Các vấn đề đặt ra khi triển khai việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Nha Trang

Đại học Nha Trang đưa học phần Tiếng Anh chuyên ngành vào Chương trình

đào tạo cập nhật năm 2016 như một cứu cánh cho chất lượng sản phẩm đầu ra, khi

mà xã hội ngày càng được quốc tế hóa. Việc triển khai học phần này đặt ra cho các

nhà quản lý rất nhiều vấn đề mới mẻ. Phạm vi bài viết này đưa ra những phát sinh

trong quá trình chuẩn bị nhằm thảo luận tìm kiếm các biện pháp thực hiện hiệu quả.

Các vấn đề đặt ra khi triển khai việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Nha Trang trang 1

Trang 1

Các vấn đề đặt ra khi triển khai việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Nha Trang trang 2

Trang 2

Các vấn đề đặt ra khi triển khai việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Nha Trang trang 3

Trang 3

Các vấn đề đặt ra khi triển khai việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Nha Trang trang 4

Trang 4

Các vấn đề đặt ra khi triển khai việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Nha Trang trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2120
Bạn đang xem tài liệu "Các vấn đề đặt ra khi triển khai việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các vấn đề đặt ra khi triển khai việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Nha Trang

Các vấn đề đặt ra khi triển khai việc dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Nha Trang
109 
CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI TRIỂN KHAI VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG 
ANH CHUYÊN NGÀNH TẠI ĐẠI HỌC NHA TRANG 
GV: Nguyễn Thị Ngọc Soạn Khoa Điêṇ điêṇ tử 
TÓM TẮT 
 Đại học Nha Trang đưa học phần Tiếng Anh chuyên ngành vào Chương trình 
đào tạo cập nhật năm 2016 như một cứu cánh cho chất lượng sản phẩm đầu ra, khi 
mà xã hội ngày càng được quốc tế hóa. Việc triển khai học phần này đặt ra cho các 
nhà quản lý rất nhiều vấn đề mới mẻ. Phạm vi bài viết này đưa ra những phát sinh 
trong quá trình chuẩn bị nhằm thảo luận tìm kiếm các biện pháp thực hiện hiệu quả. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Anh đại cương (General English-GE) là một trong những kỹ năng cơ bản 
để thiết lập các mối quan hệ và tương tác giữa con người với nhau trong công cuộc hội 
nhập; trong khi đó tiếng Anh chuyên ngành (TACN) (English for Specific Purposes-
ESP) là cơ sở thực tiễn để phát triển hợp tác, trao đổi học thuật và phát triển chuyên 
môn. Việc trang bị tiếng Anh nói chung và tiếng Anh chuyên ngành một cách hiệu quả 
cho đối tượng người học đang là mục tiêu hướng tới cho những nước không dùng 
tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, trong đó có Việt Nam. Tại một số trường Đại học 
không chuyên ngữ ở Việt nam, đã triển khai việc giảng dạy TACN, nhưng qua đánh 
giá, vấn đề này vẫn còn là một bài toán khó chưa đến được kết quả cuối cùng, nó chưa 
vào khuôn khổ như một học phần giảng dạy khác đang có, như: có bài giảng phù hợp, 
giáo viên được đào tạo chuyên nghiệp, phương pháp giảng dạy đã định hình. Làm thế 
nào để HP này đem lại kết quả cho sinh viên như mong đợi. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Bối cảnh chung việc đưa tiếng TACN vào giảng dạy trong nhà trường 
 Thông qua kênh sử dụng lao động của các doanh nghiệp đồng thời thực hiện cam 
kết đối với xã hội thông qua chuẩn đầu ra, nhà trường đã bổ sung học phần (HP) 
TACN vào tất cả các ngành đào tạo, định hướng triển khai cho khóa 58. Tuy nhiên đi 
