Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất
Bài báo trình bày việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất ở các doanh
nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên địa
bàn Đà Nẵng. Tác giả sử dụng chỉ số đo lường mức độ công bố
thông tin kế toán trong báo cáo tài chính hợp nhất của 50 doanh
nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Kết quả
cho thấy, mức độ công bố thông tintrong báo cáo tài chính hợp nhất
ở mức khá; và có 5 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông
tin kế toán là quy mô thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội
đồng quản trị, kiêm tổng giám đốc, kiểm toán độc lập, quy mô
doanh nghiệp và tỷ lệ sinh lời. Tuy nhiên, có 4 nhân tố không ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin là sở hữu của cổ đông nước
ngoài, sở hữu của cổ đông nhà nước, đòn bẩy tài chính và số công
ty con.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất
ngoài, sở hữu của cổ đông nhà nước, đòn bẩy tài chính và số công ty con. Từ khóa: Công bố thông tin, công ty mẹ - công ty con, báo cáo tài chính hợp nhất Abstract This paper presents the study of the factors affecting the level of in- formation disclosure in the consolidated financial statements of en- terprises operating under the parent company-subsidiary model in Danang. The author uses the measurementindex of financial infor- mation levels from consolidated financial statements of 50 firmsdo- ing business under this model. The results showed that the level of financial information disclosure in consolidated financial statements were medium; and there were five factors affecting financial infor- mation disclosure including: the number persons in Management Board, Chair of Management Board cum Gen- eral Director, inde- pendent audit, firm size and rate of return. However, four factors were found to have no effect on financial information disclosure, in- cluding ownership from international stockholders, ownership from state stockholders, financial leverage and the number of sub- sidiaries. Keywords: Financial information disclosure, parent company – sub- sidiary companies, consolidated financial statements * Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng Nhận: 25/11/2019 Biên tập: 05/12/2019 Duyệt đăng: 15/12/2019 Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/201936 Nghiên cứu trao đổi công ty con, số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất. Nghiên cứu tập trung sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa đối với các DN khi hiểu rõ bản chất của việc công bố thông tin, giúp nhà đầu tư đánh giá hành vi của các công ty và động lực thúc đẩy tính minh bạch trong việc công bố thông tin. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Công bố thông tin là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của DN, nhằm đảm bảo các cổ đông và nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng. Bộ Tài chính yêu cầu việc công bố thông tin của các công ty niêm yết phải đảm bảo tính “đầy đủ, chính xác và kịp thời”. Quy trình, nội dung công bố thông tin trong BCTC được quy định trong chuẩn mực kế toán về lập và trình bày BCTC. Tuy nhiên, việc trình bày và công bố thông tin trong BCTC được trình bày chi tiết hay ngắn gọn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 2.1. Các yếu tố thuộc về quản trị DN 2.1.1. Số lượng thành viên hội đồng quản trị Nhân tố quy mô thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) có ảnh hưởng đến việc công bố thông tin. Barako & cộng sự (2013) tìm thấy mối quan hệ giữa nhân tố quy mô thành viên HĐQT và mức độ công bố thông tin. Có hai quan điểm tồn tại liên quan đến mối quan hệ này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, quy mô thành viên HĐQT nhỏ thì việc chia sẻ thông tin giữa các thành viên, việc xử lý thông tin sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, quan điểm thứ hai lại cho rằng, HĐQT có quy mô số thành viên lớn hơn, có nền tảng kiến thức rộng hơn để thực hiện nhiệm vụ cố vấn, do đó thực hiện vai trò, giám sát, cố vấn tốt hơn và công bố thông tin nhiều hơn. 2.1.2. Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Theo Barako (2014), kiêm nhiệm làm giảm đáng kể vai trò kiểm soát và tăng khả năng thỏa thuận mức thưởng cho các nhà quản trị cấp cao. Ngoài ra, người kiêm nhiệm dễ dàng thống trị quyền lực và thực hiện những hành vi cơ hội, nguy hại cho các cổ đông khác. 2.2. Các yếu tố thuộc về cấu trúc sở hữu 2.2.1. Sở hữu của cổ đông nước ngoài Haniffa & Cooke (2012) đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết tại Malaysia. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài càng lớn thì có nhu cầu công bố thông tin càng nhiều. Các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng các thông tin này như phương tiện để giám sát hoạt động quản lý. 2.2.2. Sở hữu của nhà nước Nhà nước khi sở hữu vốn tại các DN sẽ áp đặt cơ chế giám sát nghiêm ngặt. Chính vì vậy, tồn tại mối liên hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước và mức độ công bố thông tin. 2.3. Các yếu tố thuộc về đặc điểm DN 2.3.1. Quy mô DN Theo các nghiên cứu cho rằng, các DN có quy mô lớn có những nguồn lực và kinh nghiệm chuyên môn cần thiết để lập BCTC chất lượng hơn và do đó công bố thông tin nhiều hơn. 2.3.2. Mức độ sinh lời Theo Barako (2014), các DN hoạt động hiệu quả thì nhà quản trị sẽ chủ động công bố thông tin nhiều hơn để thỏa thuận về mức thưởng cho họ, cũng như nâng cao giá trị của họ trên thị trường lao động. Đồng thời, mức sinh lời cao tác động tích cực tới giá cổ phiếu trên thị trường vốn. 2.3.3. Đòn bẩy tài chính Theo các nghiên cứu trước, các DN có đòn bẩy tài chính cao có mức độ công bố thông tin nhiều hơn vì các chủ nợ yêu cầu. Hơn nữa, tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa đòn bẩy và mức độ công bố thông tin. 2.3.4. Số công ty con Một cấu trúc DN phức tạp yêu cầu công ty có hệ thống thông tin Hình 1: Mô hình nghiên cứu Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/2019 37 Nghiên cứu trao đổi quản lý hiệu quả phục vụ mục đích kiểm soát và việc sẵn có một hệ thống như vậy sẽ giảm chi phí trên mỗi đơn vị thông tin. Vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng DN có nhiều công ty con sẽ công bố thông tin nhiều hơn. 2.3.5. Kiểm toán độc lập Mặc dù việc lập và trình bày BCTC thuộc trách nhiệm của nhà quản lý, tuy nhiên uy tín của công ty kiểm toán có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc công bố thông tin. Các nghiên cứu trước cho thấy mối quan hệ giữa quy mô, uy tín của công ty kiểm toán và công bố thông tin. Sau đây là mô hình về quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên BCTC hợp nhất ở các DN hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên địa bàn Đà Nẵng (hình 1, trang 37). 3. Phương pháp nghiên cứu Việc lượng hóa mức độ công bố thông tin được thực hiện: Xây dựng thang chuẩn cho việc công bố thông tin bao gồm các chỉ mục cần thiết cần được công bố. Tiếp theo, mã hóa từng chỉ mục thông tin được trình bày trong BCTC hợp nhất theo thang chuẩn đã xây dựng. Theo các nghiên cứu trước, việc sử dụng phương pháp đo lường không trọng số dựa vào thang chuẩn, các mục thông tin trong BCTC hợp nhất sẽ được gán giá trị 1: Nếu có công bố; 0: Nếu không công bố. Các nghiên cứu trước cũng sử dụng cách tiếp cận này (bảng 1). Theo quy định lập và trình bày BCTC của chuẩn mực kế toán Việt Nam và các yêu cầu công bố thông tin, tác giả đã xác định có 73 chỉ mục cần được công bố trên BCTC hợp nhất. Dựa trên BCTC hợp nhất đã được kiểm toán của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ, trong 73 mục cần phần công bố thông tin thì có 62/73 mục đã công bố, có 11 mục chưa được công bố đầy đủ như: trình bày các khoản dự phòng thanh toán tiềm tàng; trình bày cổ phiếu quỹ; thuyết minh về tài sản đảm bảo; Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các DN hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tác giả khảo sát 50 DN đến tháng 5/2018. Các dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ BCTC hợp nhất đã được kiểm toán năm 2017. Số liệu sau khi thu thập được tính toán thành các biến phù hợp với yêu cầu nghiên cứu bằng Microsoft Excel. Bước cuối cùng, số liệu về các biến đã tính toán được lưu trữ, xử lý, phân tích và kiểm định thông qua phần mềm SPSS 20 (bảng 2). 