Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871)

TÓM TẮT

Cả Chiến tranh Pháp-Phổ và những bước cuối cùng của quá trình thống nhất nước

Đức về mặt nh| nước đều diễn ra trong những năm 1870-1871, nhưng nguồn gốc

của nó bắt nguồn từ việc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Pháp và Phổ trong cộng đồng

c{c cư dân nói tiếng Đức ở Trung Âu giữa thế kỷ XIX. Chính vì thế, cuộc Chiến

tranh Pháp-Phổ (1870-1871) nhìn bề ngoài chỉ là một sự kiện trong quá trình thống

nhất nước Đức, nhưng thực chất lại mang tầm quốc tế rộng lớn. Thất bại của Pháp

trong cuộc chiến này không chỉ đưa Phổ lên nắm vị trí bá chủ hoàn toàn thế giới

nói tiếng Đức ở Trung Âu m| người ta thường gọi là quá trình thống nhất nước

Đức, m| còn đưa nước Đức trở thành một cường quốc trong thế giới tư bản chủ

nghĩa.

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) trang 1

Trang 1

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) trang 2

Trang 2

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) trang 3

Trang 3

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) trang 4

Trang 4

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) trang 5

Trang 5

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) trang 6

Trang 6

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) trang 7

Trang 7

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) trang 8

Trang 8

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) trang 9

Trang 9

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 3600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871)

Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871)
háp có vẻ như đang trên đ| suy giảm ở châu 
Âu. Trong thực tế, nước Ph{p đã mất dần vị trí thống trị châu Âu từ sau cuộc Chiến 
tranh Crưm những năm 1853-1856. Quan trọng hơn l| họ bước vào cuộc chiến tranh 
với Phổ trong một tình thế thực sự bị động nhưng lại quá chủ quan. Napoléon III đã 
từng hy vọng Áo sẽ tham gia vào cuộc chiến để báo thù cho thất bại của chính họ trước 
Phổ năm 1866 v| c{c đồng minh nói tiếng Đức trước đ}y, đặc biệt là các nh| nước ở 
miền Nam nước Đức như Baden, Württemberg, v| Bayern, cũng sẽ tham gia vào cuộc 
chiến bên phía Pháp. Niềm hy vọng n|y đã trở nên vô nghĩa. Thay vì một cuộc chiến 
báo thù chống lại Phổ, được c{c nh| nước đồng minh truyền thống người Đức tiếp sức 
và ủng hộ, Pháp tham gia vào một cuộc chiến chống lại c{c nh| nước nói tiếng Đức mà 
không có bất kỳ một đồng minh nào khác ngoài chính họ [5, tr. 64-66+. Đó trong thực tế 
là một cuộc chiến tranh giữa một nhóm c{c nh| nước nói tiếng Đức do Phổ lãnh đạo 
với một mình nước Pháp. 
 Cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 là một trận chung kết lịch sử của quá 
trình giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX giữa hai cường quốc h|ng đầu châu Âu 
lúc bấy giờ. Đ{ng lẽ ra đ}y l| một cuộc chiến cân tài cân sức giữa hai kỳ phùng địch 
thủ không dễ phần tài cao thấp ngày một ng|y hai, nhưng lại kết thúc một cách chóng 
vánh theo cái cách không thể nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh này lại 
đưa c{c lực lượng xã hội mới của nền sản xuất công nghiệp vào những bước rẽ mới 
trên con đường tìm kiếm những phương thức tổ chức cộng đồng phù hợp nhất với 
hoàn cảnh lịch sử v| đặc điểm xã hội của giai cấp mình. Đó chính l| c{c hệ quả lâu dài 
v| ý nghĩa trọng đại nhất của cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 đối với lịch sử 
châu Âu nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung. Chiến thắng trước người Ph{p năm 
1871 đã mở rộng quyền bá chủ của Phổ ra toàn bộ các tiểu bang của Đức ở tầm quốc tế 
với tư c{ch l| lực lượng lãnh đạo tuyệt đối của đế chế mới [5, tr. 434-454]. Trong khi 
 98 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
đó, thất bại của Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 đã góp phần đưa 
nước Đức trở thành một trong những quốc gia mạnh nhất châu Âu kể từ đó. 
3. HOÀN THÀNH QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC 
 Ng|y 18 th{ng 1 năm 1871, c{c ho|ng tử và các chỉ huy quân sự cấp cao của 
Đức đã tuyên bố Wilhelm I làm Hoàng đế Đức tại Cung điện Versailles của Pháp [8, tr. 
11-13]. Điều đó có nghĩa l| sau gần một ng|n năm nội bộ lục đục, cộng đồng c{c cư 
dân nói tiếng Đức ở Trung Âu cuối cùng cũng được thống nhất lại dưới một mái nhà 
chung từ ng|y 18 th{ng 1 năm 1871. Mặc dù vậy, các cuộc đ|m ph{n d|i dằng dặc giữa 
Vương quốc Phổ với các bên liên quan đã diễn ra trước khi lễ tuyên bố thành lập Đế 
chế Đức thứ hai được tổ chức. Các cuộc đ|m ph{n với c{c nước ở phía Nam sông 
Main, đặc biệt là với Bayern, l| khó khăn v| vất vả nhất. Cuối cùng, năm 1871, c{c nh| 
nước miền Nam nước Đức cũng chấp nhận sáp nhập với Liên bang Bắc Đức (1866-
1871) để thành lập một Đế chế Đức thống nhất mới. Các bang miền Nam vốn trung 
thành với nước Pháp từ đó chính thức được đưa v|o Đế chế Đức thứ hai theo Hiệp ước 
Versailles ký ng|y 26 th{ng 2 năm 1871 v| được các bên phê chuẩn trong Hiệp ước 
Frankfurt ng|y 10 th{ng 5 năm 1871 *5, tr. 434-454]. Cả hai Vương quốc Württemberg 
v| Bayern đều gi|nh được những quyền tự trị quan trọng về qu}n đội, bưu điện, và 
đường sắt. 
 Theo Hiệp ước Frankfurt cùng năm (1871), Ph{p phải từ bỏ hầu hết các khu vực 
ảnh hưởng truyền thống của họ ở Đức, cụ thể là phần Alsace và phần nói tiếng Đức 
