Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Nghiên cứu này phân tích hệ thống các chính sách tài khóa và tiền tệ đã đem lại thành công

bước đầu ở 15 quốc gia có khả năng chống chịu tốt với các ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19

theo xếp hạng của Ngân hàng Đầu tư châu Âu. Song song đó, phân tích bối cảnh thực tế tại Việt

Nam. Từ kết quả nghiên cứu bài học kinh nghiệm các nước và thực tiễn Việt Nam, một số hàm

ý chính sách cho Việt Nam đã được đề xuất để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Về chính sách tài

khóa, Chính phủ nên giải ngân chi tiêu công tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, các

dự án ứng dụng công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; hỗ trợ chi

phí chăm sóc sức khỏe cho trẻ em; miễn hoặc giảm kinh phí công đoàn; miễn giảm thuế cho các

ngành vận tải, hàng không và du lịch. Về chính sách tiền tệ, Chính phủ có thể nới lỏng thêm các

yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM); đẩy mạnh cho vay

trong các lĩnh vực như bất động sản, nhà ở; đẩy nhanh việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện

tử và phát triển FinTech.

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam trang 8

Trang 8

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam trang 9

Trang 9

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 2560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
ng cho các công ty FinTech, 
thanh toán trực tuyến
x x x
11. Nâng hạn mức cho vay, nới 
lỏng các quy định về quản trị 
rủi ro
x x x
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ IMF (2021)
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
275
Ngoài việc triển khai nhiều chính sách tài khóa hỗ trợ đắc lực cho công cuộc phục hồi kinh 
tế, Chính phủ của 15 quốc gia trong mẫu nghiên cứu cũng đưa ra nhiều biện pháp cấp bách trong 
điều hành chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các bộ phận của kinh tế gia tăng khả năng chống chọi, 
vượt qua các thách thức từ những ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 tạo ra. 
Ở bước đi đầu tiên, các quốc gia thực hiện những giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng thanh 
khoản cho nền kinh tế, nới rộng tối đa dung lượng các nguồn vốn, từ đó tạo dư địa để hỗ trợ vốn 
tốt cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, giúp các khoản vay diễn ra nhanh chóng và 
đi kèm nhiều ưu đãi như: lãi suất thấp, các khoản nợ đến hạn được cơ cấu lại, gia hạn thời hạn 
trả nợ, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các thành phần kinh tế có thể tiếp tục duy trì hoạt động sản 
xuất. Các giải pháp tiêu biểu có thể kể đến như: Giảm lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay qua đêm; 
Yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay (các doanh nghiệp đi vay có thể nhận 
được sự bảo lãnh từ chính phủ); Tăng cường thực hiện các hợp đồng REPO, SWAP; Thực hiện 
mua Trái phiếu chính phủ; Mua trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp; Hỗ trợ các ngân 
hàng về nguồn vốn, giúp các ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ cho khách hàng, không 
thu lãi phạt quá hạn. 
Bên cạnh đó, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ đã ban hành và hướng dẫn thực hiện nhiều 
quy định nhằm hạ thấp hoăc điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro trong hoạt động 
tín dụng nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng tối đa hỗ trợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức 
tài chính khác thuận lợi trong việc cấp vốn cho nền kinh tế, cụ thể như các chính sách: Giảm tỷ 
lệ dự trữ băt buộc, tỷ lệ vốn đệm; Giảm tỷ lệ an toàn vốn CAR; Tạo cơ chế đặc thù nhằm mở 
rộng danh sách tài sản thế chấp nợ vay tại ngân hàng trung ương cho ngân hàng thương mại (trái 
phiếu công ty, cổ phiếu); Nâng hạn mức cho vay trên tài sản thể chấp và nới lỏng các quy định 
về quản trị rủi ro khác.
Cuối cùng, Chính phủ đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ nhằm thúc đẩy thanh toán không 
dùng tiền mặt, thanh toán gián tiếp và phát triển Fintech, từ đó giúp hạn chế tiếp xúc giữa người 
với người ngăn dịch bệnh lây lan trong khi đó vẫn đảm bảo hoạt động thanh toán thông suốt.
