Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến

Chính sách chống trợ cấp đã được áp dụng trên thế giới từ khá lâu và

ngày càng được áp dụng nhiều hơn không những ở các nước phát triển mà cả ở các nước

đang phát triển. Biện pháp này c ng được WTO công nhận và cho phép các nước thành viên

áp dụng để chủ động giải quyết những tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền lợi của

ngành sản xuất trong nước và các doanh nghiệp. Bài viết đề cập một số vấn đề lý luận và

thực tiến về chính sách chống trợ cấp của Việt Nam, từ đó, đưa ra hướng giải pháp nh m bảo

vệ các ngành sản xuất xuất khẩu trong nước trong bối cảnh hội nhập với kinh tế khu vực và

thế giới hiện nay.

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến trang 1

Trang 1

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến trang 2

Trang 2

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến trang 3

Trang 3

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến trang 4

Trang 4

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến trang 5

Trang 5

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến trang 6

Trang 6

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến trang 7

Trang 7

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến trang 8

Trang 8

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến trang 9

Trang 9

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang xuanhieu 5680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến

Chính sách chống trợ cấp của Việt Nam – Lý luận và thực tiến
ko (1999), tác động của các hiệp định 
thương mại tự do phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí địa lý của quốc gia thành viên hoặc 
vùng, khả năng cạnh tranh của các công ty nội địa trong vùng liên kết và động cơ của các nhà 
đầu tư nước ngoài. 
2. Đánh giá tác động của FTA thế hệ mới đối với xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam 
Việc tham gia các FTA đã và đang đem lại cho Việt Nam những cơ hội và thách thức 
đan xen. Cùng với lộ trình thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, có thể thấy tất cả các lĩnh 
1085 
vực/hoạt động của nền kinh tế đang chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ các FTA, trong 
đó có việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy sản ở Việt Nam, thể hiện trên những 
khía cạnh sau: 
* Về cơ hội: 
Trước hết, các FTA góp phần làm tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và 
các đối tác, dỡ b các rào cản thương mại, qua đó tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khấu nông 
thủy sản vào các nước đối tác. 
Trong các FTA, thuế quan của các bên hầu hết đều được cắt giảm về 0 với lộ trình đã 
được xác định cụ thể kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ví dụ, tổng hợp cả các cam kết trong 
FTA Việt Nam – Hàn Quốc và FTA ASEAN – Hàn Quốc thì Hàn Quốc sẽ xóa bỏ cho Việt 
Nam 11.679 dòng thuế (chiếm 95,44% biểu thuế và tương đương với 97,2% tổng kim ngạch 
xuất khẩu Việt Nam vào Hàn Quốc giai đoạn 2012-2015). 
Việt Nam đã tham gia 16 FTA, trong đó có 12 FTA đã được thực thi và các thị trường 
ASEAN, EU, CPTPP chiếm 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản, tốc độ 
tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường EU là 6,15%/năm và vào thị trường CPTPP là 
7,2%/năm. 
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam qua 2 năm 2017,2018 
(đvt: Số lượng 1.000 tấn, Kim ngạch: Tr.USD 
TT Mặt hàng Năm 2017 Năm 2018 So sánh 
kim ngạch 
2018/2017 (%) 
Số lƣợng Kim 
ngạch 
Số lƣợng Kim 
Ngạch 
1 Thủy sản 8316 8802 5,8 
2 Rau quả 3500 3810 8,8 
3 Hạt điều 353 3515 373 3366 -4,2 
4 Cà phê 1566 3500 1878 3538 1,1 
5 Chè 139 227 127 218 -4,1 
6 Hạt tiêu 215 1117 233 759 -32,1 
7 Gạo 5819 2633 6115 3064 16,3 
8 Sắn và các sản 
phẩm từ sắn 
3914 1032 2427 958 -7,1 
9 Cao su 1381 2250 1564 2092 -7,0 
 Tỏng 26084 26599 2,0 
Nguồn: Bộ Công Thương (2018) 
Trong Hiệp định CPTPP, thuế quan còn được cắt giảm sâu hơn và lộ trình thực hiện 
nhanh hơn, cụ thể là: Các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt 
Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78-95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 
97-100% dòng thuế (theo số liệu tổng hợp của VCCI). Với những cam kết đó, cơ hội mở rộng 
