Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán

1. CÁC KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

1.1. Khái niệm mua bán người

Trong khuôn khổ cuốn Cẩm nang này, khái niệm có thể được hiểu như dưới đây1:

Mua bán người là hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận

cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Hành vi mua bán người được cấu thành 3 yếu tố là phương thức, thủ đoạn và mục đích

• Phương thức: Tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, tiếp nhận người

• Thủ đoạn đe doạ hay sử dụng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa lọc, dối trá, lạm dụng quyền lực hay

vị thế bị thương tổn hay cho nhận tiền hay lợi ích để đạt được sự chấp thuận của một người đóng vai

trò kiểm soát người khác

• Mục đích: Kiếm chác lợi nhuận bằng tài chính hay hiện vật thông qua hình thức bóc lột (cụ thể với mục

đích mại đâm, lấy bộ phận cơ thể, để đưa ra nước ngoài)

Đối với hành vi mua bán trẻ em chỉ cần hai yếu tố là phương thức và mục đích.

1.2. Nguyên tắc tiếp cận trên cơ sở các quyền cơ bản và lấy nạn nhân làm trung tâm

Nguyên tắc tiếp cận dựa trên nhân quyền là định nghĩa khái quát được dựa trên các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền

con người và được định hướng dùng trong các hoạt động nhằm thúc đẩy và bảo vệ, thực hiện các quyền cơ bản

của nạn nhân.

Nguyên tắc tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm bao gồm các yếu tố sau:

• Luôn chú trọng vào các quyền cơ bản của con người

• Trao quyền (được tham gia vào quá trình hỗ trợ và đưa ra các quyết định cho chính bản thân)

• Được tham gia (và quyền không tham gia, quyền không nhận trợ giúp)

• Không bị phân biệt đối xử

Các nguyên tắc tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm:

• Hỗ trợ theo nhu cầu cụ thể của từng cá nhân nạn nhân và dựa vào hoàn cảnh của từng cá nhân

• Ghi nhận rằng các trường hợp mua bán người và hình thức lạm dụng cũng như làm tổn thương nạn

nhân là vô cùng đa dạng.

• Ghi nhận rằng mỗi cá nhân nạn nhân có thể có những phản ứng khác nhau đối với tình huống bị mua

bán để hỗ trợ theo hoàn cảnh, khả năng và nhu cầu của họ. Các hỗ trợ cần tính các vấn đề tuổi tác, giới

tính, văn hoá và tính cách của nạn nhân và độ dài quá trình bị mua bán cũng như những trải nghiệm,

tổn thương của mỗi nạn nhân.

Nguyên tắc tiếp cận dựa trên quyền giúp nạn nhân:

• Có tự trọng bản thân, tôn trọng những người xung quanh

• Không bị làm tổn thương lần nữa

• Được bảo mật thông tin, danh tính

• Được bồi thường theo luật pháp

• Được tiếp cận thông tin về các hoạt động hỗ trợ, và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc chuyên

nghiệp như được học hành, có nơi ở, được chăm sóc sức khoẻ, đào tạo nghề, và trợ giúp pháp lý

• Được bảo vệ

• Biết cách đối diện với sự kỳ thị, định kiến, và sự nhạo báng

• Được tin cậy và khuyến khích tham gia để giải quyết các vấn đề của bản thân

• Được lắng nghe mà không bị không phán xét về những gì đã xẩy ra hoặc họ đã trải qua

• Được ổn định cuộc sống an cư và tự lập về kinh tế

1 Khái niệm này được tóm tắt từ Bộ luật Hình sự Việt nam sửa đổi ngày 19/6/2009 và Luật phòng chống mua bán

người ngày 29/3/2011

• Tự ra quyết định cuối cùng khi được cung cấp đầy đủ thông tin (quyết định có thể sai lầm),

sau đó giúp họ nhận ra những sai lầm đó bằng việc ra những quyết định khác hợp lý hơn.

