Các mô hình phục hồi kinh tế trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam trong thời gian tới
Dịch COVID-19 khởi phát tại Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó lan rộng ra quy mô toàn cầu,
tác động sâu sắc đến “sức khỏe” kinh tế thế giới. Theo các chuyên gia, việc triển vọng phục hồi
của kinh tế thế giới sẽ diễn ra theo mô hình nào còn tùy thuộc vào thời gian kéo dài của đại dịch,
cũng như mức độ ảnh hưởng của nó. Hiện nay, các tổ chức quốc tế đã dựa trên 2 biến số cơ bản
là diễn biến tình hình dịch bệnh và năng lực ứng phó của chính phủ các quốc gia để đưa ra các
mô hình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Dự báo phục hồi theo hình chữ V được coi là kịch bản lạc
quan nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Sau khi đi xuống, nó sẽ nhanh chóng trỗi dậy, lấy lại tốc
độ tăng trưởng như thời kỳ trước đại dịch với một loạt hiệu ứng “bật lò xo”. Chính phủ Việt Nam
đã kịp thời và quyết liệt trong việc ban hành các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, cả về các chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các chính sách cũng cần được bổ sung trên nhiều khía
cạnh với tầm nhìn dài hạn thì nền tảng kinh tế mới có thể phục hồi nhanh theo mô hình chữ V.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các mô hình phục hồi kinh tế trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam trong thời gian tới
Kinh tế Việt Nam dưới tác động của COVID-19 Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, khiến nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trầm trọng; báo cáo mới nhất của IMF và WB (1/2021) ước tính kinh tế thế giới năm 2020 tăng trưởng âm ở mức 3,5%. Ngoài ra, UNCTAD ước tính FDI toàn cầu sẽ suy giảm 40% và thương mại thế giới suy giảm khoảng 9 % trong năm 2020, đặc biệt sụt giảm mạnh ở lĩnh vực thương mại dịch vụ. Lạm phát toàn cầu năm 2020 dự báo ở mức thấp (1,8 - 2%) do sức cầu còn yếu, giá dầu giảm mạnh và đứng ở mức thấp. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế cũng khá lạc quan về tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2021, theo đó kinh tế thế giới được dự đoán vẫn sẽ đạt được mức tăng trưởng 5,5% trong năm 2021 và 4,2% trong năm 2022. Hình 1. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số quốc gia Nguồn: World Bank Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 lên kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương trong các quý của năm 2020. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2020 đạt mức 3,82%, tuy nhiên quý II/2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,36% do cả nước phải thực hiện các biện pháp chặt chẽ hơn về giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ và tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 1,81%. Khi làn sóng thứ KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 165 hai của dịch COVID-19 đã được khống chế tại Việt Nam, xóa tan nỗi lo âu của các nhà đầu tư về một đợt suy thoái của thị trường, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III/2020 đạt mức 2,62%, trong 9 tháng đầu năm đạt 2,12%. Dịch COVID-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã tạo động lực cho nền kinh tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý IV/2020 đạt mức 4,48%, cao nhất trong 4 quý của năm. Kết quả này đã giúp Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có tăng trưởng kinh tế tốt nhất so với các nước trong khu vực và quốc tế, dù kinh tế toàn cầu năm qua gặp nhiều trắc trở và khó khăn (Hình 2). Hình 2. Tăng trưởng GDP của Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống Kê Một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thập niên gần đây là sự củng cố và phát triển quan hệ với các quốc gia khác thông qua thương mại và đầu tư. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 37,48 tỷ USD so với năm 2018, phần lớn là do các công ty đang hướng tới đa dạng hóa chuỗi sản xuất và cung ứng trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, đại dịch đã làm giảm nhu cầu trên tất cả các mặt, điều này cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2020, kim ngạch xuất xuất khẩu của cả nước tăng 6,5%, đạt mức 281,5 tỷ USD trong khi nhập khẩu tăng 3,6% so với năm 2019, ở mức 262,4 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất siêu đạt 19,1 tỷ USD, cao gấp đôi so với 2019. Tuy nhiên, có thể thấy rằng suất siêu của Việt Nam tăng mạnh không phải do xuất khẩu tăng mạnh mà là do nhập khẩu tăng với tốc độ chậm hơn so với xuất khẩu. Điều này chứng tỏ COVID-19 tác động làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, khiến cho các doanh nghiệp của Việt Nam khó khăn hơn trong việc nhập khẩu trang thiết bị, nguyên liệu để tiến hành sản xuất phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, so với bình diện toàn cầu thì Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong các quốc gia có sự tăng trưởng ngoạn mục trong lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt là lĩnh vực thương mại hàng hoá, vốn là lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh hơn và ít chịu ảnh hưởng của COVID hơn là lĩnh vực thương mại dịch vụ. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chứng kiến sự gia tăng của cả thị phần xuất khẩu và nhập khẩu so với thế giới trong năm 2020 (xem Hình 3). KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 166 Hình 3. Thay đổi thị phần xuất nhập khẩu so với thế giới của một số quốc gia (so sánh giữa năm 2020 và năm 2019) Nguồn: UNCTAD “Việc tái bùng phát dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam trong thời gian qua đã có những tác động, ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài”. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh bị đình trệ, thêm nhiều doanh nghiệp nước ngoài rơi vào tình cảnh khó khăn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê tính đến ngày 20/12/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019. Cụ thể, trong số 2.523 dự án được cấp phép mới thì vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD, giảm 35% về số dự án và giảm 12,5% về số vốn đăng ký so với năm 2019; có 1.140 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 10,6%. Bên cạnh đó, còn có 6.141 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 7,5 tỷ USD, giảm 51,7% (theo GSO). Tuy nhiên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, mặc dù đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2020 giảm sút so với cùng kỳ, song xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác. Xét theo các nhóm ngành, một số ngành bị ảnh hưởng mạnh bởi COVID-19, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ và vận tải. Một số ngành khác bị ảnh hưởng tiêu cực nhưng ở mức độ không quá cao như nhóm ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn, bán lẻ, cung cấp nước và xử lý chất thải. Các ngành khác hầu như không bị ảnh hưởng bởi COVID như nông nghiệp, thông tin và truyền thông, tài chính ngân hàng Kết quả là kinh tế Việt Nam suy giảm khá nhiều so với năm 2019 nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng dương gần 3%, mức tăng trưởng rất khả quan so với nhiều quốc gia trên thế giới. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 167 Hình 4. Tăng trưởng của các nhóm ngành trong năm 2020 so với năm 2019 Nguồn: Mirae Asset Securities (Vietnam) Research Tựu trung lại, nhờ những nỗ lực của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch bệnh, triển khai các gói hỗ trợ chính sách và phục hồi nền kinh tế nên mặc dù COVID-19 diễn biến khó lường, nhưng kinh tế Việt Nam 2020 vẫn chứng kiến mức tăng trưởng tốt, trở thành một trong số những nền kinh tế vượt qua đại dịch và tăng trưởng ổn định nhất trên thế giới. 3.2. Thảo luận mô hình phục hồi kinh tế Việt Nam Dựa trên những đặc điểm của kinh tế Việt Nam, diễn biến dịch bệnh và năng lực ứng phó, có thể đưa ra 5 kịch bản hồi phục cho năm 2021 tương ứng với các