Chính sách thu hút FDI hậu Covid-19 nhằm phát triển bền vững nền kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong sự
phát triển, tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng
góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, tăng thu ngân
sách, đẩy mạnh xuất - nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và giảm
tỷ lệ thất nghiệp.
Trong bối cảnh hiện nay, đại dịch COVID-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh
hưởng toàn diện, sâu rộng đến các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) do tác động của dịch bệnh cũng bị sụt giảm đạt 86,3% so với trước khi
xảy ra đại dịch. Mặt khác, khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra cũng là cơ hội để
kiểm tra lại phương pháp, chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI sao cho hiệu quả, đồng
thời tạo sự liên kết giữa các khu vực kinh tế trong nước. Bài viết nêu rõ kết quả thu hút FDI đã
đạt được trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, từ đó đưa ra những cơ hội và thách thức cho việc thu
hút FDI, đồng thời đưa ra một số giải pháp phù hợp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách thu hút FDI hậu Covid-19 nhằm phát triển bền vững nền kinh tế
n và giảm 12,5% về số vốn đăng ký so với năm trước; có 1.140 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,4% tỷ USD, tăng 10,6%; có 6.141 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 7,5 tỷ USD, giảm 51,7%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, có 1.695 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 3,2 tỷ USD và 4.446 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ v ới giá trị 4,3 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2020 ước tính đạt gần 20 tỷ USD, giảm 2% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14,1 tỷ USD, chiếm 70,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 3 tỷ USD, chiếm 14,8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt gần 1,4 tỷ USD, chiếm 6,9%. Trong năm 2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 7,2 tỷ USD, chiếm 49,1% tổng số vốn đăng ký cấp mới; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 5,1% tỷ USD, chiếm 34,7%; các ngành còn lại đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 16,2%. Nếu tính cả vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 4,9 tỷ USD, chiếm 23,5%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 10,6%; các ngành còn lại đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 26% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 24,3%; các ngành còn lại đạt 3,7 tỷ USD, chiếm 49,7%. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển 251 Trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm 2020, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 6,2 tỷ USD, chiếm 42% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 1,6 tỷ USD, chiếm 10, 8%; Đài Loan 1,5 tỷ USD, chiếm 10,3%; Đặc khu hành chính Hồng Công 1,3 tỷ USD, chiếm 8,7%; Hàn Quốc 1,2 tỷ USD, chiếm 8,2%; Nhật Bản 786 triệu USD, chiếm 5,4%. 4. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN THU HÚT FDI Dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục bị ảnh hưởng. Thứ nhất, COVID-19 ảnh hưởng đến môi trường sống và làm việc yếu tố đầu tiên trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam. Môi trường sống và làm việc thể hiện qua các yếu tố về văn hóa, giáo dục, y tế, chất lượng môi trường, vui chơi sinh hoạt... Khi mà dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, thì tất cả các tố cấu thành nên môi trường sống đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, y tế thì phải tập trung cao nhân lực nguồn lực, các trường học, khu vui chơi giải trí trên cả nước phải đóng cửa, tạm dừng cho việc phòng chống dịch bệnh Thứ hai, việc lấy mẫu xét nghiệm của người lao động nước ngoài tại Việt Nam để nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và người lao động, kể cả những người không có lịch sự tiếp xúc với ca nhiễm COVID-19, trong khi đó doanh nghiệp FDI phải chi trả toàn bộ chi phí xét nghiệm. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp khó khăn vì đại dịch, doanh thu của các doanh nghiệp cũng giảm, nên gánh nặng lớn về chi phí xét nghiệm, đồng thời gặp khó khăn trong việc tiếm kiếm cơ sở y tế có thể thực hiện xét nghiệm trên diện rộng trong một thời gian ngắn. Thứ ba, COVID-19 gây ảnh hưởng trực tiếp tới giao thông, làm cho việc di chuyển của người lao động nước ngoài gặp khó khăn, hay việc vận chuyển hàng hóa nhiên liệu của các doanh nghiệp bị hạn chế, gây ứ đọng vốn, không kịp tạo sản phẩm, các quy trình sản xuất không được thông suốt. Thứ tư, COVID-19 gây ra khó khăn đối với người lao động trong nước, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI. Nguồn lao động là một trong những nhân tố để thu hút FDI, nhưng khi đại dịch COVID-19 bùng phát, người lao động trong những vùng dịch phải cách ly tập trung, việc tìm kiếm nguồn nhân lực để thay thế là vô cùng khó khăn. Do vậy, các nhà đầu tư mới không muốn đầu tư vào những vùng dịch, còn những dự án FDI đang triển khai thì phải tạm dừng vì không có người lao động để làm việc 5. