Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng “cứng nhắc chi phí” tại doanh nghiệp niêm yết

Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng cứng nhắc chi phí bán hàng và quản lý

doanh nghiệp tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-

2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đòn bẩy nợ không ảnh hưởng đến mức độ cứng nhắc chi phí,

nhưng ưu thế về tài sản và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ảnh hưởng cùng chiều đến mức

độ cứng nhắc.

Kết quả này đồng quan điểm với một số nghiên cứu cho rằng: Chi phí điều chỉnh và chi phí đại diện

là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiện tượng cứng nhắc chi phí bán hàng và quản lý doanh

nghiệp tại các doanh nghiệp.

 

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng “cứng nhắc chi phí” tại doanh nghiệp niêm yết trang 1

Trang 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng “cứng nhắc chi phí” tại doanh nghiệp niêm yết trang 2

Trang 2

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng “cứng nhắc chi phí” tại doanh nghiệp niêm yết trang 3

Trang 3

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng “cứng nhắc chi phí” tại doanh nghiệp niêm yết trang 4

Trang 4

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng “cứng nhắc chi phí” tại doanh nghiệp niêm yết trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5060
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng “cứng nhắc chi phí” tại doanh nghiệp niêm yết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng “cứng nhắc chi phí” tại doanh nghiệp niêm yết