Như vậy có thể thấy, về cơ bản các quốc gia được phân tích đã sử dụng nhiều giải pháp trong 
chính sách tiền tệ có các nội dung tương đối giống nhau, tuy nhiên một vài quốc gia như Boswana, 
Israel và Hàn Quốc có đưa ra các chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ đặc biệt cho các ngành ưu 
tiên hoặc mũi nhọn như: Cho vay ưu đãi đặc biệt lĩnh vực bất động sản và phương tiện vận tải 
(Boswana; Israel); Xây dựng chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu và các 
ngành đặc thù: hàng không, giao hàng, ô tô, chế tạo máy, năng lượng điện, thông tin liên lạc (Hàn 
Quốc). Israel và Hàn Quốc là hai quốc gia đưa ra khá nhiều chính sách sáng tạo và độc đáo trong 
chính sách tiền tệ như: Cho phép các ngân hàng tính điểm xếp hạng tín dụng cho khách hàng bằng 
thu nhập trước khủng hoảng (tỷ lệ khả năng chi trả), Cho phép các NHTM nâng cao hạn mức thấu 
chi trên tài khoản cho khách hàng; Tối đa hóa hiệu quả từ các hợp đồng REPO, SWAP (Israel); mở 
rộng các hoạt động trên thị trường mở (OMO), đa dạng hóa hàng hóa, đối tượng tham gia OMO và 
giảm yêu cầu đối với các thang đo trong quản trị rủi ro ngân hàng (Hàn Quốc). Đây sẽ là những gợi 
ý chính sách đáng lưu tâm cho các nhà điều hành điều hành chính sách tiền tệ tại các quốc gia trên 
thế giới nói chung và NHNN Việt Nam nói riêng trong công cuộc thực thi chính sách tiền tệ giúp 
nền kinh tế vượt qua tình hình khó khăn do COVID-19 gây ra hiện nay.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
276
3.3. Một số kết quả của chính sách
Hình 4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0
5
10
15
20
25
Au
str
ali
a
Bo
tsw
an
a
Ho
ng
ko
ng
Ind
on
esi
a
Ira
n
Isr
ae
l
Ko
rea
Me
xic
o
Ne
w 
Ze
ala
nd Pe
ru
Pa
rag
ua
y
Ro
ma
nia
Ru
ssi
an
Sa
ud
i A
rab
ia
Ur
ug
ua
y
% 2019 Jul-20 Q3/2020
Nguồn: tradingeconomics.com
So với tốc độ tăng trưởng kinh tế đa dạng của năm 2019, con số này ở 7 tháng đầu năm 2020 
của cả 15 nước đều mang giá trị âm. Kết thúc quý III năm 2020, với các biện pháp nới lỏng phong 
tỏa cùng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng, tình hình kinh tế đã có nhiều nét khả quan. Dù 
mức độ khác nhau nhưng 8/15 nước có tốc độ tăng trưởng quay đầu, từ 1,2% - 24,1%. Trừ Iran 
và Romania chưa có số liệu thống kê cuối quý III, cả 5 nước còn lại tuy tốc độ tăng trưởng kinh 
tế vẫn âm nhưng đã giảm đi khá nhiều so với thời gian trước đó.
Thậm chí, ở quý VI, con số này của Australia là 3,1%; đồng thời, tiêu dùng của các hộ gia 
đình tăng 4,3%, đầu tư tư nhân tăng 3,9% nhờ vào các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ 
mạnh mẽ. Nền kinh tế New Zealand cũng phục hồi 14,0% trong quý III năm 2020, sau khi giảm 
12,2% trong giai đoạn trước đó và so với kỳ vọng của thị trường là tăng trưởng 14,1%. Đây là lần 
tăng đầu tiên trong cả năm 2020. Ngành dịch vụ phục hồi mạnh 11,1%, sau khi giảm 9,8% trong 
quý II, là kết quả của sự gia tăng vận tải, bưu chính và kho bãi (16% so với -39%), thương mại 
bán lẻ và lưu trú (42,8% so với -22,6%), thương mại bán buôn (19,2% so với -13,1%). Ngoài ra, 
ngành sản xuất phục hồi 17,2% (so với -11,3%), xây dựng 52,4% (so với -26,5%). 
Ở châu Á, Indonesia và Hàn Quốc cũng quay lại với tốc độ tăng trưởng kinh tế dương, xấp xỉ 
năm 2019. Đây là những minh chứng rõ rệt cho những chính sách giúp nền kinh tế tiếp tục phục 
hồi sau đợt bùng phát dịch COVID-19.
4. TÌNH HÌNH CỦA VIỆT NAM
4.1. Bối cảnh của Việt Nam
Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Việt Nam đã có gần 2500 ca lây nhiễm và hàng chục 
ngàn người thực hiện cách ly ở những cơ sở cách ly tập trung hoặc tại nơi cư trú. Nhiều biện pháp 
hạn chế được đưa ra ngay lập tức để tiến hành kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, và cơ bản Việt 
Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Trong hơn 1 năm qua, Việt Nam đã có ba đợt bùng 
phát dịch, gần đây nhất là ở Hải Dương, Quảng Ninh và Gia Lai. Bên cạnh việc phát sinh nhiều 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
277
vấn đề xã hội tiêu cực, kinh tế đất nước cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Tốc độ tăng 
trưởng kinh tế của Việt Nam chạm mốc thấp nhất trong một thập kỉ gần đây ở mức 2,9%. Con số 
