơ quan chủ quản báo chí có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xác định, chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và
phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi phủ sóng, ngôn
ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy phép;
- Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế hoạch
hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí trực
thuộc sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;283
- Tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan báo chí hoạt động;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí và nhà xuất bản
kiện pháp lý để thành lập cơ quan báo chí Theo Điều 18, 19, 20 của Luật Báo chí được Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung thông qua năm 1999, các cơ quan báo chí thành lập phải dựa trên những điều kiện sau: - Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại Điều 13 của Luật này; - Xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi phủ sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí ; - Có trụ sở chính và có các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí. - Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cấp mới được hoạt động. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin phép, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí phải trả lời, nói rõ lý do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(1). Việc cấp giấy phép hoạt động báo chí phải căn cứ vào các điều kiện quy định của Luật Báo chí và phải phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị cấp giấy phép hoạt động cho các cơ quan báo chí. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cấp mới được hoạt động. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép hoạt động báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí phải trả lời bằng văn bản, nói rõ lý do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án. Cơ quan báo chí phải thực hiện đúng những điều ghi trong giấy phép; nếu muốn thay đổi tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện, phạm vi phát hành chủ yếu, kỳ hạn xuất bản thì phải xin phép lại. Việc xác định, thay đổi công suất, thời gian, tần số, phạm vi tỏa sóng phải được phép của cơ quan quản lý Nhà nước về tần số vô tuyến điện. Cơ quan báo chí đã được cấp phép không được chuyển nhượng giấy phép hoạt động báo chí cho cơ quan, tổ chức khác. (1) Nay là Thủ tướng. 286 Điều 19a, Luật Báo chí năm 1999 cũng quy định điều kiện thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của cơ quan báo chí như: - Cơ quan báo chí có nhu cầu thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú ở trong nước phải có đủ điều kiện về nhân sự, trụ sở và phải được sự đồng ý bằng văn bản của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan báo chí xin đặt cơ quan đại diện, cơ quan thường trú và phải thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin biết. - Chính phủ quy định cụ thể việc đặt cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của báo chí Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của báo chí nước ngoài tại Việt Nam. 3. Cơ cấu tổ chức nhân sự và mô hình hoạt động cơ quan báo chí a. Cơ cấu tổ chức nhân sự cơ quan báo chí Theo Từ điển mở Wikitionary, tổ chức là tập hợp người, sắp xếp, bố trí, thành các bộ phận theo cơ cấu nhất định và kỷ luật chặt chẽ để hoạt động vì lợi ích chung. Cơ cấu tổ chức là việc cấu trúc một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó trên cơ sở xem xét các chức năng, nhiệm vụ để thực hiện một quy trình hoàn thiện. Cơ cấu tổ chức cơ quan báo chí là tập hợp đội ngũ nhà báo, sắp xếp, bố trí thành các ban (phòng) chuyên môn để giao nhiệm vụ tham gia vào quy trình sản xuất sản phẩm báo chí, đồng thời có kỷ luật chặt chẽ để hoạt động xuất bản báo đảm bảo đúng mục