Chính sách công nghiệp và chính sách, pháp luật cạnh tranh
Bài viết khảo sát mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp và chính sách, pháp luật cạnh tranh;
đưa ra một số đánh giá về tác động và hiệu quả thực thi các quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 (sẽ
có hiệu lực từ 1/7/2019) từ góc độ tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công
nghiệp
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách công nghiệp và chính sách, pháp luật cạnh tranh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách công nghiệp và chính sách, pháp luật cạnh tranh
tế thị trường. Nhìn chung, với Luật Cạnh tranh năm 2018 khung chính sách cạnh tranh toàn diện nhằm mở cửa thị trường cho doanh nghiệp gia nhập và cạnh tranh, hiệu lực thực thi chính sách cạnh tranh sẽ được tăng cường, qua đó nâng cao tính ổn định của môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, góp phần cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Luật Cạnh tranh năm 2018 sẽ góp phần bảo đảm môi trường cạnh tranh hữu hiệu, giảm thiểu các rào cản chính đối với cạnh tranh (về kỹ thuật, tài chính và pháp lý), qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, giảm thiểu các hình thức và hành vi hạn chế cạnh tranh trong cả khu vực tư nhân và khu vực công; tạo cơ hội thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và tăng trưởng, đồng thời tạo sự ổn định và công bằng cho môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư Luật Cạnh tranh năm 2018 bao gồm những chế định pháp luật hướng đến tạo lập, duy trì, thúc đẩy và tăng cường cạnh tranh trên thị trường thông qua việc điều chỉnh và xử lý đối với các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp. Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định cấm đối với các hành vi (i) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) lạm dụng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền; (iii) tập trung kinh tế có tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh và các hành vi phản cạnh tranh khác. Vì nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh không có liên quan nhiều, bởi phát triển công nghiệp sẽ cần những doanh nghiệp có quy mô lớn mà trong nhiều trường hợp có thể được hình thành qua tập trung kinh tế, trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung đánh giá về tác động và hiệu quả thực thi các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế của Luật Cạnh tranh năm 2018 từ góc độ tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Với mục tiêu khắc phục những hạn chế của Luật Cạnh tranh năm 2004, nhìn chung Luật Cạnh tranh năm 2018 đã thay đổi cách thức tiếp cận kiểm soát tập trung kinh tế theo hướng trao quyền cho cơ quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác động cạnh tranh của việc tập trung kinh tế và tăng cường sự chủ động của doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan cạnh tranh bên cạnh việc bổ sung các yếu tố đánh giá một vụ việc tập trung kinh tế. Khái niệm mua lại doanh nghiệp quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 chưa thực sự minh bạch (chưa làm rõ thế nào là đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại) và chắc chắn cần được quy định chi tiết nhưng không có điều khoản giao Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động mua lại. Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 liệt kê các hình thức tập trung kinh tế có điều khoản quét quy định về các hành vi khác theo quy định của pháp luật nhưng pháp luật hiện tại chưa có quy định nên điều khoản quét này không có tính khả thi. Điều 30 Luật Cạnh tranh năm 2018 lược bỏ quy định về cấm tập trung kinh tế khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 50% trở lên trên thị trường liên quan (đồng thời bãi bỏ luôn quy định về trường hợp miễn trừ cấm tập trung kinh tế) trong Luật Cạnh tranh năm 2004; thay vào đó, chỉ quy định cấm các hành vi tập trung kinh tế “gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam´ Tuy nhiên, có thể thấy quy định này không có tính minh bạch vì khi doanh nghiệp thực hiện hợp nhất, sáp nhập, mua lại, liên doanh rất khó có thể biết việc tập trung kinh tế có gây tác động hoặc có khả năng gây tác động loại trừ, giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường Việt Nam hay không. 