trước các cơ sở đào tạo chính quy, hiện nay có rất nhiều trung tâm đã mở ra các khóa 
TACN cho các lĩnh vực cụ thể và rất được những sinh viên mới ra trường đi làm quan 
tâm theo học. 
Đại học Nha Trang cũng chú trọng đến việc trang bị TACN cho sinh viên qua hoạt 
động đăng ký giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh của các giáo viên (GV) được 
học tập ở nước ngoài. Cũng giống như các trường khác, hoạt động này thể hiện dưới 
các hình thức như: 
- Giảng viên sử dụng bài giảng tiếng Anh, và giảng bài bằng tiếng Việt. 
- Giảng viên cho bài tập bằng tiếng Anh, sinh viên đọc hiểu và làm bài tập bằng tiếng 
Việt. 
110 
- Giảng viên cung cấp tài liệu cho chủ đề liên quan đến HP bằng tiếng Anh và yêu cầu 
sinh viên trình bày slides bằng tiếng Anh, thuyết trình trước lớp bằng tiếng Việt. 
 Các phương pháp này giúp sinh viên tiếp xúc với tài liệu tiếng Anh thường xuyên 
hơn, đặc biệt là các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành sinh viên đang theo học. Có 
thêm vốn từ vựng, đọc hiểu tài liệu sẽ tốt hơn. Đây là tiền đề cơ bản giúp sinh viên tự 
tin hơn và yêu thích đọc sách và tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. 
Tuy nhiên trang bị tiếng Anh cho sinh viên sẽ tốt hơn nếu áp dụng theo điều kiện 
tiên quyết này: 
Quy trình thực hiện logic việc trang bị tiếng Anh cho sinh viên kỹ thuật 
2. Phân biệt dạy tiếng anh chuyên ngành và dạy chuyên ngành bằng tiếng anh 
HP giảng dạy Tiếng anh chuyên ngành Chuyên ngành (bằng tiếng anh) Mục tiêu giảng dạy Giúp sinh viên tiếp cận phương pháp đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng tiếng anh, rèn luyện khả năng nghe nói và bổ sung thêm từ vựng chuyên môn 
Giúp sinh viên tiếp cận chuyên môn và nắm được các thuật ngữ chuyên môn 
Mô tả học phần Là mô tả của một HP tiếng anh có các chủ đề là các tài liệu chuyên ngành khác nhau 
Mô tả kiến thức của HP đang học và ứng dụng của HP này trong nghề nghiệp Nội dung giảng dạy Thuộc nhiều lĩnh vực thuộc chuyên ngành khác nhau nhưng không sâu 
Các chủ đề logic của một HP chuyên ngành 
Phương pháp giảng dạy 
Rèn luyện các kỹ năng Dịch và giảng bản chất vấn đề cho sinh viên 
Giáo viên giảng dạy Giáo viên chuyên ngữ Giáo viên chuyên ngành Giáo viên chuyên ngành Nội dung đánh giá Kỹ năng đọc hiểu, dịch, nghe nói viết các vấn đề chuyên ngành Hiểu, tính toán được, ứng dụng được kiến thức của HP Bản chất HP cơ bản HP chuyên ngành 
 Bảng so sánh các tiểu mục trong Đề cương chi tiết học phần 
3. Phân tích các yếu tố tác động đến việc giảng dạy Tiếng anh chuyên ngành 3.1 Yếu tố giáo viên: 
Vấn đề đặt ra là loại hình giáo viên nào đãm trách tốt hơn HP Tiếng anh chuyên 
ngành: 
 Giáo viên chuyên ngữ đãm trách 
Ngoại ngữ 1, 2, 3 Tiếng Anh chuyên ngành Chuyên ngành (dạy bằng tiếng Anh) 
111 
Ở các nước không nói tiếng Anh, người ta vẫn để giáo viên tiếng Anh giảng dạy HP 
TACN, nhưng có sự kết hợp chặt chẽ giữa giảng viên ngoại ngữ và giảng viên chuyên 
ngành sao cho việc dạy học đạt được kết quả cao nhất. Việc kết hợp này không đơn 
giản vì kiến thức chuyên ngành phủ kín nhiều lĩnh vực, GV dạy HP này có thể không 
nắm hết các thuật ngữ của HP kia. Cho nên nếu giáo viên chuyên ngữ này không hiểu 
hoặc hiểu chưa thấu đáo các thuật ngữ chuyên ngành hay các kiến thức liên quan tới 
ngành học có thể dẫn đến một số hoài nghi trong sinh viên về nội dung chuyên môn 
mà các em đang được học bằng tiếng Anh từ giáo viên. Vì lẽ đó giáo viên chuyên ngữ 
