Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19

Nông nghiệp - nông thôn và nông dân là một trong những lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy đầu tư

phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế - xã

hội, cho đến nay, chính sách tín dụng nông nghiệp - nông thôn không ngừng được đổi mới, phát

triển đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Bài viết tập trung phân tích làm rõ thực trạng quá trình đổi

mới đó, những kết quả đạt được trong giai đoạn hiện nay, phân tích tác động của vốn tín dụng

ngân hàng đến phát triển nông nghiệp - nông thôn, khuyến nghị hàm ý chính sách.

Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trang 8

Trang 8

Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 6600
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19

Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp & nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nền kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19
ín dụng toàn ngành Ngân hàng đầu tư cho “Tam nông” (VNBA, 2020 - 2021).
Dẫn đầu và giữ vai trò chủ lực trong cho vay vốn giảm nghèo bền vững và giải quyết các chính 
sách xã hội khác, đó là NHCSXH Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg, 
ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương 
mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. NHCSXH Việt Nam có điểm giao 
dịch tại tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc, đảm bảo thuận tiện cho giao dịch của các 
đối tượng khách hàng chính sách xã hội (NHCSXH Việt Nam, 2015 - 2020).
NHCSXH Việt Nam hiện nay đang có trên 6,7 triệu khách hàng là người nghèo, đối tượng 
chính sách ở khu vực nông thôn sử dụng dịch vụ tiết kiệm và có quan hệ tín dụng, với tổng dư nợ 
đạt gần 220 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, NHCSXH Việt Nam còn triển khai sản phẩm tiết kiệm dân 
cư tại Điểm giao dịch xã; sản phẩm đem lại sự tiện lợi cho người dân sống trên địa bàn, đồng thời 
đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng về nông thôn NHCSXH Việt Nam, 2015 - 2020).
Hiện nay, hầu hết NHTM cổ phần cũng đang cạnh tranh mở rộng huy động vốn, cho vay, 
thanh toán ở khu vực nông nghiệp, các vùng nông thôn. Các NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa, 
trước đây hoạt động chủ yếu ở đô thị như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank thì hiện nay cũng có 
màng lưới và đông đảo khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, khách hàng hộ nông dân.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
537
2.4. Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong thực hiện mục tiêu 
giảm nghèo bền vững
NHCSXH Việt Nam là một định chế tài chính của Chính phủ hoạt động vì mục đích phi lợi 
nhuận, có độ bao phủ rộng lớn nhất giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách dễ dàng tiếp cận 
dịch vụ tài chính ngân hàng. NHCSXH Việt Nam có nhiệm vụ cung cấp tín dụng chính sách và 
các dịch vụ khác cho người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội khác trên phạm vi toàn quốc, 
đảm bảo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, 
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng.
Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng từ NHCSXH đã góp phần giúp trên 32 triệu lượt 
hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua 
ngưỡng nghèo, thu hút và tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động; hơn 3,5 triệu học sinh, sinh 
viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 9,7 triệu công trình nước sạch 
và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 525 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính 
sách khác, trên 104 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trên 
111 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở 
nước ngoài... Ngoài cung cấp các dịch vụ tài chính là tín dụng, tiết kiệm, NHCSXH còn cung cấp 
cho người nghèo ở khu vực nông nghiệp, nông thôn như: dịch vụ chuyển tiền trong nước, kiều 
hối Weston Union, thanh toán (NHCSXH Việt Nam, 2015 - 2020).
Hoạt động tín dụng của NHCSXH đã đáp ứng kịp thời, có hiệu quả nhu cầu vay vốn của 