đích, mục tiêu mà tòa soạn đặt ra. Một đơn vị báo chí thường cơ cấu tổ chức nhân sự như sau: Ban lãnh đạo Chủ bút, Tổng Biên tập, Tổng Giám đốc, Giám đốc Các Phó Tổng Biên tập, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc Các ban (phòng) chuyên môn Các trưởng, phó ban (phòng) chuyên môn Nhân viên các ban (phòng) chuyên môn 287 * Ban lãnh đạo cơ quan báo chí Trong một cơ quan báo chí, ban lãnh đạo (Bộ Biên tập, Ban Biên tập, Ban Giám đốc) bao gồm các chức danh như: Chủ bút, Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập. Mỗi một chức danh có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động đối nội, đối ngoại và tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí. + Chủ bút: Thuật ngữ này sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây có nền báo chí tư nhân và nó được hiểu là dùng để chỉ những người bỏ tiền ra để xuất bản báo (đầu tư tài chính, trụ sở, thành lập tờ báo, thuê nhân lực tổ chức xuất bản và kinh doanh sản phẩm báo chí...). Ở Việt Nam, trong thời kỳ Pháp thuộc cũng có chức danh chủ bút, nhưng chủ yếu tập trung ở các tờ báo tiếng Pháp hoặc tiếng Việt phục vụ chế độ cai trị của thực dân Pháp. + Tổng Biên tập (Tổng Giám đốc, Giám đốc): Là người đứng đầu cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí, trước pháp luật và công chúng về nội dung, hình thức các sản phẩm báo chí; chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành phân công nhiệm vụ các bộ phận chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tổng Biên tập (Giám đốc) cơ quan báo chí là một nghề chuyên nghiệp, tuy nhiên ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa thấy có cơ sở nào đào tạo chức danh này. + Phó Tổng Biên tập (Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc): Là những người dưới quyền của Tổng Biên tập (Tổng Giám đốc, Giám đốc). Nhiệm vụ của các Phó Tổng Biên tập (Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc) do Tổng Biên tập (Tổng Giám đốc, Giám đốc) giao theo từng lĩnh vực chuyên môn liên quan đến sản xuất sản phẩm báo chí. Thông thường ở một tòa soạn báo in có ít nhất hai Phó Tổng Biên tập, đó là Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung (phóng viên, thư ký tòa soạn, bạn đọc và cộng tác viên) và Phó Tổng Biên tập phụ trách trị sự (nhân sự, tài chính, hành chính, phát hành và quảng cáo...). Ở các đài phát thanh, truyền hình ngoài chức danh Phó Giám đốc phụ trách nội dung còn có Phó Giám đốc phụ trách về kỹ thuật (dựng, truyền dẫn phát sóng...). Cũng giống như chức danh Tổng Biên tập, trên thế giới hiện cũng chưa có cơ sở nào đào tạo chức danh phó Tổng Biên tập báo in, báo mạng điện tử hoặc Phó Giám đốc đài phát thanh, truyền hình. 288 * Các ban (phòng) chuyên môn Trong một cơ quan báo chí thường xây dựng thành các ban (phòng) chuyên môn và tương ứng với nó là các chức danh phụ trách các ban (phòng) đó. Cụ thể, mỗi đơn vị báo chí thường có các ban (phòng) như: Ban (phòng) Thư ký tòa soạn; Ban (phòng) Phóng viên; Ban (phòng) Trị sự; Ban (phòng) Bạn đọc và Cộng tác viên; Ban (phòng) PR và Quảng cáo... + Ban (phòng) Thư ký tòa soạn (Thư ký biên tập): Là bộ phận trung tâm đầu não của một cơ quan báo chí, nhất là đối với báo in và báo mạng điện tử. Ban (phòng) Thư ký tòa soạn (Thư ký biên tập) có nhiệm vụ lập kế hoạch xuất bản báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo kế hoạch tuyên truyền do Ban lãnh đạo tòa soạn phê duyệt. Bộ phận này còn có nhiệm vụ xây dựng các ý tưởng nội dung, hình thức mỗi sản phẩm báo chí, đồng thời phối hợp với các ban (phòng) chuyên môn khác tổ chức thực hiện sáng tạo tác phẩm, biên tập, tổ chức xuất bản, phát hành (phát sóng, đưa lên mạng truyền dẫn) sản phẩm báo chí. Ban (phòng) Thư ký tòa soạn (Thư ký biên tập) của một cơ quan báo in thường có các chức danh như: Thư ký tòa soạn, biên