Các yếu tố ảnh hưởng tới tài sản thương hiệu của các sàn thương mại điện tử Việt Nam
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các sàn thương mại điện tử ở thị
trường Việt Nam, việc xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua
phát triển tài sản thương hiệu là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu này sẽ
xem xét và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng tới tài sản thương hiệu của
các sàn thương mại điện tử Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này,
một bảng hỏi khảo sát đã được xây dựng nhằm thu thập câu trả lời của
150 người. Dữ liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới tài sản thương
hiệu được kiểm định bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến trên
phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy: nhận thức thương hiệu, liên tưởng
thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành là 4 nhân tố tác
động tích cực đến tài sản thương hiệu. Từ kết quả trên, nghiên cứu đưa
ra các khuyến nghị về các hoạt động quảng cáo, cải tiến sản phẩm và
xây dựng tập hợp khách hàng trung thành nhằm giúp các doanh nghiệp
phát triển tài sản thương hiệu.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng tới tài sản thương hiệu của các sàn thương mại điện tử Việt Nam
ành đối với một thương hiệu có thể được thể hiện thông qua hành vi hoặc thái độ của người tiêu dùng. Trên góc độ hành vi, đó là việc tiếp tục mua sản phẩm của doanh nghiệp trong tương lai bất chấp những nỗ lực marketing của đối thủ. Xét về khía cạnh TNU Journal of Science and Technology 226(08): 17 - 24 20 Email: jst@tnu.edu.vn thái độ, lòng trung thành thương hiệu có thể được thể hiện qua thái độ thiện cảm của người tiêu dùng và ý định cam kết lâu dài với doanh nghiệp [20]. Lòng trung thành thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và là một phần quan trọng trong tài sản thương hiệu [15], [21]. Do đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau: H4: Lòng trung thành thương hiệu có tác động tích cực tới tài sản thương hiệu của doanh nghiệp. Từ các giả thuyết trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau (Hình 1). Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất [15] 2.3. Phương pháp nghiên cứu Công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi dùng thang đo Likert 5 điểm với mức (1) Rất không đồng ý đến (5) Rất đồng ý. Các biến quan sát được mô phỏng theo các nghiên cứu trước đây về tài sản thương hiệu [21], [22]. Các câu hỏi đã được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh TMĐT ở Việt Nam và bảng hỏi cuối cùng gồm 15 biến quan sát bao gồm: Nhận thức thương hiệu (3 biến), liên tưởng thương hiệu (3 biến), chất lượng cảm nhận (3 biến), lòng trung thành thương hiệu (3 biến) và tài sản thương hiệu (3 biến). Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, chủ yếu là những khách hàng thường xuyên sử dụng các trang TMĐT tại thành phố Hà Nội. Nhận thức của khách hàng về các yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu sẽ được khảo sát dựa trên trang TMĐT mà họ sử dụng thường xuyên nhất. Số lượng mẫu tối thiểu cần gấp 5 lần so với số lượng biến quan sát [23]. Như vậy, số lượng mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 15 x 5 = 75. Tuy nhiên để bảo đảm độ tin cậy, bảng khảo sát đã được gửi tới 172 khách hàng và thu được 150 phiếu trả lời hợp lệ. Dữ liệu khảo sát sẽ được phân tích qua 5 bước. Thứ nhất, thống kê mô tả tổng quát sẽ được tiến hành để khái quát được đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Các tiêu chí thống kê mô tả trong nghiên cứu này gồm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập và các trang TMĐT thường sử dụng. Thứ hai, kiểm định Cronbach’s Alpha sẽ được tiến hành nhằm kiểm tra mức độ tin cậy của thang đo. Thông qua đó, nghiên cứu có thể giữ lại những biến quan sát đáng tin cậy và loại bỏ những biến không phù hợp. Thứ ba, phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sử dụng để rút gọn các biến quan sát thành một tập hợp các nhân tố có ý nghĩa hơn. Phân tích EFA sẽ cho biết số nhân tố được