Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam

Tóm tắt

Ngày 20/1/2017, lễ nhậm chức của Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ - D. Trump

được chính thức diễn ra. Đây là thời điểm mang tính khởi đầu đánh dấu một giai đoạn

mới của nước Mỹ trong một thế giới biến động khó lường cho nên xuất hiện nhiều đánh

giá khác nhau cả từ trong nước, quốc tế, cả giới chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạch

định chính sách, nhà lập pháp, doanh nghiệp và công chúng quốc tế. Điều này một mặt,

cho thấy tầm ảnh hưởng toàn cầu của nước Mỹ mà trực tiếp là người đứng đầu, vẫn

đang hiện hữu mặc dù có ý kiến chỉ ra nước Mỹ đang suy yếu đáng kể so với thập kỷ

trước; mặt khác, chứng minh sự trỗi dậy của các trung tâm và nước lớn khác đến thời

điểm hiện tại, chưa đủ khả năng để thay thế hoàn toàn, thậm chí vượt Mỹ hay tạo lòng

tin lớn trên toàn cầu như Mỹ đã xây dựng khoảng 70 năm qua. Những phản ứng đối nội

và đối ngoại đối với những chính sách ban đầu của Tổng thống D. Trump là căn cứ để

đưa ra dự báo. Tính đến 20/2/2017, vừa tròn một tháng Tổng thống Mỹ chính thức điều

hành nước Mỹ, có nhiều cách tiếp cận mới của Chính quyền Mỹ và đang định hình dần

phương thức điều hành cường quốc cả đối nội và đối ngoại nhằm thực hiện mục tiêu

bao trùm và cốt lõi là “Xây dựng nước Mỹ vĩ đại trở lại - Make America Great Again

(MAGA)”. Việc đánh giá đúng đường hướng điều hành đất nước của Chính quyền Mỹ

dưới thời D. Trump tạo điều kiện để có phản ứng phù hợp đặc biệt đối với quan hệ giữa

Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm không chỉ làm sâu sắc thêm quan hệ giữa hai nước trong

điều kiện mới mà còn để thực hiện hiệu quả mục tiêu đặt ra trong chính sách đối ngoại

chủ động và tích cực của Việt Nam với mục tiêu “lợi ích dân tộc là cao nhất”. Bài viết

đưa mô hình “đĩa bay” khắc họa mô hình chính sách tổng quát của Trump như là

nghiên cứu ban đầu về chính sách này.

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam trang 1

Trang 1

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam trang 2

Trang 2

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam trang 3

Trang 3

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam trang 4

Trang 4

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam trang 5

Trang 5

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam trang 6

Trang 6

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam trang 7

Trang 7

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam trang 8

Trang 8

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam trang 9

Trang 9

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang xuanhieu 4540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam

