Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo

Câu 1: Ra quyết định lãnh đạo, quản lý đúng là một yêu cầu quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Đồng chí hãy làm rõ nhận định trên và lấy một ví dụ thực tế về việc ra một quyết định lãnh đạo, quản lý ở tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đồng chí công tác.

Quyết định là một sự cân nhắc hay lựa chọn giữa hai hay nhiều phương án. Nó phát sinh trong bất kỳ trường hợp nào, từ việc giải quyết một vấn đề đến thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

Quyết định lãnh đạo, quản lý là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất định, nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo hướng nhất định.

Việc ra quyết định của người lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động ra quyết định là họat động mang tính bản chất của người lãnh đạo. Một quyết định đúng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế-chính trị-xã hội lớn lao, một quyết định sai lầm có khi gây ra tổn thất hàng nhiều tỉ đồng và còn để lại những hậu quả không tốt, thậm chí khôn lường về chính trị, xã hội. Người lãnh đạo giỏi là người biết ra quyết định kịp thời và tổ chức thực hiện quyết định hiệu quả.

Để ra được một quyết định đúng, có tính khả thi, được quần chúng nhân dân ủng hộ, quyết định lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Bảo đảm tính chất chính trị: Quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là sự cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn địa phương, là sự cụ thể hóa các quyết định quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên. Vì vậy, nghị quyết của đảng bộ cơ sở và quyết định quản lý của chính quyền cơ sở không được trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Bảo đảm tính hợp pháp: Hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cấp cơ sở được đặt trong khuôn khổ pháp luật, vì vậy các quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

+ Ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý đúng hình thức và thủ tục quy định.

+ Về hình thức: Các quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đúng tên gọi, thể thức, hình thức thể hiện chủ yếu bằng văn bản.

+ Đảm bảo tính hợp lý: tính hợp lý của quyết định lãnh đạo thể hiện:

Quyết định lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, tập thể, cá nhân.

Quyết định lãnh đạo, quản lý phải cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội đặt ra và với các đối tượng thực hiện.

Quyết định lãnh đạo, quản lý phải mang tính hệ thống toàn diện.

+ Bảo đảm kỹ thuật ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý: Yêu cầu này thể hiện: Ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày một quyết định lãnh đạo, quản lý phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa.

 

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo trang 1

Trang 1

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo trang 2

Trang 2

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo trang 3

Trang 3

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo trang 4

Trang 4

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo trang 5

Trang 5

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo trang 6

Trang 6

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo trang 7

Trang 7

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo trang 8

Trang 8

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo trang 9

Trang 9

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 37 trang duykhanh 9980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo

Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng lãnh đạo
nắm bắt được tính hình, nguyên nhân. Từ đó, phải rút ngòi nổ, hạn chế ảnh hưởng xấu và sự lan tỏa sang nơi khác. Đòi hỏi phải có phương pháp, giải pháp phù hợp, tuân theo nguyên tắc khi nổ ra.
Theo em, các bước trong quy trình xử lí điểm nóng chính trị- XH, bước quan trong nhất là Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân, mâu thuẫn, nhận dạng điểm nóng. 
Vì: Đây là bước đầu tiên, là bước quan trọng có ý nghĩa quyết định, nó cung cấp cho những giải pháp đúng trong quá trình xử lí. Hay nói cách khác nếu nắm tình hình, phân tích nguyên nhân và nhận dạng mâu thuẫn thì các bước còn lại sẻ xử lí đúng luật, dễ dàng, hợp lí và đảm bảo ổn định lâu dài, ít có nguy cơ bùng phát trỏ lại
Trước hết phải nắm được tình hình xem tính chất của nó như thế nào? Quy mô lớn hay nhỏ, có bao nhiêu người tham gia. Hình thức đấu tranh bằng biểu tình hay đấu tranh vũ trang.... Sau đó tìm hiểu nguyên nhân tại sao tại sao lại xảy ra điểm nóng, xem yêu sách của họ là gì. việc nắm tình hình, nguyên nhân, từ đó ta mới đưa ra được các giải pháp cho phù hợp. Nếu không nắm được tình hình, nguyên nhân thì khi đưa ra các giải pháp sẽ không phù hợp dẫn đến sự việc sẽ phức tạp hơn, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. 
Xung đột xã hội là hiện tượng vẫn tồn tại cùng với quá trình vận động và phát triển của xã hội. Giải quyết, giải toả và quản lý xung đột xã hội theo xu hướng phát triển khách quan thì xung đột xã hội không sinh ra những tình huống CT-XH hoặc điểm nóng CT-XH.
Mặc dù các tình huống xã hội và điểm nóng CT-XH không mong muốn vẫn sẽ là một hiện tượng tồn tại trong đời sống xã hội và đời sống chính trị, đặc biệt là khi XH còn phân chia giai cấp, còn những khác biệt về lợi ích, còn bất bình đẳng trong qúa trình hiện thực hoá các lợi ích, trong thụ hưởng những thành quả phát triển chung và những lợi ích xã hội. Kinh nghiệm cho thấy khi điểm nóng chính trị xã hội diễn ra nếu biết phát huy vai trò LĐ của T/C đảng, của đoàn thể, biết tin dân và dựa vào dân, có kỹ năng xử lý tốt thì không những điểm nóng sớm được giải toả, sớm ổn định tình hình, mà còn tránh được hậu quả về sau.
VD về giải quyết điểm nóng chính trị xã hội tại huyện Lạc Dương – Đam Rông
Diễn biến vụ việc:
Huyện Đam Rông được thành lập theo Quyết định số 1049/QĐ – TTg, ngày 26/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở tách 3 xã của huyện Lạc Dương và 2 xã của huyện Lâm Hà. Huyện có 08 đơn vị hành chính xã và 56 thôn. Trong những năm qua, các hộ dân đồng bào thiểu số tại thôn 4 xã Đạ Long liên tục lấn chiếm đất lâm nghiệp, dựng chòi tạm và sản xuất nông nghiệp của Vườn quốc gia BiDoup Núi Bà. Điều này gây nên sự bất ổn rất lớn đối với công tác quản lý của Vườn quốc gia BiDoup Núi Bà cũng như chính quyền huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông. Tuy các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở của huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông đã có nhiều nỗ lực vận động, thuyết phục đồng thời có những chính sách để ổn định sản xuất nhưng các hộ dân vẫn di cư về làng cũ và có biểu hiện chống đối gây nên điểm nóng chính trị - xã hội.
Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân
Trước tình hình đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S đã chỉ đạo và đề nghị UBMTTQ tỉnh tiếp tục chủ trì, phối hợp hệ thống chính trị 2 huyện Lạc Dương, Đam Rông và các đơn vị liên quan tiến hành thống kê, rà soát và nắm tình hình các hộ dân đang canh tác. Qua thống kê cho thấy có 33 hộ dân với 114 nhân khẩu cư trú tại thôn 4 xã Đạ Long – Đam Rông đã dựng lán trại tạm, lấn chiếm đất lâm nghiệp để canh tác nông nghiệp tại tiểu khu 26, 27 thuộc lâm phần quản lý của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà với diện tích 20,32 ha. Việc này đã diễn ra trong nhiều năm. 