thị trường xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ Việt Nam ngày càng tăng lên. Hiệp định CPTPP với 
1086 
10 đối tác, trong đó có những đối tác mà thông qua hiệp định này, Việt Nam lần đầu thiết lập 
mối quan hệ thương mại tự do song phương như Canada, Chile, Mexico và Peru; sẽ mở ra các 
cơ hội hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và các đối tác CPTPP. Với CPTPP, phần lớn hàng 
nông sản xuất khẩu chủ lực của Việ t Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có 
hiệu lực hoặc sau 3-5 năm, ví dụ như một số loại thủy sản (cá, tôm), các loại rau quả tươi và 
rau quả chế biến, gạo, các loại hạt khô... 
Nguồn: Bộ Công Thương (2018) 
Hình 1. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2004 - 2018 
Tại thị trường Canada, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận 100% kim ngạch XK gỗ 
được xóa bỏ thuế quan; xóa bỏ thuế nhập khẩu gạo ngay khi hiệp định có hiệu lực. Với thị 
trường Nhật Bản, Việt Nam được xóa bỏ thuế quan 78% kim ngạch XK nông sản, 91% kim 
ngạch XK thủy sản và 97% kim ngạch XK gỗ ngay khi hiệp định có hiệu lực. Cùng với đó, 
Chile, Peru cũng đồng ý xóa bỏ thuế xuất - nhập khẩu với các mặt hàng nông sản, thủy sản có 
thế mạnh của Việt Nam. 
Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định 
CPTPP có hiệu lực khi xuất khẩu sang Canada. Đối với Nhật Bản, ngay khi Hiệp định có hiệu 
lực, thuế suất sẽ áp dụng 0% đối với phần lớn các mặt hàng thủy sản của Việt Nam như các 
mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, tôm, cua, ghẹ Đối với các dòng hàng 
thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA Việt Nam – Nhật Bản se được xóa bỏ trong 
TPP với lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có 
hiệu lực. Mexico cũng giảm thuế suất về 0% đối với một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam. 
Còn với EVFTA, đây là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích 
cho cả Việt Nam và EU, góp phần củng cố mối quan hệ song phương theo hướng chiến lược, 
1087 
toàn diện và bền vững. Về góc độ mở cửa thị trường, EVFTA sẽ đem lại cơ hội lớn cho lĩnh 
vực nông nghiệp khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm xuống 
về 0% sau một lộ trình ngắn. Ngay khi hiệp định có hiệu lực, 70,3% kim ngạch xuất khẩu của 
Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0%. Sau bảy năm, 99,7% kim ngạch xuất khẩu của 
Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0%, một số ít các mặt hàng còn lại sẽ được nhập khẩu vào EU 
theo hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Cho đến nay, đây là 
mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. 
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
Hình 2. Tác động của EVFTA đối với xuất khẩu nông sản, thủy sản 
(giả định Hiệp định có hiệu lực từ 2020) 
Nhóm ngành rau quả không phải là thế mạnh của Việt Nam. Xuất khẩu sang EU được 
dự báo sẽ giảm xuống với tốc độ 1% vào năm 2020 và 3% vào các năm 2025 và 2030 so với 
kịch bản không có Hiệp định EVFTA. Những sản phẩm có tốc độ xuất khẩu lớn là gạo (tăng 
khoảng 36 % đến trên 50% đến 2030); đường tăng 11% (2020), và 8% 2025 và 2030), lâm 
sản (3%, vào 2020, 2025 và 2030). Ngành chăn nuôi cũng có giá trị xuất khẩu vào EU tăng 
4% (2020) và 5% vào các năm sau. 
Theo Vasep, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Thị 
trường này luôn chiếm trên 17%-18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 
Trong đó, với mặt hàng tôm, EU chiếm 22% tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam, cá tra chiếm 
11%, các mặt hàng hải sản chiếm 30 -35%. Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ có gần 
50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ bản 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22%, sẽ 
được giảm về 0% (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ 
sở 5,5-26% sẽ được về 0% sau từ 3 đến 7 năm. Riêng cá ngừ đóng hộp và surimi sẽ chịu hạn 
ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn. Đối với sản phẩm tôm - sản phẩm chủ lực 
của Việt Nam vào EU, tôm hùm xanh ướp đá, tôm sú HOSO, DP đông lạnh; tôm sắt PD tươi 
đông lạnh; tôm mũ ni vỏ (mã HS 03061100) sẽ được giảm ngay từ 12,5% hiện tại xuống 
1088 
0%. Tôm sú đông lạnh, tôm sú nguyên con (mã HS 03061710) cũng có mức thuế từ 20% 