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng “cứng nhắc chi phí” tại doanh nghiệp niêm yết
ại các
DN niêm yết. Kết quả nghiên cứu
này ủng hộ giả thuyết cho rằng,
quản trị công ty, đặc biệt là liên
quan đến người đại diện và chi phí
điều chỉnh có ảnh hưởng đến hiện
tượng cứng nhắc chi phí.
Lý thuyết nghiên cứu và các
giả thuyết
Từ các quan sát thực tế, Noreen
& Stodorm (1997) đã phát hiện ra
chi phí thay đổi không tỷ lệ với
mức độ hoạt động (sản lượng sản
xuất), hiện tượng này trái với các
nhận định của kế toán quản trị
truyền thống, tuy nhiên, các tác giả
không tìm thấy các bằng chứng
thực nghiệm. Cho đến nghiên cứu
của Anderson & cộng sự (2003),
các tác giả đã lần đầu tiên thấy
rằng: Tỷ lệ chi phí tăng lên khi tăng
1% doanh thu cao hơn so với tỷ lệ
chi phí giảm khi giảm 1% doanh
thu (minh hoạ như hình 1).
Nguyên nhân của hiện tượng
cứng nhắc chi phí đã được một số
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
trong gần hai thập kỷ vừa qua.
Anderson & cộng sự (2003) cho
rằng, xuất phát từ sự sụt giảm tổng
cầu trên thị trường, nhà quản trị có
các hành vi ứng xử với hiện tượng
này rất khác nhau. Các DN gặp
phải hiện tượng này do các nhà
quản lý trì hoãn việc điều chỉnh
nguồn lực. Nói cách khác, họ tiếp
tục duy trì nguồn lực như ban đầu
khi sức cầu trên thị trường giảm.
Một mặt, nhà quản lý không chắc
chắn về tương lai, có thể lạc quan
do dự báo cầu về sản phẩm sẽ sớm
tăng trở lại. Ngoài ra, một số tác
giả khác lại cho rằng, nhà quản lý
duy trì nguồn lực do lợi ích cá nhân
từ việc tối đa hoá nguồn lực, tâm lý
muốn giữ uy tín và quyền lực. 
Để làm rõ hơn về các nhận định
này, Calleja và cộng sự (2006),
Chen & cộng sự (2008, 2012),
Anderson & cộng sự (2003),
Banker (2006) đã nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến các đặc
điểm DN như ưu thế tài sản, ưu thế
lao động hoặc đòn bẩy tài chính;
Banker & Chen (2006), Dierynck
& Renders (2009), He & cộng sự
(2010); Banker & cộng sự (2011),
Chen & cộng sự(2008) đã nghiên
cứu và cho thấy ảnh hưởng của các
nhân tố quốc gia như tăng trưởng,
thị trường lao động và thể chế đến
mức độ cứng nhắc chi phí. 
Theo Pitchetkun (2014),
ngoài góc độ ảnh hưởng vĩ mô
tới sức cầu về sản phẩm của DN,
hiện tượng cứng nhắc chi phí chủ
yếu phụ thuộc vào đặc điểm bên
trong của DN. Trong đó, ưu thế
tài sản, ưu thế lao động hoặc đòn
bẩy tài chính đều liên quan đến
các nội dung quản trị công ty
dưới góc độ chi phí điều chỉnh và
chi phí đại diện.
* Chi phí điều chỉnh 
Chi phí điều chỉnh là các chi phí
phát sinh khi khôi phục các nguồn
lực phục vụ sản xuất - kinh doanh
khi thị trường tăng trưởng trở lại.
Lý thuyết chi phí điều chỉnh được
Hình 1: Đồ thị biểu diễn chi phí cứng nhắc
T¹p chÝ KÕ to¸n & KiÓm to¸n sè th¸ng 7/2019
Nghiên cứu trao đổi
33
đề cập bởi Lucas (1967) cho rằng, khi cú
sốc cầu xảy ra, công ty không thể điều
chỉnh các nguồn lực mà không phát sinh
chi phí. Chi phí điều chỉnh là các chi phí
khi thay đổi các nhân tố sản xuất, chẳng
hạn chi phí thuê và sa thải lao động, chi
phí lắp đặt và loại bỏ máy móc (Cooper
& Haltiwanger, 2006). Do đó, nhà quản
trị thường cân nhắc kỹ lưỡng về việc cắt
giảm nguồn lực khi doanh thu giảm.
Theo cách này, họ tìm cách tối thiểu hoá
chi phí điều chỉnh.
Anderson & cộng sự (2003),
Medeiros & Costa (2004), Yang & cộng
sự (2005), Anderson& cộng sự (2003),
Banker & Chen (2006), sau cùng là
Banker & cộng sự (2011) đã tập trung
nghiên cứu và đưa các chi phí điều chỉnh
vào trong nghiên cứu và khẳng định
rằng, chi phí điều chỉnh, mặc dù là các
chi phí không thể hiện trên báo cáo tài
chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra
hiện tượng cứng nhắc chi phí. Các tác
giả trên đã đưa vào nghiên cứu mối quan
hệ giữa tổng tài sản và số nhân viên là
các biến đại diện cho chi phí điều chỉnh.
