Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Trà Vinh
TÓM TẮT:
Bài viết xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin
(CLTT ) báo cáo tài chính (BCTC) tại các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) tỉnh Trà Vinh,
từ đó đề xuất một số hàm ý nhằm hoàn thiện công tác lập BCTC tại các ĐVSNCL tỉnh Trà Vinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các ĐVSNCL tỉnh Trà
Vinh, bao gồm: Chất lượng dữ liệu (CLDL); Môi trường pháp lý (MTPL); Hệ thống kiểm soát
nội bộ (KSNB); Hiệu quả của phần mềm kế toán (HQPM); Huấn luyện và đào tạo chuyên môn
về kế toán (HLDT) và Cam kết của nhà quản lý (CKQL)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Trà Vinh
Môi trường pháp lý có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin BCTC. Xu và cộng sự (2003) cho rằng, đặc điểm môi trường chính trị của mỗi quốc gia là khác nhau. Vì vậy, mọi hoạt động trong xã hội của một nước phải phù hợp với môi trường pháp lý nước đó và kế toán công cũng không ngoại lệ, cụ thể là các đặc trưng về văn bản pháp lý. Giả thuyết H3: Hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin BCTC. George (2011) cho rằng, thông tin kế toán được xem là một đòn bẩy quyền lực đối với các nhà quản lý. Thông qua các chính sách kế toán, các nhà quản lý có thể tác động quá trình xử lý thông tin kế toán nhằm cung cấp một hình ảnh không đúng với thực tế của đơn vị. Tuy nhiên, việc khai thác công cụ kế toán cho những hành vi tư lợi về phía nhà lãnh đạo sẽ bị hạn chế bởi việc thực hiện một cơ chế giám sát từ phía bên trong lẫn bên ngoài. Dựa vào lập luận này, tác giả cho rằng vai trò của hệ thống KSNB có mối quan hệ với CLTT BCTC. Giả thuyết H4: Hiệu quả của phần mềm kế toán có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin BCTC. Theo Azleen và Mohd (2011), việc sử dụng phần mềm trong hệ thống thông tin kế toán để cải thiện độ chính xác, độ tin cậy, tính kịp thời và sự hài lòng nhằm tăng hiệu suất quản lý thông qua chất lượng dữ liệu kế toán. Nhân tố này sẽ ảnh hưởng nhiều đến CLTT BCTC tại các ĐVSNCL. Giả thuyết H5: Huấn luyện và đào tạo chuyên môn về kế toán có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin BCTC. Theo Wiilliam (1993), đào tạo không phù hợp sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực hoặc không có khả năng để đạt được các mục tiêu đề ra. Do đó, để có nguồn nhân sự có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về kế toán thì việc huấn luyện và đào tạo là rất quan trọng. Giả thuyết H6: Cam kết của nhà quản lý có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin BCTC. Kimbal và cộng sự (2008) thông qua nghiên cứu của mình đã kết luận rằng cam kết các nhà quản lý là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thực hiện thành công hệ thống thông tin kế toán do sự hỗ trợ quản lý sẽ khắc phục những thiếu sót trong việc thực hiện. Tuy vậy, nhà quản lý không nên can thiệp sâu vào công tác kế toán mà chỉ nên sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định phù hợp cho đơn vị. 3. phươn há n hie n cứu Trên cơ sở kết hợp các lý thuyết có liên quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC tại các ĐVSNCL tỉnh Trà Vinh, gồm 6 nhân tố như sau: Số liệu được thu thập vào tháng 1/2019 thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 254 nhân viên kế toán, kế toán trưởng, thủ trưởng của các ĐVSNCL tỉnh Trà Vinh. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm: 1 là hoàn toàn không đồng ý; 2 là không đồng ý; 3 là không ý kiến; 4 là đồng ý; 5 là Hoàn toàn đồng ý. Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: (1) Nghiên cứu định tính bằng cách xây dựng thang đo và các biến quan sát phù hợp; (2) Nghiên cứu định lượng thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 bằng việc sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm tra mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương đương với nhau; phân tích nhân tố khám phá (EFA) được kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi quy đa biến để xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến CLTT BCTC tại các ĐVSNCL tỉnh Trà Vinh. Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau: kế toán - kiểm toán Số 6 - Tháng 4/2019 Hình 1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC ĐVSNCL Trà Vinh 346 ClTT = 0 + 1Cldl + 2MTpl + 3KSNb + 4HQpM + 5HldT + 6CKQl + Trong đó: bi là trọng số hồi quy; CLTT là chất lượng thông tin BCTC; CLDL là chất lượng dữ liệu; MTPL là môi trường pháp lý; KSNB là hệ thống kiểm soát nội bộ; HQPM là hiệu quả của phần mềm kế toán; HLDT là huấn luyện và đào tạo chuyên môn về kế toán; CKQL là cam kết của nhà quản lý; e: Hệ số nhiễu. 