về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. 
Thứ hai, Cam kết mở cửa dịch vụ, mua sắm công tạo cơ hội lớn 
Mối quan tâm lâu nay của các doanh nghiệp thủy sản chỉ là các chính sách về thuế 
quan và phi thuế quan, nhưng thực tế lại chỉ chiếm phần rất nhỏ trong các điều khoản của 
CPTPP và EVFTA, còn những điều kiện khác ảnh hưởng không nhỏ tới ngành. 
Về cam kết với dịch vụ, CPTPP và EVFTA mở cửa rộng hơn WTO với nhiều phân 
ngành của dịch vụ logistics như: Dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải khác, dịch vụ bảo 
hành và sửa chữa tàu biển, tàu thủy nội địa, xếp giỡ container hàng hải, đại lý vận tải hàng 
hoá Dịch vụ phân phối cũng được mở rộng hơn về bán lẻ, giảm số hàng hoá không cam kết 
cho nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam Những cam kết này về nguyên tắc không ảnh 
hưởng trực tiếp tới ngành thủy sản, tuy nhiên, mở cửa thị trường đồng nghĩa với cạnh tranh 
cao hơn, chất lượng, giá cả tốt hơn, nhất là khi tỷ trọng chi phí cho logistics trong tổng chi phí 
của các doanh nghiệp Việt đang ở mức rất cao so với các nước khác. 
Đặc biệt, một cam kết chưa từng có tiền lệ là mở cửa thị trường mua sắm công, lần 
đầu tiên các doanh nghiệp thủy sản Việt có thể tiếp cận được thị trường mua sắm công cực kỳ 
lớn của các nước EU và 10 nước CPTPP. Đổi lại, cùng với những cam kết đồng thời từ 2 
phía, thị trường mua sắm công trong nước cũng được mở cửa hơn với các doanh nghiệp tư 
nhân, đây chính là cơ hội lớn với ngành thủy sản. 
Thứ ba, Mở rộng thị trường xuất khẩu nông thủy sản: Ngoài những lợi ích cơ bản là 
thuế XNK, tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP và ECFTA, thủy sản Việt Nam sẽ có cơ 
hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ chưa có FTA với 
các đối tác (Ấn Độ, Thái Lan); Thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ sản xuất và 
chất lượng sản phẩm; Tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của doanh 
nghiệp hai bên; Có điều kiện tham gia chuỗi cung ứng khu vực nhờ sự dịch chuyển đầu tư của 
các tập đoàn đa quốc gia; Được đảm bảo môi trường kinh doanh và thể chế ổn định, minh 
bạch hơn (nhờ cải thiện quy định, chính sách phù hợp theo các điều khoản FTA). 
* Về thách thức: 
Mặc dù, CPTPP và EVFTA đem lại những ưu đãi và cơ hội phát triển mới cho các DN 
Việt Nam, song cũng đặt ra nhiều thách thức trong quá trình thực thi cam kết; Cụ thể 
Trước hết, Việc tham gia sâu vào các hiệp định thương mại kinh tế, đặc biệt là 
CPTPP, EVFTA,... Việt Nam sẽ gia tăng cơ hội tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, 
Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tăng sức ép đáng kể đến sức 
cạnh tranh với nhóm hàng nông - lâm - thủy sản và có thể đối mặt với nguy cơ thu hẹp sản 
xuất trong khi Việt Nam có nhiều nông sản nhưng chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường 
quốc tế. 
Thứ hai, Hiệp định EVFTA sẽ đem lại tiềm năng thị trường lớn cho xuất khẩu thuỷ 
sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều khó khăn cả ngắn và dài hạn (chủ động được nguồn nguyên 
1089 
liệu, con giống, giải quyết vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản) và hàng rào 
phi thuế quan khá cao từ EU là những thách thức rất lớn. Dự kiến xuất khẩu mặt hàng này vào 
EU chỉ tăng với tốc độ trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2020-2030, trong khi nhập khẩu từ 
EU có thể tăng cao hơn (trong khoảng 2,8%-5%). Tác động tới tăng trưởng về sản lượng là 
không đáng kể, chỉ từ 0,8-2%/năm theo tính toán của MUTRAP (2017). 
Thứ ba, Sẽ có những thách thức mới cho ngành thủy sản Việt Nam khi tham gia 
CPTPP và EVFTA như: các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc 
xuất xứ chặt hơn, có nhiều quy định mới và phức tạp hơn, trong khi sản phẩm của ta so với 
các nước đối tác FTA kém cạnh tranh hơn về giá thành 
3. Một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông thủy 
sản ở Việt Nam trong thời gian tới 
Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn luôn đóng vai trò là ngành kinh tế quan trọng 
trong quá trình phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Do đó, bài toán đặt ra là làm thế nào 
để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu nông thủy sản vào các Quốc gia đối tác, tận dụng thành 
