Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam

Tóm tắt: Thời gian vừa qua, nhiều nước châu Âu ngày càng quan tâm đến khu

vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Với tiềm năng quân sự, quan hệ đối tác chiến

lược và hợp tác quốc phòng, Pháp bước đầu đã đưa ra những chính sách đối với khu

vực có vị trí địa chiến lược quan trọng này nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác và là

đối tác với các nước trong một khu vực rộng lớn, nơi lợi ích của chủ nghĩa đa phương

và tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ là điều cần thiết cho hòa bình và an ninh khu

vực. Trong bối cảnh trật tự thế giới mới đang trong quá trình định hình, cục diện khu

vực đang chuyển động mạnh mẽ đặt ra nhiều cơ hội để Việt Nam tham gia đóng góp

vào luật chơi chung phù hợp với quy định luật pháp quốc tế và lợi ích quốc gia - dân

tộc. Bài viết phân tích nội dung và tác động của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình

Dương của Cộng hòa Pháp tới khu vực và Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị

chính sách đối với Việt Nam nhằm khai thác những tác động tích cực và hạn chế

những tác động tiêu cực của chính sách này.

Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam trang 1

Trang 1

Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam trang 2

Trang 2

Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam trang 3

Trang 3

Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam trang 4

Trang 4

Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam trang 5

Trang 5

Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam trang 6

Trang 6

Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam trang 7

Trang 7

Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5580
Bạn đang xem tài liệu "Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam

Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái bình Dương của Pháp và gợi ý chính sách đối với Việt Nam
n Đông. 
 Tại khu vực này, Pháp thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận đa phương, 
như Papangue ở Ấn Độ Dương; Equateur, Croix du Sud, Marara ở Thái Bình Dương. Tại 
Đông Nam Á, Pháp tham gia các cuộc tập trận Cobra Gold, Komodo, Coores, 
Marixs hoặc Ulchi Freedom Guardian, Key Resolve, Khaan Quest ở Đông Bắc Á. Riêng 
tại châu Đại Dương và Thái Bình Dương, Pháp thường xuyên tham gia Rimpac, Pacific 
Partnership, Kakadu (Bộ Quốc phòng Pháp, 2019, tr. 11). Mục tiêu là nâng cao hiểu biết 
lẫn nhau và gây dựng quan hệ giữa quân đội các nước. 
 Thứ hai, tăng cường và phát triển các quan hệ đối tác chiến lược 
 Pháp phát triển một mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược trong khu vực Ấn Độ 
Dương - Thái Bình Dương với Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, New 
Zealand, Indonesia và Việt Nam. Các đối tác đó là những nước chia sẻ các giá trị của 
Pháp, ủng hộ chủ nghĩa đa phương và luật pháp dựa trên trật tự quốc tế, đồng thời hướng 
tới một thế giới an toàn hơn, dựa trên quản trị toàn cầu toàn diện. Ngoài ra, Pháp mở 
rộng chương trình hợp tác đào tạo, cố vấn quân sự, dân sự cho các nước đối tác trong các 
chiến dịch gìn giữ hòa bình. 
 Là cường quốc kinh tế thứ 6 thế giới, đứng thứ 4 về xuất khẩu trang thiết bị quốc 
phòng, Pháp sẵn sàng hợp tác công nghiệp, chuyển giao công nghệ và kỹ năng nhằm tăng 
cường và hiện đại hóa khả năng quân sự của các nước đồng minh, đối tác trong vùng. Úc, 
Ấn Độ, Malaysia và Singapore là những đối tác chính của Pháp trong lĩnh vực vũ trang ở 
vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Bộ Quốc phòng Pháp, 2019, tr. 17). Cũng trong 
chiến lược mới, Pháp khẳng định kiểm soát chặt chẽ quá trình xuất khẩu thiết bị quân sự, 
tôn trọng các cam kết với quốc tế về tính minh bạch, bảo vệ nhân quyền và an ninh 
 Thứ ba, ưu tiên phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu 
 Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Pháp mang đến chuyên môn và tài 
chính cho khu vực. Cơ quan Phát triển Pháp đóng góp vào nhiều dự án tại khu vực Ấn 
 94 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 91-98 
Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu. Các dự 
án đề cập tới nhiều chủ đề như đô thị bền vững, quản lý nước, qui hoạch lãnh thổ, bảo vệ 
- phát huy di sản thiên nhiên và văn hóa, quản trị và hiệu quả của Nhà nước, y tế, bảo vệ 
đa dạng sinh học. Cơ quan này còn cung cấp kinh phí và chuyên môn đáng kể để phát 
triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện. 
 Pháp có nhiều đóng góp vào sự hình thành nền kinh tế xanh trong khu vực, đặc 
biệt là ở Indonesia, Pháp đang tài trợ cho các sáng kiến chống lại nạn đánh bắt cá bất hợp 
pháp, cải thiện hiệu suất của cảng biển, khả năng khí tượng biển và nghiên cứu cũng như 
quản lý chất thải nhựa trên biển. 
 Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đã trở thành một cuộc đấu tranh toàn cầu với 
việc rất nhiều quốc gia tham gia ký kết Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu (COP 
21), bao gồm tất cả các quốc gia thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. 
 Pháp đóng vai trò tiền đồn trong những sáng kiến lớn xuyên quốc gia với cái nôi 
là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tiêu biểu có thể kể đến Liên minh mặt trời 
quốc tế, được khởi xướng năm 2018 cùng Ấn Độ; Sáng kiến vì sự thích ứng và đa dạng 
sinh học được thông qua cùng với Liên minh châu Âu, Canada, New Zealand và Úc nhân 
Hội nghị thượng đỉnh “One planet summit” năm 2018; Sáng kiến CREWS (Hệ thống 
cảnh báo sớm các rủi ro về khí hậu), đặc biệt nhằm giúp đỡ các quốc đảo nhỏ đang phát 
triển. 
 Trong lĩnh vực cứu trợ thiên tai, Pháp vẫn triển khai lực lượng quân sự sẵn sàng 
ứng cứu, đặc biệt là phối hợp với Úc và New Zealand ở vùng Nam Thái Bình Dương. 