22 CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CẠNH TRANH © 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Tại Điều 31 Luật Cạnh tranh năm 2018 đưa ra các quy định liên quan đến căn cứ để đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh, xác định sức mạnh thị trường đáng kể, thể hiện nguyên tắc sử dụng tư duy, công cụ kinh tế khi đánh giá sức mạnh thị trường của các tham gia tập trung kinh tế. Tuy nhiên, các căn cứ nêu trên theo Luật Cạnh tranh và Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh cũng vẫn chưa đưa ra các tiêu chí minh bạch, mang tính định lượng (loại trừ quy định về đánh giá thị phần kết hợp của doanh nghiệp áp dụng chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) trong điều kiện xác định được thị phần). Điều 33 Luật Cạnh tranh năm 2018 bổ sung quy định các tiêu chí để doanh nghiệp có thể tự xác định giao dịch có thuộc trường hợp phải thông báo hay không, bao gồm: tổng tài sản, tổng doanh thu, giá trị giao dịch tập trung kinh tế và thị phần kết hợp trên thị trường Việt Nam Theo đó, thông qua việc thay đổi ngưỡng thông báo tập trung kinh tế và thay đổi tiêu chí đánh giá, thẩm định tập trung kinh tế, Luật Cạnh tranh năm 2018 đã mở rộng phạm vi kiểm soát bao gồm cả những giao dịch tập trung kinh tế theo chiều dọc và hỗn hợp thay vì chỉ kiểm soát các giao dịch theo giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, căn cứ vào thị phần kết hợp như trước đây Nếu theo ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được đưa ra theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, các doanh nghiệp công nghiệp thường là có tổng tài sản lớn, doanh thu lớn trên thị trường hay căn cứ vào giá trị giao dịch sẽ rất dễ rơi vào các trường hợp phải thông báo tập trung kinh tế. Việc xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế quá thấp có thể dẫn đến sự quá tải cho cơ quan thực hiện kiểm soát tập trung kinh tế là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, đồng thời tạo gánh nặng thủ tục không cần thiết đối với các doanh nghiệp. Khuyến nghị của OECD về Rà soát sáp nhập (2005) phản đối các ngưỡng thị phần như quy định ở nhiều cơ chế thông báo bắt buộc vì sẽ phát sinh rủi ro tuân thủ và lãng phí nỗ lực điều tra. Có ý kiến cho rằng việc thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 về bản chất là thủ tục xin phép thực hiện, có thể gây chậm trễ cho quá trình tập trung kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đối với doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp Cũng cần thấy rằng tại Điều 32 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về đánh giá tác động tích cực đối với việc tập trung kinh tế, nếu doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chính sách công nghiệp có các yếu tố tích cực được đưa ra ở đây có thể được xem xét. Ngoài ra, thời gian tối thiểu kể từ ngày nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến khi được phép thực hiện việc tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh 2004 là 52 ngày, còn theo Luật Cạnh tranh 2018 có thể lên đến 127 ngày cũng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại, liên doanh của các doanh nghiệp công nghiệp. 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN Thứ nhất, khảo sát mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp và chính sách cạnh tranh quốc gia cho thấy hiện tại hai cột trụ này của chính sách kinh tế còn được hoạch định riêng rẽ và chưa gắn kết với nhau. Bởi vậy, kiến nghị đưa ra là cần thống nhất có một đầu mối, một cơ quan chịu trách nhiệm (mà hợp lý nhất ở đây sẽ là Bộ Công Thương) hay ít nhất, giữa các cơ quan xây dựng chính sách công nghiệp và chính sách cạnh tranh cần có sự phối hợp để chính sách công nghiệp và chính sách cạnh tranh có sự liên thông, hỗ trợ cho nhau. Thứ hai, đánh giá các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế của Luật Cạnh tranh năm 2018 từ góc độ tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp có thể thấy các quy định này có hiệu quả thực thi chưa cao và tác động chưa thực sự tích cực. Kiến nghị đưa ra là trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh cần có: Một là: Khái niệm mua lại hay quy định thế nào là đủ để kiểm soát hoặc chi phối. Theo người viết bài này, có thể quy định như sau: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để đủ chiếm được trên 51% vốn điều lệ hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại đủ để chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại nhằm thu lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại´ Hai là: Quy định về các hình thức tập trung kinh tế khác Theo người viết bài này, có thể quy định như sau: “Các hình thức dẫn đến tập trung sức mạnh thị trường - khả năng chi phối, tác động tới giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp´. CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CẠNH TRANH 23 © 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Ba là: Quy định hợp lý về tổng tài sản, tổng doanh thu của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế và giá trị của giao dịch xuất phát từ yêu cầu đánh giá tập trung sức mạnh thị trường trong từng thị trường cụ thể chứ không phải là chung chung cho tất các thị trường./. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, so-23-nqtw-ngay-2232018-cua-bo-chinh-tri-ve-dinh-huong-xay-dung-chinh-sach-phat-trien- cong-nghiep-quoc-gia-den-nam-4125, Truy cập: 29/3/2019 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-05-NQ-TW-chu-truong-chinh-sach-lon- nham-doi-moi-mo-hinh-tang-truong-suc-canh-tranh-nen-kinh-te-329067.aspx, Truy cập: 29/3/2019 3. Chính phủ, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội khóa 14 về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của kinh tế giai đoạn 2016-2020, &mode=detail&document_id=188386, Truy cập: 29/3/2019 4. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Dự thảo “Đề án tổng thể về chính sách cạnh tranh quốc gia”, 2017, the-ve-chinh-sach-canh-tranh-quoc- gia?newsgroup=%20%C4%90%E1%BB%80%20%C3%81N%20TR%C3%8CNH%20B%E1%B B%98%2C%20CH%C3%8DNH%20PH%E1%BB%A6%09, Truy cập: 29/3/2019 5. Người viết nhấn mạnh 6. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 23-NQ/TW, Đã dẫn 7. Người viết nhấn mạnh 8. Đoàn Hiền, Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Tạp chí Cộng sản Online, luan/2015/33906/Chinh-sach-phat-trien-cong-nghiep-Viet-Nam-giai-doan-2016.aspx, Truy cập: 29/3/2019 9. Đây là thực tiễn phổ biến trong kiểm soát tập trung kinh tế ở các nước trên thế giới. Xem thêm: Đinh Thị Mỹ Loan (Chủ biên), Kiểm soát tập trung kinh tế - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2007 10. Xem thêm: Bộ Công Thương, Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Cạnh tranh sửa đổi, 346&TabIndex=2&TaiLieuID=2583. Truy cập: 10/3/2018 11. Theo Điều 28 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại quy định tại khoản 4 Điều 29 của Luật Cạnh tranh là một trong các trường hợp sau đây: 1. Một doanh nghiệp giành được quyền sở hữu trên 36% vốn điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp đủ để doanh nghiệp đó có quyền quyết định các vấn đề quan trọng về chính sách tài chính, việc bổ nhiệm, bãi nhiệm thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại. 2. Một doanh nghiệp có quyền quyết định các vấn đề quan trọng về chính sách tài chính, việc bổ nhiệm, bãi nhiệm thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại đó thông qua th͗a thuận giữa các bên trước khi diễn ra việc mua lại doanh nghiệp. Quy định như trên theo tác giả bài viết là chưa thực sự minh bạch (thế nào là quyết định các vấn đề quan 24 CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CẠNH TRANH © 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trọng), hợp lý (dựa vào đâu để đưa ra quy định “giành được quyền sở hữu trên 36% vốn điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại” là mua lại?). 12. Xem thêm: Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phân tích kinh tế về tác động cạnh tranh của vụ việc tập trung kinh tế (M&A),Website Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Truy cập: 29/3/2019 13. Theo Điều 28 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh phải thông báo cho ͮy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có tổng tài sản trên thị trường Việt Nam từ 1.000 tỷ đồng trở lên theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm tài chính liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế; b) Giá trị giao dịch tập trung kinh tế từ 500 tỷ đồng trở lên; c) Một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam từ 1.000 tỷ đồng trở lên theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm tài chính liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế; d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 30 trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế. 14. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Đánh giá của OECD về Luật và Chính sách cạnh tranh Việt Nam, 2018 15. Dùng tỷ lệ 51 vốn điều lệ cũng là theo cách tiếp cận của Luật Đầu tư năm 2014 khi xác định tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 16. Đoàn Hiền, Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Tạp chí Cộng sản Online 17. Đinh Thị Mỹ Loan (Chủ biên), Kiểm soát tập trung kinh tế - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2007 18. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Đánh giá của OECD về Luật và Chính sách cạnh tranh Việt Nam, 2018 19. Bộ Công Thương, Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Cạnh tranh sửa đổi 20. Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phân tích kinh tế về tác động cạnh tranh của vụ việc tập trung kinh tế (M&A), Website Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng 21. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Dự thảo “Đề án tổng thể về chính sách cạnh tranh quốc gia”, 2017 Ngày nhận bài: 01/04/2019 Ngày chấp nhận đăng: 03/06/2019
File đính kèm:
- chinh_sach_cong_nghiep_va_chinh_sach_phap_luat_canh_tranh.pdf