• Được tạo điều kiện tiếp cận các cơ hội để từng bước hồi phục và hòa nhập vào cộng đồng và xã hội giúp

họ dần quay trở lại cuộc sống bình thường như trước đây

• Được tham gia, được chia sẻ thông tin và tiếp cận cơ hội giáo dục để có kiến thức và kỹ năng giúp phát

triển bản thân

• Được tham gia mạng lưới giúp họ kết nối và chia sẻ thông tin nhằm nâng cao quyền năng, giúp họ tự

chủ và có cuộc sống độc lập

Tóm lại cách tiếp cận trên cơ sở quyền, lấy nạn nhân làm trung tâm là giúp nạn nhân cảm thấy họ được ở trong

một môi trường được bảo vệ, được đảm bảo an toàn, và được hưởng các dịch vụ hỗ trợ giúp họ phục hồi và hòa

nhập cộng đồng

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trang 1

Trang 1

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trang 2

Trang 2

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trang 3

Trang 3

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trang 4

Trang 4

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trang 5

Trang 5

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trang 6

Trang 6

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trang 7

Trang 7

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trang 8

Trang 8

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trang 9

Trang 9

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 19 trang xuanhieu 1920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán

Cẩm nang Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán
t, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cán bộ trực tiếp hỗ trợ 
nạn nhân cần thiết phải tham khảo ý kiến chuyên gia và người thân thích của họ khi quyết định các vấn 
đề liên quan đến nạn nhân.
c) Trẻ em là nạn nhân được bày tỏ quan điểm và quyết định của mình và các quyết định đó 
phải được thực hiện nếu yếu tố an ninh, an toàn và tình trạng sức khỏe của trẻ cho phép. 
II. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ TẠI CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
1. Các tiêu chuẩn trong việc tiếp nhận và phỏng vấn nạn nhân: 
a) Tuân thủ và đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục và đối tượng trong 
việc tiếp nhận nạn nhân.
b) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân cần bố trí không gian an toàn, thân thiện, cán bộ thực hiện phù hợp với giới tính, 
lứa tuổi, quốc tịch và các yếu tố khác; không có sự phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, 
địa vị xã hội, tình trạng thể chất hoặc giới tính. 
c) Cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân phải hướng dẫn, giải thích cho nạn nhân về khu vực quanh nơi tiếp 
nhận, nội quy, quy chế khu vực, đảm bảo nạn nhân đựơc cung cấp các thông tin cần thiết liên quan nơi 
tiếp nhận; phải thảo luận về những vấn đề của nạn nhân một cách tích cực.
d) Trong quá trình phỏng vấn nạn nhân, coi trọng phương pháp lấy nạn nhân làm trung tâm, đồng cảm, 
chia sẻ với những tổn thương về tâm lý của nạn nhân. Nạn nhân có quyền yêu cầu người hỗ trợ mình 
trong suốt quá trình phỏng vấn. 
đ) Việc phỏng vấn xác định nạn nhân chỉ được bắt đầu sau khi đã cung cấp các dịch vụ phục hồi quan trọng 
nhất về y tế và tâm lý cho nạn nhân. 
2. Các tiêu chuẩn trong việc xác định nạn nhân: 
a) Các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc xác định nạn nhân phải phối hợp, chia sẻ thông tin 
với cơ sở hỗ trợ nạn nhân, đảm bảo quy trình xác định nạn nhân được thực hiện đúng quy định.
•	 Địa chỉ liên hệ với nạn nhân sau khi kết thúc hỗ trợ:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
•	 Theo dõi nạn nhân sau khi hồi gia:
Sau 6 tháng Sau 12 tháng Sau 24 tháng
Phụ lục 2
DỰ THẢO
BỘ TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
I. CÁC TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NẠN NHÂN
1. Tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe và tôn trọng nhân phẩm, không phân biệt đối 
