Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz

Cấu trúc là một giả định lớn trong nghiên cứu quan hệ quốc tế (QHQT). Khái

niệm này được phát triển từ xã hội học và được Kenneth Waltz tiên phong áp dụng vào

QHQT. Cả ba nội dung lớn trong cấu trúc xã hội là mẫu hình quan hệ chung, sự phân

bố năng lực và luật lệ đều được kế thừa sang cấu trúc quốc tế. Tuy nhiên, do sự khác

nhau giữa hệ thống xã hội và hệ thống quốc tế nên cấu trúc quốc tế không giống cấu

trúc xã hội.

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz trang 1

Trang 1

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz trang 2

Trang 2

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz trang 3

Trang 3

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz trang 4

Trang 4

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz trang 5

Trang 5

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz trang 6

Trang 6

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz trang 7

Trang 7

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz trang 8

Trang 8

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 1260
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz

Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz
th Waltz là người tiên phong 
đưa cách tiếp cận hệ thống và phân tích 
cấu trúc vào nghiên cứu QHQT. Kể từ đó, 
cấu trúc bắt đầu được nghiên cứu và ứng 
dụng ngày càng nhiều trong QHQT. Cho 
đến nay, các quan điểm về hệ thống-cấu 
trúc của Kenneth Waltz vẫn có ảnh hưởng 
lớn, nếu không nói là lớn nhất, trong nghiên 
cứu cấu trúc quốc tế cũng như trong hoạch 
định chính sách đối ngoại. Trong nghiên 
cứu QHQT, sự quan tâm đến cấu trúc trong 
hệ thống quốc tế diễn ra khá muộn so với 
nhiều ngành khoa học xã hội khác. Đây đó 
chỉ có một vài lưu tâm đến hệ thống-cấu 
trúc nhưng không nhiều và cũng chưa rõ 
ràng. Ví dụ, Richard Rosecrance có đưa ra 
một nhân tố bên ngoài, ông gọi là nhân tố 
điều chỉnh (Regulator) mà có vẻ như từ cấu 
trúc của hệ thống. Nhân tố điều chỉnh được 
Thông tin Khoa học xã hội, số 7.201846
R. Rosecrance (1963: 229) cho là một quá 
trình không chính thức của một số nước 
phản ứng lại hành động phiền nhiễu của 
nước nào đó thông qua liên minh hoặc cố 
gắng cân bằng quyền lực. Nhân tố này cũng 
có thể xuất hiện dưới dạng thể chế trong 
các thời kỳ lịch sử khác nhau. Hay Stanley 
Hoff man xác định hệ thống quốc tế là “mẫu 
hình quan hệ giữa các đơn vị cơ bản của 
nền chính trị thế giới” và “mẫu hình này 
được xác định phần lớn bởi cấu trúc của thế 
giới” (Stanley Hoff man, 1965: 90). Tuy đã 
đề cập đến cấu trúc và vai trò của nó trong 
hệ thống quốc tế, nhưng Stanley Hoff man 
cũng chỉ dừng ở đó mà chưa làm rõ được 
cấu trúc. 
Thực ra trong Chủ nghĩa hiện thực, 
cũng có dấu vết sơ khai về phân tích cấu 
trúc từ xa xưa. Từ thời Hy Lạp cổ đại, nhà 
sử học Thucydide (471-401 TCN.) đã từng 
sử dụng cấu trúc sinh học để tìm hiểu cơ 
chế tâm lý dẫn đến chiến tranh dựa trên mối 
lo sợ về sự mất cân bằng quyền lực giữa 
Athen và Sparta. Nhưng đó là sự hiếm hoi 
bởi vì trong lịch sử hơn 2.500 năm phát 
triển của mình, truyền thống của Chủ nghĩa 
hiện thực chủ yếu là tiếp cận QHQT trên 
cấp độ đơn vị (Unit-level) và tập trung vào 