người nghèo và các đối tượng chính sách ở nông thôn, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống 
của người nông dân, thu hẹp dần chênh lệch thu nhập giữa các vùng và ngăn chặn nạn cho vay 
nặng lãi ở nông thôn. 
Dư nợ của NHCSXH cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn thấp, khoảng 0,42% tổng dư nợ. Hoạt động 
của NHCSXH gắn chặt với người nghèo thông qua các sản phẩm phù hợp. Các sản phẩm này phục 
vụ nhóm khách hàng từ hộ nghèo đến cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, 
cho vay xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm thông qua gần 30 chương trình tín dụng. Đáng 
chú ý, NHCSXH cũng “tập” cho người nghèo thích ứng dần với lãi suất tiệm cận thị trường. Ví dụ, 
hộ nghèo 6,6%/năm, hộ cận nghèo 7,92%/năm và hộ mới thoát nghèo là 8,25%/năm (NHCSXH 
Việt Nam, 2015 - 2020).
Mô hình Điểm giao dịch xã có nhiều tiện ích phục vụ, tuân thủ nguyên tắc bảo vệ khách hàng, 
thực hiện cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm. Tại các Điểm giao dịch, NHCSXH niêm yết 
công khai các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với đối tượng thụ hưởng; mức cho vay, 
lãi suất cho vay từng chương trình; nội quy giao dịch, danh sách hộ vay vốn, số dư nợ, thời hạn trả 
nợ của từng người vay. Theo đó, trong các phiên giao dịch tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, 
Tổ giao dịch của NHCSXH thực hiện việc giải ngân, thu nợ đến từng người vay; thu lãi, thu chi 
tiền gửi tiết kiệm của tổ viên thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, thu chi tiền gửi dân cư; chi trả tiền 
hoa hồng cho Ban quản lý Tổ, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, xử lý nợ, giao ban với các tổ chức chính 
trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn. Cũng thông qua các Điểm giao dịch tại xã, phường, mỗi tháng 
NHCSXH đã tiết kiệm chi phí đi lại giao dịch cho khách hàng tới 350 tỷ đồng.
NHCSXH cũng đặt những mục tiêu ứng dụng ngân hàng số. NHCSXH xác định không để 
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bỏ rơi người nghèo. Từ năm 2017, NHCSXH đã tiến hành triển 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
538
khai công nghệ số vào hoạt động ngân hàng, bắt đầu với dịch vụ tin nhắn SMS với nội dung nhắc 
lịch trả nợ, nhắc nợ và số dư tài khoản hàng tháng. Qua đó, nâng cao được tính minh bạch và hiệu 
quả hoạt động, giúp khách hàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính toàn diện, đồng thời cải thiện 
chất lượng tín dụng và tăng hiệu quả chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng.
Trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục đồng hành cùng người nghèo, mang lại cho họ những 
dịch vụ tiện ích hơn thông qua việc hoàn thiện và mở rộng dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh 
toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối NHCSXH đặt mục tiêu phấn đấu hiện đại hóa các hoạt động 
nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trên thế giới, giúp người nghèo, người có thu nhập 
thấp và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ hiện đại.
 2.5. Đánh giá về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn và giảm nghèo 
bền vững
Thứ nhất, hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng không ngừng được đổi mới, hoàn thiện mạnh 
mẽ theo hướng mở rộng cả về đối tượng, hạn mức và thủ tục vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu 
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo công ăn việc làm, từng bước nâng cao điều kiện 
sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng 
bào dân tộc thiểu số.
Có thể khẳng định, trong gần 35 năm qua thực hiện công cuộc Đổi mới, các chính sách tín 
dụng nông nghiệp, nông thôn, nông dân, giảm nghèo không ngừng được hoàn thiện và đổi mới. 
Hiện nay, các thông lệ tài chính tốt cho nông nghiệp, nông thôn ngày càng được hoàn thiện phù 
hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới như: cho vay chuỗi 
giá trị nông sản; cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cho vay nông nghiệp hữu cơ
Nhờ các cơ chế chính sách, phát triển của hệ thống các TCTD mà tín dụng cho khu vực nông 
nghiệp, nông thôn, cho người nghèo có mức tăng vượt bậc: dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông 
