Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII

Trong thế kỉ XVI – XVII, sự phát triển của các thương điếm châu Âu

(Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh) ở một số nước Đông Bắc Á (tập trung chủ

yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, vùng lãnh thổ Ma Cao, Đài Loan), đã tạo

ra sự giao lưu mạnh mẽ kinh tế Á - Âu. Nền kinh tế Đông Bắc Á có sự

chuyển biến cả về lượng và chất, từ đó nhanh chóng hội nhập vào nền

kinh tế thế giới. Thông qua sử dụng phương pháp lịch sử và phương

pháp logic, bài viết sẽ làm rõ hơn những chuyển biến về kinh tế - kĩ

thuật của một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm

châu Âu thế kỉ XVI - XVII. Kết quả nghiên cứu cho thấy thương điếm

châu Âu có vai trò tích cực đối với những chuyển biến về kinh tế - kĩ

thuật Đông Bắc Á trong thế kỉ XVI – XVII đồng thời góp phần khẳng

định tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển

của mỗi quốc gia trong lịch sử.

Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII trang 1

Trang 1

Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII trang 2

Trang 2

Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII trang 3

Trang 3

Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII trang 4

Trang 4

Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII trang 5

Trang 5

Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII trang 6

Trang 6

Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII trang 7

Trang 7

Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5720
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII

Chuyển biến kinh tế - kĩ thuật ở một số nước Đông Bắc Á dưới tác động của các thương điếm châu Âu thế kỉ XVI - XVII
hiều hoa tiêu nước ngoài như Hà Lan, 
Anh làm hướng đạo. Nhật Bản đã xây dựng được đội thương thuyền mạnh và hoạt động mạnh mẽ 
trong thời kỳ “châu Ấn thuyền”. Trong thời kỳ tồn tại của thương điếm Hirado, người Anh đã 
không ít lần phải thuê thuyền của Nhật Bản để kết nối với thị trường Đông Nam Á. Tàu lớn có 
khả năng vượt đại dương rộng lớn, không còn phụ thuộc vào mùa gió như giai đoạn trước. Nhờ 
đó, kinh tế thương nghiệp của một số quốc gia Đông Bắc Á diễn ra thường xuyên và chủ động 
hơn. Đồng thời, tàu lớn có trang bị vũ khí giúp các quốc gia vừa kiểm soát, loại trừ được cướp 
biển, vừa thực hiện việc thực thi chủ quyền trên vùng biển, vừa tham gia tích cực vào “thời kỳ 
hoàng kim của thương mại biển Đông”. 
Bồ Đào Nha là quốc gia châu Âu đầu tiên đến Nhật Bản. Những khẩu hỏa pháo, súng hỏa mai 
của Bồ Đào Nha hấp dẫn người Nhật bởi uy lực sát thương mạnh mẽ, hơn hẳn những vũ khí thô 
sơ như cung tên, giáo mác mà các chiến binh Nhật Bản đã sử dụng hàng trăm năm qua. Những 
khẩu súng trường của phương Tây đã nhanh chóng được du nhập vào Nhật Bản theo bước chân 
của các đoàn thuyền buôn Bồ Đào Nha và đã mang lại chiến thắng lần lượt cho Oda Nobunaga, 
Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu trong cuộc chiến tranh giành quyền lực với các lãnh 
chúa địa phương. Vũ khí mới có tác động lớn đến quá trình nội chiến đang diễn ra quyết liệt ở 
Nhật Bản. Nó đánh dấu bước ngoặt trong chiến tranh, giúp cho quá trình thống nhất Nhật Bản rút 
ngắn được nửa thế kỷ và góp phần làm xuất hiện những sức mạnh mới ở nước này. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 85 - 92 
 90 Email: jst@tnu.edu.vn 
Sau khi trở thành Chinh di Đại Tướng quân năm 1603, Ieyasu rất quan tâm tới khoa học quân 
sự của người Bồ Đào Nha và Hà Lan nhằm tạo ra lợi thế với những địch thủ cứng đầu. Tuy 
nhiên, tri thức về nghệ thuật quân sự mới này hết sức vụn vặt và tản mạn, hầu như chỉ là một vài 
hiểu biết đơn giản về cách sử dụng hỏa pháo, chiến lược bao vây, tấn công thành. Thán phục 
trước thành tựu quân sự của Hà Lan trong dẹp loạn cuộc khởi nghĩa ở Shimabara năm 1636, 
Matsudaira Nobutsuna (1596-1662), chỉ huy quân đội của Mạc phủ đề nghị Giám đốc thương 
điếm Hirado Francois Caron (1600-1675) cho biết về chiến lược oanh tạc pháo đài của người 
châu Âu và xem xét cách sử dụng những khẩu súng cối. Ba khẩu súng cối chế tạo ở Hirado bởi 
một tay súng người Đức làm việc cho người Hà Lan, Hans Wolfgang Brawn (1609-1660) được 
mang tới Edo để bắn thử vào ngày 21 tháng 6 năm 1639. Đến năm 1640, Nhật đã đúc được 7 
khẩu súng cối theo kỹ thuật của người châu Âu [4, tr.51-53]. 
Nhằm tiếp thu nhiều hơn về lĩnh vực này, chính quyền Nhật Bản đã yêu cầu thương điếm Hà 
Lan gửi tới một số chuyên gia. Năm 1649, bốn chuyên viên kỹ thuật về súng cối đã có mặt ở Edo 
và mang theo một khẩu đại bác lớn làm quà tặng cho Tướng quân. Nhóm chuyên viên đã ở lại Edo 
trong 8 tháng, trình diễn kỹ thuật bắn trước triều đình và hướng dẫn lại cho Tatsuke Shirobei 
Kagetoshi - người phụ trách về súng của Tướng quân. Kỹ thuật mới sau đó đã được phổ biến ở 
Nhật Bản dưới cái tên “Kỹ thuật bắn theo trường phái của Tatsuke” [7, tr.150-155]. 
Những hiểu biết đầu tiên về kĩ thuật quân sự phương Tây đã được Furukawa Jiroemon, một 
võ sĩ ở Hirado, sau thời gian tìm hiểu từ một tay súng trên tàu Hà Lan, đúc kết lại trong tác phẩm 
Komo kajutsu roku (Hồng mao hỏa thuật lục: Ghi chép về thuật bắn súng của người Hà Lan). 
Công trình đã đề cập đến một số loại vũ khí và kỹ thuật đương thời như cách tính toán khoảng 
cách, cách nâng cần ngắm, điều chỉnh tầm nhìn, cách nạp khóa nòng, mô tả về đại bác, súng cối, 
đạn súng cối, thuốc nổ, thuyền cứu hỏa, dụng cụ đo khoảng cách. Đây được coi là công trình sớm 