tập viên, họa sĩ thiết kế, kỹ thuật viên... Cũng có tòa soạn xuất báo mau kỳ đã tổ chức thêm bộ phận phóng viên thời sự nằm trong Ban (phòng) Thư ký tòa soạn hoặc có những nhân viên soát lỗi và trực in, bộ phận tư liệu chuyên trách. Đứng đầu Ban (phòng) Thư ký tòa soạn (Thư ký biên tập) là Trưởng ban, hay còn gọi là Thư ký tòa soạn. Báo giới phương Tây ví Thư ký tòa soạn là người “chế tạo tờ báo”, là “linh hồn” của tòa soạn báo. Tờ báo hay dở phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của Thư ký tòa soạn. Một Thư ký tòa soạn chuyên nghiệp phải có những phẩm chất cơ bản như: - Có phẩm chất chính trị (nhanh nhạy nắm bắt, xử lý thông tin đảm bảo phục vụ khuynh hướng, lợi ích chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân, tòa soạn). - Có năng lực chuyên môn báo chí chuyên nghiệp (có khả năng tác nghiệp báo chí chuyên nghiệp ở các công việc khác nhau như: viết, biên tập, tổ chức bài vở, thiết kế trình bày ấn phẩm, quản lý tài chính và kinh tế báo chí...). - Có trình độ hiểu biết xã hội sâu rộng (hiểu rộng, sâu các vấn đề của đời sống xã hội, nhất là những vấn đề thời cuộc, từ đó vận dụng tổ chức xuất bản các sản phẩm báo chí đúng, trúng, hấp dẫn). 289 - Có kiến thức về lĩnh vực kinh tế (bên cạnh sự phán đoán nhanh nhạy các thông tin để tổ chức xuất bản báo đáp ứng nhu cầu công chúng, thư ký tòa soạn là người còn phải biết tính toán các lợi nhuận kinh tế từ sản phẩm báo chí). - Có sức khỏe tốt (để chống chịu với những áp lực về thời gian làm việc cũng như hệ quả từ sản phẩm báo chí). - Có khả năng dung hòa các mối quan hệ trong và ngoài tòa soạn (là đầu mối xử lý thông tin, do đó Thư ký tòa soạn phải quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau như: Tổng Biên tập, các phó Tổng Biên tập; Giám đốc và các Phó Giám đốc; các Trưởng (Phó) ban chuyên môn; các cộng tác viên và bạn đọc; các đối tượng khác... Mối quan hệ nhằm đáp ứng các nhu cầu về lợi ích được thể hiện qua sản phẩm báo chí, nếu Thư ký tòa soạn không khéo léo giải quyết sẽ dẫn đến thường xuyên xảy ra xung đột, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm báo chí và uy tín cá nhân Thư ký tòa soạn). Dưới quyền của Trưởng ban (phòng) Thư ký tòa soạn (Thư ký biên tập) là các Phó ban (phòng) Thư ký tòa soạn (Thư ký biên tập). Việc bổ nhiệm 1 hay 2 cấp phó trong Ban (phòng) này là do tính chất, yêu cầu xuất bản báo của mỗi tòa soạn. Các cấp phó được phân công nhiệm vụ trực xuất bản theo số báo hoặc phụ trách công việc theo tính chất chuyên môn của Ban (phòng) này. Dưới quyền của các trưởng, phó Ban (phòng) Thư ký tòa soạn (Thư ký biên tập) là các biên tập viên, họa sĩ thiết kế trình bày, nhân viên kỹ thuật... Ở nước ta, chức danh Biên tập viên được coi là một nghề quy định rất rõ trong tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức ngành văn hóa - thông tin (Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ký về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hóa - Thông tin). Biên tập viên báo chí là viên chức chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, làm nhiệm vụ biên tập nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật, khoa học các tác phẩm, sản phẩm báo chí. Biên tập viên tại các cơ quan báo chí thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: - Khai thác, tổ chức các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài... theo kế hoạch của tòa soạn đề ra. - Nhận xét, biên tập nhằm nâng cao chất lượng tư tưởng, nghệ thuật, khoa học; chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo. 290 - Chọn, viết tin, bài, giới thiệu chuyên mục do mình phụ trách. - Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật; theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất. - Chuẩn bị nội dung tuyên truyền, quảng cáo, tập hợp, phân tích ý kiến, dư luận của