Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mục đích của bài viết này là xác định mức độ ảnh hưởng

của các nhân tố bên trong đến chất lượng thông tin kế toán trên báo

cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí

Minh. Nghiên cứu hỗn hợp được sử dụng trong bài báo, trong đó

nghiên cứu định tính được sử dụng trước với phương pháp tình

huống thông qua kỹ thuật thảo luận, phỏng vấn và sử dụng điểm

bão hòa. Kết quả cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng để xây dựng mô

hình lý thuyết, với thuế là nhân tố phát hiện mới – đặc thù khi thực

hiện nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo, nghiên cứu

định lượng được dùng để kiểm định lại mô hình. Kết quả nghiên

cứu chỉ ra rằng có 4 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế

toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết, được sắp

xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần: bộ máy kế toán, nhà quản

lý, chứng từ kế toán và thuế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một

số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các

doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn nghiên cứu, đồng thời đề xuất

hướng nghiên cứu cho tương lai.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang xuanhieu 18500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh
.638 
BMKT1 .642 
BMKT2 .705 
BMKT3 .734 
BMKT4 .694 
BMKT5 .671 
NQL1 .637 
NQL2 .702 
NQL3 .671 
NQL4 .693 
NQL5 .635 
THUE1 .624 
THUE2 .671 
THUE3 .600 
THUE4 .718 
THUE5 .677 
Extraction Method: Principal Component Analysis. 
 Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS, 2019 
154 Lê H. V. Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 143-158 
Kết quả nhóm nhân tố dựa theo bảng ma trận xoay nhân tố như sau: 
Nhân tố 1: gồm các biến CTKT1, CTKT2, CTKT3, CTKT4, CTKT5, SSKT1, SSKT4. Đặt 
tên cho nhân tố này là CTKT. 
Nhân tố 2: gồm các biến BMKT1, BMKT2, BMKT3, BMKT4, BMKT5. Đặt tên cho nhân 
tố này là BMKT. 
Nhân tố 3: gồm các biến THUE1, THUE2, THUE3, THUE4, THUE5. Đặt tên cho nhân tố 
này là THUE. 
Nhân tố 4: gồm các biến NQL1, NQL2, NQL3, NQL4, NQL5. Đặt tên cho nhân tố này là NQL. 
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 
Bảng 7 
Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy 
Model 
Unstandardized 
Coefficients 
Standardized 
Coefficients 
T Sig. 
Collinearity 
Statistics 
B Std. Error Beta Tolerance VIF 
1 
(Constant) -1.044E-16 .043 .000 1.000 
CTKT .309 .044 .309 7.091 .000 1.000 1.000 
BMKT .455 .044 .455 10.447 .000 1.000 1.000 
THUE .289 .044 .289 6.629 .000 1.000 1.000 
NQL .372 .044 .372 8.538 .000 1.000 1.000 
a. Dependent Variable: CLTT 
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS, 2019 
Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến được viết lại như sau: 
CLTT = 0.309*CTKT + 0.455*BMKT + 0.289*THUE + 0.372*NQL 
Các biến CTKT, BMKT, THUE, NQL có Sig. < 0.01 nên tương quan có ý nghĩa với CLTT, 
độ tin cậy là 99%. Hệ số VIF < 5 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến. 
Bảng 8 thể hiện hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.516, có ý nghĩa là 51,6% sự thay đổi của biến phụ 
thuộc được giải thích bởi các biến độc lập. Còn lại 48,4% là do các yếu tố tác động khác không 
được nghiên cứu trong mô hình này. Chỉ số Durbin Watson = 1.388 < 3 nên không có hiện tượng 
tự tương quan. 
Bảng 8 
Hệ số tóm tắt mô hình 
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 
1 ,724a .524 .516 .69543691 1.388 
a. Predictors: (Constant), NQL, THUE, BMKT, CTKT 
b. Dependent Variable: CLTT 
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS, 2019 
Lê H. V. Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 143-158 155 
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy giá trị F = 69.065 với Sig. < 0.01, có thể kết luận rằng 
mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Nói cách khác, các biến CTKT, BMKT, THUE, NQL 
có tương quan tuyến tính với biến CLTT (độ tin cậy 99%). 
Phân tích tương quan thể hiện CTKT, BMKT, THUE và NQL đều có mức ý nghĩa Sig. > 
0.05. Như vậy, kiểm định này cho biết phương sai số dư không thay đổi. 