nhất và có giá trị nhất về khoa học quân sự châu Âu ở Nhật Bản [8]. 
Nhìn chung, thủ công nghiệp ở các thế kỷ XVII- XVIII vừa mở rộng, vừa phát triển, đáp ứng 
ở một mức độ nhất định nhu cầu của nhân dân trong nước và nhu cầu của thương nhân nước 
ngoài, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. 
3.3. Những chuyển biến trong lĩnh vực thương nghiệp 
Sự xuất hiện của các thương điếm châu Âu ở một số nước Đông Bắc Á đã thúc đẩy kinh tế 
thương nghiệp phát triển. Hoạt động mậu dịch diễn ra sôi nổi lúc thương thuyền châu Âu cập các 
bến cảng. Việc trao đổi hàng hoá diễn ra ngay tại trên các tàu hoặc một phần hàng hoá đó được 
mang xuống cất giữ trong các kho hàng của thương điếm. Vùng đất xung quanh thương điếm là địa 
điểm lý tưởng cho hoạt động thương mại giữa các bên. Thương nghiệp mang lại lợi nhuận lớn nên 
không chỉ lôi cuốn những thương nhân chuyên nghiệp mà còn vô cùng hấp dẫn đối với nhân dân 
địa phương, thậm chí cả đối với quan lại – bộ phận vốn trước đó thờ ơ, thậm chí coi khinh thương 
nghiệp. Nhân dân thường mang bán các sản vật địa phương cho thương điếm. Thương điếm sẽ bán 
những thương phẩm từ châu Âu hoặc từ những thương điếm khác. Cơ cấu sản phẩm trao đổi ngày 
càng phong phú và đa dạng vừa mang lại lợi nhuận cho thương điếm, vừa thúc đẩy nguồn sống và 
thu nhập cho một bộ phận cư dân bản địa. 
Nhìn một cách khái quát có thể khẳng định, thế kỷ XVI- XVII, sự xuất hiện của các thương điếm 
châu Âu đã thúc đẩy kinh tế thương nghiệp ở Đông Bắc Á phát triển mạnh mẽ. Mối liên hệ kinh tế 
giữa các vùng miền, giữa trong nước và quốc tế được đẩy mạnh. Trong những mối quan hệ bang 
giao, giao thương rộng lớn nhưng không kém phần phức tạp đó, các chính thể quân chủ ngày càng 
có ý thức đầy đủ, mạnh mẽ hơn về tầm quan trọng của kinh tế công nghiệp, của giao thương biển, 
cũng như các nguồn lợi kinh tế mà biển và đại dương có thể đem lại. Trước đây, Trung Quốc và 
Nhật Bản còn có thời kỳ không chú trọng phát triển kinh tế ngoại thương, có thời kỳ chủ yếu phát 
triển ngoại thương với các nước trong khu vực và mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Nhưng từ 
nửa sau thế kỷ XVI, đối tượng giao dịch thương mại ở Đông Bắc Á mở rộng hơn rất nhiều, bao gồm 
hầu hết những nước châu Âu có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như Bồ Đào Nha, Hà Lan, 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 85 - 92 
 91 Email: jst@tnu.edu.vn 
Anh Những thương thuyền hàng năm cập cảng Đông Bắc Á nhộn nhịp là minh chứng rõ nhất cho 
sự phát triển của thương nghiệp Đông Bắc Á thời kỳ này. Thương nhân bản địa thường mua hàng 
của thương điếm hoặc nhận làm đại lý cho thương điếm. Ngược lại, nhiều thương nhân tập hợp và 
thu mua hàng hóa địa phương để bán cho thương điếm. Đặc biệt tại Trung Quốc, các thương nhân 
châu Âu không được thành lập thương điếm ở đại lục nên đều phải trao đổi thương mại thông qua 
các thương nhân. Hầu hết những tơ lụa mà người Bồ Đào Nha có được để xuất sang Nagasaki được 
các thương nhân thu mua tại các hội chợ ở Quảng Châu (Trung Quốc) [3, tr.51-76]. 
Sự ra đời của thương điếm đã góp phần kết nối các trung tâm kinh tế và thương mại thế giới đã 
được hình thành: Tây Âu- Ấn Độ- Đông Nam Á- Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc). Thông qua 
tuyến hải thương lớn mà thương phẩm quốc tế đã được luân chuyển, đưa đến sự mở rộng tiêu dùng 
toàn cầu trong các thế kỷ XVII - XVIII. Sự luân chuyển với khối lượng lớn kim loại và tiền tệ (bạc 
Nhật Bản, vàng Trung Quốc, Đài Loan) góp phần cân bằng tỷ giá hối đoái (vàng/ bạc) toàn cầu và 
là xung lực cho sự mở rộng của nhiều nền kinh tế hàng hóa. Nếu như cuối thế kỷ XVII, tỉ giá hối 
đoái vàng/ bạc còn có sự chênh lệch lớn giữa châu Âu (1:12.5-14), Ấn Độ (1:14) và Trung Quốc (1: 
5,5-7) thì đến giữa thế kỷ XVII, tỉ giá đã là 1:14 ở cả châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc. Cùng với sự 