gộp lại trên thực tế có phù hợp với lý thuyết hay không. Thứ tư, kiểm định hệ số tương quan Pearson được thực hiện nhằm kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trước khi đưa vào hồi quy. Cuối cùng, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, từ đó giúp kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. TNU Journal of Science and Technology 226(08): 17 - 24 21 Email: jst@tnu.edu.vn 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thống kê mô tả Bảng 1. Thống kê mô tả mẫu Số lƣợng Tỉ lệ Giới tính Nam 63 42% Nữ 87 58% Độ tuổi Dưới 18 18 12% 18 – 25 61 41% 26 - 35 32 21% 36 - 45 21 14% Trên 45 18 12% Nghề nghiệp Học sinh – sinh viên 53 35% Nhân viên văn phòng 58 39% Tự kinh doanh 19 13% Lao động tự do 11 7% Khác 9 6% Thu nhập Dưới 5 triệu VNĐ 50 33% Từ 5 đến dưới 10 triệu VNĐ 59 39% Từ 10 đến dưới 20 triệu VNĐ 21 14% Trên 20 triệu VNĐ 20 14% Website TMĐT thƣờng xuyên sử dụng Shopee 59 39% Tiki 52 35% Lazada 19 12% Sen Đỏ 13 9% Khác 7 5% Kết quả thống kê mô tả mẫu (Bảng 1) cho thấy nữ giới là những người sử dụng các trang TMĐT nhiều hơn nam giới (58% so với 42%). Đa phần khách hàng của các trang TMĐT là những người trẻ từ 18 – 25 tuổi, là học sinh, sinh viên hoặc nhân viên văn phòng với thu nhập trung bình (khoảng dưới 10 triệu VNĐ). Hai trang TMĐT phổ biến nhất với nhóm đối tượng này là Shopee và Tiki. 3.2. Kiểm định thang đo Bảng 2 cho thấy thang đo đạt độ tin cậy với giá trị Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7. Tất cả các biến trong thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, chứng tỏ thang đo của mô hình đạt độ tin cậy. Bảng 2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Nhân tố Cronbach’s Alpha Nhận thức thương hiệu 0,948 Sự liên tưởng thương hiệu 0,939 Chất lượng cảm nhận 0,918 Lòng trung thành thương hiệu 0,937 Tài sản thương hiệu 0,931 Bảng 3 trình bày kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA và cho thấy các biến đều có giá trị eigenvalues lớn hơn 1; KMO đạt 0,841 (KMO > 0,4), kiểm định Bartlett cho kết quả 2408,362 TNU Journal of Science and Technology 226(08): 17 - 24 22 Email: jst@tnu.edu.vn với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, tổng phương sai rút trích của 4 biến lớn hơn 50%. Do đó, thang đo với 15 biến quan sát đạt độ tin cậy và phù hợp cho các kiểm định sau Bảng 3. Kiểm định KMO – Barlett Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,841 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2408,362 df 66 Sig. 0,000 Bảng 4 trình bày kết quả sau khi sử dụng ma trận xoay, 12 biến quan sát trên thực tế đã được chia làm 4 nhóm tương ứng với 4 biến độc lập trong giả thuyết. Bảng 4. Phân tích nhân tố khám phá 1 2 3 4 NT1 0,933 NT2 0,936 NT3 0,936 LT1 0,896 LT2 0,919 LT3 0,904 CL1 0,907 CL2 0,911 CL3 0,935 TT1 0,813 TT2 0,876 TT3 0,862 3.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Trước khi sử dụng hồi quy đa biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu, kiểm định tương quan Pearson được tiến hành. Kết quả cho thấy 4 biến nhận thức thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành thương hiệu đều có tương quan tích cực với biến tài sản thương hiệu (Bảng 5). Bảng 5. Kiểm định tương quan Pearson NT LT CL TT TS Tương quan Pearson 0,654 0,702 0,330 0,762 Mức ý nghĩa 0.000 0.000 0.000 0.000 Bảng 6. Kiểm định hồi quy đa biến Biến độc lập Hệ số Beta chuẩn hóa t Mức ý nghĩa VIF Nhận thức thương hiệu 0,264 5,076 0,000 1,497 Liên tưởng thương hiệu 0,328 6,022 0,000 1,648 Chất lượng cảm nhận 0,122 2,753 0,007 1,096 Sự trung thành thương hiệu 0,388 6,663 0,000 1,885 R 2 0,739 R 2 hiệu chỉnh 0,732 F 102,574 Mức ý nghĩa 0,000 Kết quả kiểm định hồi quy (Bảng 6) cho thấy, mô hình đề xuất với 4 biến độc lập có khả năng giải thích 73,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc tài sản thương hiệu. Mô hình được đánh giá là phù hợp với F = 102,574 (sig = 0,000). Hệ số phóng đại phương sai VIF nhỏ hơn 10 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến [24]. TNU Journal of Science and Technology 226(08): 17 - 24 23 Email: jst@tnu.edu.vn Các