Nguyên nhân: Tiểu khu 26, 27 thuộc lâm phần quản lý của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà vốn là làng cũ của bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Khi huyện Đam Rông được thành lập, toàn bộ dân ở đây được di dời về thôn 4 xã Đạ Long – Đam Rông. Tại nơi ở mới, do thiếu đất sản xuất, chất lượng đất không tốt, năng suất canh tác nông nghiệp không cao. Nên bà con quay lại làng cũ để canh tác.
Rút ngòi nổ” hạn chế ảnh hưởng xấu & sự lan tỏa sang nơi khác
Sau khi nắm tình hình và phân tích nguyên nhân, huyện Lạc Dương đã phối hợp với huyện Đam Rông cử các cán bộ đến tận từng hộ dân tại hiện trường bị lấn chiếm và cả nơi cư trú thông báo quyết định giải tỏa; đối thoại, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân; vận động các hộ dân chấp hành và tự giác di dời toàn bộ vật dụng, dụng cụ tài sản từ TK 26, 27 trở về nơi ở cũ.
Quan điểm, biện pháp giải tỏa, cưỡng chế đặt ra là: 
Đối với con người, vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức, biện pháp để người dân ra khỏi khu vực giải tỏa; nếu người dân không tự nguyện ra khỏi khu vực giải tỏa thì tiến hành cưỡng chế đưa ra khỏi khu vực giải tỏa đến điểm tập kết. 
Đối với cây trồng trong khu vực cưỡng chế giải tỏa, sẽ giải tỏa trắng toàn bộ cây trồng bằng hình thức nhổ bỏ và bàn giao lại toàn bộ diện tích đã cưỡng chế, giải tỏa cho Vườn quản lý và tổ chức trồng lại rừng theo chỉ đạo của UBND tỉnh. 
Đối với các đồ dùng, vật dụng có giá trị, nông sản, yêu cầu các hộ dân tự nguyện thu gom, di dời; nếu các hộ dân không tự nguyện thu gom, di dời thì giao vườn quốc gia Bidoup Núi Bà chủ trì, phối hợp với UBND xã Đưng K’Nớ và UBND huyện Đam Rông lập biên bản kiểm kê theo quy định để vận chuyển ra khỏi khu vực giải tỏa đến điểm tập kết và vận chuyển trả lại cho người dân. 
Đối với chòi tạm, nếu có vật liệu bằng gỗ chưa qua chế biến và vách, mái làm bằng tre nứa, lá, bạt ny lông thì đoàn cưỡng chế giải tỏa tổ chức tháo dỡ và để tại chỗ; đối với các chòi lợp tôn, khung bằng gỗ xẻ, vách ván (nếu có) thì tháo dỡ, di dời ra khỏi khu vực giải tỏa và bàn giao cho UBND huyện Đam Rông đưa về quản lý và giao lại cho các hộ dân
	Khắc phục hậu quả sau khi điểm nóng đã được dập tắt:
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan chuẩn bị kinh phí để chi trả cho các hộ dân ngay sau khi ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng; chuẩn bị đầy đủ các chính sách về đất sản xuất, bò giống, diện tích rừng giao khoán bảo vệ để hỗ trợ các hộ dân ổn định cuộc sống, sản xuất sau khi di dời, giải tỏa. Đối với Vườn quốc gia BiDoup Núi Bà, chuẩn bị hợp đồng giao khoán BVR với khoảng 50 ha/hộ để ký kết hợp đồng, chi trả tiền ngay sau khi ký; chuẩn bị cây giống thông 3 lá để tổ chức trồng rừng sau khi thực hiện xong việc giải tỏa trên toàn bộ diện tích với mật độ bằng khoảng 50% so với mật độ trồng rừng theo quy định; đồng thời lập chốt quản lý, bảo vệ cây trồng. Đối với huyện Đam Rông, tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân ko trở về làng cũ, ổn định sản xuất.
	Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải pháp để điểm nóng không tái phát:
Nhờ việc đánh giá đúng tình hình điểm nóng, phân tích đùng nguyện nhân và triển khai nghiêm túc trình tự, thủ tục cưỡng chế, giải tỏa; các bước giải quyết điểm nóng chính trị, xã hội; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ban ngành, đoàn thể của huyện Đam Rông và Lạc Dương nên việc giải tỏa đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Các chính sách đảm bảo ổn định sản xuất và an sinh xã hội cho bà con nhân dân sau giải tỏa được thực hiện tốt. Cuộc sống của các hộ dân dần ổn định. Điểm nóng chính trị xã hội đã được giải quyết.
Câu 10: Đ/c hãy phân tích các nguyên tắc, nội dung của công tác đánh giá cán bộ ở cơ sở. Theo đồng chí nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, vì sao? 