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN HẬU COVID-19 5.1. Cơ hội đối với thu hút FDI trong thời gian hậu COVID-19 Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, trong thời gian tới vẫn chưa chấm dứt được triệt để dịch bệnh thì trên toàn thế giới và cả Việt Nam nói chung vẫn phải tiếp tục phải đối mặt với dịch bệnh bằng cách thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sau tất cả thì sự nhìn nhận của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam lại có điều tích cực, gợi mở, ví Việt Nam như một “thiên đường” sản xuất mới ở Đông Nam Á, đúng KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 252 như nhận định của Hãng giá thương hiệu Brand Finance (Anh), khi mà liên tiếp các nhà sản xuất nước ngoài đã chọn Việt Nam làm điểm đến. Hãng định giá này đã định giá thương hiệu quốc gia Việt Nam lên tới 319 tỷ USD trong năm 2020, tăng 29% so với năm 2019, và đây là mức tăng rất mạnh, trái ngược với xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do COVID-19. Việt Nam trong thời gian tới sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư, đặc biệt do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Mỹ - Trung mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện di dời chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định và phát triển. Trong đó, 20% doanh nghiệp ngoại rời Trung Quốc vì do dịch bệnh COVID-19 còn lại là do cuộc chiến tranh thương mại. Nhờ đưa ra những chính sách hợp lý để ngăn chặn, đối phó kịp thời với dịch bệnh và có những chính sách kinh tế hỗ trợ về vốn, thuế, thuế đất, lao động, giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất kinh doanh... cho doanh nghiệp tại các văn bản pháp luật cụ thể như Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh COVID-19; Công văn số 897/TCT-QLN ngày 3/3/2020 về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất; Công văn số 1511/LĐTBXH- BHXH hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; Công văn số 245/TLĐ ngày 18/3/2020 về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19... Do vậy, theo thông tin của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đã có tới 37 doanh nghiệp Nhật Bản nhận sự hỗ trợ của Chính phủ để dịch chuyến sản xuất sang Việt Nam. Trong khi đó, chỉ có 19 doanh nghiệp lựa chọn Thái Lan, một địa điểm đầu tư đang là “đối thủ cạnh tranh” lớn của Việt Nam. Luật Đầu tư được sửa đổi, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư bằng cách giảm các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định EVFTA, từ tháng 7/2020, EU đã dỡ bỏ 85% các thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam và dần cắt bỏ phần còn lại trong 7 năm tới. Mặt khác, người lao động và hộ gia đình ở Việt Nam nhìn chung ít bị ảnh hưởng hơn so với các quốc gia khác ở khu vực Đông Á Hình 1. Tỷ trọng người lao động mất việc từ khi đại dịch bùng phát (%) 010 2030 40 50 60 70 80 90 100 Nguồn: Báo cáo tác động của dịch bệnh COVID-19 đến tình hình lao động, việc làm quý IV và năm 2020 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển 253 5.2. Thách thức đối với thu hút FDI trong thời gian hậu COVID-19 Bên cạnh những cơ hội thì việc thu hút FDI còn nhiều thách thức nhất là trong tình cảnh đại dịch COVID-19 thì các thách thức đó càng lớn. Thứ nhất, các nước châu Á hay trong vùng Đông Nam Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Lào..... cũng có những hành động tích cực nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài như xây dựng khu công nghiệp với diện tích lớn, đảm bảo các nhu cầu của nhà đầu tư, áp dụng giá đất cho thuê ưu đãi, áp dụng nhiều chính sách thuế... Thứ hai, thị trường lao động đã bị khủng hoảng gây ảnh hưởng, mặc dù theo thống kê thì số lao động phải nghỉ do ảnh hưởng của COVID-19 thì ít so với các nước trên thế giới, nhưng nhiều doanh nghiệp đã phải giảm lương và giờ làm. Những diễn biến đó kéo dài dẫn đến thất nghiệp tăng lên và khiến cho một số người lao động phải rời bỏ lực lượng lao động. Mặc dù tổng tỷ lệ thất nghiệp nói chung đã quay lại mức gần như trước khủng hoảng nhưng đều chủ yếu là nam giới có cơ hội quay lại làm việc. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới tiếp tục tăng lên 3,9% dẫn đến sự chênh lệch của nam và nữ rõ ràng. Cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, bao gồm người bị mất việc, phải nghỉ giãn cách luân phiên, giảm thu nhập... trong đó có 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/ nghỉ giãn việc/ nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngường hoạt động sản xuất kinh doanh. Dịch bệnh COVID-19 đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng không có việc làm, đồng thời khiến cho nhiều người trong số họ buộc phải trở thành lao động có việc làm phi chính thức. Tính chung cả năm 2020, số lao động có việc làm phi chính thức là 20,3 triệu người, tăng 119,1 nghìn người, số lao động có việc làm chính thức là 15,8 triệu người giảm 21,1 nghìn người so với năm 2019. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức năm 2020 là 56,2% cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với năm 2019. Đại dịch COVID-19 không chỉ làm cho người lao động có việc làm chính thức bị giảm mà còn khiến họ rơi vào tình trạng thiếu việc làm, nhưng tỷ lệ này cũng có những chiều hướng giảm vào cuối năm 2020. Thứ ba, việc đẩy nhanh quá trình thu hút FDI mà không có chọn lọc trong thời gian qua cũng dẫn đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam có chất lượng thấp, quy mô vốn nhỏ, ứng dụng công nghệ thấp, không tập trung vào những ngành kinh tế trọng điểm. 6. NHỮNG GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN HẬU COVID-19 Đại dịch COVID-19 khiến cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, kéo theo dòng vốn FDI cũng có thay đổi, để phù hợp với thời gian tới, nền kinh tế số và vẫn phải chống dịch bệnh thì tác giả có đưa ra một số giải pháp mang tính cấp bách và lâu dài để Việt Nam huy động được vốn FDI và phát huy được những tiềm năng vốn của của đất nước để sử dụng dòng vốn FDI có hiệu quả. Thứ nhất, tiếp tục tập trung, phòng ngừa dịch bệnh, có những biện pháp mạnh để khoanh vùng dịch bệnh, cách ly xã hội để tránh lây lan trong cộng đồng để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch để các nhà đầu tư có thể yên tâm tiếp cận, tìm hiểu thị trường Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tuyên truyền để các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế phục hồi sau dịch bệnh. Thứ hai, đối với các dự án FDI đang dở dang thì cần phải ưu tiên để tiếp tục đi vào quá trình vận hành, hoạt động, nhằm củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 254 Thứ ba, đối với những dự án đầu tư mới, cần phải quy định rõ những ngành nào, lĩnh vực nào cần ưu tiên thu hút FDI trên nguyên tắc những ngành và lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đã làm và làm tốt thì không kêu gọi để không gây sức ép cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Thứ tư, Việt Nam cần phải chuẩn bị chiến lược thu hút FDI mới, chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án có giá trị gia tăng cao, mô hình quản lý hiện đại. Chủ động thu hút dự án FDI theo hướng có chọn lọc. Hay chủ động đối với những dự án FDI đặc biệt như là nguồn vốn lớn, ngành nghề kinh doanh tập trung vào những mục tiêu trọng điểm quốc gia thì nên có những chính sách riêng nhằm thu hút được hiệu quả. Thứ năm, dựa vào thực tế ngành công nghiệp phụ trợ còn chưa phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong quá trình đi vào sản xuất, tạo ra sản phẩm để cung ứng cho xã hội, thì trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam cần khuyến khích, tạo điều kiện của các dự án FDI đầu tư và sản xuất tại Việt Nam theo hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước để doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại của doanh nghiệp FDI, đồng thời giúp doanh nghiệp FDI tập trung vào khâu trọng điểm để tạo ra sản phẩm. Thứ sáu, trong việc quản lý sử dụng dòng vốn FDI cần phải rõ ràng, việc xác định ngưỡng cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần, hay trong việc mua bán và sát nhập các doanh nghiệp FDI cần phải được quản lý theo khung pháp lý của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh tình trạng các doanh nghiệp FDI sẽ lợi dụng những sơ hở để chốn thuế và thâu tóm những ngành kinh tế trọng điểm của nước ta. Thứ bảy, về cơ chế chính sách hành lang pháp lý cho việc làm thủ tục hành chính liên quan đến thu hút đầu tư FDI, để thông thoáng, nhanh chóng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động ngay trong thời gian ngắn nhất, Việt Nam cần phải cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành dễ hiểu, dễ thực hiện; quy định rõ thành phần hồ sơ, thẩm quyền quyết định từng khâu. Cuối cùng, nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực, do nhận thấy nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đa số thuộc lao động không có tay nghề, trình độ, vì vậy trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực tiếp tục chuyển biến theo hướng tập trung nâng cao chất lượng, đào tạo gắn kết với nhu cầu lao động địa phương và phù hợp ngành nghề của mục tiêu thu hút dòng vốn FDI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại dịch COVID-19 (2021), Wikipedia, truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021 từ https:// vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_d%E1%BB%8Bch_COVID-19 2. https://ncov.moh.gov.vn/ 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 6219-BC/KHĐT ngày 22 tháng 9 năm 2020 về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển 255 4. Hà Chính (2020), Chặn làn sóng COVID-19, đón làn sóng FDI, Báo Chính phủ, truy cập lần cuối ngày 6 tháng 3 năm 2020, từ don-lan-song-FDI/416133.vgp. 5. Lê Anh (2020), Trong COVID-19, Việt Nam vẫn được coi là điểm hấp dẫn đầu tư, dangcongsan. vn, truy cập lần cuối ngày 8 tháng 3 năm 2020, từ https://dangcongsan.vn/kinh-te/trong- COVID-19-viet-nam-van-duoc-coi-la-diem-hap-dan-dau-tu-563053.html
File đính kèm:
- chinh_sach_thu_hut_fdi_hau_covid_19_nham_phat_trien_ben_vung.pdf