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Kết quả nghiên cứu Kết quả thống kê (bảng 3) cho thấy, về quản trị DN, các DN có số lượng thành viên HĐQT trung bình là 5 người, số DN có chủ tịch Bảng 1: Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin Bảng 2: Số lượng công ty con của các DN trong mẫu khảo sát Bảng 3: Thống kê mô tả biến độc lập Nguồn: số liệu tác giả thu thập và tính toán Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/201938 Nghiên cứu trao đổi HĐQT kiêm Tổng giám đốc là 25,8%. Về đặc điểm sở hữu, tỷ lệ vốn của nhà nước tại DN trung bình là 27,5% và tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài ở mức thấp chỉ là 13,7%. Đặc điểm của DN, các công ty kiểm toán độc lập thuộc nhóm Big 4 tiến hành kiểm toán chiếm tỷ lệ cao là 42,7%, số lượng DN có công ty con trung bình là 2,145 công ty, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân là 14,3% và tỷ lệ đòn bẩy tài chính là 51,9%. Bảng 4 cho thấy, mức độ công bố thông tin của các DN trong mẫu nghiên cứu ở mức khá 87,9% so với yêu cầu, đạt giá trị lớn nhất 97,6% và thấp nhất là 81,9%. Phân tích hệ số tương quan nhằm xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều biến, với giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan bằng 1, thể hiện mối tương quan khá chặt chẽ. Nếu hệ số tương quan thấp hơn 0,8 chứng tỏ có giá trị phân biệt tồn tại giữa hai biến. Kết quả ma trận hệ số tương quan ở Bảng 5 có mức ý nghĩa <0,05, và các hệ số tương quan giữa các biến giao động trong khoảng -0,079 đến 0,508 (thấp hơn chỉ số điều kiện là 0,8), cho thấy 9 biến độc lập có mối tương quan tuyến tính khá chặt chẽ với biến phụ thuộc là công bố thông tin và ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tại Bảng 6, chỉ ra mối liên hệ của 5 biến độc lập là: Số lượng thành viên HĐQT, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, kiểm toán độc lập, quy mô DN và tỷ lệ sinh lời với biến phụ thuộc là mức độ công bố thông tin có giá trị Sig. < 0,05. Hệ số R2 là 0,565 và R2 hiệu chỉnh là 0,511, kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với dữ liệu là 51,1%. Nói cách khác, mức độ công bố thông tin được giải thích có tác động của 5 nhân tố nêu trên, còn lại do ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài mô hình. Qua số liệu từ Bảng 6, hệ số VIF của biến đều nhỏ hơn 3 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Đồng thời, giá trị thống kê d (Durbin- Watson) bằng 1,917, nằm trong miền không có hiện tượng tự tương quan. 4.2. Nhận xét Qua kết quả nghiên cứu kiểm định trên, tác giả có một số nhận xét như sau: Bảng 4: Thống kê mô tả mức độ công bố thông tin Bảng 5: Ma trận tương quan Bảng 6: Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin Nguồn: số liệu tác giả thu thập và tính toán Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/2019 39 Nghiên cứu trao đổi - Nhân tố số lượng thành viên HĐQT tác động thuận chiều và lớn nhất (hệ số beta 0,417) đến mức độ công bố thông tin. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết ban đầu và đồng nhất với nghiên cứu trước. Vì vậy, số lượng thành viên HĐQT càng lớn thì mức độ công bố thông tin càng cao; - Nhân tố kiểm toán độc lập, những DN có BCTC được kiểm toán bởi các công ty thuộc nhóm Big4 có mức độ công bố thông tin cao hơn các công ty còn lại. Hệ số beta 0,372 cho thấy khi các nhân tố khác không thay đổi, các DN lựa chọn công ty kiểm toán thuộc Big4 có mức độ công bố thông tin trung bình cao hơn DN còn lại 37,2%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu và đồng thuận với kết quả nghiên cứu trước. - Nhân tố khả năng sinh lời có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin, kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết. - Nhân tố quy mô DN có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin, điều này phù hợp với giả thuyết đưa ra và đồng thuận với kết quả nghiên cứu trước. - Nhân tố chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc có ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ công bố thông tin. - Nhân tố sở hữu của cổ đông nước ngoài không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin, kết quả nghiên cứu này không đồng thuận với nghiên cứu trước. - Nhân tố sở hữu nhà nước không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin, tương đồng với kết quả nghiên cứu trước - Nhân tố đòn bẩy tài chính không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin, kết quả này không tương đồng với nghiên cứu trước. - Nhân tố số công ty con không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin, kết quả nghiên cứu này cũng đồng thuận với nghiên cứu trước. 5. Kết luận và kiến nghị Từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số kết luận và kiến nghị cụ thể như sau: Thứ nhất, nhóm yếu tố về quản trị DN có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Tuy nhiên, chiều ảnh hưởng thì không tương đồng, trong khi số lượng thành viên HĐQT ảnh hưởng thuận chiều thì nhân tố chủ tịch kiêm tổng giám độc lại ảnh hưởng hưởng ngược chiều. Do đó, DN cần tăng cường cơ chế quản trị, có sự phân công trách nhiệm giám sát công bố thông tin rõ ràng trong các thành viên HĐQT và cần có quy định rõ về quản trị nhân sự nhằm đảm bảo tính độc lập giữa HĐQT và ban giám đốc, khi có sự độc lập mới đảm bảo tính minh bạch trong việc công bố thông tin. Thứ hai, nhóm yếu tố về cấu trúc sở hữu bao gồm sở hữu của cổ đông nước ngoài và sở hữu nhà nước không tồn tại mối quan hệ về cấu trúc sở hữu ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin. Thứ ba, nhóm yếu tố đặc điểm của DN, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin là kiểm toán độc lập, quy mô DN và khả năng sinh lời ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin. Do đó, DN cần phải nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập, thực hiện kiểm soát chất lượng hàng năm và cần tăng số lượng công ty kiểm toán thanh tra định kỳ. Hơn thế nữa, người sử dụng cần lưu ý mức độ thông tin cung cấp trong BCTC nói chung và BCTC hợp nhất nói riêng về quy mô DN, khả năng sinh lời, công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán, Đặc biệt, là các thông tin về các giao dịch nội bộ, các thông tin của các bên có liên quan được trình bày trong bản thuyết minh BCTC hợp nhất. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC, hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 5/4/2012. [2] Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 6/10/2015. [3] Ngô Thu Giang & Đặng Tuấn Anh (2013), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 194(1), 24-30. [4] Nguyễn Thị Thu Hảo (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các DN niêm yết trên HOSE’, Tạp chí Phát triển kinh tế, 11(1), 99-115. [5] Nguyễn Công Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của công ty niêm yết’, Tạp chí Phát triển kinh tế, 287(1), 15-33. [6] Barako, D.G., Hancock, P. & Izan, H.Y. (2013), ‘Factors influencing voluntary corporate disclosure by Kenyancom- pa- nies. Corporate Governance’, An Interna- tional Review, 14(2),107-125 [7] Barako, D.G. (2014), ‘Determi- nants of Voluntary Disclosure in Kenyan Companies Annual Reports’, African Jour- nal of Business management, 1(5), 113-128 [8] Haniffa, R.M. & Cooke, T.E. (2012), ‘Culture, Corporate Governance and Disclosure in Malaysian Corpora- tions’, Abacus, 38 (3),317-349. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 12/201940 Nghiên cứu trao đổi
File đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_toi_muc_do_cong_bo_thong_tin_tren_bao.pdf