Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào bình dân học vụ

Trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí

Minh luôn quan tâm đến việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người

đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ

cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng

nhân tài, đó là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn

minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Vì thế, ngay từ buổi đầu độc lập, với tầm nhìn chiến lược của mình, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã xác định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”P 1 F1P và ngày 08-9-1945, Người

đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân.

Từ sắc lệnh này, phong trào Bình dân học vụ được nhân dân cả nước nhiệt tình

hưởng ứng, ngày càng lan tỏa rộng khắp và tạo nên những hiệu quả khả quan. Có thể

nói, sự thay đổi vận nước có nhiều nguyên nhân, nhưng việc dân trí được nâng cao đã

dẫn đến sự thay đổi về nhận thức và hành động của mọi người khi cùng chung sức,

chung lòng vượt qua mọi gian khó. Và, đó cũng chính là lý tưởng, khát vọng suốt đời

của Chủ tịch Hồ Chí Minh “2 9 TCả đời tôi, tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, dân tộc tôi

được độc lập, đồng bào tôi ai cũng có cơm no, áo mặc, ai cũng được học hành”2 9 T P 2 F2P.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào bình dân học vụ trang 1

Trang 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào bình dân học vụ trang 2

Trang 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào bình dân học vụ trang 3

Trang 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào bình dân học vụ trang 4

Trang 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào bình dân học vụ trang 5

Trang 5

Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào bình dân học vụ trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 7540
Bạn đang xem tài liệu "Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào bình dân học vụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào bình dân học vụ

Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào bình dân học vụ
HÍ MINH 
 VỚI PHONG TRÀO BÌNH DÂN HỌC VỤ 
 Nguyễn Thu Hằng *
1. Đặt vấn đề
 Trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí 
Minh luôn quan tâm đến việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người 
đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ 
cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng 
nhân tài, đó là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn 
minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. 
 Vì thế, ngay từ buổi đầu độc lập, với tầm nhìn chiến lược của mình, Chủ tịch Hồ 
 1
Chí Minh đã xác định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”P1F P và ngày 08-9-1945, Người 
đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân. 
 Từ sắc lệnh này, phong trào Bình dân học vụ được nhân dân cả nước nhiệt tình 
hưởng ứng, ngày càng lan tỏa rộng khắp và tạo nên những hiệu quả khả quan. Có thể 
nói, sự thay đổi vận nước có nhiều nguyên nhân, nhưng việc dân trí được nâng cao đã 
dẫn đến sự thay đổi về nhận thức và hành động của mọi người khi cùng chung sức, 
chung lòng vượt qua mọi gian khó. Và, đó cũng chính là lý tưởng, khát vọng suốt đời 
của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cả29T đời tôi, tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, dân tộc tôi 
 2
được độc lập, đồng bào tôi ai cũng có cơm no, áo mặc, ai cũng được học hành”29TPF .P 
 Hơn 70 năm trôi qua kể từ ngày phát động phong trào Bình dân học vụ, đất nước 
đã sang trang, giáo dục nước nhà đã đạt được nhiều thành tựu và đang từng bước khẳng 
định vị thế của mình, song những giá trị lịch sử và ý nghĩa văn hóa của phong trào vẫn 
không hề phai nhạt, phong trào Bình dân học vụ đã tạo tiền đề cho những thành tựu và 
sự phát triển của nền giáo dục nước nhà hôm nay. 
* ThS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
1 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.8. 
2 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.161. 
 55 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ 
 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là mốc son đánh dấu sự ra đời của một 
nước Việt Nam mới, đây cũng là dấu mốc lịch sử quan trọng của nền giáo dục Việt Nam. 
 Ngay sau khi tuyên bố độc lập (02-9-1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
đứng trước một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt khó khăn. Nền dân trí sau hàng trăm năm 
dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến khiến hơn 95% dân số mù chữ. Chủ tịch Hồ 
Chí Minh ý thức sâu sắc rằng “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, nếu dân không biết 
đọc, không biết viết thì làm sao người dân có thể nắm được thông tin cách mạng, làm 
sao thực hiện được quyền dân chủ. 
 Chính vì vậy, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (03-9-1945), Chủ tịch 
Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó chiến dịch diệt giặc dốt đóng vai trò 
quan trọng thứ hai chỉ sau diệt giặc đói. Khi dân trí được nâng cao sẽ tạo tiền đề, mở lối 
cho những tư tưởng cách mạng thấm nhuần vào quần chúng, tôn thêm nền móng vững 
chãi để chính quyền non trẻ vượt qua những thử thách sống còn. 
 Ngày 08-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các sắc lệnh: Sắc lệnh số 17 thành 
 3
lập Nha Bình dân học vụ và đặt ra quy định bình dân học vụ trên toàn đất nướcP3F ;P Sắc 
lệnh số 19 quy định mọi làng phải mở lớp học bình dân, trong đó thiết lập cho nông dân 
 4
và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tốiP4F ;P Sắc lệnh số 20 nêu rõ việc học chữ 
 5
quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiềnP5F .P 
 Đầu tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi chống nạn thất học”. 
Người viết “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc 
phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí Mọi người Việt Nam phải 
hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham 
gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc 
ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào 
 6
Bình dân học vụ”P6F .P 
 Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ chống giặc dốt đã nhanh 
chóng thấm sâu vào tâm trí của mọi người dân, làm cho ai cũng thấy rõ chính sách ngu 
dân của thực dân Pháp, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc. Dưới sự chỉ đạo của Nha Bình dân 
3 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Sac-lenh-17-dat-binh-dan-hoc-vu/35863/noi-dung.aspx 
4 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Sac-lenh-19-lap-nong-dan-tho-thuyen-lop-hoc-binh-dan-buoi-
 toi/35857/noi-dung.aspx 
5 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Sac-lenh-20-dinh-hoc-chu-quoc-ngu-bat-buoc-khong-mat-
 tien/35859/noi-dung.aspx 
6 https://tinhuyquangtri.vn/bac-ho-voi-su-nghiep-giao-duc-qua-buc-thu-bac-gui-cho-nganh-giao-duc--vao-ngay-
 15101968- 
56 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
học vụ, một phong trào thi đua diệt giặc dốt được phát động rộng khắp, đông đảo mọi 
tầng lớp nhân dân từ thành phố đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược đều tham 