giảng dạy TACN cần phải biết về lĩnh vực mình giảng dạy nếu không muốn “mất 
điểm” trên bục giảng. 
 Một số trường ĐH của VN, cũng như trường ta trước đây cũng phân công HP TACN 
cho Khoa Ngoại ngữ phụ trách. Sinh viên khóa 48, 49 của Khoa Điện-Điện tử cũng 
được trang bị HP TACN do GV khoa ngoại ngữ phụ trách, kết quả đạt được không 
cao, nếu không muốn nói là thất bại vì nhiều lý do: không có giáo trình chuẩn sát với 
ngành nghề, thời lượng quá ít, trình độ sinh viên thấp, giáo viên ngoại ngữ và giáo 
viên chuyên ngành chưa cộng tác với nhau để lựa chọn nội dung phù hợp. 
 Giáo viên chuyên ngành đãm trách 
Một số trường ĐH ở Việt nam có đào tạo các HP bằng tiếng Anh, ngoài trình độ 
chuyên môn phù hợp còn đòi hỏi giáo viên phải đạt được IELTS 8.0 hoặc được đi đào 
tạo chuyên ngành đó ở nước ngoài. 
Tuy nhiên nếu GV biết kiến thức của chuyên ngành học sâu, sẽ sa đà vào việc giảng 
dạy nội dung, say sưa với thông tin mới của HP mang lại mà quên đi việc truyền tải 
ngôn ngữ, rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên từ đó HP sẽ bị biến sang hình thái dạy 
chuyên ngành bằng tiếng Anh. Hạn chế của việc này là GV chuyên ngành của HP nào 
được giao đãm trách TACN thì sẽ đào sâu lượng kiến thức về học phần đó hơn là trãi 
rộng ra bao quát chương trình đào tạo. 
Để khắc phục vấn đề này, có thể chia nhỏ học phần này cho nhiều GVCN có đăng ký 
đãm nhận, trong quá trình giảng dạy GV đó sẽ lồng ghép tiếng Anh vào trong bài 
giảng của mình 
 Tóm lại để dạy tốt TACN thì GV chuyên ngữ có kiến thức về chuyên ngành và 
GV chuyên ngành có trình độ ngoại ngữ có điều kiện đáp ứng ngang nhau. Để tăng 
cường năng lực giảng dạy, nhà trường cần có các khoá học bồi dưỡng kiến thức 
chuyên ngành cho giáo viên ngoại ngữ, song song đó, cần tạo điều kiện cho giáo viên 
giảng dạy chuyên ngành bổ sung, nâng cao trình độ ngoại ngữ. Nên có một số tiết dạy 
chung (co-teaching) giữa giáo viên tiếng Anh và giáo viên chuyên ngành. 
3.2 Yếu tố Tài liệu giảng dạy TACN 
 Hiện nay chưa có các giáo trình TACN cho các ngành cụ thể được BGD-ĐT phê 
duyệt để làm tài liệu tham khảo chung cho các trường cùng ngành nghề. Tài liệu tham 
112 
khảo cho HP này được bỏ ngõ cho GV giảng dạy biên soạn. Nội dung các tài liệu 
giảng dạy cho HP TACN sẽ hình thành như thế nào? 
Tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành phải tập trung khai thác các khía cạnh 
ngôn ngữ, những thuật ngữ chuyên ngành, chú trọng thực hành để phát triển vốn từ 
chuyên ngành gắn liền với 4 kỹ năng theo ngữ cảnh, tình hưống của ngành, giúp sinh 
viên quen với văn phong tiếng Anh dùng trong lĩnh vực chuyên ngành. Quan trọng 
nhất thông qua hoạt động ngôn ngữ, giúp người học ghi nhớ và vận dụng tốt trong lĩnh 
vực nghề nghiệp. Tài liệu dùng cho giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành khác với tài 
liệu dùng cho các môn chuyên ngành dạy bằng tiếng Anh do mục đích môn học, 
phương pháp giảng dạy, cách tiếp cận, trong khi đó, tài liệu các môn chuyên ngành 
giảng bằng tiêng Anh tập trung vào mãng nội dung, kiến thức của các môn chuyên 
ngành. 
 Trường hợp rất dễ xảy ra khi giáo viên chuyên ngữ biên soạn tài liệu giảng dạy 
TACN có kiến thức về tiếng, nhưng lại hạn chế về mặt chuyên môn. Tài liệu giảng dạy 
chủ yếu được sưu tầm và biên soạn lại từ các nguồn tài liệu sẵn có, thiếu tính hệ thống 
và rời rạc về nội dung, chưa thật sự đề cập đến chuyên ngành của môn học. Chính vì 
vậy, sau khi học xong học phần TACN, sinh viên có cảm giác mình “không học được 