Rõ ràng rằng, chi phí điều chỉnh có thể
cao hơn khi SGA phụ thuộc nhiều vào
tài sản hoặc số lượng lao động của một
DN hơn là các nguyên vật liệu và dịch vụ mua ngoài.
DN dễ dàng giảm quy mô mua sắm khi cầu sụt giảm
nhưng việc loại bỏ các tài sản rất tốn kém vì phải trả
các chi phí bán hàng và mất các khoản đầu tư. 
Để xem xét ảnh hưởng của các chi phí điều chỉnh
đến hiện tượng cứng nhắc chi phí SGA của các DN
niêm yết, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Tỷ lệ tài sản của DN càng cao, mức độ cứng
nhắc chi phí càng lớn.
* Chi phí người đại diện
Một cách lý giải khác cho hành vi trì hoãn cắt giảm
nguồn lực của nhà quản lý DN khi cầu giảm, đó là tâm
lý muốn duy trì hoạt động của DN tại mức công suất
tối đa nhằm duy trì vị thế, quyền lực và uy tín
(Medeiros & Costa, 2004). Nói cách khác, nhà quản lý
hành động vì lợi ích của bản thân thay vì hoạt động vì
lợi ích của cổ đông, người mà họ đại diện. Nguyên
nhân này được lý giải bởi mối quan hệ và hành vi ứng
xử giữa chủ DN (cổ đông) và nhà quản lý (người đại
diện) theo lý thuyết người đại diện do Jensen&
Meckling (1976) đề xuất. Nhà quản lý tham gia trong
một hợp đồng phân quyền và nhà quản lý hoạt động
theo quyền hạn và trách nhiệm, các mức thù lao quy
Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng cứng nhắc chi phí
Bảng 1
Bảng 2: Dữ liệu thống kê mô tả
Nguồn: Kết quả chiết suất từ StockPlus
Bảng 3: Ước lượng các hệ số trong mô hình
T¹p chÝ KÕ to¸n & KiÓm to¸n sè th¸ng 7/201934
Nghiên cứu trao đổi
định trong hợp đồng này sẽ khuyến khích các nhà
quản lý hoạt động trên cơ sở lợi ích của cổ đông. 
Chen & cộng sự (2008), Banker & cộng sự (2011)
đã nghiên cứu ảnh hưởng của chi phí người đại diện
(sử dụng chỉ tiêu dòng tiền thuần làm biến đại diện)
đến hiện tượng cứng nhắc chi phí. Kết quả này cho
thấy rằng, mức độ chi phí cứng nhắc sẽ lớn hơn trong
các DN có dòng tiền thuần cao. Mặc dù Anderson &
cộng sự (2003) đề cập ảnh hưởng của quyết định của
nhà quản lý đối với hiện tượng chi phí cứng nhắc, tuy
nhiên đến nay cũng mới chỉ có một vài nghiên cứu về
lý thuyết chi phí người đại diện được đưa vào nghiên
cứu để lý giải hiện tượng này. 
Hầu hết các kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí
cứng nhắc xảy ra từ vai trò của nhà quản lý trong việc
điều chỉnh nguồn lực tương ứng với sự thay đổi hoạt
động. Để nghiên cứu ảnh hưởng của chi phí đại diện
tới mức độ chi phí cứng nhắc, bài viết đặt ra giả thuyết
dòng tiền thuần ảnh hưởng tới hiện tượng cứng nhắc
chi phí như sau:
H2: Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của
DN càng cao, mức độ cứng nhắc chi phí càng lớn.
Bên cạnh vấn đề ưu thế tài sản, các nghiên cứu
trước đây bao gồm Subramaniam &Weidenmier
(2003), Calleja & cộng sự (2006) còn cho rằng, đòn
bẩy nợ có mối quan hệ thuận chiều với tính cứng nhắc
của chi phí. Calleja & cộng sự (2006) kết luận rằng,
các DN với đòn bẩy tài chính cao sẽ không có hiện
tượng cứng nhắc chi phí, bởi lẽ các nhà quản trị bị áp
lực từ phía các chủ nợ phải thanh toán các khoản nợ
đến hạn. Các công ty với đòn bẩy nợ cao thường có cơ
chế quản lý lợi nhuận thể bảo vệ các ảnh hưởng ngược
chiều đối với tỷ lệ nợ (Dey, 2008). Via & Perego
(2013) ủng hộ quan điểm này và chứng minh các công
ty sản xuất với tỷ lệ nợ cao có xu hướng giảm chi phí
SGA. Để nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính
tới mức độ chi phí cứng nhắc, bài viết đặt ra giả thuyết
như sau:
H3: Đòn bẩy nợ của DN càng cao, mức độ cứng
nhắc chi phí càng lớn.
Từ lý thuyết và các giả thuyết đưa ra, khung nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng cứng nhắc
chi phí được minh hoạ theo sơ đồ 1, trang 34.
Dữ liệu và mô hình nghiên cứu
Vận dụng mô hình của Anderson & cộng sự
(2003) và Abu-Serdaneh (2014), trên cơ sở khung
nghiên cứu và các giả thuyết, bài viết nghiên cứu mô