công những cơ hội mới do các FTA thế hệ mới mang lại để phát triển kinh tế bền vững, cần 
triển khai đồng bộ một số giải pháp sau đây 
Thứ nhất, Đối với hộ nông dân: Cần chuyển đổi tư duy đón cơ hội mới, trong đó tạo 
dựng sự liên kết 6 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà ngân hàng, 
nhà phân phối để phát triển hệ thống ngành kinh doanh nông nghiệp hiện đại và ngành công 
nghiệp nông sản thực phẩm cùng với dịch vụ phân phối, kho vận được kết nối mạnh mẽ. Chỉ 
có như thế, nông dân mới có thể chuyển đổi tư duy, xây dựng tâm lý tự tin, tự chủ, tự cường, 
tạo ra các nông sản có giá trị kinh tế cao và chất lượng ngày càng tốt hơn. 
Thứ hai, Đối với Doanh nghiệp nông thủy sản: Việc tận dụng được các ưu đãi và cơ 
hội, vượt qua thách thức, giảm thiểu rủi ro đòi hỏi các DN Việt Nam phải có sự chuẩn bị kỹ 
lưỡng, nhận thức rõ những cơ hội và thách thức để mở rộng thị trường, vươn ra thế giới. Theo 
đó, DN cần quan tâm tới một số nội dung: 
Một là, nhận thức đầy đủ về các ưu đãi về thuế quan, lộ trình áp dụng và những điều 
kiện cụ thể để được hưởng các ưu đãi từ CPTPP và EVFTA. doanh nghiệp cần chủ động tìm 
hiểu thông tin về từng hiệp định để nắm vững các cam kết của Việt Nam và các thị trường đối 
tác quan tâm. 
Hai là, lường trước áp lực cạnh tranh gay gắt từ các DN nước ngoài. Doanh nghiệp 
cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để 
đổi mới và phát triển. CPTPP, EVFTA và các FTA khác chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho 
doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh. 
Ba là, cải thiện hiệu quả quản trị DN, ứng dụng công nghệ, nâng cao các tiêu chuẩn 
hoạt động của mình để đáp ứng yêu cầu cao của các FTA thế hệ mới. 
Bốn là, chủ động tìm kiếm các đối tác phù hợp, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước 
ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và chuyển giao công 
1090 
nghệ từ các đối tác nước ngoài; đồng thời, tìm kiếm các cơ hội tham gia sâu hơn vào các 
chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu. 
4. Kết luận 
Có thể khẳng định, việc đàm phán, ký kết và thực thi các FTA đã và sẽ tạo điều kiện, 
mang lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế nói chung, đẩy mạnh 
hoạt động xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh nói riêng. Cụ thể theo Vasep, Kim ngạch xuất 
khẩu của Việt Nam sang EU dự kiến tăng khoảng 20% vào năm 2020 sau khi EVFTA thực 
thiKim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự kiến tăng khoảng 20% vào năm 2020 sau 
khi EVFTA thực thi. Tuy nhiên, cơ hội này còn phụ thuộc vào tình hình và kết quả thực thi 
các cam kết FTA của Việt Nam trong tương lai. Để biến cơ hội thành hiện thực, Việt Nam cần 
tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc thực thi hiệu quả các cam kết, gắn với nỗ lực cải thiện môi 
trường kinh doanh, khung khổ pháp lý và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 
Tài liệu tham khảo 
1. Blomström, Magnus, & Kokko, Ari. (1999). Regional integration and foreign direct 
investment: A conceptual framework and three cases: The World Bank. 
2. Lê Quang Thuận (2019), ―Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động 
đối với kinh tế Việt Nam‖. 
3. Majid Lateef (2017), Finding Impact of Pakistan-China Free Trade Agreement 
(PCFTA) on Agricultural Exports of Pakistan- Gravity Model Approach, International Journal 
of u- and e- Service, Science and Technology. 
4. Nguyễn Tiến Dũng (2011),―Tác động của khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn 
Quốc đến thương mại Việt Nam‖, Tạp chí Khoa học Công nghệ - ĐH quốc gia Hà Nội 
5. Hoàng Thị Ngọc Lan (2005), Các nhân tố tác động lên thị trường nông sản trong 
quá trình gia nhập AFTA dưới góc độ kinh tế chính trị, LATS, Học viện Chính trị Quốc gia 
Hồ Chí Minh 
6. VCCI (2019), Ưu đãi của các FTA thế hệ mới và vấn đề đặt ra đối với doanh 
nghiệp Việt Nam. 
7. Dự án MUTRAP (2017), Báo cáo Đánh giá tác động của AFTA đối với nền kinh tế 
Việt Nam. 
8. Văn kiện Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương; 
9.
viet-co-tan-dung-duoc-loi-the-300900.html 
10.
khau-nong-san-306491.html 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_chong_tro_cap_cua_viet_nam_ly_luan_va_thuc_tien.pdf