Chính sách kinh tế, thương mại của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và ảnh hưởng của nó đến kinh tế Việt Nam
 giảm mức độ giao 
lưu, học hỏi, trao đổi học thuật giữa hai nước. Nhiều dự án hợp tác giữa các cá 
nhân, tổ chức giữa hai nước có thể phải điều chỉnh, chuyển hướng thậm chí chấm 
dứt gây lãng phí thời gian và chi phí đối với các bên có liên quan. 
 3.2 Đề xuất chủ trương lớn trong quan hệ với Mỹ về thương mại, đầu tư 
Việt - Mỹ 
 Trong điều kiện Mỹ có sự điều chỉnh nhanh chóng chính sách của Tổng 
thống D. Trump so với chính quyền B. Obama, để giảm tác động tiêu cực, tăng 
tác động tích cực và để thích nghi với tình hình biến động khó lường, cần có chủ 
trương gắn với quan hệ Việt - Mỹ phù hợp. 
 405 
 Thứ nhất, tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, 
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên nguyên tắc lợi ích quốc gia là tối cao, 
Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong 
cộng đồng quốc tế trong đó cần nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược toàn diện 
với Hoa Kỳ. Để đón đầu cơ hội Tổng thống Donald Trump sẽ sang thăm Việt 
Nam cuối năm 2017, Việt Nam cần chủ động xây dựng lộ trình phát triển quan 
hệ thương mại và đầu tư hoặc quan hệ kinh tế nói chung giữa Việt Nam và Hoa 
Kỳ trong giai đoạn 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2035 để khẳng định tính bền 
vững của quan hệ giữa hai nước trong đó coi trọng thậm chí đề cao lợi ích chiến 
lược của các chủ thể của Hoa Kỳ (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ) 
được bảo đảm và gia tăng tại Việt Nam bằng hình thức thích hợp. Cần chú trọng 
đa dạng hóa các hình thức hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ28 để các cơ hội hợp tác 
giữa hai nước, cho dù nhỏ nhất, cũng được phân tích, nhận dạng và khai thác 
hiệu quả, bảo đảm lợi ích cao nhất của cả hai bên. Lãnh đạo cao cấp Việt Nam 
nên có cách tiếp cận bạn bè với Tổng thống Trump như kiểu của Thủ tướng Nhật 
Bản để tăng sự thân thiện thông qua cùng thăm viếng nơi ở, cùng chơi golf, đánh 
bóng bàn, bóng chày, bóng rổ hoặc câu cá, du lịch, để giảm khoảng cách giữa 
lãnh đạo hai bên. Điều này cũng phù hợp với việc khai thác quan hệ theo phương 
châm Việt Nam không chỉ là bạn mà còn là bạn thân, dễ gần gũi, thân thiết, mang 
tính bằng hữu29, theo phong cách Trump. 
 Thứ hai, Việt Nam cần chủ động đề xuất đàm phán và ký kết các hiệp 
định thương mại và đầu tư tự do mới giữa hai quốc gia để tăng cường cả về khối 
lượng và cường động quan hệ giữa hai nước, chú trọng ưu tiên lợi ích tương hỗ 
kể cả phải chấp thuận phương án lợi ích của Mỹ có thể cao hơn so với Việt Nam 
trong thời gian đầu để tạo dựng quan hệ. Do đó, cần tổ chức phối hợp với các cơ 
28 Bên cạnh việc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước, cần coi trọng đầu tư trực tiếp vào Mỹ cũng như di 
chuyển lao động có trình độ cao sang Mỹ để tận dụng chính sách bảo hộ kiểu mới của Mỹ. Điều này sẽ tạo lợi 
ích rất lớn đối với nhà đầu tư Việt Nam khi nắm bắt và đón đầu cơ hội. 
29 Điểm cần chú ý là mọi động thái thận thiện với Mỹ cần chú ý đến việc duy trì thái độ cẩn thận với Trung Quốc 
như có động thái đánh tiếng coi trọng phát triển quan hệ lâu đời với Trung Quốc trước để tránh Trung Quốc có 
thái độ nghi ngờ thậm chí gây “khó dễ”. Hơn nữa, cần mạnh dạn loại bỏ định kiến “thấy kẻ sang bắt quàng làm 
họ” mà cần coi đây là cách ứng xử mới bảo đảm mục tiêu “lợi ích quốc gia - dân tộc là cao nhất”. Thực tế cho 
thấy, nên chú ý cách xử sự đặc biệt khôn khéo của Campuchia khi chào đón Tổng Bí thư và Chủ tịch nước Trung 
Quốc đã đánh tiếng sang thăm Việt Nam và dành cho Việt Nam ưu đãi lớn về thuế nhiều mặt hàng. Cách xử sự 
này không những đánh tan nghi ngờ của Việt Nam trong quan hệ Cam-pu-chia - Trung Quốc mà còn tận dụng 