Pháp là một trong những nước tiên phong áp dụng chiến lược phối hợp quốc phòng - môi 
trường vì ý thức được những hậu quả về an ninh và quốc phòng do tình trạng biến đổi khí 
hậu gây ra. Vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bị hiện tượng này tác động mạnh và 
hậu quả là xung đột có thể xảy ra trong vùng liên quan đến tranh chấp tài nguyên. 
 Thứ tư, thúc đẩy kinh tế và công nghệ 
 Về thúc đẩy kinh tế, các công ty Pháp có thế mạnh trong giao thông hàng hải, 
cảng, sân bay và cơ sở hạ tầng đường bộ, viễn thông cáp vệ tinh và tàu ngầm nên có thể 
đóng vai trò kết nối trong kinh tế khu vực. 
 Trong lĩnh vực an ninh mạng, Pháp đã phát triển một hệ thống quốc phòng và bảo 
vệ về mặt tin học, nhằm nhiều mục đích như tăng cường thiết bị bảo vệ không gian 
mạng, gia tăng hợp tác kỹ thuật với các đồng minh và đối tác 
 Pháp cũng hỗ trợ nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ hiện đại, thân thiện 
với môi trường và hướng tới hình thành nền kinh tế “xanh” ở khu vực. 
 Thứ năm, tăng cường can dự trong các tổ chức khu vực, nhằm góp phần phát 
triển chủ nghĩa đa phương 
 Điều này được thực hiện thông qua việc tăng cường quan hệ của Pháp với 
ASEAN, bao gồm cả trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước 
ASEAN mở rộng (ADMM +); tham gia ngày càng tích cực tại các diễn đàn khu vực như 
Diễn đàn tuần duyên châu Á (HACGAM), Hiệp hội các quốc gia vành đai Ấn Độ Dương 
(IORA); Tổ chức hợp tác khu vực chống cướp biển và cướp vũ trang tàu thuyền ở châu 
Á (ReCAAP) ; rộng hơn nữa là sự hiện diện tăng cường tại toàn thể các diễn đàn khu vực 
và tiểu khu vực, đặc biệt là Diễn đàn hải đảo Thái Bình Dương, trong đó Pháp là đối tác 
đối thoại; Cộng đồng Thái Bình Dương(CPS) hoặc Chương trình khu vực đại dương vì 
 95 
Đ. T. Thành, N. T. L. Vinh, V. N. Thành, N. T. Xuân / Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương 
môi trường (PROE) mà Pháp là thành viên sáng lập. Pháp lần đầu tiên tham gia Hội nghị 
những người đứng đầu Cảnh sát biển các nước châu Á với tư cách quan sát viên vào 
tháng 7/2019 tại Sri Lanka. 
 Pháp cũng cam kết lên tuyến đầu cùng với các nước vùng Ấn Độ Dương - Thái 
Bình Dương trong cuộc chiến chống khủng bố và đóng góp, hợp tác với các đối tác trong 
khu vực, để đảm bảo an ninh và ổn định khu vực bằng cách chống buôn bán ma túy, con 
người và đánh bắt cá bất hợp pháp, cướp biển, khủng bố và cực đoan đe dọa khu vực. 
 3. Kiến nghị chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Pháp 
 Xu thế chủ đạo ở khu vực và trên thế giới là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nên 
quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của mỗi một quốc gia đều phải tính toán đến 
những nhân tố bên ngoài. Vốn được đề cập đến trong chiến lược an ninh Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương của Pháp với tư cách là đối tác chiến lược, Việt Nam cần phải có 
những đối sách phù hợp trong bối cảnh Pháp triển khai chiến lược này. 
 Một là, nhất quán chính sách “cân bằng chiến lược” giữa các nước lớn phục vụ 
chiến lược phát triển đất nước. Thúc đẩy hợp tác với các nước lớn thường đi kèm với 
việc tập hợp lực lượng. Cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực đang gia tăng nhanh 
chóng, Việt Nam cần hết sức tỉnh táo để tránh phải lựa chọn bên này hay bên kia. Xử lý 
tốt và cân bằng quan hệ giữa các nước lớn chính là chìa khóa quan trọng nhất để thúc đẩy 
hợp tác, tranh thủ các cơ hội to lớn do chiến lược an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình 
Dương của Pháp mang lại. Với mục tiêu bất biến là giữ vững độc lập tự chủ trong bối 
cảnh toàn cầu hóa, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm chủ quyền 
quốc gia và lợi ích dân tộc chân chính, Việt Nam có lợi ích trong việc hợp tác với Pháp 
và các đối tác an ninh khác để duy trì trật tự khu vực dựa trên quy tắc cũng như thúc đẩy 
