Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Cũng như nhiều năm gần đây, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào tăng
trưởng theo chiều rộng, đến từ tăng trưởng đầu tư và tăng trưởng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng
dù có cải thiện, nhưng còn chậm và ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới. Thách thức với nền
kinh tế còn rất lớn, bao gồm: sức ép đuổi kịp và bắt nhịp với phát triển kinh tế toàn cầu; vượt lên
nguy cơ tụt hậu trong Cách mạng công nghiệp 4.0; giải phóng tiềm lực bị hạn chế bởi hệ thống hạ
tầng và vốn con người; mối đe dọa toàn cầu về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19
nghiệp FDI vào Việt Nam. Việc thu hút không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà cả các đối tác của họ tham gia vào quá trình sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho Việt Nam về chuyển giao công nghệ. Theo đó, cần xem xét ưu đãi thuế doanh nghiệp thống nhất cho tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với các ngành công nghệ cao và đáp ứng đủ điều kiện như số tiền đầu tư vượt qua một tiêu chuẩn nhất định. Thứ ba, hoàn thiện thể chế; xây dựng Nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính và hành động thông qua cân bằng quyền lực trong bộ máy Nhà nước và giải quyết quan hệ lợi ích phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường (KTTT); tôn trọng và bảo vệ sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; thực hiện phân cấp quản lý với phân cấp ngân sách; tinh giảm và kiện toàn bộ máy. Hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính là khâu đột phá chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm tới. Điều này càng trở nên cấp thiết hơn khi những động lực truyền thống cho tăng trưởng dường như đã được khai thác tới hạn. Quá trình xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính và hành động cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau: i) Cân bằng quyền lực trong nội bộ bộ máy Nhà nước và giải quyết quan hệ lợi ích phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Phân định vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước một cách rạch ròi. Chuyển vai trò của Nhà nước từ Nhà nước kiểm soát sang Nhà nước điều tiết và hỗ trợ một cách hiệu quả, với chức năng chính là phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tăng cường trách nhiệm giải trình và thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. ii) Tôn trọng và bảo vệ sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, quyền sở hữu tư nhân và quyền về tài sản. Hoàn thiện hệ thống khung pháp lý đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp. Mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp và người dân vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách của Nhà nước thông qua các tổ chức xã hội đại diện lợi ích. iii) Thực hiện phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương đi đôi với phân cấp ngân sách nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ được giao với nguồn lực tài chính. Thí điểm và thể chế hóa mô hình chính quyền đô thị hiện đại để khai thác tối đa các nguồn thu đặc thù tại các vùng đô thị phục vụ mục tiêu đô thị hóa. iv) Tăng cường năng lực, tinh giản và kiện toàn hệ thống tổ chức chính trị và bộ máy hành chính các cấp. Kiểm soát tốt quyền lực, đề cao trách nhiệm giải trình và đạo đức công vụ. Xây dựng và thực thi nghiêm các chế tài đủ mạnh nhằm nhận diện, ngăn chặn và giải quyết hành vi cửa quyền, độc quyền; cơ chế xin - cho; lợi ích nhóm; đẩy lùi tham nhũng, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và toàn xã hội. Thứ tư, phát triển khu vực tư nhân đổi mới, năng động, sáng tạo; đảm bảo thể chế kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân (DNTN); bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo môi trường đầu tư và cơ hội bỏ vốn; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nâng cao công nghệ và năng lực quản trị; thực hiện liên kết với doanh nghiệp FDI. Để khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng trong điều kiện hiện nay đang còn rất yếu kèm, cần tập trung vào những điểm chính sau đây: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 40 i) Đảm bảo thể chế kinh doanh bình đẳng cho các DNTN. Điều cần đổi mới đó là: phải có các chính sách để hạn chế những đặc quyền, đặc lợi của các DNNN để đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng. Trong đó, các chính sách nên tập trung vào việc tôn trọng quyền được kinh doanh và quyền tài sản của các DNTN. ii) Thực hiện nhanh quá trình “cởi trói” cho DNTN. Theo Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ, cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh và bảo vệ hợp pháp của nhà đầu tư, tuyệt đối không đặt ra các rào cản, các điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý gây cản trở hoạt động của DNTN, quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc Chính phủ kiến tạo, lấy doanh nghiệp làm động lực để thúc đẩy nền kinh tế. Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương đã được “phân vai” với các nhiệm vụ cụ thể từ rà soát để loại bỏ các rào cản pháp lý, thủ tục hành chính còn rườm rà, mang nặng tư tưởng “xin - cho”, đến việc xây dựng các cơ chế tài chính, khơi thông nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp. iii) Tháo gỡ khó khăn cho DNTN, doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chính sách tạo môi trường đầu tư và cơ hội bỏ vốn. - Về môi trường đầu tư: Các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, vẫn tiếp tục cần với mức độ mạnh hơn các chính sách ưu tiên nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế. Các chính sách đa dạng hóa các hình thức cho vay, các sản phẩm cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay và thanh toán, đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp. Các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, thuê đất đai, thành lập doanh nghiêp, các chính sách thuế,... cần được ưu tiên nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần có chính sách thuế hợp lý theo hướng “nuôi dưỡng nguồn thu” đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo đảm cho các doanh nghiệp này đỡ chịu gánh nặng thuế quá lớn trong khi họ chưa có đủ lực chống đỡ. - Về cơ hội bỏ vốn: Cần hỗ trợ các DNTN, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu, giới thiệu khách hàng, nhà cung cấp, tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức giới thiệu, hướng dẫn cụ thể các nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp,... iv) Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nhằm tháo gỡ khó khăn về năng lực trình độ cũng như công nghệ kỹ thuật, năng lực quản trị đối với các DNTN, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các Bộ ngành thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu mục tiêu; tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền Thành phố, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; nhằm giúp doanh nghiệp hiểu chính xác và đầy đủ và khoa học các định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp, các kỹ năng quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ trong đầu tư đổi mới trang thiết bị và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng của nhà quản lý và công nhân của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 41 v) Thực hiện liên kết doanh nghiệp FDI với khu vực DNTN, doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Phối hợp hoặc có thể yêu cầu các doanh nghiệp FDI khi lập dự án xin cấp phép đầu tư phải lập hồ sơ chuỗi và công bố các cấu phần tiềm năng cho doanh nghiệp sở tại. Bên cạnh việc lôi kéo các dự án FDI của Chính phủ, các doanh nghiệp nội địa cần chủ động đầu tư các công nghệ phù hợp, chọn lộ trình phát triển thích hợp để chủ động liên kết được với các đối tác phù hợp và đón nhận các cấu phần sản xuất có lợi thế so sánh và giá trị tăng cao hơn. - Xây dựng các kế hoạch để thực hiện sự hỗ trợ của các doanh nghiệp FDI trước hết trong việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp nội địa, nhất là năng lực nhân lực có thể đảm nhận những hoạt động kỹ thuật cao, năng lực hấp thụ công nghệ cao. - Nhà nước tạo cơ chế thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Đây chính là chìa khóa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành công nghiệp, đồng thời cũng là chìa khóa cho các mối liên kết doanh nghiệp nội địa - doanh nghiệp FDI khi làn sóng FDI mới đổ dồn vào Việt Nam sau các định hướng lại nền kinh tế vĩ mô. - Xây dựng các chính sách khuyến khích (nếu có thể, gắn thành điều kiện) để các doanh nghiệp FDI chuyển giao các cấu phần gia công, cung cấp linh kiện cho doanh nghiệp nội địa. Các chính sách khuyến khích đó, có thể nhấn mạnh đến chính sách đất đai, chính sách ưu đãi thuế, chính sách lãi suất đối với các sản phẩm tạo ra được từ hoạt động liên kết. - Để thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất các vật liệu có giá trị gia tăng và chất lượng cao tại Việt Nam, từ đó chuyển giao dần cho các doanh nghiệp trong nước, cần có những hỗ trợ về tài chính và ưu đãi về thuế đối với các đầu tư vốn vào lĩnh vực này. Chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư cho thị trường đang phát triển như ô tô, do các nhà sản xuất ô tô hiện đang ngần ngại đầu tư lớn trong khi thị trường và nhu cầu chưa đủ lớn để đầu tư. - Đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cũng là một yếu tố quan trọng. Theo Luật Hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14, một trong những biện pháp hỗ trợ cho DNNVV là hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý. Theo đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng mạng lưới tư vấn viên. Các DNNVV được miễn giảm chi phí tư vấn khi sửu dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên này. Tuy nhiên, biện pháp này chưa được thực hiện triệt để. Cần nâng cao năng lực của các chuyên gia tư vấn như một trong những nguồn nhân lực quan trọng để nâng cao năng lực quản lý của các DNNVV. vi) Cần cụ thể hóa những chính sách thu hút đầu tư FDI “chất lượng”, hạn chế các dòng vốn đầu tư FDI công nghệ thấp vào Việt Nam chỉ để tận dụng nhân công rẻ hay “rửa xuất xứ” để gia công. Cần phải giảm dần việc áp dụng hình thức ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế một cách tràn lan và “xé rào” ở các địa phương; cũng như rà soát lại toàn bộ các quy định pháp lý về ưu đãi thuế đối với các dòng vốn FDI “kém chất lượng”. Đồng thời, chỉ tiếp nhận và tạo ưu đãi đột phá đối với các dòng vốn đầu tư sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo giá trị gia tăng cao, kết nối với các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, đưa Việt Nam lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực, đóng góp vào tăng trưởng bền vững. Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao thông qua cải cách toàn diện hệ thống giáo dục, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng thực hành; phát triển năng lực theo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 42 hướng đa kỹ năng; tăng cường sự kết nối giữa cơ sở đào tạo và thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư vào giáo dục thông qua quan hệ đối tác công tư. Cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các nền kinh tế; và nguồn nhân lực sẽ trở thành nhân tố quyết định. Để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, cần thực hiện các giải pháp sau: i) Cần phải đánh giá lại kết quả của Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 2011 - 2020 để xác định những điểm nghẽn còn tồn tại, từ đó xây dựng chiến lược mới trên cơ sở đánh giá trên và nhu cầu hiện tại của nguồn nhân lực trên thị trường, từ đó xây dựng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thị trường Việt Nam hiện nay. Những phản biện và đóng góp từ khu vực tư nhân cũng cần được lắng nghe trong quá trình soạn thảo chiến lược. ii) Cải cách toàn diện hệ thống giáo dục chính quy xuyên suốt từ phổ thông lên đại học, chuyển từ phương thức đào tạo truyền thống mang tính tiếp nhận thụ động sang tôn trọng và khuyến khích tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề. Chuyển từ chỉ chú trọng giáo dục nhân cách nói chung sang kết hợp giáo dục nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân. Chuyển từ quan niệm có kiến thức là có năng lực sang quan niệm kiến thức chỉ là yếu tố quan trọng của năng lực. iii) Đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo chính thức theo hướng tăng thực hành, đào tạo nghề, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cung cấp thông tin và mở rộng cơ hội chuyên môn hóa theo ngành nghề ở bậc trung học phổ thông để giúp định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh lựa chọn ngành nghề và bậc học phù hợp với năng lực và điều kiện. Cải thiện chất lượng giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề, giúp giới trẻ có nhiều cơ hội việc làm hơn cùng mức thu nhập cao hơn. Chương trình đào tạo của các trường dạy nghề cần được rà soát và sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết để học sinh tiếp thu được kiến thức và kỹ năng theo định hướng thị trường và cập nhật nhất. Các cơ hội để nâng cao kỹ năng và học tập suốt đời cho môi trường chính thức và không chính quy cần được cung cấp cho công dân ở mọi lứa tuổi ở Việt Nam để họ có thể tự thích ứng được với nhu cầu thị trường đang thay đổi nhanh chóng bất cứ khi nào họ muốn. iv) Phát triển năng lực người lao động theo hướng đa kỹ năng để giúp người lao động thích ứng với các điều kiện và yêu cầu công việc khác nhau. Đồng thời, tính chất đa kỹ năng của người lao động cũng sẽ giúp cho việc đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới được diễn ra dễ dàng hơn. v) Tăng cường sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng với thị trường, tạo nên mô hình “Đại học doanh nghiệp” để nâng cao tính thiết thực của các chương trình đào tạo, đồng thời đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung và rút ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống. vi) Khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia, tăng cường đầu tư vào quá trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia thông qua quan hệ đối tác công tư. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực tại Việt Nam. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. APO (2020), APO productivity data book 2020. 2. IMF (2021), World Economic Outlook: A Long and Difficult Ascent, International Monetary Fund, Jan 2020. 3. OECD (2020A), Evaluating the initial impact of COVID-19 containment measures on economic activity, June 2020. 4. OECD (2020B), OECD Interim Economic Assessment Coronavirus: Living with uncertainty, Sep 2020. 5. UN DESA (2021), World Economic Situation and Prospects 2021, United Nations Tháng 1/2021. 6. UNDP (2020), The 2020 Human Development Report. 7. WB (2020), The Human Capital Index Update: Human Capital in the Time of COVID-19. 8. WB (2021), Global Economic Prospects, January 2021, The World Bank Group. 9. WEF (2019), The Global Competitiveness Report 2019. 10. WEF (2018), The Global Competitiveness Report 2018. 11. https://ilostat.ilo.org/data/ 12. https://conference-board.org/data/productivity.cfm 13. https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators
File đính kèm:
- chat_luong_tang_truong_kinh_te_viet_nam_trong_boi_canh_dai_d.pdf