được hỗ trợ lớn cả của Trung Quốc và Việt Nam. Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ có mời người thân của Trump 
đến dự lễ năm mới Đinh Dậu để tạo ra sự thân thiện từ người thân trong gia đình. Đây là cách thức tạo dựng chữ 
tín thông qua quan hệ mang đặc sắc Trung Quốc lấy thân hữu và quan hệ gia đình làm mối quan tâm tiếp cận 
trước tiên. Cách tiếp cận này có thể xem là một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại có thể tạo ra những bất ngờ mới 
trong quan hệ Mỹ - Trung. 
 406 
quan, cá nhân, tổ chức thích hợp của Mỹ để tiến hành rà soát, đánh giá các quan 
hệ song phương và những kết qua đạt được cụ thể để tạo căn cứ đưa ra khuôn 
khổ hợp tác mới về thương mại và đầu tư. Các cuộc hội thảo, diễn đàn, thảo luận, 
trao đổi về tiềm năng, cơ hội và khả năng nắm bắt cũng như khai thác chúng hiệu 
quả và cần nghiên cứu sâu sắc quan hệ hai nước để xây dựng quan hệ song 
phương có lợi ích lớn hơn và tối ưu hơn so với các quan hệ song phương và đa 
phương hiện tại. Nói cách khác, Việt Nam cần có khả năng phản ứng nhanh với 
các tình huống bất ngờ cho dù tình huống đó chỉ có thể thực hiện trong những 
ràng buộc hay đòi hỏi khá ngặt nghèo nhưng phải đạt mục tiêu lợi ích quốc gia 
lớn nhất. Tuy nhiên, việc làm này cần tiến hành đồng thời với việc duy trì và 
phát triển các cuộc đàm phán đa phương trong các diễn đàn đa phương như 
RCEP, Khu vực thương mại tự do Châu Á- Thái Bình Dương (FT P) để không 
bỏ lỡ cơ hội gắn với từng thị trường đặc thù. 
 Thứ ba, nâng cao cấp độ và phạm vi của quan hệ Việt Nam với các đồng 
minh chiến lược, thân cận của Mỹ trong khu vực và thế giới như Philippin, 
Singapore, Anh, Úc, để tạo bước trung gian thu hút sự chú ý của Mỹ đối với 
Việt Nam khi phát triển quan hệ với các đồng minh chiến lược này. Với mục tiêu 
M G , Mỹ chắc chắn chú ý nhiều hơn đến các đồng minh thân cận để cùng đạt 
lợi ích qua lại cũng như các đồng minh này muốn Mỹ mạnh lên nhằm có ảnh 
hưởng tích cực với họ. Các hình thức và quy mô quan hệ cần được mở rộng dể 
thích nghi với điều kiện mới với những biến động khó lường. Do quan hệ Nhật- 
Mỹ ở cấp cao nhất rất thân thiện cho nên sẽ có khả năng Mỹ sẽ đàm phán và ký 
kết hiệp định thương mại và đầu tư song phương với Mỹ trước hết và coi đó là 
một căn cứ và hình mẫu về phương pháp luận và khuôn khổ nhận thức mới của 
việc thực hiện tư tưởng của Trump về chính sách thương mại. Vì thế, cần nhanh 
chóng theo dõi và theo dõi sát sao động thái quan hệ Mỹ - Nhật để học hỏi cách 
thức tổ chức xây dựng và đàm phán giữa hai quốc gia về khuôn khổ hợp tác mới 
nhằm làm bài học đối với Việt Nam trong xây dựng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 
dưới thời chính quyền Trump. 
 Thứ tư, cần nhanh chóng xây dựng lòng tin với bộ máy của Tổng thống 
Trump để tiếp cận gần hơn với bộ máy này, hiểu biết nhu cầu của các thành viên, 
giảm thiểu các loại rào cản hoặc định kiến do thiếu lòng tin gây ra trong thương 
mại và đầu tư và các lĩnh vực khác có liên quan. Do đó, có thể cùng thỏa thuận 
các cuộc thăm viếng lẫn nhau của các cán bộ cấp cao của cả hai nước về các lĩnh 
 407 
vực có liên quan. Đội ngũ này có thể là những nhân sự có ảnh hưởng không nhỏ 
đến việc hoạch định chính sách của Trump thuộc các lĩnh vực khác nhau nghĩa là 
họ có tiếng nói đáng kể trong quá trình ra quyết định của Trump. 
 Thứ năm, do tình hình có thể thay đổi nhanh chóng, cho nên cần có sự 
theo dõi động thái của Trump cũng như động thái của các đối thủ cạnh tranh của 
Mỹ đặc biệt là Trung Quốc để đưa ra đoán định trên cơ sở kết hợp hai nguồn 
thông tin này cũng như với các nguồn thông tin khác phù hợp. Các nhận định, 
tuyên bố, thái độ khi phân tích đánh giá phản ứng của đối thủ cạnh tranh này 
cũng là căn cứ để hiểu rõ bản chất và chiều hướng vận động của chính sách đang 