này phản ánh sự sụt giảm đáng chú ý trong sản xuất, cùng với đó là tình trạng đình đốn trong các 
lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải, du lịch và khách sạn. Chính phủ đang tích cực đàm 
phán để mua 150 triệu liều vaccine từ Anh và các quốc gia khác như Mỹ, Trung Quốc, Nga; cũng 
như tích cực thử nghiệm các loại vaccine nội địa để đảm bảo tiêm chủng cho toàn dân. Bên cạnh 
đó, nhiều chính sách tài khóa và tiền tệ quan trọng để hỗ trợ đời sống người dân và phục hồi tăng 
trưởng kinh tế đã được ban hành, được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo.
4.2. Chính sách tài khóa
Tương tự như 15 quốc gia được phân tích ở trên, Việt Nam đã đưa ra gói tài khóa trị giá 291,7 
ngàn tỷ đồng (3,6% GDP) để hỗ trợ nền kinh tế. Các biện pháp cụ thể được Chính phủ Việt Nam 
nhanh chóng triển khai như: Gia hạn thu thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), phí thuê 
đất và thuế thu nhập cá nhân (PIT); Giảm lệ phí trước bạ cho xe ô tô sản xuất và lắp ráp trong 
nước, giảm lệ phí đăng ký kinh doanh, giảm thuế bảo vệ môi trường cho nhiên liệu máy bay, 
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nâng mức thu nhập tối thiểu 
phải đóng thuế thu nhập cá nhân lên 11 triệu đồng/tháng; Miễn thuế cho thiết bị y tế; Cho phép 
các doanh nghiệp và người lao động hoãn vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất mà không bị phạt lãi 
suất. Ngoài ra còn tạo điều kiện hợp lý hóa công tác kiểm toán và thanh tra thuế và hải quan tại 
các công ty sau khi thực hiện các biện pháp trên.
Căn cứ vào Nghị quyết 42/NQ-CP, chính phủ cũng đã phê duyệt gói hỗ trợ tiền mặt trị giá 36 
nghìn tỷ đồng (0,5% GDP) cho người lao động và hộ gia đình là những đối tựợng bị ảnh hưởng 
bởi dịch bệnh COVID-19. Ước tính hơn 10% dân số được hưởng lợi từ chương trình này. Bộ Tài 
chính ước tính đến ngày 31/10/2020 đã giải ngân được khoảng 12,7 nghìn tỷ đồng (35% tổng giá 
trị gói hỗ trợ) cho các đối tượng theo Nghị quyết này. Đối tượng hỗ trợ của chương trình này đã 
được mở rộng bao gồm cả giáo viên của các trường tư thục. 
 Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đặt mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trị giá 686 
ngàn tỷ đồng, tương đương gần 9% GDP (trong đó 225 nghìn tỷ đồng được chuyển từ các năm 
trước). Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của chính phủ, giải ngân đầu tư công dự chỉ đạt 93% kế 
hoạch ngân sách vào năm 2020, nhưng là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
4.3. Chính sách tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của Việt 
Nam cũng đã thực hiện một loạt các biện pháp quyết liệt như: cắt giảm lãi suất điều hành 3 lần 
trong năm 2020, làm cho lãi suất điều hành giảm khoảng 2% trong năm 2020. Trần lãi suất huy 
động có kỳ hạn cũng được cắt giảm thêm 0,25%, trong khi trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 
các lĩnh vực ưu tiên được cắt giảm thêm 0,5%.
NHNN cũng ban hành các văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn 
cho vay, giảm/miễn lãi, miễn lãi cho vay. Tính đến giữa tháng 12/2020, các ngân hàng đã đăng 
ký gói tín dụng tổng trị giá 300 nghìn tỷ đồng (khoảng 3,8% GDP) với lãi suất thấp để hỗ trợ 
hơn 1,25 triệu khách hàng (với dư nợ gần 2.450 nghìn tỷ đồng), bằng cách giãn nợ, miễn và giảm 
lãi đối với các khoản nợ hiện có, và gia hạn các khoản vay mới. Mới đây, NHNN cũng yêu cầu 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
278
các tổ chức tín dụng không chỉ phân luồng tín dụng cho 5 thành phần kinh tế ưu tiên mà còn đẩy 
mạnh cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu chính đáng của cá nhân, hộ gia đình. NHNN đã lùi thời 
hạn giảm dần tỷ lệ cấp vốn ngắn hạn cho vay dài hạn trong một năm, nhằm giúp các tổ chức tín 
dụng giảm chi phí cấp vốn và duy trì dư nợ cho vay trung dài hạn.
Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt 
Nam (VSPB) không lãi suất trong thời gian từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 để trả 
lương cho người lao động tạm thời nghỉ việc. Từ ngày 31/3/2020, NHNN chỉ đạo các tổ chức 
tín dụng chủ động giảm lương thưởng, cắt giảm chi phí hoạt động khác, kịp thời điều chỉnh kế 