một kiến trúc an ninh khu vực không bị chi phối bởi bất kỳ cường quốc nào. Do đó, Việt 
Nam có thể ủng hộ chiến lược an ninh của Pháp. Về mặt ngoại giao, Việt Nam có thể làm 
việc với các đối tác cùng chung mục tiêu chiến lược để đưa các yếu tố chính của chiến 
lược vào các tuyên bố chung song phương hoặc đa phương. Về mặt hoạt động thực tế, 
Việt Nam có khả năng tiếp tục tăng cường hợp tác chiến lược với các cường quốc nhằm 
tăng cường an ninh hợp tác trong khu vực và nâng cao vị thế đàm phán của mình trên 
trường quốc tế. 
 Thứ hai, dựa vào các trục hoạt động của chiến lược để phát triển và làm sâu sắc 
hơn quan hệ đối tác chiến lược được ký kết vào năm 2013 giữa Việt Nam và Pháp trên 
tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu 
tư, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, khoa học và công nghệ, giáo dục - 
đào tạo, pháp ngữ, pháp luật và tư pháp, y tế, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, văn 
hóa, du lịch. 
 Thứ ba, kết hợp nhuần nhuyễn công cụ ngoại giao song phương và đa phương. 
Tính đồng bộ và lồng ghép hợp lý giữa việc thực thi ngoại giao song phương và ngoại 
giao đa phương cần được chú ý bởi ngoại giao đa phương muốn phát triển mạnh mẽ phải 
dựa vào ngoại giao song phương. Phát triển mối quan hệ song phương tốt với các nước 
cũng là điều kiện để Việt Nam được ủng hộ trên bàn đàm phán đa phương (Đảng Cộng 
sản Việt Nam, 2016, tr. 35). Trong bối cảnh chủ nghĩa đơn phương và chính trị cường 
quyền gia tăng, quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp khẳng định sự phối hợp chặt chẽ 
giữa hai bên không chỉ chống đại dịch Covid-19 hiện nay, mà còn đóng góp thực hiện 
 96 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 91-98 
các mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường cũng 
như giữ gìn an ninh, ổn định, đảm bảo tôn trọng luật pháp quốc tế tại các khu vực cũng 
như trên Biển Đông. Việt Nam cần duy trì thường xuyên các cơ chế song phương và mở 
rộng các cơ chế tham vấn, trong đó có Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ 
Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hai nước. 
 Bên cạnh mối quan hệ song phương với Pháp, Việt Nam cũng cần phát triển 
ngoại giao đa phương để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, của các nước lớn 
cùng chia sẻ lợi ích, đặc biệt là tranh thủ sự ủng hộ của Pháp trong các cơ chế đa phương 
mà cả hai nước đều là thành viên như Liên Hợp Quốc, Cộng đồng Pháp ngữ, Diễn đàn 
hợp tác Á - Âu (ASEM) Đối với Việt Nam, các diễn đàn đa phương là để duy trì tình 
trạng cân bằng tương đối với các nước lớn, không để nước nào chiếm vai trò áp đảo hoặc 
chi phối đối với mình, đồng thời giúp Việt Nam phát huy ảnh hưởng tầm khu vực và 
quốc tế. Việc tham gia các thể chế đa phương là một trong những lựa chọn chính sách 
đối ngoại hàng đầu của Việt Nam nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tập hợp lực lượng 
bảo vệ lợi ích chung, là công cụ để cân bằng, ràng buộc các nước lớn và hóa giải các sức 
ép trong quan hệ đối ngoại. 
 Thứ tư, tăng cường đối thoại chiến lược và hợp tác quốc phòng, tiếp tục hợp tác 
đào tạo sĩ quan, nhất là trong lĩnh vực học tiếng Pháp, đào tạo cơ bản và chuyên sâu và 
các hoạt động gìn giữ hòa bình; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực trang thiết bị quốc 
phòng trên cơ sở nhu cầu và khả năng đáp ứng của mỗi bên và tái khẳng định mong 
muốn thúc đẩy trao đổi về an ninh hàng hải và hàng không cũng như về quân y. 
 4. Kết luận 
 Những thách thức đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện nay đòi 
hỏi phải có nhiều hành động tập thể, hợp tác quốc tế, chủ nghĩa đa phương, cũng như tầm 
nhìn toàn cầu, vì những tác động có thể xảy đến mang tính phụ thuộc lẫn nhau. Đây là ý 
nghĩa trong chiến lược của Pháp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh 
chiến lược mới của Pháp đang đặt ra với nhiều cơ hội và thách thức, Việt Nam phải chọn 