trong giai đoạn hình thành của chính quyền Trump. Những phản ứng của đối thủ 
còn là căn cứ để Trump định hình thêm chính sách và khẳng định thêm quyết tâm 
bảo vệ lợi ích người Mỹ và nước Mỹ. Nếu theo dõi sát tình hình có thể nhanh 
chóng nhận dạng chính sách của Trump cả ngắn hạn và dài hạn với khả năng hợp 
lý rất cao. 
 Kết luận 
 Chính sách của Tổng thống thứ 45 của Mỹ - Donald Trump đang dần được 
định hình cả đối nội và đối ngoại và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến phần còn 
lại của thế giới chỉ sau 1 tháng điều hành chính quyền. Đây là chính sách có 
những điểm đặc biệt thậm chí có những yếu tố trái ngược với xu hướng tự do hóa 
theo cách hiểu truyền thống, chuyển đột ngột từ trạng thái vận động đến đứng im 
và vận động theo hướng khác với dự kiến ban đầu cho nên có thể gây ra những 
cú sốc nhất định. Điều này cũng phù hợp với cá tính của Trump - người muốn 
tạo phong cách khác biệt tham chí mang tính cực đoan. Mỹ là một nước lớn cho 
nên bất kỳ sự điều chỉnh nào của Trump đều có tác động đến phần còn lại của thế 
giới ở những mức độ khác nhau. Những điều chỉnh đáng kể trong chính sách của 
Trump là rút khỏi Hiệp định TPP, cấm và trục xuất người nhập cư trái phép vào 
Mỹ đặc biệt từ 7 quốc gia có mật độ cao người Hồi Giáo và người Mê-hi-cô 
dường như đang theo đuổi mục tiêu bảo hộ để đạt mục tiêu lợi ích quốc gia là tối 
cao cho dù cả dư luận trong nước và công chúng thế giới đều không ủng hộ hoàn 
toàn. Chính sách nhập cư mới làm tiết kiệm chi phí xã hội, sàng lọc và lựa chọn 
được nguồn lao động chất lượng cao từ các nước xuất cư, tạo điều kiện việc làm 
cho người lao động trong nước kể cả người nhập cư, bảo đảm sự an toàn của 
nước Mỹ. 
 408 
 Các chính sách mới ban hành của Trump có tác động tích cực và tiêu cực 
đến Việt Nam và cần có phương thức xử lý thích hợp. Việt Nam và Hoa Kỳ phát 
triển quan hệ nhiều mặt trong khoảng 22 năm liên tiếp cho nên những kết quả đạt 
được cần được phát huy nhưng phải bảo đảm phù hợp với quan điểm của Tổng 
thống Trump, giảm thiểu những rào cản mới có thể xảy ra, coi trọng lợi ích của 
Mỹ trong quan hệ Việt - Mỹ với hình thức thích hợp. Vấn đề là cần gia tăng lợi 
ích của Mỹ tại Việt Nam để việc tạo điều kiện của Việt Nam phù hợp với mục 
tiêu chiến lược mới của Mỹ. Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp cũng cần coi 
trọng hơn việc tuân thủ nguyên tắc công bằng trong thương mại để tránh rơi vào 
trạng thái bị cáo buộc cạnh tranh thiếu công bằng mà Việt Nam đã từng bị kiện 
trong các vụ kiện chống bán phá giá30. Cần có động thái ủng hộ công khai việc 
thực hiện chiến lược đề cao lợi ích của Mỹ và nên gắn việc đề cao này với việc 
tăng lên tương ứng lợi ích của Việt Nam trên nền tảng tiếp cận mới cũng như 
nguyên tắc tương hỗ. Tiếp tục đẩy mạnh các quan hệ song phương trong điều 
kiện mới, đề xuất Mỹ công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường 
và có tác động khai thác chuyến thăm của Tổng thống D. Trump đến Việt Nam 
trong dịp tổ chức Hội nghị thượng đỉnh PEC tổ chức tại Việt Nam cuối năm 
2017. Coi trọng đàm phán và ký kết các hiệp định và thỏa thuận song phương với 
Mỹ trong đó cần khẳng định ưu tiên lợi ích của Mỹ là trên hết nhưng phải tôn 
trọng lợi ích chính đáng của Việt Nam. 
 Tài liệu tham khảo 
 1. An Huy (2017), Chiến thuật “lấy lòng” người nhà Trump của Trung Quốc, 
 truy cập làn cuối ngày 1/3/2017, từ < 
 thuat-lay-long-nguoi-nha-trump-cua-trung-quoc-20170208073445951.htm>. 
 2. Bộ Công Thương (2016), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, truy cập 
 lần cuối ngày 24/ 2/ 2017, từ 
 >. 
 3. Cục Đầu tư nước ngoài (2017), Các chính sách mới của Tổng thống Trump và 
 thách thức trong thu hút FDI, truy cập ngày 23/2/ 2017, từ < 
 thach-thuc-trong-thu-hut-fdi.html>. 
30 Khía cạnh này cho thấy Việt Nam tham gia thương mại thiếu công bằng với Mỹ trở thành một định 