gia; Dạy học có các thầy, cô giáo, nhưng chủ yếu theo phương châm người biết chữ 
tham gia dạy, người chưa biết chữ thì tham gia học, người biết ít vừa dạy cho người 
chưa biết vừa học những người biết nhiều hơn. Mọi người dân đều nhận thức được 
quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với việc học; Lớp học được tổ chức khắp nơi, chủ 
yếu là các đình làng, nhà thờ họ, nhiều chỗ tận dụng thêm các lều quán, bến nước, gốc 
cây, mượn thêm nhà ở hay đò để dạy học. Vách nhà, sân phơi, cửa ra vào đều trở thành 
bảng để dạy và học. Thiếu phấn, người dân sáng tạo bằng cách lấy đá trắng hay than củi 
để thay thế. Khi tự học, thiếu giấy bút thì dùng que viết chữ lên mặt đất. Để bắt buộc 
mọi người tham gia học tập, các địa phương đều có biện pháp mạnh, như những ai 
không chịu đi học, nhất là thanh niên, đều bị chế diễu, khắp các con đường của các thôn 
hay cổng vào chợ đều có trạm kiểm tra bằng cách dựng cổng chào với hình thức đẹp, 
trên có bảng chữ đề sẵn, đến nơi ai đọc được thì đi qua cổng chính, ai không đọc được 
thì phải quay về hoặc luồn qua một cổng tre thấp, hẹp ở bên nách cổng lớn. 
 Phong trào Bình dân học vụ đã trở thành một phần của phong trào Thi đua kháng 
chiến kiến quốc, góp phần quan trọng vào công cuộc diệt giặc dốt. Chỉ trong khoảng 
thời gian hơn một năm tuyên bố độc lập, phong trào Bình dân học vụ cả nước đã mở 
được 75.805 lớp học với hơn 95.000 giáo viên và có hơn 2.500.000 người thoát nạn mù 
 7
chữP7F .P Đến năm 1952 là 14 triệu người, chiến dịch xoá nạn mù chữ cơ bản được hoàn 
 8
thànhP8F .P Không chỉ xóa nạn mù chữ mà ngành giáo dục lúc bấy giờ còn mở thêm các lớp 
bổ túc văn hoá để nâng cao trình độ văn hoá của cán bộ và nhân dân lao động nhằm phát 
triển hệ thống giáo dục nước nhà góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Phong trào 
Bình dân học vụ đã được lan tỏa rộng khắp và tạo nên những hiệu quả khả quan, vượt 
qua mong đợi của mọi người. Có thể nói, với bối cảnh lịch sử đầy khó khăn như ngàn 
cân treo đầu sợi tóc của buổi đầu độc lập, thì những thành quả đạt được của nền giáo 
dục lúc bấy giờ đúng là một kỳ tích hiếm có. 
3. Tác động của phong trào bình dân học vụ đối với việc truyền bá, phát triển chữ 
 Quốc ngữ và hướng đến một xã hội học tập 
 Chúng82T ta đều biết chữ Quốc ngữ đã có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời 
trong lịch sử Việt Nam. Để chữ Quốc ngữ có được vị thế quan trọng như hiện nay trong 
7 Lê Mậu Hãn (Cb) (2013), Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2005, Tập IV, Nxb Giáo dục, tr.39. 
8 Lê Mậu Hãn (Cb) (2013), Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2005, Tập IV, Nxb Giáo dục, tr.136. 
 57 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
đời sống văn hóa dân tộc là nhờ rất nhiều yếu tố, trong đó có vai trò của người đứng đầu 
Chính quyền Nhà nước. 
 Chữ Quốc ngữ từ khi hình thành (thế kỷ XVII) cho đến một thời gian dài sau đó 
vẫn chưa thật sự có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam, ngoại trừ được sử dụng trong cộng 
đồng Công giáo. Khi người Pháp xâm lược Việt Nam, họ quy định phải sử dụng 82T chữ 
Quốc ngữ 82T trong công văn thì từ đó loại hình chữ viết này mới được quan tâm. Tuy 
nhiên, dù có cố gắng hết mức thì cho tới trước Cách mạng tháng Tám, có đến 95% dân 
số Việt Nam không biết chữ. Số người mù chữ này là những người bình dân, thành phần 
đông nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Trong bối cảnh ấy, việc xóa mù và dạy loại chữ nào 
cho 95% dân số của quốc gia, hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ và người đứng đầu 
của Chính phủ đó quyết định. 
 Sau ngày 02-9-1945, chính quyền Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời 
và phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh lịch sử nước sôi lửa bỏng ấy, 
rõ ràng việc đánh giặc để cứu nước, cứu nhà phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng rất ít 
người nhận ra giặc ở đây không chỉ là những kẻ ngoại xâm, mà có hai thứ còn nguy 
hiểm hơn đó là ĐÓI và DỐT. Bởi thế, chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, 
trong buổi họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 03-9-
1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương mở chiến dịch tiêu diệt giặc dốt, coi đó là 
nhiệm vụ cấp bách thứ hai chỉ sau giặc đói và trên cả giặc ngoại xâm. 
 Ngày 08-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ba Sắc lệnh quan trọng về Giáo 
dục, trong đó có Sắc lệnh cưỡng bức học chữ Quốc ngữ không mất tiền. Kế hoạch đặt ra 
là: Trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam phải biết chữ Quốc ngữ. 
 Lúc bấy giờ, dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn trực 
tiếp đọc rất kỹ cuốn “Phương pháp và cách thức dạy vỡ lòng chữ Quốc ngữ” do Nha 
Bình dân học vụ xuất bản. Người đã tự tay viết vào cuốn sách dòng chữ “Anh chị em 
giáo viên Bình dân học vụ cố gắng đọc kỹ sách này rồi tận tâm dạy bảo đồng bào thất 
học, làm cho nạn mù chữ chóng hết. Thế là làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng của mình đối 
 9
với Tổ quốc!”P9F .P 