thôn tăng bình quân gần 20%/năm, tín dụng chính sách tăng bình quân trên 13%/năm, đáp ứng 
đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, 
nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân.
Thứ hai, mạng lưới các tổ chức tín dụng tham gia cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho lĩnh 
vực nông nghiệp, nông thôn không ngừng được mở rộng về quy mô, đang có sự cạnh tranh sôi 
động ở khu vực này. 
Đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại được các TCTD chú trọng đầu tư, đổi 
mới, tạo điều kiện cho khách dễ dàng tiếp cận với chi phí giao dịch thấp như: Internet banking, 
Mobile banking, giao dịch qua hệ thống ATM NHCSXH cũng có dịch vụ ngân hàng trên điện 
thoại di động cho đông đảo khách hàng, tiện lợi cho người dân ở các vùng sâu và vùng xa.
Thứ ba, tập trung thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực tài chính trong xã hội phục vụ 
nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và xóa đói, giảm nghèo khu vực nông nghiệp, nông thôn 
trên nguyên tắc tách bạch giữa tín dụng thương mại và tín dụng chính sách.
Thứ tư, học hỏi kinh nghiệm các nước và vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn tại Việt 
Nam với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ. Trong đó, các 
thông lệ tài chính cho khu vực nông thôn được triển khai một cách bài bản, sáng tạo thu nhiều 
kết quả tốt, như: cho vay qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức đoàn thể, bao gồm: 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
539
(Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh). Việc hình thành Tổ tiết kiệm và vay vốn 
đó là cách làm sáng tạo và hiệu quả của Việt Nam, tạo sự tương trợ, giúp đỡ gắn kết trong cộng 
đồng, đồng thời đổi mới hoạt động đoàn thể và phát huy vai trò thực sự của các tổ chức đoàn thể 
đó. Việc hình thành các Điểm giao dịch tại xã vừa tiết kiệm chi phí cho NHCSXH, tiết kiệm thời 
gian và chi phí cho hộ vay vốn, vừa đảm bảo giao dịch thuận lợi cho các bên. Nhiều nơi đã tổ 
chức cửa hàng tiêu thụ nông sản sạch của chị em nghèo,
Thứ năm, dòng vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng cùng các dòng vốn đầu tư 
khác của Nhà nước, của doanh nghiệp và người dân giữ vai trò quan trọng hàng đầu để Đảng 
và Chính phủ Việt Nam hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực 
và thiếu đói vào năm 2002, sớm hơn 13 năm so với mục tiêu đặt ra. Đồng thời đưa Việt Nam từ 
một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp chuyển thành một quốc gia có thu nhập trung bình, 
mức sống của người dân nông thôn, ở các vùng sâu và vùng xa được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ người 
nghèo tại tất cả các vùng trong cả nước giảm xuống; các điều kiện sinh sống được nâng lên. Các 
hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tiếp tục được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của 
Chính phủ do NHCSXH thực hiện, để tiếp tục nâng cao thu nhập, tạo việc làm tại chỗ, sử dụng 
các dịch vụ tài chính chính thức của Nhà nước (NHCSXH Việt Nam, 2015 - 2020).
Chính vì vậy, Việt Nam được quốc tế công nhận là quốc gia sớm thực hiện thành công Mục 
tiêu phát triển thiên niên kỷ về phát triển bền vững, về xóa đói giảm nghèo và phát triển con 
người. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam từ mức rất cao trên 58% (năm 1993) đã giảm xuống còn 
6,7% (năm 2017) và đến năm 2020 giảm xuống còn dưới 6% (NHCSXH Việt Nam, 2015 - 2020).
Thứ sáu, cộng đồng quốc tế đánh giá tích cực các chính sách tín dụng nông nghiệp - nông 
thôn, giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Ông Prasun Kumar Das, Tổng Thư ký Hiệp hội Các 
TCTD châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) đánh giá, trong những năm qua, Việt Nam đã 
tham gia tích cực vào phát triển tài chính nông nghiệp nông thôn để mang lại sự phát triển toàn 
diện trên toàn quốc và đã tuân thủ các nguyên tắc của các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên 
Hợp Quốc. APRACA đang hỗ trợ NHCSXH và Agribank xây dựng năng lực để đạt các mục 
tiêu đó thông qua trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức khác, thông qua thăm quan các mô hình 