phần tử (Agent centred). Bởi coi quốc gia là 
chủ thể nên quốc gia trở thành đơn vị phân 
tích chính trong nghiên cứu QHQT. Theo 
cách tiếp cận này, QHQT diễn ra thế nào 
phụ thuộc gần như hoàn toàn vào quốc gia 
như năng lực, lợi ích, tính toán,... mà không 
tính đến những tác động từ môi trường bên 
ngoài. Những tác động từ bên ngoài nếu có 
thì chỉ là từ các quốc gia cụ thể khác. Cấu 
trúc quốc tế và tác động của nó như nhân 
tố bên ngoài gần như không được tính đến 
trong Chủ nghĩa hiện thực cổ điển.
Theo chúng tôi, sự tồn tại lâu dài của 
cách tiếp cận trên cấp độ đơn vị của Chủ 
nghĩa hiện thực và cả sự thiếu vắng nghiên 
cứu cấu trúc trong lý thuyết QHQT nói 
chung có thể xuất phát từ hai lý do chính 
liên quan đến cơ sở thực tiễn và lý luận. 
Về cơ sở thực tiễn, trước kia trong lịch sử, 
QHQT chưa phát triển, tương tác giữa các 
quốc gia chưa nhiều. Do đó, hệ thống quốc 
tế chưa hình thành rõ rệt hoặc chưa được 
cố kết chặt chẽ để tạo nên cấu trúc. Cũng 
bởi vì thế mà tác động của hệ thống-cấu 
trúc tới quan hệ quốc tế chưa đủ mạnh để 
có thể nhận thấy. Về cơ sở lý luận, đó là sự 
thiếu vắng tư duy phân tích hệ thống và cấu 
trúc. Không có tư duy hệ thống và cấu trúc, 
không thể nhận biết tác động từ hai yếu tố 
này tới quan hệ giữa các chủ thể.
Sau Chiến tranh Thế giới II, Chủ nghĩa 
hiện thực nổi lên như dòng tư duy chính 
trong nghiên cứu QHQT. Nhưng cũng 
chính trong thời hoàng kim của mình, Chủ 
nghĩa hiện thực đã bị phê phán mạnh mẽ 
bởi những thiếu sót khi không giải thích 
được nhiều hiện tượng QHQT trong thời 
hiện đại, vốn ngày càng phức tạp với sự 
đan xen nhân tố cùng tính chất đa dạng, đa 
diện, đa tầng. Trong bối cảnh đó, Kenneth 
Waltz đã có sự phát triển quan trọng cho 
Chủ nghĩa hiện thực để hình thành nên 
trường phái mới. Đó chính là Chủ nghĩa 
hiện thực mới (Neorelism) mà vẫn tiếp 
tục được phát triển cho đến tận ngày nay. 
Năm 1979, Kenneth Waltz xuất bản cuốn 
Lý thuyết Chính trị quốc tế (Theory of 
International Politics). Trong cuốn sách 
này, Kenneth Waltz đã đưa ra bổ sung quan 
trọng nhất về mặt phương pháp luận cho 
Chủ nghĩa hiện thực mới - đó là cách tiếp 
cận hệ thống với sự nhấn mạnh vào vai trò 
của cấu trúc. Thừa nhận sự khiếm khuyết 
của Chủ nghĩa hiện thực cổ điển vốn chỉ 
tập trung vào quốc gia, Kenneth Waltz cho 
rằng “mọi lý thuyết QHQT cần nói với 
Cấu trúc trong quan điểm 47
chúng ta điều gì đó cả về phần tử-quốc gia 
lẫn hệ thống như một tổng thể” (Dẫn theo: 
Jill Steans, Lloyd Pettiford, Thomas Diaz 
and Imed El-Alnis, 2010: 58).
Khác với Chủ nghĩa hiện thực cổ điển 
có cách tiếp cận trên cấp độ đơn vị với sự 
tập trung vào phần tử quốc gia, Chủ nghĩa 
hiện thực mới nhấn mạnh đến cách tiếp cận 
cấu trúc của hệ thống như một tác nhân lớn 
có khả năng chi phối QHQT. Hay nói nôm 
na, một cái thuần túy chú ý tới đơn vị, còn 
cái kia quan tâm và bổ sung thêm hệ thống-
cấu trúc. Đây là sự khác nhau về phương 
pháp luận giữa Chủ nghĩa hiện thực mới 
và Chủ nghĩa hiện thực cổ điển. Chính bởi 
nhấn mạnh tới cấu trúc mà Chủ nghĩa hiện 
thực mới còn được gọi là Chủ nghĩa hiện 
thực Cấu trúc (Structural Realism). 
Theo Kenneth Waltz, một hệ thống 
được nhận biết trên hai cấp độ. Trong cấp 