xử, kỳ thị đối với nạn nhân:
a) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ quan có thẩm quyền phải có phương án bảo đảm an toàn về tính mạng và 
sức khỏe cho nạn nhân tại nơi ở, nơi làm việc, học tập và hoặc nơi họ cư trú trong suốt quá trình hỗ trợ 
hòa nhập cộng đồng.
b) Cán bộ trực tiếp tham gia hỗ trợ nạn nhân cần đánh giá tình trạng thể chất, tinh thần và diễn biến tâm lý 
của nạn nhân để có biện pháp đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân. Đồng thời, giải thích rõ với nạn nhân, 
người thân của họ, người có quyền và lợi ích liên quan và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về vấn 
đề đảm bảo an toàn tính mạng sức khoẻ cho nạn nhân, đảm bảo vì lợi ích tốt nhất cho nạn nhân là trẻ 
em. 
c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cán bộ trực tiếp tham gia hỗ trợ nạn nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm 
vụ, quyền hạn của mình cần xử sự phù hợp, trách nhiệm, ứng xử văn hóa và có thái độ tôn trọng nhân 
phẩm, quyền được hỗ trợ của nạn nhân. 
2. Tiêu chuẩn về đảm bảo quyền được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ theo quy định của nạn nhân:
a) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân 
công có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ đảm bảo nạn nhân được tham gia và tiếp cận với các dịch vụ 
hỗ trợ khi cần thiết. 
b) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân cần xây dựng quy trình, dịch vụ hỗ trợ phù hợp và bố trí cán bộ một cách hợp lý để 
hỗ trợ nạn nhân, chú trọng đến giới tính của nạn nhân.
c) Trong quá trình hỗ trợ, cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân cần tham khảo ý kiến nạn nhân và đánh giá 
về thể chất, tinh thần cùng các yếu tố khác đảm bảo cho nạn nhân được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ 
phù hợp và hiệu quả.
3. Tiêu chuẩn về đảm bảo bí mật các thông tin cá nhân của nạn nhân:
a) Việc công bố các thông tin về nạn nhân cần phải có sự cân nhắc, chọn lọc, đề cao quy tắc đạo đức nghề 
nghiệp và mọi thông tin công bố bảo đảm không làm ảnh hưởng tới quá trình hòa nhập cộng đồng của 
nạn nhân.
CẨM NANG
Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán 
CẨM NANG
Thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán 
31 | | 32
đ) Trong mọi trường hợp, việc chuyển tuyến nạn nhân cần được tiến hành thận trọng và chính xác nhằm 
cung cấp cho nạn nhân những dịch vụ hiệu quả và phù hợp nhất.
7. Tiêu chuẩn trong việc hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân:
a) Hòa nhập cộng đồng là mục tiêu cuối cùng của hoạt động hỗ trợ nạn nhân. Việc hòa nhập có thể được 
diễn ở đâu cần phụ thuộc vào quyết định của nạn nhân. Nạn nhân có thể tái hòa nhập với gia đình, hoặc 
với một gia đình và cộng đồng dân cư mới. 
b) Việc tái hòa nhập chỉ được bắt đầu sau khi đã hoàn thành việc đánh giá đúng mức về bản chất cụ thể của 
từng nạn nhân và của địa phương mà họ sẽ về tái hòa nhập, cần phải đánh giá thường xuyên sự an toàn 
của nơi mà nạn nhân sinh sống cũng như tình hình cuộc sống của nạn nhân.
c) Nếu nạn nhân là trẻ em, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân cần phải thực hiện các 
bước để đảm bảo rằng nạn nhân đó tiếp tục được đi học dựa vào trình độ của mình. 
8. Tiêu chuẩn trong việc theo dõi, đánh giá và kết thúc các hoạt động hỗ trợ
a) Cán bộ được giao nhiệm vụ phụ trách trường hợp phải kết nối nạn nhân với các dịch vụ có sẵn và có kế 
hoạch, định kỳ liên lạc với chính quyền địa phương nơi nạn nhân tái hòa nhập để nắm bắt được thông 
tin đầy đủ nhất. Cần phải chuẩn bị và thường xuyên cập nhật thông tin của nạn nhân tại gia đình, cộng 
đồng một cách linh hoạt để theo dõi, trong đó ưu tiên và giải quyết các nhu cầu và khó khăn của nạn 
nhân. 
b) Các chuyến thăm nhằm mục đích theo dõi tái hòa nhập cần phải được thực hiện một cách cẩn trọng dựa 