thành công nhất và đào tạo cán bộ. APRACA cũng hỗ trợ hai tổ chức thành viên ở Việt Nam để 
xây dựng các thể chế ở nông thôn nhằm cung cấp tín dụng cần thiết cho việc phát triển và khởi 
nghiệp. APRACA cam kết ủng hộ mọi sáng kiến ở Việt Nam để cải thiện dòng chảy tín dụng vào 
lĩnh vực nông nghiệp nhằm hỗ trợ những cộng đồng đang sống phụ thuộc vào thời tiết ở đất nước 
này (NHCSXH Việt Nam, 2015 - 2020).
3. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Thứ nhất, Chính phủ, NHNN, các bộ, ngành có liên quan của Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện 
chính sách, khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích, thúc đẩy các TCTD đa dạng hóa sản phẩm, 
dịch vụ tài chính để hỗ trợ, giúp các đối tượng người nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ sản xuất 
nông nghiệp - nông thôn ngày càng tiếp cận tốt hơn, hiệu quả hơn các dịch vụ tài chính, ngân 
hàng. Đồng thời, cần nắm bắt quá trình triển khai Mobile Money theo Quyết định 316/QĐ-TTg 
ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ để có hướng tháo gỡ kịp thời. Đây là quy định có vai 
trò rất lớn đối với phát triển tài chính toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng sâu và vùng xa.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
540
Thứ hai, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương cần tiếp tục chủ động có giải pháp kịp 
thời trước rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu. Để thực hiện mục tiêu này cần có sự quan tâm tăng 
cường nguồn lực tài chính, tăng vốn điều lệ cho NHCSXH Việt Nam. Chủ động bố trí nguồn vốn 
cho vay hàng năm và tăng cường nguồn vốn ngân sách các địa phương chuyển qua NHCSXH để 
cho vay. Chính phủ cũng cần tăng vốn điều lệ cho Agribank. NHNN tiếp tục có các chính sách 
cụ thể hơn nữa đẩy mạnh khuyến khích các TCTD tăng thị phần cho vay trong lĩnh vực nông 
nghiệp, nông thôn. 
Thứ ba, các TCTD, tổ chức tài chính vi mô cần phải tăng cường đầu tư tài chính, đào tạo cán 
bộ, nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ tài chính nông thôn nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, 
hiệu quả, có trách nhiệm nhằm đa dạng hóa các kênh phân phối, cung cấp dịch vụ tài chính nông 
nghiệp, nông thôn từ truyền thống đến hiện đại và phù hợp với các đối tượng (trong đó có người 
nghèo) trên địa bàn nông thôn. 
Thứ tư, NHCSXH với vai trò là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo 
đa chiều nhanh và bền vững, cần tiếp tục tăng cường hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ, đa 
dạng hóa các dịch vụ ngân hàng tiện ích, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên 
thế giới và giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và điều 
kiện đều tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ hiện đại. Bên cạnh đó, cần chủ động tham mưu 
cho Đảng, Chính phủ có thêm các chính sách tín dụng mới, hướng đến các đối tượng cụ thể theo 
mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Thứ năm, cần xây dựng và phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp chặt chẽ, huy động tổng thể 
nguồn lực từ các cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống TCTD, tổ chức chính trị - xã hội, khu vực 
tư nhân để triển khai tài chính nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NHCSXH (2015 - 2020), Báo cáo hoạt động hàng quý; Báo cáo hoạt động hàng năm; Báo 
cáo tổng kết hoạt động tín dụng hàng năm, các năm 2015 - 2020; Thông tin về lãi suất, tín 
dụng, công bố trên trang web của một số NHCSXH Việt Nam các năm 2015 - 2020, www.
vbsp.gov.vn truy cập từ ngày 20/02/2020 đến 25/02/2021, Hà Nội, 2020.
2. NHNN (2020 - 2021), Một số thông tin trong các báo cáo chuyên đề, bản cứng, ban hành 
tháng 11/2020 và tháng 1/2021.
3. SBV (2020), Các mục có liên quan: Văn bản pháp luật, Thông cáo báo chí, Thông tin hoạt 
động; NHNN Việt Nam; truy cập tại www.sbv.gov.vn, truy cập từ 1 đến 13/3/2021.
4. VNBA (2020 - 2021), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; truy cập tại www.vnba.org.vn, các mục 
có liên quan, thời gian tuy cập từ 11 - 13/3/2021.

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_tin_dung_ngan_hang_thuc_day_phat_trien_nong_nghie.pdf