biến độc lập có ảnh hưởng tới tài sản thương hiệu tại mức ý nghĩa 5% là nhận thức thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận và sự trung thành thương hiệu. Trong đó sự trung thành thương hiệu có tác động mạnh nhất đến tài sản thương hiệu (Beta = 0,388). Sau đó là liên tưởng thương hiệu (Beta = 0,328), nhận thức thương hiệu (Beta = 0,264) và chất lượng cảm nhận (Beta = 0,122). Như vậy, cả 4 giả thuyết đưa ra đều được chấp nhận. Như vậy, kết quả nghiên cứu trên hoàn toàn phù hợp với mô hình lý thuyết của Aaker. Từ kết quả trên chúng ta rút ra được một số nhận xét như sau: Thứ nhất, nhận thức thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến tài sản thương hiệu. Vì khách hàng có xu hướng cân nhắc lựa chọn những thương hiệu mà họ có khả năng nhớ ra trong quá trình ra quyết định mua hàng nên thương hiệu nào sở hữu mức độ nhận thức cao hơn sẽ có nhiều khả năng được lựa chọn. Hơn nữa, nhận thức thương hiệu cũng phản ánh uy tín của doanh nghiệp và giảm mức độ rủi ro cảm nhận của khách hàng. Do đó có thể khẳng định rằng nhận thức thương hiệu góp phần tạo nên tài sản thương hiệu. Thứ hai, liên tưởng thương hiệu đóng góp tích cực vào tài sản thương hiệu. Liên tưởng thương hiệu thể hiện ý nghĩa thực sự của một thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Việc khách hàng liên tưởng đến những đặc trưng tốt đẹp của thương hiệu sẽ tạo ra cảm tình đối với thương hiệu đó. Trên cơ sở đó, khách hàng sẽ có thêm lý do để lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì các đối thủ cạnh tranh khác. Thứ ba, chất lượng cảm nhận đối với sản phẩm tác động tích cực tới tài sản thương hiệu. Chất lượng cảm nhận được hình thành thông qua quá trình trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm. Một sản phẩm đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng sẽ là cơ sở đánh giá thương hiệu và là căn cứ cho các lần mua hàng tiếp theo. Do đó, tài sản thương hiệu cần được phát triển trên nền tảng là các sản phẩm có chất lượng cao. Thứ tư, lòng trung thành là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới tài sản thương hiệu của một doanh nghiệp. Những khách hàng trung thành thường có thái độ thiện cảm với thương hiệu. Không những vậy họ còn tiếp tục sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp và góp phần tăng trưởng tài sản thương hiệu. 4. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy rằng việc xây dựng tài sản thương hiệu cho các sàn TMĐT cần được dựa trên 4 trụ cột chính đó là phát triển nhận thức thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành. Để nâng cao nhận thức thương hiệu, các doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá hình ảnh đến đông đảo khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các thông điệp quảng cáo cũng cần nêu bật các đặc điểm nổi trội của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh để tạo dựng những liên tưởng tích cực về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Trong quá trình truyền thông, các sàn TMĐT có thể liên kết với những người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu nhằm tạo hình ảnh đẹp để chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến dịch vụ để nâng cao chất lượng cảm nhận của khách hàng. Cụ thể trong thị trường TMĐT, các doanh nghiệp cần xây dựng giao diện thân thiện với người sử dụng; đẩy nhanh tốc độ, sự chính xác và bảo đảm trong quá trình giao nhận; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và xử lý tốt các khiếu nại phát sinh. Cuối cùng, các trang TMĐT nên tập trung xúc tiến chương trình khách hàng thân thiết hoặc chương trình hội viên để thúc đẩy hành vi mua hàng lâu dài. Đây sẽ là nền tảng quan trọng việc xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và giúp gia tăng tài sản thương hiệu. TNU Journal of Science and Technology 226(08): 17 - 24 24 Email: jst@tnu.edu.