theo các yêu cầu và tình hình của nạn nhân. Số chuyến thăm này có thể được thay đổi tuỳ thuộc vào nhu 
cầu thực tế của nạn nhân. 
c) Trước khi kết thúc một trường hợp, Cơ sở hỗ trợ nạn nhânphải cố gắng đảm bảo rằng sức khoẻ của nạn 
nhân đã tốt hơn, nạn nhân đã có sự ổn định về tâm lý, tự tin hơn khi trở về cuộc sống tại cộng đồng và 
gia đình. Đồng thời cũng cần có sự đánh giá, dự báo và đảm bảo các điều kiện về kinh tế, sự kỳ thị và các 
khó khăn khác tại gia đình, cộng đồng khi nạn nhân trở về được giải quyết ở mức cao nhất có thể. Việc 
thận trọng, tỉ mỉ khi đưa ra quyết định kết thúc trường hợp là hết sức cần thiết và quan trọng.
d) Trong trường hợp không thể liên hệ được với nạn nhân, người thực hiện phải thực hiện các biện pháp có 
thể nhằm liên hệ với gia đình và những người cung cấp dịch vụ khác trước khi kết thúc trường hợp đó. 
đ) Cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân cần cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan của nạn nhân trong quá 
trình phục hồi tại cơ sở, cho gia đình và các bên liên quan khi có yêu cầu. 
III. TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHI THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
1. Tiêu chuẩn đối với người đứng đầu cơ sở hỗ trợ nạn nhân: 
a) Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật.
b) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân cần phải được đảm bảo rằng quy trình tuyển dụng các nhân viên trực tiếp hỗ trợ 
nạn nhân được đánh giá về khả năng, trình độ và tư cách đạo đức của từng cá nhân, bao gồm cả việc 
kiểm tra lý lịch tư pháp của họ.
b) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân phải thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin, với cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn 
nhân để đối phó với với sự căng thẳng cũng như các ảnh hưởng tâm lý khác mà họ phải trải qua trong 
công việc mà họ thực hiện; có chính sách hỗ trợ cần thiết và phù hợp cho các hoạt động làm giảm căng 
thẳng đối với cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân nhằm tăng hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ. 
2. Tiêu chuẩn cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân: 
a) Cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân phải thu thập đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu của nạn nhân, 
vụ việc liên quan đến nạn nhân để hiểu rõ về bản chất, nội dung, và những nhu cầu cần thiết cho nạn 
nhân.
b) Cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện diễn biến quá trình phục hồi nạn 
nhân, các quy định của pháp luật liên quan để lựa chọn phương án thực hiện hỗ trợ có hiệu quả. Quá 
trình tiến hành cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần cụ thể, dễ hiểu, dễ vận dụng, có tính khả thi, bảo đảm 
tiết kiệm,an toàn thể chất và tâm lý, phù hợp với điều kiện, trình độ nhận thức của nạn nhân. 
c) Cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân phải giữ một mức độ độc lập và khách quan trong quá trình hỗ trợ nạn nhân. 
-----------------
b) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân phải tuân thủ các quy định về các căn cứ, trình 
tự, thủ tục xác định nạn nhân quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan; đảm bảo môi trường, 
không gian thân thiện và an toàn trong quá trình phỏng vấn, xác định nạn nhân. 
c) Quá trình xác định nạn nhân phải luôn đi kèm với việc chăm sóc nạn nhân, thông qua sự hỗ trợ tại Cơ 
sở hỗ trợ nạn nhân đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho nạn nhân.
d) Nạn nhân không chắc chắn về độ tuổi nhưng có khả năng là trẻ em phải được đối xử như một trẻ em 
và quá trình xác định và phỏng vấn nạn nhân phải tuân theo các nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích tốt 
nhất cho trẻ.
3. Tiêu chuẩn trong việc tư vấn tâm lý:
a) Việc hỗ trợ tâm lý cần thực hiện ngay khi nạn nhân được tiếp nhận tại các Cơ sở hỗ trợ nạn nhân và phải 
do cán bộ được đào tạo thực hiện.
b) Cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân cần sử dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ nghề nghiệp 
để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với nạn nhân. Đảm bảo trạng thái tinh thần ổn định, lành 
mạnh, tập trung khi tư vấn tâm lý cho nạn nhân; quan sát và thiết lập, duy trì mối quan hệ thân thiện, 
xây dựng lòng tin với nạn nhân, khi cần thiết nguời thực hiện cần phải tiến hành ngay lập tức biện pháp 
can thiệp khủng hoảng đối với nạn nhân.
4. Tiêu chuẩn trong hoạt động đánh giá quá trình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng:
a) Cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân tự đánh giá về chất lượng các dịch vụ đã cung cấp cho nạn nhân trên 
cơ sở các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.
b) Đánh giá nguy cơ khi trở về sống với gia đình và cộng đồng của nạn nhân phải được thực hiện ngay khi 
có thể để xác định tính khả thi của việc hòa nhập cộng đồng của họ. 
c) Các kết quả đánh giá phải được sử dụng để xác định các dịch vụ và sự hỗ trợ đối với nạn nhân cho phù 
hợp và hiệu quả và phải được sử dụng làm thông tin để lập kế hoạch hỗ trợ. 
d) Trẻ em là nạn nhân được đánh giá riêng để quyết định kế hoạch hỗ trợ phù hợp cho từng trường hợp.
5. Tiêu chuẩn trong việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ hòa nhập cộng đồng: 
a) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhâncần phải đảm bảo rằng việc xây dựng kế hoạch 
hỗ trợ nạn nhân nói chung và lập kế hoạch trường hợp cụ thể nói riêng là một hoạt động diễn ra liên tục 
trong quá trình hỗ trợ nạn nhân, và nạn nhân phải được khuyến khích tham gia một cách tích cực vào 
việc lập kế hoạch trường hợp cho bản thân mình. 
b) Việc lập kế hoạch trường hợp nạn nhân cần dựa trên cơ sở đánh giá, theo dõi khả năng, nguyện vọng 
và điểm mạnh của nạn nhân và những nguồn lực có thể tiếp cận để xây dựng một kế hoạch phù hợp và 
hiệu quả.
c) Tất cả các hoạt động phải tập trung vào các nhu cầu của nạn nhân, và nạn nhân phải được hỏi ý kiến 
thường xuyên và được thông báo về các hoạt động trong kế hoạch dành cho trường hợp của mình. 
d) Các kế hoạch hỗ trợ phải được xây dựng cùng với tất cả những bên cung cấp dịch vụ có liên quan và 
phải thường xuyên cập nhật, kiểm tra và xem xét lại, để có sự phù hợp với thực tiễn thay đổi. 
đ) Nội dung kế hoạch hỗ trợ cần cụ thể các nội dung: mục đích, thách thức và quy trình giải quyết, tiến độ 
thời gian và bên cung cấp dịch vụ và phải lưu vào hồ sơ của nạn nhân. 
6. Tiêu chuẩn trong quá trình thực hiện chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ nạn nhân:
a) Cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân phải lưu giữ danh sách tên, các đối tác cung cấp dịch vụ khác nhau cho 
nạn nhân. Danh sách này cần phải được cập nhật thường xuyên. 
b) Trước khi tiến hành các hoạt động chuyển tuyến các dịch vụ hỗ trợ, Cán bộ trực tiếp hỗ trợ nạn nhân 
cần hết sức thận trọng, đánh giá toàn diện trên cơ sở theo dõi quá trình phục hồi nạn nhân, trong trường 
hợp cần thiết phải tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia liên quan tới dịch vụ định kết nối để 
có quyết định chính xác và an toàn nhất.
c) Việc chuyển tuyến phải tôn trọng ý kiến và yêu cầu của nạn nhân.
d) Khi chuyển tuyến một nạn nhân, bên cung cấp dịch vụ ở đầu chuyển đi phải cung cấp cho các 
bên cung cấp dịch vụ ở đầu tiếp nhận tất cả các thông tin liên quan về trường hợp của nạn nhân. 
Thiết kế và in ấn tại: ............................
In ...... cuốn, khổ(cm) 21 x 29,7 
Quyết định Xuất bản số: 879/QĐ-NXB LĐXH, đăng ký kế hoạch Xuất bản số 695-2010/CXB/85-186/LĐXH Mã: 
85 - 185
 12 - 07

File đính kèm:

  • pdfcam_nang_thuc_hien_cong_tac_ho_tro_hoa_nhap_cong_dong_cho_na.pdf