Thông qua các hệ số như R2 hiệu chỉnh = 0.516, Sig.F rất nhỏ, không có phương sai số dư 
thay đổi, không có hiện tượng đa cộng tuyến, nên có thể kết luận mô hình là phù hợp để giải thích 
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNNY trên địa bàn TP.HCM. 
4.2. Thảo luận 
Mô hình hồi quy cho thấy có 4 nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của 
DNNY tại TP.HCM. Cụ thể: CTKT với β = 0.309; BMKT với β = 0.455; THUE với β = 0.289 và 
NQL với β = 0.372. Tác động của các nhân tố trên đến CLTT trên BCTC được giải thích như sau: 
CTKT tăng thêm 1 đơn vị thì chất lượng TTKT trên BCTC tăng 0.309 đơn vị. 
BMKT tăng thêm 1 đơn vị thì chất lượng TTKT trên BCTC tăng 0.455 đơn vị. 
THUE tăng thêm 1 đơn vị thì chất lượng TTKT trên BCTC tăng 0.289 đơn vị. 
NQL tăng thêm 1 đơn vị thì chất lượng TTKT trên BCTC tăng 0.372 đơn vị. 
Trong số các nhân tố ảnh hưởng, nhân tố BMKT có tác động mạnh nhất (β = 0.455), kế 
đến lần lượt là NQL (β = 0.372), CTKT (β = 0.309) và THUE (β = 0.289) 
Bộ máy kế toán có mức ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng TTKT của DNNY với β = 
0.455, vì đây là bộ phận trực tiếp ghi sổ và lập BCTC. Năng lực của người làm kế toán là yếu tố 
quan trọng để các nghiệp vụ được hạch toán đúng và tạo ra các BCTC có chất lượng. Kết quả này 
phù hợp với nghiên cứu của Trung (2016) và Abdullah và cộng sự (2015). Một số nghiên cứu khác 
cũng chỉ ra bộ máy kế toán có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng TTKT. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở 
việc tổng hợp, phân tích công tác kế toán và đưa ra nhận định chứ chưa xác định mức độ ảnh 
hưởng (Tuấn, 2013; Nhị & Hải, 2013; Nga, 2014). 
Tiếp đến, nhân tố có mức ảnh hưởng mạnh thứ hai đến chất lượng TTKT trên BCTC là nhà 
quản lý với β = 0.372. Tuy họ không trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra thông tin kế toán, 
nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của họ đến chất lượng TTKT. Nhà quản lý phải đánh 
giá, xem xét, kiểm tra được việc ghi chép và lập BCTC của bộ phận kế toán, góp phần hạn chế 
sai sót thông tin, số liệu kế toán, xác nhận và cho phép công bố các BCTC ra bên ngoài. Kết quả 
tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Thuần (2016) và Trung (2016). 
Nhân tố chứng từ kế toán với β = 0.309 có mức ảnh hưởng mạnh thứ ba đến chất lượng 
TTKT. Chứng từ trong kế toán rất quan trọng, là yếu tố đầu vào cho quá trình xử lý thông tin kế 
toán. Do đó, chứng từ kế toán cần được lập, ghi chép, theo dõi và lưu trữ khoa học, đầy đủ. Sự ảnh 
hưởng của chứng từ kế toán đến chất lượng TTKT cũng được khẳng định trong nghiên cứu của 
Trung (2016) với β = 0.121. 
Nhân tố được xem là đặc thù, chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó về lĩnh vực 
chất lượng TTKT trên BCTC là thuế (THUE) – xem xét ở khía cạnh nhân tố bên trong. Các nghiên 
cứu trước có đề cập đến thuế nhưng chỉ xem xét ở góc độ bên ngoài như áp lực từ cơ quan thuế 
(Thuần, 2016). 
Nhân tố thuế trong nghiên cứu của Thuần (2016) được hiểu là áp lực từ cơ quan thuế với 
β= -0.143, mức độ ảnh hưởng mạnh thứ 3, tác động nghịch chiều đến CLTT trên BCTC. Trong 
nghiên cứu này, thuế được hiểu là việc vận dụng chính sách thuế vào công tác kế toán tại doanh 
156 Lê H. V. Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 143-158 
nghiệp. Khi ghi chép và lập BCTC, việc tuân thủ đúng chính sách thuế sẽ phản ánh đúng bản chất 
thông tin kế toán. Điều này được ủng hộ bởi Trung (2016) với β (thuế) = 0.167. 
Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình lý thuyết về chất lượng TTKT tại các DNNY, cụ thể 
là mô hình các nhân tố bên trong mang tính nguyên nhân cho CLTT trên BCTC gồm bộ máy kế 
toán, nhà quản lý, chứng từ kế toán và thuế, trong đó, thuế được xem là nhân tố mới. Nghiên cứu 
định lượng kiểm định lại mô hình lý thuyết và xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân 
tố. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu giúp khẳng định kết quả của các nghiên cứu trước thông qua 
3 nhân tố còn lại. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT tại các DNNY 