độ đầu, hệ thống được xác định bởi một tập 
hợp các đơn vị tương tác với nhau. Trong 
cấp độ sau, hệ thống được tạo bởi cấu trúc 
và chính cấu trúc là bộ phận ở cấp độ hệ 
thống giúp nối kết các đơn vị để hình thành 
nên hệ thống mà không phải là một tập hợp 
đơn thuần (Kenneth N. Waltz, 1979: 40). 
Điều đó có nghĩa là, không phải tập hợp 
nào cũng là hệ thống, phải là tập hợp các 
đơn vị tương tác với nhau và phải có cấu 
trúc thì mới là hệ thống.
Vì thế, cũng theo Kenneth Waltz, mục 
đích của lý thuyết hệ thống là phải chỉ ra 
được hai cấp độ này vận hành và tương tác 
thế nào. Đồng thời, bất kỳ lý thuyết hay cách 
tiếp cận nào nếu được gọi là “hệ thống” thì 
đều phải phân biệt được hai cấp độ này khác 
nhau ra sao. Việc xác định cấu trúc phải bỏ 
qua các thuộc tính và quan hệ của các đơn 
vị. Chỉ có như vậy thì mới phân biệt được 
sự thay đổi của cấu trúc với những thay 
đổi diễn ra bên trong cấu trúc (Kenneth N. 
Waltz, 1979: 40). Từ đó, Kenneth Waltz cho 
rằng, cách tiếp cận hệ thống có thể tóm lược 
bằng mối quan hệ qua lại giữa cấu trúc quốc 
tế và các đơn vị có tương tác với nhau trong 
hệ thống quốc tế. 
Theo Kenneth Waltz, mỗi hệ thống 
được cấu thành bởi một cấu trúc và các 
đơn vị có tương tác với nhau. Trong hệ 
thống, cấu trúc được coi là một bộ phận 
có phạm vi trên toàn hệ thống và giúp hệ 
thống được nhận biết như một tổng thể 
(Kenneth N. Waltz, 1979: 79). Cấu trúc 
là cái gì đó có tính chung và lâu dài hơn, 
trong khi các đơn vị bên trong có thể đa 
dạng và thay đổi. Cấu trúc được xác định 
bằng sự sắp xếp các bộ phận trong một hệ 
thống. Chỉ có thay đổi sự sắp xếp mới là 
sự thay đổi cấu trúc (Kenneth N. Waltz, 
1979: 80). Theo Kenneth Waltz, sự sắp 
xếp các bộ phận trong hệ thống để tạo ra 
cấu trúc được thực hiện trên ba điểm: 
Thứ nhất, cấu trúc được xác định bởi 
nguyên tắc làm cho hệ thống được trật tự. Đó 
là nguyên tắc trật tự (Ordering Principle). 
Hệ thống sẽ biến đổi nếu nguyên tắc trật 
tự này được thay thế bởi nguyên tắc trật tự 
khác (Kenneth N. Waltz, 1979: 100). 
Thứ hai, cấu trúc cũng được xác định 
theo đặc thù chức năng của các đơn vị khác 
nhau. Hệ thống sẽ thay đổi nếu chức năng 
được xác định và phân công khác nhau.
Thứ ba, cấu trúc còn được xác định 
bằng sự phân bố năng lực giữa các đơn vị. 
Thay đổi trong sự phân bố này sẽ là sự thay 
đổi hệ thống dù là hệ thống vô chính phủ 
hay thứ bậc (Kenneth N. Waltz, 1979: 101).
Trong cấu trúc này, nguyên tắc tổ 
chức là vô chính phủ; các đơn vị có chức 
năng giống nhau hoặc khác nhau tạo nên 
đặc điểm của những phần tử; sự phân bố 
những năng lực tạo nên quyền lực hay sức 
mạnh của quốc gia (Colin Elman, Realism, 
Thông tin Khoa học xã hội, số 7.201848
Martin Griffi ths, 2007: 13). Sự thay đổi của 
ba yếu tố này đều có thể dẫn đến sự thay đổi 
của cấu trúc. Tuy nhiên, dưới cách nhìn của 
Chủ nghĩa hiện thực, thế giới luôn ở tình 
trạng vô chính phủ nên nguyên tắc vô chính 
phủ sẽ không thay đổi. Tương tự như vậy, 
do quốc gia (là đơn vị của cấu trúc quốc tế) 
có lợi ích cơ bản tương đối ඀ංốඇ඀ nhau và 
xuyên suốt khi đều tập trung vào an ninh 
và quyền lực. Vì thế, chức năng của quốc 
gia cơ bản cũng không thay đổi. Và do đó, 
biến số chính có thể làm thay đổi quan hệ 