lựa cho mình phương án ứng phó linh hoạt phù hợp; đồng thời cũng không nên chờ đợi 
thái quá vào ngoại lực, tức là phải có nguồn lực tương xứng mới hy vọng tận dụng cơ hội 
có hiệu quả. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bachelier, J. (2018). Vers une région Indo-Pacifique (Hướng tới khu vực Ấn Độ Dương - 
 Thái Bình Dương). Tribune, số 977, 8 tr. 
Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp (2018). Livre blanc “Stratégie française en Asie-
 Océanie à l’horizon 2030” (Sách trắng về Chiến lược của Pháp tại châu Á - châu 
 Đại Dương đến năm 2030). Paris. Truy cập tại: 
 https://www.diplomatie.gouv.fr/IMG/pdf/livre_blanc-com-_fr-eng_cle876fb2-1.pdf, 
Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp (2019). La stratégie française dans l’Indopacifique 
 (Chiến lược của Pháp tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương). Paris. Truy cập tại: 
 https://jp.ambafrance.org/IMG/pdf/strategie_francaise_dans_l_indopacifique.pdf?27
 050/e31c9e8b2f1391c10ddde35d35a883eca0e795df 
 97 
Đ. T. Thành, N. T. L. Vinh, V. N. Thành, N. T. Xuân / Chiến lược về an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương 
Bộ Quốc phòng Pháp (2016). La France et la sécurité en Asie-Pacifique (Pháp và an 
 ninh ở châu Á - Thái Bình Dương). Paris. Truy cập tại: 
 https://www.defense.gouv.fr/content/download/475361/7615476/file/201606-
 PlaquetteAsiePacifiqueFR.comp.pdf 
Bộ Quốc phòng Pháp (2019). La stratégie de défense française en Indopacifique (Pháp 
 và an ninh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương). Paris. Truy cập tại: 
 https://www.defense.gouv.fr/content/download/532751/9176232/file/La%20France
 %20et%20la%20s%C3%A9curit%C3%A9%20en%20Indopacifique%20-
 %202019.pdf 
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB 
 Chính trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội. 
Đỗ Thị Thủy (chủ biên) (2020). Những vận động mới của trật tự thế giới và cục diện khu 
 vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hà Nội: NXB Thế giới. 
Parly, F. (2019). Discours de Florence Parly, ministre des Armées_Allocution au 
 Shangri-La Dialogue (Bài phát bi Florence Parly, Shangri-La lần thứ 18). 
 Singapore. Truy cập tại: https://www.defense.gouv.fr/content/download 
 /559432/9681737/file/2019-06-01_Discours_Florence_Parly_au_Shangri-La.pdf 
 SUMMARY 
 THE FRANCE’S SECURITY STRATEGY 
 FOR THE INDO-PACIFIC AND IMPLICATIONS FOR VIETNAM 
 Dinh Trung Thanh (1), Nguyen Thi Le Vinh (1), 
 Van Ngoc Thanh (2), Nguyen Trong Xuan (3) 
 1 Vinh University 
 2 Hanoi University of Education 
 3 Vietnam Academy of Social Sciences 
 Received on 05/11/2020, accepted for publication on 15/12/2020 
 Recently, many European countries are increasingly paying attention to the Indo-
Pacific region. With its military potential, strategic partnership and defense cooperation, 
France initially introduced policies towards this important geostrategic area, in order to 
strengthen cooperation and partnership with countries in a large region, in which 
multilateralism benefits and respect for national law will be essential for regional peace 
and security. In the context of that the new world order is being shaped, the strongly 
moving regional landscape presents many opportunities for Vietnam to contribute to the 
general rules of the game in accordance with international law and regulations and 
national interests. This article aims to analyze the content and impact of the French Indo-
Pacific strategy on the region and Vietnam, thereby making policy recommendations for 
Vietnam to exploit the positive impacts and limit the negative effects of this policy. 
 Keywords: Security strategy; foreign policy; Indo-Pacific region; France; 
Vietnam. 
 98 

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_ve_an_ninh_tai_khu_vuc_an_do_duong_thai_binh_duon.pdf