Công tác đánh giá cán bộ là để xác định năng lực, trình độ kết quả công tác, phẩm chất chính trị đạo đức và khả năng phát triển của cán bộ;làm căn cứ để bố trí sử dụng bổ nhiệm ,miễn nhiệm, luân chuyển , đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng khen thưởng kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ
Để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán bộ trước hết phải nắm vững những nguyên tắc sau:
a. Các cấp ủy Đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường vụ Huyện ủy , Ban Thường vụ Đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá trong phạm vi trách nhiệm được phân công
- Mức độ thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được giao: thể hiện ở khối lượng, chất lượng , tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian;tinh thần trách nhiệm trong công tác.
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
+ Nhận thức tư tưởng chính trị ;việc chấp hành chủ trương ,đường lối và quy chế,quy định của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
+ Việc giữ gìn đạo đức lối sống lành mạnh, chống quan lieu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác
+Tinh thần học tập nâng cao trình độ,tính trung thực,ý thức tổ chức kỉ luật,tinh thần tự phê bình và phê bình
	+ Đoàn kết ,quan hệ trong công tác, mối quan hệ,tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân
- Chiều hướng và triển vọng phát triển
- Đánh giá dựa vào tiêu chuẩn đánh giá: Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ dựa vào kết quả và hiệu quả công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao
b. Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công việc làm thước đo, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình
+ Tập trung dân chủ trong đánh giá cán bộ: không được áp đặt ý kiến của mình cho mọi người
+ Đánh giá đúng quy trình phải tuân thủ theo các bước của quy trình đánh giá
+Thông báo kết quả đánh giá
	Dân chủ cả trong khi đánh giá, sau khi đánh giá và dân chủ trong cả khiếu nại giải quyết đánh giá
- Dân chủ trong khi đánh giá: để tự đánh giá, tạo điều kiện cho tập thể góp ý đánh giá, sau đó cấp ủy bàn bạc thảo luận và quyết định về kết quả đánh giá đó
- Dân chủ sau khi đánh giá : Kết quả đánh giá phải thông báo cho cá nhân đó biết là tập thể đánh giá cá nhân như thế có đồng ý hay không đồng ý
- Dân chủ trong quá trình giải quyết khiếu nại: Nếu người được đánh giá đồng ý thì bàn còn người được đánh giá không đồng ý thì phải tạo điều kiện cho cá nhân đó giải trình, khi giải trình xong mà không có sự thống nhất đôi bên, cá nhân đó có quyền bảo lưu ý kiến của mình và chuyển lên cấp trên cao hơn và chờ cấp trên xem xét
Khi biểu quyết ý kiến thiểu số phục tùng đa số đó là nguyên tắc tập trung
c. Đánh giá cán bộ phải khách quan, tòa diện lịch sử, cụ thể và phát triển, với các quan điểm:
- Quan điểm thực tiễn; Khi đánh giá cán bộ phải nhìn vào hoạt động thực tiễn của cán bộ đó để đánh giá (không chỉ nhìn thẳng vào bằng cấp mà còn phải dựa vào hiệu quả, kết quả công việc) dựa vào hành vi công tác trong sinh hoạt đời thường
Ví dụ: Đánh giá một cán bộ ở cơ quan để đưa ra ứng cử hội đồng nhân dân, nhưng khi đưa về với địa phương lấy ý kiến nhận xét thì lại không tốt (vì có vợ hách dịch với mọi người xung quanh, con trai cầm đầu đua xe ). Vì trong nhà không tốt thì làm sao có đủ điều kiện lãnh đạo và bầu vào hội đồng nhân dân vì thế bị thất bại
- Quan điểm toàn diện; Khi đánh giá một con người phải xem xét nhiều mặt (ưu, khuyết, Phẩm chất, năng lực, đạo đức lối sống, phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố)
- Quan điểm vận động(quan điểm phát triển); Khi đánh giá cán bộ phải nhìn con người luôn thay đổi trong sự vận động và phát triển, đánh giá đừng nhìn vào thành kiến và ấn tượng
Ví dụ: Hiện nay đánh giá cán bộ giữa các cơ sở đào tạo tại chức, chính quy có những nhận định thành kiến ấn tượng không tốt với tại chức trường dân lập như vậy sẽ đánh giá không chính xác