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] A. Mitra, “E-Commerce in India - a review,” International Journal of Marketing, Financial Services & Management Research, vol. 2, no. 2, pp. 126-132, 2013. [2] Statista, “E-commerce worldwide – statistics & facts,” Statista Research Department. [Online]. Available: https://www.statista.com/topics/871/online-shopping/. [Accessed Jan. 29 th , 2021]. [3] Vietnam E-commerce Association, “Vietnam E-Business Index 2020,” [Online]. Available: https://vecom.vn/bao-cao-chi-so-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2020. [Accessed Jan. 29 th , 2021]. [4] H. N. Duong, “E-commerce in economic development in Vietnam,” (in Vietnamese), Review of Finance, vol. 2, no. 7, pp. 27-31, 2020. [5] Iprice, “Vietnam’s E-commerce map,” (in Vietnamese), Iprice Group. [Online]. Available: https://iprice.vn/insights/mapofecommerce/. [Accessed Jan. 29 th , 2021]. [6] M. R. Jalilvand, N. Samiei, and S. H. Mahdavinia, “The effect of brand equity components on purchase intention: An application of Aaker’s model in the automobile industry,” International business and management, vol. 2, no. 2, pp. 149-158, 2011. [7] Z. Tanveer, and R. N. Lodhi, “The effect of brand equity on customer satisfaction: An empirical study based on David Aaker's Brand Equity Model,” IUP Journal of Brand Management, vol. 13, no. 3, pp. 43-54, 2016. [8] A. Bougenvile, and E. Ruswanti, “Brand equity on purchase intention consumers’ willingness to pay premium price juice,” Journal of Economics and Finance, vol. 8, no.1, pp. 12-18, 2017. [9] L. Wood, “Brands and brand equity: definition and management,” Management Decision, vol. 38, no. 9, pp. 662-669, 2000. [10] U. K. Maurya, and P. Mishra, “What is a brand? A Perspective on Brand Meaning,” European Journal of Business and Management, vol. 4, no. 3, pp. 122-133, 2012. [11] S. Davis, “Implementing your BAM strategy: 11 steps to making your brand a more valuable business asset,” Journal of Consumer Marketing, vol. 19, no. 6, pp. 503-513, 2002. [12] S. Farjam, and X. Hongyi, “Reviewing the concept of brand equity and evaluating consumer-based brand equity (CBBE) models,” International Journal of Management Science and Business Administration, vol. 1, no. 8, pp. 14-29, 2015. [13] K. L. Keller, Strategic Brand Management: Building, Measuring and Managing Brand Equity, 2 nd ed., Prentice-Hall, Englewood Cliffs, NJ, 2003. [14] K. L. Keller, “Conceptualizing, Measuring, and Managing Customer-Based Brand Equity,” Journal of Marketing, vol. 51, no. 1, pp. 1-22, 1993. [15] D. A. Aaker, Managing Brand Equity. The Free Press, New York, 1991. [16] E. Atilgan, S. Aksoy, and S. Akinci, “Determinants of the brand equity,” Marketing Intelligence & Planning, vol. 23, no. 3, pp. 237-248, 2005. [17] C. Y. Fayrene, and G. C. Lee, “Customer-based brand equity: A literature review,” Researcher World, vol. 2, no. 12, pp. 33-42, 2011. [18] J. Sasmita, and N. M. Suki, “Young consumers’ insights on brand equity,” International Journal of Retail & Distribution Management, vol. 43, no. 3, pp. 276-292, 2015. [19] B. Pouromid, and S. Iranzadeh, “The evaluation of the factors affects on the brand equity of Pars Khazar household appliances based on the vision of female consumer,” Middle-East Journal of Scientific Research, vol. 12, no. 8, pp. 1050-1055, 2012. [20] H. N. T. Ngo, B. V. Nguyen, and M. T. Dinh, “Components of brand equity: the case of Binh Thuan dragon fruit,” (in Vietnamese), Journal of Economic Development, no. 285, pp. 61-82, 2014. [21] B. Yoo, N. Donthu, and S. Lee, “An Examination of Selected Marketing Mix Elements and Brand Equity,” Journal of the Academy of Marketing Science, vol. 28, no. 2, pp. 195-211, 2000. [22] W. Wang, and H. Li, “Factors influencing mobile services adoption: a brand‐ equity perspective,” Internet Research, vol. 22, no. 2, pp. 142-179, 2012. [23] J. F. Hair, W. C. Black, B. J. Babin, and R. E. Anderson, Multivariate data analysis: Pearson new international edition, 7 th edition, Pearson Higher Ed., 2013. [24] J. Pallant, SPSS survival manual: a step by step guide to data analysis using IBM SPSS, 6 th edition, Open University Press, England, 2016.
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_toi_tai_san_thuong_hieu_cua_cac_san_thu.pdf