của Lorraine được trao lại cho Phổ. Bản th}n Otto von Bismarck được cho là về cơ bản 
không thực sự mặn mà lắm với việc cắt Elsaß-Lothringen sang cho Đế chế Đức thứ hai, 
nhưng c{c lực lượng quân sự và dân tộc chủ nghĩa đã đặt ông ấy vào thế đã rồi. Hiệp 
ước hòa bình Frankfurt năm 1871, chính vì thế, là một bước ngoặt trong chính sách 
ngoại giao của Otto von Bismarck kể từ ngày thống nhất nước Đức. Elsaß-Lothringen 
nằm ở giữa hai cường quốc hùng mạnh bậc nhất của châu Âu và có những ảnh hưởng 
mang tính quyết định đến tương lai của cả hai nước Đức và Pháp [6, tr. 9-10+ cũng như 
châu Âu và thế giới nửa đầu thế kỷ XX.3 Cũng theo Hiệp ước hòa bình Frankfurt ngày 
10 th{ng 5 năm 1871, nước Ph{p cũng phải bồi thường một khoản chiến phí dựa trên 
số d}n tương đương với mức bồi thường m| Napoléon Bonaparte đã {p đặt đối với 
Phổ trong Ho| ước Tilsit năm 1807, khoảng 5 triệu frăng. Người Ph{p cũng buộc phải 
chấp nhận sự cai quản của người Đức ở Paris cũng như phần lớn miền Bắc nước Pháp 
3 Alsace v| Lorraine của Ph{p bị s{p nhập v|o Phổ năm 1871. Vùng lãnh thổ n|y được giao lại 
cho Ph{p năm 1919 sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giao lại cho Đức năm 1940 trong Chiến 
tranh thế giới thứ hai v| giao lại cho Ph{p năm 1945. Xem thêm: Taylor, A. J. P. (1967), Bismarck, 
The Man and The Statesman, Vintage, New York., p. 133. 
 99 
Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) 
*3, tr. 299+. Qu}n đội Đức sẽ rút lui từng bước một tương ứng với khả năng thanh to{n 
chiến phí của người Pháp [3, tr. 299]. 
 Trong lời tuyên bố nhận chức ng|y 18 th{ng 1 năm 1871, Friedrich Wilhelm I 
khẳng định việc ông lên ngôi ho|ng đế l| để nhằm hoàn thành sứ mệnh bảo vệ nền 
độc lập của nước Đức. Nền độc lập n|y đến lượt mình phụ thuộc vào sức mạnh thống 
nhất của người dân. Nước Đức mới hy vọng sẽ mang lại cho người Đức khả năng tận 
hưởng thành quả của các cuộc chiến tranh nhiệt tâm và hy sinh cao cả cho một nền hoà 
bình lâu dài trong phạm vi c{c đường biên giới mà nó có khả năng đảm bảo cho Tổ 
quốc một sự an toàn chống lại các cuộc x}m lược mới của người Pháp. Tất cả những gì 
người Đức cố gắng làm lúc ấy chính là cải thiện sự giàu có của Đế chế Đức thứ hai, 
không phải bằng các cuộc chinh phục quân sự bên ngoài mà là bằng phước lành và 
quà tặng của hoà bình cho sự thịnh vượng, tự do, v| đạo đức của toàn thể dân tộc. 
Điều này một phần là vì việc thống nhất c{c nh| nước khác nhau vào trong một quốc 
gia đòi hỏi nhiều hơn chỉ đơn thuần là một số chiến thắng quân sự [2]. Mặc dù vậy, 
vua Phổ cũng được cho là không thực sự hài lòng lắm với việc trở th|nh Ho|ng đế của 
Đế chế Đức thứ hai, vì trên cương vị ấy ông ta ít có cơ hội để nói hơn khi ông ta còn ở 
vị trí của vua Phổ [6, tr 9-10]. 
 Một hiến pháp mới cho Đế chế Đức thứ hai cũng được Otto von Bismarck ban 
h|nh, nhưng chỉ là một sự mở rộng của Hiến pháp Liên bang Bắc Đức năm 1867 [6, tr. 
9+ không hơn không kém. Nước Đức thống nhất được cai trị bởi một chính phủ liên 
bang do Otto von Bismarck lãnh đạo. Chính phủ n|y g}y được nhiều ấn tượng về mặt 
hình thức, vì nó đại diện cho một nền dân chủ theo hướng hiện đại, nhưng thực chất 
được chỉ đạo bởi một chế độ quân chủ m| đại diện tiêu biểu nhất của nó cũng chính là 
Otto von Bismarck. Người Đức đ{nh gi{ cao khả năng lãnh đạo mạnh mẽ của ông ấy 
cho đến năm 1890, khi ông bị Friedrich Wilhelm II ép phải từ chức. Đế chế Đức thống 
nhất mới được thành lập bao gồm 25 tiểu bang, ba trong số đó l| c{c th|nh phố Hanse. 
Đó l| kết quả của phương {n tiểu Đức (Kleindeutsche Lösung) của Vương quốc Phổ 
không có Áo tr{i ngược với phương {n đại Đức (Großdeutsche Lösung) dưới sự lãnh 
đạo của Áo. Vai trò của Otto von Bismarck trong quá trình thống nhất nước Đức 1848-