kiến cần được xóa bỏ và tăng cường công tác tuyên truyền mạnh hơn để làm mờ dần định kiến này 
thông qua các diễn đàn, hội thảo hoặc các kênh truyền thông thích hợp để đạt được mục tiêu này 
trong đó cần chú ý đến các kênh truyền thông quốc tế. Việt Nam thực sự là một nền kinh tế thị trường 
và quan hệ thương mại diễn ra công bằng. 
 409 
4. Diễn đàn kinh tế thế giới, Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2016-2017, truy 
 cập lần cuối ngày 22 /2 /2017, từ 
 <
 2017.pdf>. 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội XII. Trang web Đảng 
 Cộng sản, Phần về đường lối đối ngoại. 
6. Nhóm Ngân hàng Thế giới (2017), Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2017, truy 
 cập lần cuối ngày 22 /2/2017, 
 từ <
 Economic-Prospects-January-2017-Weak-investment-uncertain-times.pdf>. 
 Trang 267. 
7. Phòng phân tích kinh tế Hoa Kỳ (2017), Thương mại hàng hóa và dịch vụ của 
 Hoa Kỳ năm 2016, truy cập ngày 26/2/2017, từ: 
 <https://www.census.gov/foreign-trade/Press-
 Release/current_press_release/ft900.pdf>. 
8. Phòng phân tích kinh tế Hoa Kỳ (2017), Thông cáo báo chí 7/2/2017, truy cập 
 ngày 22 tháng 2 năm 2017, từ: <
 Release/current_press_release/ft900.pdf. Trang 21. 
9. Quỹ tiền tệ Quốc tế (2017), Dự báo kinh tế toàn cầu, Bản cập nhật, Truy cập ngày 
 22 /2 /2017, từ 
 . 
10. Thanh Hảo (2017), Đoàn xe hộ tống ông Trump bị ném đá, truy cập lần cuối 
 ngày 20/2/2017, từ: 
 xe-ho-tong-trump-bi-nem-da-357198.html. 
11. Tổng cục Hải quan Việt Nam (2017), Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 
 của Việt Nam tháng 1/2017, Truy cập lần cuối ngày 23/2/2017, từ: 
<https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=105
1&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%2
0k%E1%BB%B3&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch>. 
12. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa 
 Kỳ giai đoạn 1995-2015, từ: . 
13. Toàn văn phát biểu nhậm chức của Tổng thống Mỹ thứ 45- D. Trump, truy 
 cập lần cuối ngày 20 /2 /2017, từ < 
 lieu/toan-van-phat-bieu-nham-chuc-cua-donald-trump-3531141.html>. 
 410 
14. Trung tâm WTO (2017), Trump tuyên bố mở kỷ nguyên mới về thỏa thuận 
 song phương, truy cập lần cuối ngày 1/3/2017, từ 
 <
 thoa-thuan-song-phuong>. 
15. Trung tâm WTO (2010), Thống kê các vụ giải quyết tranh chấp trong WTO 
 theo quốc gia, truy cập lần cuối ngày 2 /3 /2017, từ: < 
 >. 
16. UNCTAD (2017), Giám sát xu hướng đầu tư toàn cầu, truy cập lần cuối ngày 
 22/2/ 2017, từ 
 . 
17. Viện Kinh tế quốc tế Peterson (2010), Dự báo nợ chính phủ trong 25 năm tới: 
 hàm ý đối với nền kinh tế và chính sách công, truy cập lần cuối ngày 
 22/2/2017, từ 
 https://piie.com/publications/chapters_preview/6215/iie6215.pdf>. 
 411 
 PHỤ LỤC 
 Mô hình Giải thích 
 Theo mô hình cân bằng cục bộ 
 của thế nhập khẩu đối với một nước 
 nhỏ, hoặc quan hệ song phương đối 
 với một nước lớn, việc đánh thuế nhập 
 khẩu sẽ không ảnh hưởng lớn đến phần 
 còn lại của thế giới, chính phủ sẽ thu 
 được thuế đo bằng diện tích hình chữ 
 nhật MNXY. Đây là nguồn tài chính 
 công của chính phủ. Và diện tích này 
 được đo bằng tích số giữa kim ngạch 
 nhập khẩu với tỷ lệ thuế phải nộp. Việc 
 tính toán lượng tiền thu thuế này có thể 
 lấy tỷ lệ thuế nhập khẩu trung bình 
 nhân với tổng kim ngạch nhập khẩu 
 trong 1 năm. Các tính toán cụ thể như 
 trình bày ở trên. Khi tăng thuế, thặng 
 dư nhà sản xuất trong nước tăng và nhà 
 đầu tư di chuyển vốn vào trong nước 
 cũng được hưởng khoản lợi này. Hàng 
 rào thuế quan và bảo hộ càng cao, càng 
 tăng thặng dư nhà sản xuất hay tăng 
 động lực nhà đầu tư. 
Mô hình phân tích cân bằng cục bộ của thuế nhập khẩu 
 Nguồn: P. Krugman (2005) 
 412 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_kinh_te_thuong_mai_cua_chinh_quyen_tong_thong_my.pdf