phổ biến của bạc tại hầu hết các nền kinh tế và thương mại lớn của thế giới, ở nhiều nơi, bạc đã 
giảm giá xuống còn khoảng 40% so với thời kỳ trước khi hình thành các tuyến trao đổi quốc tế [5, 
tr.120-123]. Mọi chi trả thông thường đều quy ra bạc, chi trả giữa các nhà buôn với nhau được tính 
bằng bạc, tại các trung tâm trao đổi hàng hóa lấy bạc làm phương thức giao dịch, mọi chi trả từ nhỏ 
đến lớn trên khắp mọi vùng đều được thực hiện thông qua bạc. Như vậy, sự ra đời của các thương 
điếm, bạc trở thành một trong những mặt hàng được lưu hành phổ biến. 
Nguyên nhân chủ yếu của việc bạc thế giới chảy về Trung Quốc là do chính sách “bạc hóa” 
của triều Minh sau khi nỗ lực sử dụng tiền giấy thất bại dẫn đến lạm phát cao, sau đó, bạc trở 
thành bản vị của lưu thông tiền tệ cũng như phương tiện đóng thuế. Chính sách này kéo dài qua 
triều Thanh, khiến cho bạc trở nên thiết yếu trong xã hội Trung Quốc và luôn được thu mua với 
giá cao. Năm 1590, tỷ giá hối đoái vàng/bạc tại Trung Quốc là 1/5,5-7, trong khi ở Ấn Độ là 1/9, 
Nhật Bản là 1/10 và đặc biệt là Tây Ban Nha là 1/12,5-14, chứng tỏ bạc ở Trung Quốc đắt gấp 
đôi ở Tây Ban Nha [5, tr.120-123]. Vì vậy, những thương nhân ngoại quốc luôn tìm cách đưa bạc 
Tân thế giới vào Trung Quốc để thu lãi trực tiếp, đồng thời trao đổi bạc lấy các mặt hàng quan 
trọng là tơ lụa và gốm sứ. 
Khi thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản bị gián đoạn, vai trò kết nối hai thị trường 
thương mại lớn nhất thuộc về người Bồ Đào Nha ở thế kỷ XVI, nửa đầu thế kỷ XVII và Hà Lan 
nửa sau thế kỷ XVII. Hai thương phẩm trao đổi chính trên tuyến thương mại này là vàng Trung 
Quốc và bạc Nhật Bản, góp phần quan trọng trong các giao dịch thương mại. Lợi nhuận ngày càng 
cao của hoạt động thương mại cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ các thương nhân Nhật Bản tham gia vào 
quá trình nhập khẩu những mặt hàng của Trung Hoa như tơ lụa, gốm sứ cho thị trường đảo quốc. 
Từ Nagasaki, các tàu Nhật phần lớn chở bạc đến các hải cảng ven biển Đông Nam Á khác như Hội 
An, Ayuthaya, Manila để đổi lấy tơ sống phục vụ cho nhu cầu trong nước. Sự phát triển của 
thương nghiệp một số nước Đông Bắc Á thời kì này đã mang lại lợi nhuận lớn cho các thương 
nhân. Thương nhân Trung Quốc đã thành lập tổ chức “Guangzhou co-hong” - Liên minh thương 
nhân Quang Đông hoặc phường hội quản lý hoạt động thương mại với các thương nhân châu Âu tại 
Quảng Đông trước chiến tranh Thuốc phiện lần thứ nhất (1839 - 1842). Như vậy, sự hiện diện ngày 
càng thường xuyên của các thương thuyền châu Âu ở vùng biển Đông Bắc Á đã làm thay đổi nhiều 
mối quan hệ bang giao, giao thương truyền thống cũng như vị thế của các quốc gia trong khu vực. 
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khái quát có thể nhận thấy, sự xuất hiện của các thương điếm 
châu Âu ở Đông Bắc Á cũng đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sự xáo trộn về xã hội, 
một nguồn kim loại quý bị mất đi, nhất là bạc và vàng Trước sự khai thác quá mức để mang lại 
lợi nhuận cho thương điếm Hà Lan, các đàn hươu ở phía tây đảo Đài Loan dần biến mất, ảnh 
hưởng rất lớn đến nguồn sống của những thổ dân sống phụ thuộc vào săn bắn. Họ buộc phải tìm 
kế sinh nhai mới [9]. Người Hà Lan còn nhập cảng thuốc phiện từ Inđônêxia, dạy cho người dân 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 85 - 92 
 92 Email: jst@tnu.edu.vn 
địa phương Đài Loan hút thuốc phiện trộn với thuốc lá. Thói nghiền này đã “mọc rễ” tại Đài Loan, 
lan sang đảo Ma Cao và vào lục địa Trung Quốc, dẫn đến cuộc chiến tranh Nha phiến hai thế kỷ sau 
đó. Đặc biệt, những thương điếm của người châu Âu tạo tiền đề cho quá trình xâm lược của chủ 
nghĩa thực dân ở những giai đoạn sau. Bên cạnh đó, cũng cần khẳng định rằng, những chuyển biến 
kinh tế của một số quốc gia Đông Bắc Á thời kỳ này chủ yếu để nhằm phục vụ cho lợi nhuận tối đa 