1871 hết sức quan trọng. Ông ấy là một nhân vật lãnh đạo mạnh mẽ v| đã sử dụng tất 
cả mọi thành tựu của chủ nghĩa d}n tộc cho đến năm 1848 để thống nhất 38 nh| nước 
nói tiếng Đức dưới một ngọn cờ chung. Nhiều người tin rằng quá trình thống nhất 
nước Đức giữa thế kỷ XIX có thể đã không diễn ra th|nh công như vậy nếu thiếu vai 
trò của ông. 
 Mặc dù vậy, đó là kết quả tất yếu của một chiến lược l}u d|i đã được Otto von 
Bismarck đưa ra trong một bài phát biểu tại Nghị viện Phổ ng|y 30 th{ng 9 năm 1862 
rằng các vấn đề nổi cộm hiện nay không phải được quyết định bởi các bài phát biểu và 
lá phiếu của đa số, đó l| một sai lầm của cuộc Cách mạng 1848-1849, mà thay v|o đó 
bằng sắt v| m{u. Ng|y 18 th{ng 1 năm 1871, sau hơn một ng|n năm nội bộ lục đục, các 
 100 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
nh| nước nói tiếng Đức ở Trung Âu cuối cùng cũng thống nhất lại dưới một lá mái nhà 
chung. Dưới sự lãnh đạo của Otto Von Bismarck, Đế chế Đức thứ hai đã đạt được 
trong vòng chưa đầy một thập kỷ những gì m| c{c cường quốc công nghiệp khác của 
ch}u Âu đã l|m h|ng thế kỷ. Đó chính l| sự chú ý của toàn thế giới vì sự phát triển 
nhanh chưa từng có của một cường quốc thế giới thực thụ trong lịch sử thế giới hiện 
đại. 
 Otto von Bismarck từ đó trở nên nổi tiếng thế giới nhờ hệ thống c{c đồng minh 
m| ông đã có được trong những năm cố gắng cô lập người Pháp trong tuyệt vọng sau 
cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ 1870-1871 và nhờ đó đảm bảo cho nước Đức khỏi phải đối 
diện với một cuộc chiến tranh trên cả hai mặt trận. Mặc dù vậy, chiến lược này cuối 
cùng cũng mất tác dụng sau khi Otto von Bismarck buộc phải rời ghế năm 1890 v| sự 
ra đời của liên minh Pháp - Nga năm 1894. Otto von Bismarck cũng được biết đến với 
các chính sách nội địa, đặc biệt là việc mở rộng bảo hiểm y tế và phát triển một hệ 
thống lương bổng khi về già cho giai cấp vô sản Đức. Cả hai chính sách này đều là 
những quyết định tiến bộ trong thế kỷ XIX. Chính vì thế, một số người có thể cho rằng 
Otto von Bismarck là một nhà cai trị bằng sắt v| m{u, nhưng nhiều người quên đi công 
lao của ông trong việc đưa Phổ từ chổ là một lực lượng thứ yếu trở thành một lực 
lượng lãnh đạo có quyền tự quyết tất cả các vấn đề ở Trung Âu. 
 Như vậy, quá trình thống nhất nước Đức thế kỷ XIX theo con đường của 
Vương quốc Phổ đã trải qua các giai đoạn phát triển chính như sau: sự ra đời của Liên 
bang Đức tại Hội nghị Viên năm 1815 v| kéo d|i cho đến sau cuộc Chiến tranh Áo-Phổ 
năm 1866, việc thành lập Liên minh thuế quan Đức của Phổ năm 1834, cuộc Cách mạng 
1848-1849 và ảnh hưởng của nó đối với quá trình chấm dứt tình trạng chia cắt yếu đuối 
và chia rẽ lệ thuộc của c{c nh| nước nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX theo con đường của 
Vương quốc Phổ. Sự phát triển của chủ nghĩa d}n tộc quân sự của giới quý tộc phong 
kiến đương quyền trong c{c nh| nước nói tiếng Đức trước sự bất lực của chủ nghĩa tư 
bản tự do. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, quá trình thống nhất nước Đức 1848-1871 
từ lúc Otto von Bismarck xuất hiện với tư c{ch l| Thủ tướng Vương quốc Phổ cho đến 
lúc kết thúc những năm 1862-1871 là một chuỗi các sự kiện diễn ra trong một hệ thống 
rộng lớn hơn từ năm 1780 đến năm 1918. 
4. KẾT LUẬN 
 Tóm lại, một trong những vấn đề đã được đặt ra từ đầu trong quá trình thống 
nhất nước Đức (1848-1871), biên giới phía Tây với nước Ph{p, đã được giải quyết trên 
chiến trường bằng một cuộc chiến tranh huynh đệ tương t|n không thể tránh khỏi của 
hai người láng giềng không thể đội trời chung. Đó cũng l| lúc một trong những vấn đề 
lớn nhất của nước Đức thế kỷ XIX, vấn đề thống nhất, được giải quyết một cách trọn 
vẹn theo nguyện vọng của Phổ. Cuộc chiến, vì vậy, đã thay đổi hẳn lịch sử châu Âu. 