 Phong trào Bình dân học vụ đã dấy lên tinh thần say mê học chữ từ Bắc chí Nam, 
từ đồng bằng đến miền núi. Sau hơn 70 năm nhìn lại phong trào Bình dân học vụ, chúng 
ta có thể khẳng định rằng: Bình dân học vụ đã có ảnh hưởng cực kỳ to lớn và quan trọng 
tới chữ Quốc ngữ. Từ chỗ cả nước có tới 95% người mù chữ, thì giờ đây, có thể nói con 
số đó đã đổi ngược lại 95% người dân biết chữ Quốc ngữ và nhiều người biết ngoại 
ngữ. Phong trào Bình dân học vụ đã giúp những người lao động bình dân nghèo khổ ở 
9 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.234. 
58 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
Việt Nam có cơ hội xóa mù thuận tiện và nhanh chóng. Nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh 
không chọn chữ Quốc ngữ cho Bình dân học vụ mà chọn thứ chữ khác thì chữ Quốc 
ngữ sẽ không có địa vị quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam như hôm nay. Như 
vậy, có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là cha đẻ của phong trào Bình dân học 
vụ mà Người còn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công của việc truyền bá 
và phát triển chữ Quốc ngữ ở Việt Nam trong thế kỷ XX. 
 Việt Nam tuyên bố độc lập chưa được bao lâu thì nhân dân cả nước lại phải bước 
vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Khi 
cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng và Chính phủ vẫn không quên lãnh đạo toàn 
dân tiếp tục chiến thắng giặc dốt. Giáo dục bình dân học vụ diễn ra ở các vùng nông 
thôn và các khu an toàn. Năm 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định tiến 
hành cuộc cải cách giáo dục. Cuộc cải cách thực hiện hệ thống trường phổ thông 9 năm 
và chương trình giảng dạy mới, công tác xóa mù đến đây cơ bản hoàn thành. Từ khi có 
hàng triệu người được xóa mù chữ, bình dân học vụ chuyển sang hoạt động bổ túc văn 
hóa, nhiều trường lớp bổ túc văn hóa do ngành Giáo dục mở ra. 
 Cuối năm 1955, Trường Bổ túc văn hóa công nông trung ương được thành lập, đây 
cũng chính là thời kỳ bổ túc văn hóa phát triển mạnh mẽ và rộng khắp ở các cơ quan, xí 
nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong công cuộc xây dựng xã 
hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
 Sau đại thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng. 
Phong trào bình dân học vụ tiếp tục phát triển khắp nơi, đầy khí thế. Cuối tháng 02-1978, 
 10
toàn bộ 21 tỉnh, thành ở miền Nam đã cơ bản thanh toán nạn mù chữP10F .P Sau khi cả nước 
đã căn bản thanh toán nạn mù chữ, tháng 08-1991, Kỳ họp thứ 9 khóa VIII của Quốc hội 
đã thông qua Luật Phổ cập giáo dục tiểu học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp 
hành Trung ương Đảng khóa VIII nêu rõ “thanh toán nạn mù chữ cho những người 
trong độ tuổi 15 – 35, thu hẹp diện mù chữ ở các độ tuổi khác, đặc biệt chú ý vùng cao, 
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, để tất cả các tỉnh đều đạt chuẩn quốc gia về xóa mù 
 11
chữ - phổ cập giáo dục tiểu học trước khi bước sang thế kỷ XXI”P11F .P 
 Để đạt được mục tiêu xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, Ủy 
ban quốc gia chống mù chữ đã được thành lập và tập trung nỗ lực xóa mù chữ cho 
khoảng 1 triệu người từ 35 tuổi trở xuống, trước hết cho cán bộ và thanh niên. Công 
việc xóa mù chữ được thực hiện cùng với phổ cập giáo dục tiểu học và các chương trình 
sau xóa mù chữ để tránh hiện tượng tái mù chữ. Kết quả, đến năm 2000, tất cả các 
10 Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Năm mươi năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nôi, 
 tr. 270. 
11  
 59 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
tỉnh/thành phố trong cả nước với 98,03% số quận/huyện; 98,53% số xã/phường đã được 
công nhận đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học; hầu hết trẻ em 
 12
trong độ tuổi đều được đi học tiểu học; 94% dân số trong độ tuổi 15 - 35 đã biết chữP12F .P 
Đó thực sự là một mốc son lớn trong lịch sử giáo dục nước nhà. Mặc dù tỷ lệ biết chữ 
khá cao nhưng công tác xóa mù chữ vẫn được duy trì liên tục, bền bỉ. 
4. Kết luận 
 Như vậy, phong trào bình dân học vụ xoá mù chữ là một chủ trương sáng suốt mà 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra ngay từ ngày đầu độc lập. Quan trọng hơn, phong trào bình 
dân học vụ không chỉ xóa nạn mù chữ trong nhân dân, mà còn giúp người dân có ý thức 
về quyền lợi và bổn phận của công dân một nước độc lập, đó là ngoài được tự do thì còn 
phải được học hành, mở mang kiến thức. 
 Ngày nay, công tác giáo dục, đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con người vẫn là 
một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục thế hệ trẻ 
nói riêng đang đứng trước những điều kiện thuận lợi mới và những thách thức lớn, vì 
thế cần phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc những quan điểm của Chủ tịch Hồ 
Chí Minh về giáo dục để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho đất nước 
những con người “vừa hồng vừa chuyên”, thực hiện tư tưởng của Người: đưa nước ta 
sánh29T vai với các cường quốc năm châu. 
12  
60 

File đính kèm:

  • pdfchu_tich_ho_chi_minh_voi_phong_trao_binh_dan_hoc_vu.pdf