quốc tế chính là sự phân bố năng lực giữa 
các quốc gia trong hệ thống. Điều này đã 
được Kenneth Waltz nhấn mạnh “Nguyên 
tắc trật tự có thể không thay đổi nhưng cấu 
trúc của hệ thống vẫn có thể khác nhau do 
sự thay đổi phân bố năng lực giữa các quốc 
gia” (Kenneth N. Waltz, 1979: 129). Vì thế, 
sự phân bố năng lực đóng vai trò chính và 
được coi như hiện thân và là nội dung chủ 
yếu của cấu trúc trong hệ thống quốc tế. 
Do năng lực sẽ được chuyển hóa thành 
quyền lực của quốc gia trong QHQT, cho 
nên cấu trúc này thực chất là cấu trúc quyền 
lực. Cấu trúc quyền lực được thể hiện bằng 
các cực và sự phân tầng giữa các phần tử. 
Trong đó, cực là các trung tâm quyền lực 
lớn nhất có ảnh hưởng trên cả hệ thống 
quốc tế và đó thường là các cường quốc. 
Sự thay đổi của cấu trúc phụ thuộc nhiều 
vào sự thay đổi tương quan quyền lực giữa 
chúng. Còn sự phân tầng phản ánh mức độ 
chênh nhau về quyền lực. Mức độ chênh 
lệch quyền lực càng lớn, sự phân tầng 
càng cao và ngược lại. Do các cường quốc 
thường nắm được quyền lực lớn và có khả 
năng chi phối cấu trúc nên sự đấu tranh 
giữa chúng cũng dễ xảy ra để thay đổi cấu 
trúc quyền lực theo hướng có lợi cho mình.
Như vậy, đối với Kenneth Waltz và Chủ 
nghĩa hiện thực mới, quốc gia là những đơn 
vị trong hệ thống quốc tế và cường quốc 
là những đơn vị chủ yếu. Trong cấu trúc 
này, vì nhấn mạnh đến sự phân bố quyền 
lực với mức chênh của nó nên cấu trúc của 
Chủ nghĩa hiện thực mới chính là cấu trúc 
từ trên xuống dưới (top-down) với hàm 
ý mạnh ở trên chi phối yếu ở dưới. Đồng 
thời, do quyền lực luôn là đối tượng tranh 
chấp chính trong QHQT nên xung đột là 
thường xuyên và không tránh khỏi trong 
QHQT. Sự chi phối của nước lớn đối với 
nước nhỏ và xung đột quyền lực được Chủ 
nghĩa hiện thực coi là mẫu hình quan hệ 
chính của cấu trúc. Cấu trúc cũng góp phần 
quy định cách ứng xử của các nước nhỏ 
đối với nước lớn. Kennett Waltz cho rằng 
có hai cách chính là cân bằng (balancing) 
và phù thịnh (bandwagoning). Các nước 
nhỏ phù thịnh là để vừa có phần, vừa giảm 
thành quả của người đứng đầu, đồng thời 
cũng góp phần làm giảm xung đột và căng 
thẳng. Còn cân bằng là liên minh với các 
nước khác để kiềm chế những động thái 
không có lợi từ phía các nước lớn. Khi có 
cân bằng sức mạnh, không bên nào có thể 
chắc chắn thắng trong cuộc tranh giành này 
nên có thể duy trì được an ninh và ổn định.
4. Một vài nhận xét
Qua việc trình bày cấu trúc xã hội trong 
ngành xã hội học và cấu trúc trong QHQT 
qua lý thuyết Chủ nghĩa hiện thực mới của 
Kenneth Waltz, có thể rút ra một vài nhận 
xét như sau:
Thứ nhất, về đại thể, nhận thức cấu trúc 
của Kenneth Waltz đã có sự kế thừa và tiếp 
thu đáng kể từ các khái niệm cấu trúc xã 
hội trong ngành xã hội học. Điều này được 
thể hiện ở ba nội dung của cấu trúc xã hội 
là mẫu hình quan hệ, phân bố năng lực và 
luật lệ. Nếu hai nội dung đầu là mẫu hình 
quan hệ và phân bố năng lực được phản ánh 
rõ ràng trong luận điểm của Waltz thì nội 
Cấu trúc trong quan điểm 49
dung về luật lệ lại là ngầm ẩn. Với quan 
điểm đề cao quyền lực, coi quyền lực là khả 
năng ép buộc người khác làm điều mình 
muốn dù họ không muốn đã cho thấy luật 
lệ thuộc về kẻ mạnh. Mức chênh quyền lực 