 101 
Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) 
Cuộc chiến tranh là dấu chấm hết đối với sự thống trị của Pháp ở lục địa châu Âu và 
dẫn đến sự thống nhất nước Đức theo mô hình m| vương triều Phổ theo đuổi. Thắng 
lợi quân sự của Đức trong cuộc chiến cũng tạo điều kiện cho sự thống nhất của Ý.4 Các 
cuộc chiến tranh thống nhất Ý (1848-1871) theo sau các cuộc xung đột lý tưởng ở Liên 
bang Đức (1815-1866) giữa việc thành lập một quốc gia Đức duy nhất và việc bảo tồn 
tập hợp c{c nh| nước Đức chia rẽ hiện tại. Tuy vậy, cuộc chiến cũng đã tạo ra một sự 
căng thẳng truyền kiếp giữa hai kỳ phùng địch thủ không đội trời chung cho đến tận 
lúc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Bundes=Gesetztblatt des Norđeutschen Bundes (1867), Nr. 1. Vom 26. Juli. S. 1-23. 
 [2]. Confino, A. (1997), The Nation as a Local Metaphor: Württemberg, Imperial Germany, and 
 National Memory, 1871-1918, University of North Carolina Press, Chapel Hill. 
 [3]. Crankshaw, E. (1981), Bismarck, The Viking Press, New York. 
 [4]. Erlach, F. (1874), Aus dem franzoesisch-deutschen Kriege 1870-1871, Beobachtungen und 
 Betrachtungen eines Schweizer-Wehrmanns, Buchhandlung von Huber & Sie, Bern. 
 [5]. Howard, M. E. (1961), The Franco-Prussian War: the German invasion of France, 1870-1871, 
 MacMillan, New York. 
 [6]. Paul, R. (2016), Deutsche Geschichte von 1806 bis 1871, in: 
 westmark.de/Deutsche-Geschichte-1806-1871.pdf (truy cập ng|y 22 th{ng 6 năm 2016). 
 [7]. Taylor, A. J. P. (1967), Bismarck, The Man and The Statesman, Vintage, New York. 
 [8]. Wehler, H. (1973), Das Deutsche Kaiserreich, 1871-1918, Göttingen. 
4 Sau khi qu}n Đội Ph{p phảm tham chiến trong cuộc chiến tranh với Phổ v| buộc phải rút khỏi 
Ý năm 1870, qu}n đội Ý đã tiến v|o Rôma không còn sự che chở của qu}n Ph{p v| biến th|nh 
phố n|y trở th|nh thủ đô của nước Ý thống nhất. 
 102 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
 THE FRANCO - PRUSSIAN WAR 
 AND THE COMPLETION OF THE GERMAN UNIFICATION (1870-1871) 
 Nguyen Mau Hung 
 University of Sciences, Hue University 
 Email: nguyenmauhung@quangbinh.edu.vn 
 ABSTRACT 
 Both the Franco-Prussian War and the last events of the unification of Germany on 
 state took place in the years of 1870-1871, but they originated from the influence 
 competition between France and Prussia in the German-speaking communities in 
 Central Europe in the middle of the nineteenth century. For this reason, the Franco-
 Prussian War 1870-1871 was superficially only an event in the unification of 
 Germany, but in fact it was internationally significant. France’s failure in the war 
 not only brought Prussia to the position of dominating the German-speaking 
 communities in Central Europe, which was often called the unification of 
 Germany, but also transferred Germany to a power in the capitalist world. 
 Keywords: Franco-Prussian War 1870-1871, German-speaking residents, German-
 speaking world, influence competition, unification of Germany 1848-1871. 
 Nguyễn Mậu Hùng sinh năm 1980 tại Quảng Bình. Năm 2003, ông tốt 
 nghiệp Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Năm 2007, 
 ông tốt nghiệp Thạc sỹ Lịch sử tại Trường Đại học Đ| Lạt. Từ năm 2003 
 đến năm 2015, ông l| giảng viên Trường Đại học Đ| Lạt. Từ năm 2009 đến 
 năm 2015, ông l| nghiên cứu viên Trường Đại học Goethe-Frankfurt am 
 Main - Cộng ho| Liên bang Đức (DAAD-MOET). Hiện đang l| nghiên 
 cứu sinh của Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: chính trị quốc tế, lịch sử chính trị nước Đức thế kỷ 
 XIX. 
 103 
Chiến tranh Pháp - Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức (1870-1871) 
 104 

File đính kèm:

  • pdfchien_tranh_phap_pho_va_qua_trinh_hoan_thanh_thong_nhat_nuoc.pdf