hình như sau:
Mô hình:
Trong đó (bảng 1, trang 34):
Tất cả các biến trong mô hình được tính toán dưới
dạng log nhằm tăng cường tính phân phối chuẩn và
củng cố ý nghĩa kinh tế của các biến trong mô hình.
Để kiểm định các giả thuyết, bài viết khai thác các
dữ liệu của 2.350 DN niêm yết trên sàn HOSE, HNX,
UPCOM và OTC tại Việt Nam từ năm 2008 tới năm
2017, các dữ liệu được chiết suất từ phần mềm
StockPlus. Các tác giả đã chọn lọc các dữ liệu quan
sát, loại bỏ các quan sát không đầy đủ thông tin trước
khi ước lượng mô hình. Số quan sát cuối cùng đưa vào
mô hình gồm 5.069 quan sát. Bảng 2, trang 34 cung
cấp các dữ liệu mô tả trong giai đoạn 2008 – 2017.
Với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 12 và kiểm
định Hausman, tác giả đã thực hiện hồi quy mô hình
RE (Random Effect model – mô hình ảnh hưởng ngẫu
nhiên) trên mẫu thống kê và thu được kết quả như
bảng 3, trang 34.
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy, hệ số 1 đo
lường tỷ lệ tăng lên của chi phí tương ứng với 1% tăng
doanh thu, 1 có ý nghĩa thống kê (p-value = 0,0000)
và có giá trị bằng 0,352 phản ánh khi doanh thu tăng
1%, chi phí sẽ tăng 0,352%. Hệ số 2 có ý nghĩa thống
kê (p-value = 0,0051) và nhận giá trị bằng -0,039 cho
thấy bằng chứng rõ nét của hiện tượng cứng nhắc chi
phí. Giá trị (1 +2) bằng 0,313 phản ánh khi doanh
thu giảm 1%, chi phí chỉ giảm có 0,313%, kết quả này
cho thấy sự thay đổi của chi phí không tỷ lệ với sự
thay đổi của doanh thu.
Hệ số 3 có ý nghĩa thống kê (p-value = 0,0025) và
có giá trị bằng 0,054 cho thấy, ưu thế về tài sản tác
động cùng chiều đến hiện tượng cứng nhắc chi phí,
DN có ưu thế tài sản càng cao thì mức độ cứng nhắc
chi phí càng lớn. Điều đó có nghĩa là, ưu thế tài sản
càng lớn làm tăng lên mức độ cứng nhắc chi phí, chấp
nhận giả thuyết H1. Hệ số 4 không có ý nghĩa thống
kê (p-value=0,7965) do đó bác bỏ giả thuyết H2 về
việc ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiện tượng
T¹p chÝ KÕ to¸n & KiÓm to¸n sè th¸ng 7/2019
Nghiên cứu trao đổi
35
cứng nhắc. Hệ số 5 có ý nghĩa
thống kê (p-value=0,098) tại mức ý
nghĩa 10% và nhận giá trị bằng
0,015 phản ánh mối quan hệ cùng
chiều giữa dòng tiền thuần đến
mức độ cứng nhắc chi phí, dòng
tiền thuần càng cao thì mức độ
cứng nhắc chi phí càng lớn, từ đó
chấp nhận giả thuyết H3 về việc
ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính
đến hiện tượng cứng nhắc chi phí.
Kết luận
Trên cơ sở lý luận cũng như các
bằng chứng thực nghiệm của các
tác giả trong và ngoài nước về hiện
tượng cứng nhắc chi phí, bài viết
đã tổng hợp, kế thừa đồng thời vận
dụng các mô hình phù hợp để
nghiên cứu các nhân tố nội tại DN
ảnh hưởng đến hiện tượng cứng
nhắc chi phí của các DN trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết
bài viết đặt ra rằng các vấn đề liên
quan đến quản trị DN, bao gồm các
hành vi của nhà quản lý liên quan
đến các chi phí điều chỉnh, chi phí
người đại diện ảnh hưởng đến hiện
tượng cứng nhắc chi phí. 
Để làm rõ ảnh hưởng của các
nhân tố này, bài viết đã đưa vào
nghiên cứu một số chỉ tiêu phản
ánh tình hình tài chính của DN như
tỷ lệ tài sản phản ánh mức độ đầu
tư tài sản cố định của DN; đòn bẩy
tài chính phản ánh tỷ trọng nợ vay
của DN; dòng tiền thuần phản ánh
lượng tiền mặt thu được từ hoạt
động kinh doanh chủ yếu của DN.
Các chỉ tiêu này cho thấy, động cơ
cũng như hành vi của nhà quản lý.
Một DN đầu tư tỷ lệ lớn tài sản cố
định thường rất khó thay đổi chi
phí khi thị trường giảm sút, nhà
quản lý cần thời gian để cân nhắc
và xử lý tài sản dư thừa, các chi phí
điều chỉnh phát sinh ngoài dự tính
của nhà quản lý sẽ dẫn đến hiện
tượng cứng nhắc chi phí. Mức độ
cứng nhắc càng nghiêm trọng khi
thị trường liên tục lao dốc trong khi
nhà quản lý vẫn tiếp tục duy trì
nguồn lực. Bên cạnh đó, dòng tiền