của thương điếm và các công ty Đông Ấn. Nền kinh tế các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc 
Á phụ thuộc vào sự hưng thịnh của các công ty thương điếm. Những vùng sản xuất nông nghiệp, 
những đô thị, bến cảng, các cơ sở thủ công nghiệp sẽ thiệt hại nặng nề hoặc lụi tàn nếu các thương 
điếm bị dỡ bỏ. Xét một cách tổng quát, nền kinh tế một số quốc gia Đông Bắc Á thời kỳ này vẫn là 
nền kinh tế nông nghiệp, chưa có sự phát triển bền vững. 
4. Kết luận 
Ở những mức độ khác nhau, các thương điếm của châu Âu ở một số nước Đông Bắc Á đã 
hoạt động có hiệu quả góp phần tô điểm thêm sự đa dạng trong bức tranh nhiều màu sắc của kinh 
tế Đông Bắc Á thế kỷ XVI - XVII. Sự hoạt động tích cực của các thương điếm châu Âu ở Đông 
Bắc Á cũng là một trong những nhân tố kích thích nhu cầu cải tiến và phát triển kỹ thuật trong 
thủ công nghiệp; quy mô sản xuất tăng, xuất hiện nhiều nghề thủ công mới Chính sự khởi sắc 
về kinh tế đã tạo đều kiện cho một số nước Đông Bắc Á hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới ở 
giai đoạn cận đại sơ kỳ. Một số quốc gia đã tận dụng được cơ hội để dự nhập sâu rộng vào mạng 
lưới trao đổi toàn cầu trong giai đoạn cận đại sơ kỳ nhằm tạo đà phát triển vững chắc cho những 
thế kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, tuy chịu tác động mạnh mẽ của văn minh 
châu Âu, các quốc gia Đông Bắc Á vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ và chủ động về ngoại giao. 
Hội nhập kinh tế nhưng vẫn đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia. 
Thế kỷ XVI-XVII là “thế kỷ của đại dương” ở khu vực Đông Bắc Á, là thời đại của các quốc 
gia có tư duy khai mở và có tính hướng biển mạnh mẽ. Quá trình xâm nhập của các “đế chế đại 
dương” đã để lại hệ quả nhiều mặt đối với kinh tế - xã hội ở châu Á. Trước những thách thức 
chính trị mang tính thời đại, các quốc gia trong khu vực đã có cách ứng đối khác nhau trong nhận 
thức và hành động. Những bài học của quá khứ, kinh nghiệm ứng xử với những điều kiện thuận 
lợi và cả những thách thức đến từ các thế lực ngoại thương luôn có ý nghĩa thiết thực cho việc 
hoạch định, thực thi các chính sách phát triển kinh tế đất nước và xử lý các mối quan hệ quốc tế ở 
Việt Nam cho phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. 
Lời cám ơn 
Bài báo là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Thái Nguyên, mã số 
ĐH2019- TN06-03. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] Andrade, Tonio, How Taiwan Became Chinese: Dutch, Spanish, and Han Colonization in the 
Seventeenth Century. Gutenburg-e, 2005. 
[2] S. Subrahmanyam, The Portuguese empire in Asia: a political and economic history, 1500-1700. 
Cambridge University Press, 1993. 
[3] Blussé, Leonard, “No Boats to China: the Dutch East India Company and the Changing Pattern of the 
China Sea Trade, 1635-1690,” Modern Asian Studies, vol. 30/1, pp. 51-76, 1996. 
[4] T. Morris - Suzuki, The Technological transformation of Japan - From the Seventeenth to the Twenty-first 
Century. Cambridge University Press, 1994. 
[5] G. B. Souza, The Survival of Empire: Portuguese trade and Society in China and the South China Sea 
1630- 1754. Cambridge University Press, 1986. 
[6] G. K. Goodman, “Japan”: The Dutch Experience. London: Athlone Press, 1986. 
[7] Chiu, Hsin-hui, “The Colonial 'Civilizing Process' in Dutch Formosa 1624–1662”. Brill, Leiden, 2008. 
[8] Massarella, Derek, A World Elsewhere: Europe’s Encounter with Japan in the Sixteenth and 
Seventeenth Centuries. New Haven: Yale University Press, 1990. 
[9] W.-C. Cheng, “Emergence of Deerskin Exports from Taiwan under VOC (1624 – 1642),” Taiwan 
Historical Research, vol. 24, no. 3, pp.1-48, September 2017. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_bien_kinh_te_ki_thuat_o_mot_so_nuoc_dong_bac_a_duoi_t.pdf