trên địa bàn. 
Tuy nhiên, việc lượng hóa chất lượng TTKT trên BCTC trong nghiên cứu này chủ yếu 
với đối tượng khảo sát là người cung cấp thông tin như kế toán viên và quản lý bên trong DNNY. 
Nghiên cứu chưa khảo sát mức độ chấp nhận (hài lòng) về chất lượng TTKT của đối tượng bên 
ngoài hay gọi là người sử dụng thông tin để có cái nhìn toàn diện hơn về chất lượng thông tin. 
Mặc dù nghiên cứu phù hợp về lý thuyết và ý nghĩa nhưng mẫu nghiên cứu chưa bao quát hết các 
DNNY tại TP.HCM, chưa đi sâu phân tích kiểm định có hay không sự khác biệt về chất lượng 
TTKT giữa các DNNY có ngành nghề kinh doanh hay chế độ kế toán áp dụng khác nhau. Hệ số 
R2= 0.516, tức là chỉ 51.6% sự thay đổi của chất lượng TTKT được giải thích bởi các biến độc 
lập, còn lại 48.4% là các nhân tố khác, có thể là chất lượng phần mềm kế toán, nhân viên kế toán, 
đào tạo và bồi dưỡng,... Những hạn chế trên đây cũng chính là cơ sở cho các nghiên cứu trong 
tương lai. 
5. Kết luận và khuyến nghị 
5.1. Kết luận 
Nghiên cứu này kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó về chất lượng TTKT, kết hợp với 
dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình 
lý thuyết phù hợp với các DNNY tại TP.HCM. Nghiên cứu định lượng kiểm định lại mô hình 
thông qua Cronbach’s Alpha, EFA và phân tích hồi quy chỉ ra rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng tích 
cực đến chất lượng TTKT trên BCTC là Bộ máy kế toán, Nhà quản lý, Chứng từ kế toán và Thuế. 
Các nhân tố này phát triển mạnh theo hướng tích cực thì chất lượng TTKT sẽ gia tăng. Thuế là 
nhân tố mới – đặc thù trong nghiên cứu này. Dựa vào đó nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị nhằm 
nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của DNNY tại TP.HCM. 
5.2. Khuyến nghị 
Bộ máy kế toán: Cần hoàn thiện hơn bộ máy kế toán, chú trọng vào công tác đào tạo bồi 
dưỡng trình độ chuyên môn của bộ phận kế toán, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tạo điều kiện 
cho kế toán viên tham gia tập huấn cập nhật kiến thức nghiệp vụ khi thay đổi chính sách. Doanh 
nghiệp cũng cần đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế toán như phần 
mềm kế toán Misa, giúp cải thiện các khâu trong lập BCTC. Nhân viên kế toán còn phải nâng cao 
kỹ năng đọc hiểu các BCTC chứ không chỉ dừng lại ở việc lập BCTC, việc lượng hóa chất lượng 
thông tin BCTC của DNNY đảm bảo các tiêu chí cơ bản của thông tin như thích hợp, trung thực, 
dễ hiểu, so sánh được và kịp thời, giúp cho các đối tượng sử dụng có thể đánh giá được chất lượng 
thông tin BCTC. 
Nhà quản lý: Cần nâng cao mức độ hiểu biết nhất định của họ về lĩnh vực kế toán. Nhà 
quản lý phải biết đánh giá, xem xét, kiểm tra được việc ghi chép và lập BCTC của bộ phận kế 
toán, góp phần hạn chế sai sót thông tin, số liệu kế toán do bộ phận này cung cấp. Bên cạnh đó 
nhà quản lý cần quan tâm hơn đến nội dung thông tin trình bày trên BCTC để ra quyết định liên 
quan. Nhà quản lý biết sử dụng và hiểu được thông tin từ BCTC thì sẽ tạo ra độ tin cậy cao cho 
Lê H. V. Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 143-158 157 
các đối tượng sử dụng BCTC. 
Chứng từ kế toán: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tốt có ảnh hưởng rất lớn và gián 
tiếp hỗ trợ cho việc ghi chép sổ sách, theo dõi và kiểm tra thông tin, số liệu trên BCTC, việc này 
đòi hỏi phải được thực hiên một cách khoa học, bài bản. Tổ chức chứng từ kế toán phải căn cứ 
vào quy mô sản xuất, trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp để xác định số lượng, loại chứng 
từ thích hợp. Các luật, quy định, thông tư liên quan cũng là cơ sở tăng cường tính pháp lý của 
chứng từ. 
Thuế: Chính sách thuế thường xuyên thay đổi. Vì vậy, nhân viên kế toán phải được tập 
huấn và cập nhật kiến thức về thuế. Tuân thủ các chính sách thuế, hướng dẫn của cơ quan thuế sẽ 
đảm bảo việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan và trình bày rõ ràng trên BCTC. Tùy loại hình 
kinh doanh, những loại hàng hóa dịch vụ được miễn, giảm thuế mà các DNNY phải quản lý, theo 
dõi, ghi chép riêng để thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước. Hạn chế thực trạng trốn thuế, 