3. Kết quả và thảo uận 3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha Kết quả chạy Cronbach’s Alpha của thang đo cho 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc như sau: Chất lượng dữ liệu có Cronbach’s Alpha = 0.801; Môi trường pháp lý có Cronbach’s Alpha = 0.791; Hệ thống kiểm soát nội bộ có Cronbach’s Alpha = 0.832; Hiệu quả của phần mềm kế toán có Cronbach’s Alpha = 0.834; Huấn luyện và đào tạo chuyên môn về kế toán có Cronbach’s Alpha = 0.774; Cam kết của nhà quản lý có Cronbach’s Alpha = 0.785 và Chất lượng thông tin BCTC có Cronbach’s Alpha = 0.787. Tất cả các thang đo của các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.7. Do đó, có 27 biến quan sát cho 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc được giữ lại để phân tích EFA. 3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích khám phá EFA cho các biến độc lập “CLDL, MTPL, KSNB, HQPM, HLDT, CKQL”: Với hệ số tải nhân tố > 0.5, kết quả EFA cho thấy hệ số KMO = 0.740 và kiểm định Barlett có Sig.= .000 (< 0.05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “CLTT”: Kết quả EFA cho thấy hệ số KMO = 0.758 và kiểm định Barlett có Sig.= .000 (< 0.05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp. Kết quả ma trận xoay: (Bảng 1). 3.3. Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy Xét ma trận tương quan: Các biến có giá trị sig. (2 - tailed) < 0.05 theo hàng biến phụ thuộc được chọn làm các biến độc lập để chạy hàm hồi quy đa biến. Kết quả có 6 biến có giá trị sig. (2 - tailed) < 0.05 nên được chọn làm các biến độc lập để chạy hàm hồi quy đa biến. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình, ta thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các khái niệm độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 10; chứng tỏ giữa các khái niệm độc lập không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Kiểm định về tính độc lập của phần dư: Đại lượng thống kê Durbin - Watson (d) của hàm hồi tạp chí công thương Số 6 - Tháng 4/2019 Bảng 1. Ma trận xoa nhân tố Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 CLDL3 .782 CLDL1 .767 CLDL5 .729 CLDL2 .728 CLDL4 .705 HQPM2 .817 HQPM3 .814 HQPM4 .811 HQPM1 .803 KSNB1 .862 KSNB2 .801 KSNB3 .795 KSNB4 .788 HLDT1 .792 HLDT2 .780 HLDT3 .769 HLDT4 .728 MTPL1 .846 MTPL3 .829 MTPL2 .811 CKQL3 .837 CKQL1 .823 CKQL2 .817 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả chạy SPSS 20 347 quy có giá trị là 1.889 < 3, cho thấy: không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 1 hay nói cách khác các phần dư ước lượng của mô hình độc lập, không có mối quan hệ tuyến tính với nhau. 3.4. Kết quả chạy mô hình hồi quy Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu (Adjusted R Square = 0.602, điều này có nghĩa 60.2% sự biến thiên của CLTT BCTC tại các ĐVSNCL tỉnh Trà Vinh được giải thích bởi sự biến thiên của 6 biến độc lập với độ tin cậy 95%; còn lại 39.8% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên). (Bảng 4). Phương trình hồi quy được viết như sau: ClTT = 0.296*Cldl + 0.323*MTpl + 0.306*KSNb + 0.319*HQpM + 0.126*HldT +0.218*CKQl Như vậy, 6 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận và 6 nhân tố đều có tác động thuận chiều với CLTT BCTC tại các ĐCSNCL tỉnh Trà Vinh. Ý nghĩa: Trong các điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, yếu tố Chất lượng dữ liệu; Môi trường pháp lý; Hệ thống kiểm soát nội bộ; Hiệu quả của phần mềm kế toán; Huấn luyện và đào tạo chuyên môn về kế toán và Cam kết của nhà quản lý tăng lên 1 đơn vị thì CLTT BCTC tại các ĐVSNCL tỉnh Trà Vinh tăng lên tương ứng 0.296, 0.323, 0.306, 0.319, 0.126, 0.218 đơn vị. 4. Đề uất hàm ý Bộ Tài chính cần tiếp tục hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện chi tiết về chế độ kế toán đơn vị sự nghiệp. Nhà quản lý cần dành thời gian tìm hiểu để có thể nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của chất lượng BCTC của đơn vị mình. Từ đó, quan tâm đến hoạt động kế toán của đơn vị và đưa ra những chính sách hỗ trợ, như: phê duyệt các khoản chi phí có liên quan đến đào tạo nâng cao kế toán - kiểm toán Số 6 - Tháng 4/2019 Component Matrixa Component 1 CLTT1 .800 CLTT4 .788 CLTT3 .788 CLTT2 .749 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted. Bảng 2. Ma trận phân tí h hồ qu Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả chạy SPSS 20 Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả chạy SPSS 20 Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .782a .612 .602 .30627 1.889 a. Predictors: (Constant), CKQL, CLDL, KSNB, HLDT, HQPM, MTPL b. Dependent Variable: CLTT Bảng 3. To m tắt kết quả phân tí h hồ qu ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 36.516 6 6.086 64.882 .000b Residual 23.169 247 .094 Total 59.685 253 a. Dependent Variable: CLTT b. Predictors: (Constant), CKQL, CLDL, KSNB, HLDT, HQPM, MTPL 348 năng lực nhân viên kế toán; mời các chuyên gia tư vấn hỗ trợ nếu cần thiết; quan tâm đến môi trường làm việc, trang bị phần mềm kế toán, hệ thống mạng, hệ thống máy tính; bổ nhiệm người đứng đầu bộ phận kế toán phải là người có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về kế toán và tuyển dụng nhân sự kế toán có đủ năng lực theo yêu cầu của đơn vị. Nhân viên kế toán tại các đơn vị sự nghiệp cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc lập BCTC và công bố thông tin BCTC ra bên ngoài. Thông tin trình bày trên BCTC phải trung thực, hợp lý và phù hợp với các quy định của pháp luật. Đơn vị cần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát thông qua việc triển khai xây dựng hệ thống KSNB, kiểm soát từ khâu thu thập dữ liệu đến khâu cung cấp thông tin và công khai tài chính. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thu - chi tài chính. Mọi hoạt động của từng phần hành kế toán cần có quy trình rõ ràng, quy định cụ thể trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận, từng đối tượng có liên quan. Việc thiết lập hệ thống KSNB tốt sẽ hỗ trợ cho đơn vị kiểm soát được việc chấp hành các quy định pháp luật về kế toán, giảm thiểu các sai sót và rủi ro có ảnh hưởng đến CLTT trình bày trên BCTC. 5. Kết uận Kết quả cho thấy có 6 nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các ĐVSNCL tỉnh Trà Vinh, gồm: Chất lượng dữ liệu; Môi trường pháp lý; Hệ thống kiểm soát nội bộ; Hiệu quả của phần mềm kế toán; Huấn luyện và đào tạo chuyên môn về kế toán và Cam kết của nhà quản lý. Trong đó, nhân tố Môi trường pháp lý có tác động mạnh nhất n tạp chí công thương Số 6 - Tháng 4/2019 TÀI lIỆU THAM KHẢO: 1. Azleen Ilias and Zulkeflee Abd Razak Mohd (2011), “A validation of the end-user computing satisfaction (eucs) towards computerised accounting system (cas), Global Business and Management Research: An International Journal”. 3(2), pp. 119- 135. 2. George Emmanuel Iatridis (2011), "Accounting disclosures, accounting quality and conditional and unconditional conservatism, International Review of Financial Analysis”. 20(2), pp. 88 - 102. Bảng 4. Hệ số hồ qu Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -.197 .208 -.946 .345 CLDL .192 .026 .296 7.280 .000 .949 1.054 MTPL .188 .024 .323 7.929 .000 .947 1.056 KSNB .205 .027 .306 7.623 .000 .972 1.028 HQPM .200 .025 .319 7.884 .000 .961 1.041 HLDT .079 .025 .126 3.118 .002 .965 1.037 CKQL .132 .025 .218 5.329 .000 .939 1.065 a. Dependent Variable: CLTT Nguồn: Tác giả truy xuất từ kết quả chạy SPSS 20, n=254 349 fACTOrS AffECTINg THE QUAlITY Of INfOrMATION frOM fINANCIAl STATEMENTS Of TrA VINH prOVINCE’S pUblIC SErVICE UNITS lMaster. PHAN THANH HUyEN lMaster. NGUyEN THi THANH THUy Lecturer, Tra Vinh University lNGUyEN VAN PHUc lcAO THi NGOc TRAN Student, Tra Vinh Univeristy AbSTrACT: This study is to identify and measure the impact level of factors on the quality of information from financial statements of Tra Vinh province’s public service units, thereby proposing some implications to improve the preparation of financial statements at Tra Vinh province’s public service units. The study’s results reveal that there are six factors affecting the quality of information from financial statements of Tra Vinh province’s public service units, namely the quality of data, the legal environment, the internal control system, the effectiveness of accounting system, the professional accounting training and the commitment of managers. Key o s: The quality of informaation from financial statements, public services units, Tra Vinh Province. kế toán - kiểm toán Số 6 - Tháng 4/2019 3. Xu & ctg (2003), “Key Issues Accounting Information Quality Management: Australian Case Studies”, Industrial Management & Data Systems, 103 (7), 461 - 470, retrieved on September 20th 2017, from https://doi.org/10.1108/02635570310489160. 4. William Revelle (1993), “Individual differences in personality and motivation: 'Non-cognitive'determinants of cognitive performance”, Annual Review of Psychology 46(1), pp. 295 - 328. N ày nhận ài: 16/3/2019 N ày hản iện đánh iá và sửa chữa: 26/3/2019 N ày chấ nhận đăn ài: 5/4/2019 Thông tin tác giả: 1. ThS. pHAN THANH HUYỀN 2. ThS. NgUYỄN THỊ THANH THỦY giản vie n T ườn Đại học T à Vinh 3. NgUYỄN VĂN pHÚC 4. CAO THỊ NgỌC TrAâN Sinh vie n T ườn Đại học T à Vinh
File đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_chat_luong_thong_tin_bao_cao_tai_c.pdf