- Quan điểm nhân đạo: Khi đánh giá một con người phải xuất phát từ tâm trong sáng, đừng coi đây là cơ hội để trù dập nhau, khi đánh giá hãy lấy ưu điểm để cho người ta phát triển, đừng vạch lá tìm sâu, khi đánh giá đừng cầu toàn, phải nhìn con người trong tính tương đối. Khi đánh giá về mình phải nghiêm khắc, khi đánh giá về người khác phải mang tính bao dung nhân đạo
- Quan điểm trung thực khách quan: Khi đánh giá cán bộ phải công tâm, công bằng trung thực đừng đánh giá theo cảm tính cảm tình. Phải đánh giá trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Phải đánh giá nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhiều phương pháp khác nhau
- Quan điểm lịch sử cụ thể; Khi đánh giá cán bộ phải đứng trong hoàn cảnh cụ thể đánh giá con người là đánh giá cả một quá trình
Đánh giá cán bộ phải làm rõ những nội dung chủ yếu sau
Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong của cán bộ:
Về phẩm chất chính trị: Thể hiện ở ý thức, thái độ, hành vi của cán bộ với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Về đạo đức: Thể hiện trong các mối quan hệ công tác với đồng nghiệp, với người thân, với nhân dân địa phương, không quan lieu, tham nhũng, có lối sống lành mạnh.
Về tác phong: Có lối sống giản dị, gần gũi nhân dân, biết quan tâm đến quần chúng.
Đánh giá về năng lực công tác: gồm năng lực của người lãnh đạo và năng lực chuyên môn nghiệp vụ được giao
Đánh giá phải rút ra được kết luận về triển vọng phát triển và hướng bố trí sử dụng cán bộ
Theo tôi nguyên tắc đánh giá cán bộ lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình là quan trọng nhất
Vì tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đường lối, nhiệm vụ chính trị của đảng thành những tiêu chí đồi hỏi đội ngũ cán bộ phải vươn lên đáp ứng. Tiêu chuẩn đó mang tính khách quan. Tuy nhiên, tiêu chuẩn mới chỉ là khả năng thực hiện, cái quan trọng nữa là nó phải được kiểm nghiệm trong thực hiễn nên phải kết hợp “tiêu chuẩn” và “hiệu quả”.
Vì nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam thống nhất ý chí và hành động giữ vững kỷ luật. Thực tiễn cho thấy ở đâu và nơi nào lúc nào bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ được nhận thức đầy đủ mối quan hệ tập trung dân chủ được giải quyết đúng đắn thì ở nơi đó nguyên tắc tập trung dân chủ được giữ vững dân chủ được mở rộng tập trung thống nhất năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng được nâng cao.Vì vậy nhận thức đúng đắn đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ sở cho quán triệt vận dụng phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ để các tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh chống các quan điểm sai trái hiện nay.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức căn bản của Đảng để xây dựng Đảng ta thành một Đảng kiểu mới vững mạnh. Mục đích của nguyên tắc là nhằm thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, làm cho Đảng đoàn kết thành một khối thống nhất, nội bộ luôn luôn đoàn kết một cách chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh, có sức chiến đấu vô địch; Phát huy trí tuệ, năng lực và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đông đảo đảng viên, làm cho mọi đảng viên có thể đóng góp được nhiều ý kiến, kinh nghiệm vào việc quyết định đường lối, chủ trường và nhiệm vụ của Đảng được đầy đủ, chính xác, phù hợp với thực tiễn.
Tập trung dân chủ và đúng quy trình yêu cầu: các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải báo cáo và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của mình trước tổ chức Đảng, gương mẫu tự phê bình và tiếp thu phê bình của cấp dưới, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tập trung trên cơ sở dân chủ hoàn toàn khác về bản chất với tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán. Dân chủ của Đảng Cộng sản không đối lập với tập trung, không tách rời tập trung. Dân chủ để phát huy tối đa trí tuệ của Đảng viên, làm cơ sở cho tập trung. Dân chủ càng mở rộng thì tập trung cang cao./.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_ky_nang_lanh_dao.docx