công chúng về nội dung, hình thức tác phẩm, sản phẩm do mình biên tập. - Tổ chức đội ngũ cộng tác viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành bản thảo. - Tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ. Một biên tập viên chuyên nghiệp cần phải: - Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng. - Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành. - Có tri thức về xã hội học. - Nắm được các văn bản pháp quy liên quan đến nhiệm vụ của mình. - Làm chủ các phương tiện kỹ thuật tác nghiệp báo chí. - Biết ngoại ngữ... Biên tập viên thường có 3 cấp chức danh: biên tập viên, biên tập viên chính và biên tập viên cao cấp. Ở Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo nào đã đào tạo chức danh Thư ký tòa soạn, biên tập viên hay họa sĩ thiết kế, trình bày báo chuyên nghiệp. Phần lớn Thư ký tòa soạn của các cơ quan báo chí đều lấy nguồn từ những người có kinh nghiệm làm báo từ bộ phận phóng viên hoặc biên tập viên để bổ nhiệm. Lực lượng biên tập viên ở các cơ quan báo chí cũng đều lấy nguồn từ phóng viên. Họa sĩ thiết kế trình bày báo là một chức danh đảm nhiệm công việc lên ma két các trang báo, tạp chí in. Đây là nhân vật làm nên một nửa tờ báo, đó là mặt hình thức. Ở nước ta, các họa sĩ thiết kế, trình bày báo chủ yếu được lấy nguồn tốt nghiệp từ các trường đào tạo về nghệ thuật. Ngày nay, các tòa soạn báo in rất coi trọng hình thức trình bày báo, do đó đòi hỏi họa sĩ thiết kế trình bày báo không chỉ có kiến thức về hội họa mà còn phải có kiến thức về báo chí, kỹ thuật vi tính, in ấn hiện đại. Ban (phòng) Phóng viên: Đây là bộ phận tác chiến trực tiếp tại đầu nguồn tin tức để có được những tác phẩm báo chí nóng hổi tính thời sự. Tùy theo các cơ 291 quan báo chí mà phân chia ban (phòng) phóng viên thành các ban (phòng) nhỏ khác nhau theo lĩnh vực, vấn đề thông tin. Các tờ báo thông tin chung thường cơ cấu trong ban (phòng) phóng viên các ban (phòng) nhỏ theo dõi các lĩnh vực như: nội chính, kinh tế - xã hội, an ninh - pháp luật, văn hóa, thể thao, quốc tế... Các tờ báo chuyên ngành lại phân công phóng viên theo địa bàn hoặc lĩnh vực thuộc chuyên ngành. Ban (phòng) Phóng viên cũng có các chức danh quản lý cấp ban (phòng), đó là Trưởng (Phó) Ban (phòng) Phóng viên. Những chức danh này có nhiệm vụ phối hợp với Ban Biên tập, Ban Thư ký tòa soạn lên kế hoạch tuyên truyền; đồng thời phân công các phóng viên triển khai sáng tạo tác phẩm theo kế hoạch; chịu trách nhiệm biên tập lần thứ nhất tác phẩm của phóng viên trước khi chuyển sang Ban Thư ký tòa soạn tổ chức xuất bản. Dưới quyền các Trưởng và Phó Ban Phóng viên là các Phóng viên. Theo tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức ngành văn hóa - thông tin, Phóng viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan báo chí, thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim các loại hình báo chí. Phóng viên có các cấp chức danh như: phóng viên, phóng viên chính, phóng viên cao cấp. Nhiệm vụ của Phóng viên là: - Xây dựng đề cương, thực hiện viết tin, bài theo phân công và hướng dẫn của Trưởng ban (phòng). - Viết, chụp ảnh và quay phim các thể loại tin, bài và chịu trách nhiệm cá nhân về tác phẩm báo chí của mình. - Tổ chức làm việc với thông tin viên, cộng tác viên đặt viết tin, bài theo đề cương đã được duyệt. Một phóng viên chuyên nghiệp cần phải: - Hiểu được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ được phân công. - Nắm được hoạt động của ngành, đơn vị, địa phương, cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công. - Nắm được nội dung cơ bản của Luật Báo chí, các quy trình quy phạm nghiệp vụ, các chế độ, chính sách đối với báo chí. - Biết chụp ảnh, sử dụng thành thạo máy vi tính. - Biết ngoại ngữ.
File đính kèm:
- chuyen_de_to_chuc_va_hoat_dong_cua_co_quan_bao_chi_va_nha_xu.pdf