hoạch kinh doanh (kể cả không chia cổ tức bằng tiền mặt), sử dụng nguồn tiết kiệm được để giảm 
lãi vay. NHNN cho biết sẵn sàng bơm thanh khoản, bao gồm cả thông qua cơ chế tái cấp vốn, 
để VSPB và các tổ chức tín dụng khác thực hiện các chương trình của Chính phủ và giúp các tổ 
chức tín dụng giải quyết nợ xấu. NHNN đã ban hành thông tư về việc tái cấp vốn cho VSPB lên 
đến 16 nghìn tỷ đồng với lãi suất 0%.
5. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Trước hết, các chính sách đang thực hiện vẫn phải tiếp tục triển khai. Ngoài ra, căn cứ tình 
hình thực tế cộng với việc tham khảo chính sách của 15 nước trong mẫu nghiên cứu, hàm ý cho 
từng chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đề xuất như sau:
Về chính sách tài khóa
Đẩy mạnh chi tiêu công theo hướng tăng tỷ trọng cho các dự án đầu tư phát triển, đặc biệt 
là các dự án trọng điểm quốc gia và dự án có tính liên vùng, cụ thể như: các dự án xây dựng cơ 
sở hạ tầng quan trọng như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam, và các dự án ứng dụng 
công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, từ đó góp phần kết nối các 
địa phương, kích thích tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Điều quan trọng là phải đảm 
bảo tính hiệu quả của các khoản chi này, công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu. 
Đây cũng là giải pháp tài khóa mà Mexico đã áp dụng. Về phía chi thường xuyên, cần cắt giảm 
để tập trung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển và hỗ trợ chống dịch.
Ngoài ra có thể đưa ra thêm các chính sách đặc thù như hỗ chi phí chăm sóc sức khỏe cho trẻ 
em; miễn hoặc giảm kinh phí công đoàn, mở rộng đối tượng miễn giảm; ban hành nhiều chính 
sách về việc tiếp nhận các khoản vốn ưu đãi đặc biệt từ ngân sách chính phủ cũng như được giảm 
thuế hoặc miễn thuế trong một khoảng thời gian cho các ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng 
bởi dịch COVID-19 như vận tải, hàng không và du lịch. Cần lưu ý tránh hiện tượng tranh thủ 
chính sách đặc thù để trục lợi.
Về chính sách tiền tệ
NHNN có thể xem xét nới lỏng thêm các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM 
như: giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn CAR giúp các NHTM có thêm nguồn vốn hoạt 
động; hướng dẫn các NHTM tính điểm xếp hạng tín dụng cho khách hàng bằng thu nhập trước 
khủng hoảng (trong tính tỷ lệ khả năng chi trả) tạo thuận lợi hơn trong công tác giải ngân.
NHNN tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đẩy mạnh cho vay trong các lĩnh vực như bất 
động sản, nhà ở có thể bằng cách ưu đãi lãi suất cho cán bộ, công nhân viên hoặc các thành phần 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
279
lao động chứng minh được thu nhập ổn định trong thời gian dài, vì thị trường bất động sản chính 
là một trong những thị trường có khả năng thúc đẩy phục hồi kinh tế nhanh.
Cuối cùng, NHNN cần yêu cầu các NHTM đẩy nhanh việc triển khai các dịch vụ ngân hàng 
điện tử và phát triển FinTech nhằm tận dụng được các ưu điểm của các dịch vụ này trong đó quan 
trọng nhất đó là hạn chế tiếp xúc xã hội cũng như đảm bảo hệ thống thanh toán diễn ra nhanh 
chóng, thuận lợi từ đó hỗ trợ đắc lực cho các lĩnh vực kinh tế khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. International Moneytary Fund (2021), Policy Responses to COVID-19, https://www.imf.org/
en/Topics/imf-and-covid19/Policy-Responses-to-COVID-19.
2. Davradakis, E., Santos R., Zwart S., MarchittoB. (2020), The EIB COVID-19 Economic 
Vulnerability Index – An analysis of countries outside the European Union, European 
Investment Bank’s Economics Department.
3. Habir, M. T., & Wardana, W. (2020), COVID-19’s Impact on Indonesia’s Economy 
and Financial Markets, https://think-asia.org/bitstream/handle/11540/12952/ISEAS_
Perspective_2020_142.pdf?sequence=1
4. Samudra, R.R., Setyonaluri, D. (2020), Inequitable Impact of COVID-19 in Indonesia: 
Evidence and Policy Response, UNESCO.
5. World Bank (2021), World Development Indicators (WDI) database, Retrieved from http://
data.worldbank.org/data-catalog/world-development-indicators.

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_kinh_te_vi_mo_ung_pho_voi_anh_huong_cua_dai_dich.pdf