thuần từ hoạt động kinh doanh
càng cao thì áp lực điều chỉnh
nguồn lực thấp hơn. Bằng chứng
thực nghiệm trong nghiên cứu này
đã ủng hộ cả hai nhận định trên.
Kết quả này ủng hộ các luận điểm
của Anderson & cộng sự (2003),
Subramaniam & Weidenmier
(2003), Banker & cộng sự (2011),
Via & Perego (2013).
Ngoài ra, một DN có tỷ lệ nợ
vay cao, áp lực từ nợ vay khiến các
chủ DN khó có thể trì hoãn việc
điều chỉnh nguồn lực khi thị trường
thay đổi.Có thể nói chỉ tiêu nợ vay
càng cao thì khả năng xảy ra hiện
tượng cứng nhắc chi phí càng thấp.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại
các DN chưa làm rõ được vấn đề
này. Nguyên nhân này được lý giải
do nợ vay trên báo cáo tài chính
của các DN là một chỉ tiêu nhạy
cảm, ngoài việc vay vốn từ các
nguồn chính thức nhiều DN còn
tìm các nguồn tài trợ không chính
thức như vay cá nhân, hoặc hợp
thức hoá khoản vay dưới hình thức
liên doanh liên kết, góp vốn đầu tư
ngắn và dài hạn, do đó, có thể
giá trị nợ vay trên báo cáo tài chính
chưa phản ánh hết được nguồn vốn
của DN.
Như vậy, với mẫu nghiên cứu là
các DN Việt Nam, mô hình đánh
giá ảnh hưởng các nhân tố đến hiện
tượng cứng nhắc chi phí một lần
nữa đã củng cố các giả thuyết cho
rằng: Chi phí cứng nhắc xảy ra từ
hành vi và động cơ của nhà quản lý
trong việc điều chỉnh nguồn lực khi
thay đổi sản lượng sản xuất. Lý
thuyết về người đại diện và và các
chi phí điều chỉnh được vận dụng
không chỉ để lý giải các vấn đề liên
quan đến quản trị DN nói chung,
mà còn là cơ sở làm rõ các luận
điểm về kế toán liên quan. 
Tài liệu tham khảo
Abu-Serdaneh.(2014), ‘The
Asymmetrical Behavior of Cost: Evidence
from Jordan’, International Business
Research; Vol. 7, No. 8; 2014 ISSN 1913-
9004 E-ISSN 1913-9012.
Banker.R, D. Byzalovy& J. Plehn-
Dujowichz. (2011),‘Sticky cost behavior:
theory and evidence’, working paper, Temple
University.
Balakrishnan & Gruca. (2008), ‘Cost
stickiness and Core Competency:
Anote’,Contemporary Accounting Research,
25(1), 993-1006.
Cannon Jame. N (2014), ‘Determinants
of “Sticky Costs”: An Analysis of Cost
Behavior using United States Air
Transportation Industry Data’, The
Accounting Review, September 2014, Vol.
89, No. 5, pp. 1645-1672.
Đặng Thị Huyền Hương.(2018), ‘Vận
dụng mô hình CVCS trong dự đoán lợi nhuận
của các DN niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam’, Tạp chí Kinh Tế &Phát
triển, Số 256, Tháng 10/2018, 
Dang, T.H.H. (2018), ‘Impacts of sticky
cost on Impacts of cost stickiness on prof-
itability: The case of listed companies in
Vietnam’, External Economic Review, No
111 Octorber, 2018, ISBN 1859-4050.
Dierynck, B., & Renders, A.
(2009),‘Earnings management incentives
and the asymmetric behavior of labor
costs’,Working paper, Tilburg University.
He, D., Teruya, J., & Shimizu, T.(2010),
‘Sticky Selling, General, and Administrative
Cost Behavior and its Changes in Japan’,
Global Journal of Business Research, 4(4),
1–10. Retrieved from
Hilton, Maher, & Selto. (2008), ‘Cost
management: Strategies for Business
Decision’, (4th ed.), New York: McGraw-Hill,
Inc., USA
Pichetkun Nuchrajee. (2014), ‘The
determinants of sticky cost behavior on
political costs, agency cost and corporate
governance perspectives’.Dissertation for
the degree of doctor of philosophy in busi-
ness administration, Rajamangala University
of Technology Thanyaburi.
Roodzant, C. H. (2012), ‘Cost Behavior
and Prior Year Earnings: Evidence for US-
listed Firms’, Master thesis, Tilburg
University, Netherlands.
Weiss. D, ‘Cost behavior and analyst-
s’earnings forecasts’, The Accounting
Review, 85(4), 2010, pp.1441-1471.
v.v...
T¹p chÝ KÕ to¸n & KiÓm to¸n sè th¸ng 7/201936
Nghiên cứu trao đổi

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_hien_tuong_cung_nhac_chi_phi_tai_d.pdf