càng cao, khả năng làm ra luật lệ và đảm 
bảo hiệu lực cho chúng càng lớn. Ngoài ra, 
sự kế thừa, tiếp thu này còn được thể hiện ở 
việc Kenneth Waltz đi theo trường phái của 
Emile Durkheim (1893) khi nhấn mạnh đến 
vai trò chi phối của cấu trúc đối với đơn vị 
hơn là ngược lại. Đây là chủ đề sẽ bàn trong 
dịp khác.
Thứ hai, nếu các khái niệm cấu trúc xã 
hội trong ngành xã hội học dường như thiên 
nhiều hơn về mẫu hình quan hệ như nội dung 
hàng đầu thì Kenneth Waltz và Chủ nghĩa 
hiện thực Mới lại nhấn mạnh đến sự phân bố 
năng lực như nội dung chủ yếu của cấu trúc 
quốc tế. Sự phân bố năng lực này được coi 
là cơ sở cho cả hai nội dung mẫu hình quan 
hệ và luật lệ trong QHQT. Việc nhấn mạnh 
đến sự phân bố năng lực hơn mẫu hình quan 
hệ của Chủ nghĩa hiện thực mới có lý do 
quan trọng là sự khác nhau giữa QHQT với 
quan hệ xã hội trong nước. QHQT thường 
xuyên diễn ra trong môi trường vô chính 
phủ, nền tảng lại không vững chắc như quan 
hệ trong nước. Quan hệ xã hội trong nước có 
sự bảo đảm của luật pháp hiệu lực, sự định 
hướng của chính sách nhà nước, giá trị, bản 
sắc, truyền thống, tập tục,... là những yếu 
tố khiến cho mẫu hình quan hệ vừa có tính 
vững bền, vừa có khả năng chi phối hành vi 
của đơn vị. Sống trong môi trường quốc tế 
vô chính phủ, việc hình thành và duy trì cấu 
trúc phải dựa nhiều vào quyền lực hơn các 
yếu tố trên là điều dễ hiểu. 
Thứ ba, nhận thức về cấu trúc quốc tế 
của Kenneth Waltz chỉ quan tâm tới cấu 
trúc chính trị của hệ thống quốc tế, tới sự 
phân bố quyền lực hơn là mẫu hình quan 
hệ chung và luật lệ từ cấu trúc. Nhìn chung, 
Kenneth Waltz tập trung nhiều vào yếu tố 
quyền lực trong cấu trúc. Điều này được 
quy định bởi truyền thống tư duy của Chủ 
nghĩa hiện thực vốn là Chính trị học quyền 
lực (Power Politics). Đối với lý thuyết này, 
chính trị là thống soái, quyền lực là mục 
đích và phương tiện cơ bản của quốc gia. 
Tuy nhiên, chính sự tập trung rất cao vào 
chính trị quyền lực đã đem lại sự phiến diện 
trong quan điểm về cấu trúc của lý thuyết 
này. Sau Kenneth Waltz, các lý thuyết 
QHQT khác đã phê phán và bổ sung thêm 
những nhận thức về cấu trúc trong hệ thống 
quốc tế. Ví dụ, Chủ nghĩa mác xít mới bổ 
sung thêm cấu trúc kinh tế, Chủ nghĩa kiến 
tạo thì đề cập đến cấu trúc phi vật chất. Chủ 
nghĩa tự do hạ thấp vai trò của cấu trúc, còn 
Chủ nghĩa kiến tạo cũng giảm bớt vai trò 
chi phối của cấu trúc,... 
Mặc dù vậy, những đóng góp của 
Kenneth Waltz và Chủ nghĩa hiện thực mới 
vẫn đáng ghi nhận. Không chỉ vẫn được 
sử dụng nhiều để nghiên cứu và hoạch 
định chính sách, nhất là trong quan hệ an 
ninh-chính trị, luận điểm về cấu trúc của 
Kenneth Waltz đã kích thích sự nghiên 
cứu và ứng dụng hệ thống-cấu trúc trong 
QHQT. Điều này góp phần đáp ứng yêu 
cầu nghiên cứu QHQT vốn có có bản chất 
liên ngành và đa ngành 
Tài liệu tham khảo
1. Lê Ngọc Hùng (2015), Hệ thống, cấu 
trúc & Phân hóa xã hội, Nxb. Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. V. Porpora Douglas (1989), “Four 
Concepts of Social Structure”, Journal 
for the Theory of Social Behaviour, 
19 (2).
(xem tiếp trang 62)

File đính kèm:

  • pdfcau_truc_trong_quan_diem_cua_chu_nghia_hien_thuc_moi_tu_xa_h.pdf