nhiều cả kiến thức chuyên môn lẫn ngoại ngữ” 
- Nên có sự cộng tác của 2 nhóm giáo viên: giáo viên chuyên ngữ (giáo viên chuyên 
ngành tiếng Anh) và giáo viên chuyên ngành (giáo viên phụ trách giảng dạy các môn 
chuyên ngành) để hỗ trợ lẫn nhau trong việc biên soạn tài liệu giảng dạy. 
- Nội dung của tài liệu giảng dạy nên đi sâu vào nội dung chuyên ngành hơn là sản 
phẩm sưu tầm, cắt ghép từ những nguồn tài liệu khác dưới dạng những bài đọc theo 
chủ điểm rời rạc. 
- Các bài học nên sắp xếp có hệ thống theo chủ điểm của học phần chuyên ngành và 
dựa theo chương trình đào tạo của ngành học để sinh viên có thể tiếp thu một lượng 
kiến thức chuyên môn nhất định sau khi học xong học phần. Ngoài ra, khi thiết kế nội 
dung bài học nên dựa trên chương trình học chuyên ngành của sinh viên tính theo thời 
điểm áp dụng tài liệu giảng dạy để tạo điều kiện thuậnlợi cho sinh viên nắm bắt kiến 
thức chuyên môn và có sự tương tác giữa tiếng Anh chuyên ngành và lĩnh vực chuyên 
môn của sinh viên. 
- Nên giới thiệu các tự điển chuyên ngành (tự điển in thành cuốn hoặc tự điển điện tử 
trên mạng) mà sinh viên có thể sử dụng để tra cứu từ vựng có trong giáo trình. 
- Nên thiết kế phần phụ lục từ vựng chuyên ngành (Glossary) theo chủ điểm hoặc theo 
từng chương để sinh viên tham khảo thêm. 
4. Phương pháp đánh giá 
113 
- Hai kỹ năng cơ bản trong việc kiểm tra đánh giá sinh viên học TACN là kỹ năng sử 
dụng thuật ngữ chuyên ngành, kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng dịch thuật. Đối với kỹ 
năng nghe, do băng đĩa các bài nghe tiếng Anh chuyên ngành còn hạn chế, nên khi 
biên soạn giáo trình, giáo viên biên soạn có thể tận dụng nguồn giáo viên bản xứ nói 
tiếng Anh đang công tác tại trường để tự ghi âm những bài nghe phục vụ cho công tác 
giảng dạy và kiểm tra, đánh giá và lồng ghép những bài tập luyện kỹ năng nghe nói 
vào trong tài liệu giảng dạy. 
- Việc kiểm tra đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ nên gắn liền với việc kiểm tra kiến 
thức chuyên ngành cho sinh viên. 
III. KẾT LUẬN 
 Việc triển khai giảng dạy HP TACN trong thời gian sắp tới rỏ ràng phụ thuộc 
nhiều vào các yếu tố giáo viên, tài liệu giảng dạy, phương pháp giảng dạy, tính logic 
trong quá trình trang bị tiếng anh cho sinh viên. Sự thành công của HP này lên hành 
trang ra trường của sinh viên là công sức rất lớn của khoa Ngoại ngữ. Tuy nhiên triển 
khai như thế nào và sự tham gia của khoa chuyên ngành tới đâu là tối ưu là phụ thuộc 
vào ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô trong Hội nghị./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Hoàng Tuấn. Một vài suy nghĩ về việc dạy tiếng Anh chuyên ngành ở bậc 
đại học. Giảng dạy tiếng Anh bậc đại học ở VN: vấn đề và giải pháp. Nhà xuất bản đại 
học quốc gia Tp HCM, (2007). 
2. Nguyễn Thị Kiều Thu. Tình hình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại trường 
ĐHKHXH &NV Tp HCM và một vài kiến nghị. Giảng dạy tiếng Anh bậc đại học ở 
VN: vấn đề và giải pháp. Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp HCM, (2007). 
3. Tô Thị Thanh Tịnh. Tiếng Anh chuyên ngành với sinh viên không chuyên cao đẳng-
thực trạng và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Dạy Ngoại ngữ cho sinh viên 
không chuyên ngữ và hợp tác quốc tế trong các trường ĐH, CĐ ở VN. Trường ĐHSP 
Tp HCM, (2005). 

File đính kèm:

  • pdfcac_van_de_dat_ra_khi_trien_khai_viec_day_va_hoc_tieng_anh_c.pdf