bị truy thu thuế, bị phạt nộp chậm ở các DNNY. Cần lưu trữ có hệ thống, đầy đủ các hóa đơn, 
chứng từ liên quan để phục vụ cho công tác thanh tra của cơ quan thuế. 
Tài liệu tham khảo 
Abdullah, Z. I. B., Almsafir, M. K., & Al-Smadi, A. A. M. (2015). Transparency and reliability in 
financial statement: Do they exist? Evidence from Malaysia. Open Journal of 
Accounting, 4(4), 29. 
Bộ Tài chính (2002). Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung. Ban hành, công bố theo quyết định 
165/2002/QĐ – BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Retrieved 
from https://atconline.vn/threads/chuan-muc-ke-toan-so-1-chuan muc-chung.5/ 
Davenport, T. H., & Prusak, L. (1998). Working knowledge: How organizations manage what they 
know. Harvard Business Press. 
Fathi, J. (2013). The determinants of the quality of financial information disclosed by French listed 
companies. Mediterranean Journal of Social Sciences, 4(2), 319. 
Financial Accounting Standards Board (FASB). (2010). Conceptual Framework for Financial 
Reporting. Chapter 3 “Qualitative Characteristics of Useful Financial Information.” 
Statement of Financial Accounting Concepts No. 8. 
Gelinas, U. J., Dull, R. B., & Wheeler, P. (2011). Accounting information systems. Cengage 
learning. 
Lê, T. M. H. (2015). Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng 
khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 
Đinh, P. H. (2011). Phương pháp nghiên cứu định lượng & những nghiên cứu thực tiễn trong kinh 
tế phát triển – nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông. 
Nguyễn, Đ. H. (2010). Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công 
ty niêm yết tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 
IASB, E. D. (2010). The conceptual framework for financial reporting. International Accounting 
Standards Board (IASB). 
Juran, J. M. (1988). Juran on planning for quality. Collier Macmillan. 
158 Lê H. V. Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), 143-158 
Khalil, O. E., Strong, D. M., Kahn, B. K., & Pipino, L. L. (1999). Teaching information quality in 
information systems undergraduate education. Informing Science: The International 
Journal of an Emerging Transdiscipline, 2, 53-60. 
Nguyễn, T. H. N. (2014). Tiêu chuẩn đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin 
kế toán. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 131, 30-33. 
Võ, V. N., & Trần, T. T. H. (2013). Một số ý kiến về chất lượng báo cáo tài chính của DNNVV ở 
Việt Nam. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, 6(2), 
3-12. 
Quốc hội (2015). Luật kế toán. Ban hành theo Luật số 88/2015/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2015 
của Chủ tịch Quốc hội. Retrieved from https: //thuvienphapluat.vn/van ban/ke-toan-kiem-
toan/Luat-ke-toan-2015 298369.aspx 
Nguyễn, Đ. T. (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất 
bản Lao động – Xã hội. 
Phạm, Q. T. (2016). Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong 
các doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
Hoàng, T., & Chu, N. M. N (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP. HCM: NXB 
Hồng Đức. 
Phạm, T. T. (2016). Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày 
trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận 
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 
Nguyễn, T. A. (2013). Công tác kế toán trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận văn 
Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng. 
Wang, R. Y., & Strong, D. M. (1996). Beyond accuracy: What data quality means to data 
consumers. Journal of management information systems, 12(4), 5-33. 
Xu, H. (2003). Critical success factors for accounting information systems data quality, Doctoral 
dissertation, University of Southern Queensland. 
Xu, H. (2009). Data quality issues for accounting information systems' implementation: Systems, 
stakeholders, and organizational factors. Journal of Technology Research, 1, 1-11. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_chat_luong_thong_tin_ke_toan_tren.pdf