điều kiện xảy ra như sau (các điều kiện này có thể xảy ra đồng thời hoặc không đối với Việt Nam): Kịch bản theo mô hình chữ V: Dịch kết thúc trong quý II/2021; Các biện pháp kích thích kinh tế mang lại hiệu quả tốt; Cải cách thể chế mạnh mẽ trong năm 2021; Kinh tế thế giới hồi phục nhanh sau dịch. Kịch bản theo mô hình chữ U: Dịch kết thúc trong quý III/2021; Các biện pháp kích thích gần chạm ngưỡng nhưng còn tương đối hiệu quả; Cải cách thể chế được thực thi ở một số khu vực; Kinh tế thế giới không bị rơi vào suy thoái nhưng hồi phục chậm. Kịch bản theo mô hình chữ L: Dịch kết thúc trong quý III/2021 hoặc IV/2021; Các biện pháp kích thích không đủ hoặc không hiệu quả; Các cải cách chậm thực thi hoặc không hiệu quả; Có thể khủng hoảng kép (từ dịch bệnh dẫn đến khủng hoảng tài chính); Kinh tế thế giới/Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, phục hồi rất chậm. Kịch bản theo mô hình chữ W: Dịch kết thúc trong quý II/2021 nhưng bùng lại vào đầu năm 2022; Các biện pháp kích thích và cải cách mang lại hiệu quả tốt trong năm 2021, tạo dư địa cho năm 2022. Kịch bản theo mô hình chữ K: Dịch bệnh có thể kết thúc sớm hoặc không, kinh tế thế giới hay kinh tế Việt Nam đều chứng kiến sự hồi phục mạnh ở một số ngành hay lĩnh vực nhất định trong khi những lĩnh vực khác sẽ hồi phục chậm hơn. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 168 Với kinh tế Việt Nam, kịch bản hồi phục kinh tế theo mô hình nào là phù hợp nhất? Dựa trên những phân tích ở trên, có thể thấy mô hình phù hợp nhất cho kinh tế Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới là “mô hình chữ V”, với những lý do sau: Thứ nhất, dù dịch bệnh có thể không kết thúc sớm, nhưng với sự chủ động và quyết liệt trong công tác phòng dịch ở Việt Nam, chúng ta khá yên tâm về khả năng kiểm soát dịch bệnh của nước ta. Đồng thời qua ba đợt dịch, Việt Nam cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thực hiện mục tiêu kép trong trường hợp dịch bệnh quay lại, sao cho vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế. Thứ hai, hiện đã có nhiều loại vắc-xin ngăn ngừa COVID-19 ra đời, người dân của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã bắt đầu được tiêm ngừa COVID-19. Tuy rằng sẽ phải mất một thời gian để Việt Nam và nhiều quốc gia đạt được tỷ lệ tiêm ngừa hiệu quả, nhưng điều này cũng góp phần quan trọng giúp Việt Nam và thế giới đối phó, đẩy lùi dịch bệnh. Thứ ba, Việt Nam có nền nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế (đóng góp khoảng 14% GDP). Trong khi đó, nông nghiệp lại là ngành ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Thực trạng tăng trưởng, thương mại và đầu tư của Việt Nam trong năm vừa qua cũng cho thấy nhiều điểm tích cực của nền kinh tế Việt Nam: ít chịu ảnh hưởng bởi COVID-19 hơn và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thứ tư, Chính phủ Việt Nam đang cho thấy quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng với nhiều giải pháp hợp lý (8 dự án cao tốc chuyển sang đầu tư công, các NHTM hy sinh lợi nhuận để giảm lãi suất). Thêm vào đó, việc triển khai các gói kích thích kinh tế mạnh mẽ tại nhiều quốc gia là các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, các nước Tây Âu và Trung Quốc sẽ giúp kinh tế thế giới hồi phục nhanh sau dịch. Dù xác xuất mô hình V là cao nhất, nhưng do những diễn biến khó lường của dịch bệnh, mô hình chữ V có thể không nổi trội so với các mô hình khác, có thể đặt xác xuất 35-15-20-15-10 cho mô hình V, U, W, K và L. Tuy nhiên, sự hồi phục có khả năng cũng không hoàn toàn giống mô hình nào trong số 5 mô hình này. Ngay cả khi dịch kết thúc đúng dự báo thì những nhân tố khác như: tranh chấp thương mại, thay đổi chiến lược đầu tư FDI cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục. Theo mô hình chữ V, kinh tế Việt Nam và thế giới sẽ xuống đáy trong quý II/2020 với mức suy giảm cực lớn, có lẽ là lớn nhất lịch sử vì độ cộng hưởng toàn cầu. Hiện nay, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn và các biện pháp kích thích kinh tế đã mang lại hiệu quả, tăng trưởng sẽ hồi phục tốt hơn trong năm 2021. Đặc biệt, từ nửa cuối 2021, tăng trưởng sẽ trở lại quỹ đạo ổn định. Nếu các biện pháp kích thích và cải cách trong năm 2020 thực sự hiệu quả, quá trình chủng ngừa COVID-19 diễn ra suôn sẻ thì tăng trưởng từ 2022 trở đi sẽ ngày một khả quan. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Sự lạc quan vào kinh tế Việt Nam với mô hình chữ V là hoàn toàn có thể. Nhưng sự lạc quan đó có quá cao hay không còn tùy vào khả năng hấp thụ vốn của kinh tế Việt Nam. Người ta quan tâm đầu tư vào Việt Nam, nhưng nếu hạ tầng, khả năng cung cấp điện, nước, nhân lực cũng như KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 169 thượng tầng về thể chế luật pháp không hỗ trợ, thì ước mơ chỉ mãi là mơ ước. Tuy người ta nói nhiều về triển vọng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, nhưng vẫn còn những nỗi lo về thiếu điện, thiếu nước sạch, chi phí kho vận đắt đỏ, doanh nghiệp đầu tư thiếu đất “sạch”... Sự thật đó có thể khiến các nhà đầu tư tìm đến những lựa chọn khác. Việt Nam tuy an toàn hơn nhiều nước trên thế giới về cả khả năng chống dịch bệnh và độ an toàn với nợ nước ngoài, nhưng nền kinh tế lại đặc biệt phụ thuộc vào bên ngoài, đó là xuất khẩu và dòng vốn FDI. Vì vậy, bất kỳ một trục trặc nào trong xu thế thương mại tự do của thế giới cũng có thể tác động đến Việt Nam, cả hướng xấu và hướng tốt. Nói cách khác, hình dạng hồi phục của kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào hình dạng hồi phục kinh tế của các thị trường xuất khẩu chính và những đối tác đầu tư quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc và nước láng giềng Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, nếu xây dựng một kịch bản kinh tế thiếu linh hoạt, khăng khăng đặt một vài chỉ tiêu kinh tế thì sẽ có thể bị “việt vị” trong bối cảnh kịch bản bất lợi diễn ra. Thay vào đó, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế không nên là nô lệ của những con số GDP theo một kịch bản màu hồng hay màu đen nào đó, mà nên dựa trên một tầm nhìn dài hạn hơn. Viêt Nam cần xác định những lĩnh vực nào muốn xây dựng thành mũi nhọn của giai đoạn sắp tới. Nếu FDI đổ mạnh sang Việt Nam thì đâu là lĩnh vực Việt Nam muốn khuyến khích cho phù hợp trình độ và thế mạnh của nguồn nhân lực đang có? Những dự án hạ tầng trọng điểm nào phải dứt khoát được triển khai? Khi mà một chiến lược phát triển kinh tế có thể cụ thể hóa thành 4-5 điểm trọng tâm, vài ba mũi nhọn kinh tế, thì đó mới có thể là một câu chuyện tăng trưởng hấp dẫn để những người đi kết nối thị trường có thể kể cho các nhà đầu tư tiềm năng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mirae Asset Securities (Vietnam) Research, Báo cáo Chiến lược Kinh tế vĩ mô và TTCK 2021. 2. Eichenbaum, Martin S., Sergio Rebelo, and Mathias Trabandt (2020), “Macroeconomics of Epidemics.” NBER Working Paper 26882, National Bureau Economic Research, Cambridge, Massachusetts. 3. Lương Minh Khôi (2020), Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới kinh tế thế giới và Việt Nam, Kinh tế và dự báo, số 13 (5/2020). 4. McKibbin, Warwick J. và Fernando, Roshen, The Global Macroeconomic Impacts of COVID-19: Seven Scenarios (March 2, 2020), CAMA Working Paper No. 19/2020. 5. Ngân hàng Thế giới (7/2020), Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao. 6. Stephen G. Cecchetti và Kermit L. Schoenholtz (2020), “Contagion: Bank runs and COVID-19” tại https://www.moneyandbanking.com/commentary/2020/3/2/contagion-bank- runs-and-COVID-19 7. Tổng cục Thống kê (2020), “Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh” tại https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot- nam-tang-truong-day-ban-linh/ 8. UNCTAD (2021), Global Trade Update. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 170 9. IMF (2021), World Economic Outlook Update. 10. Todd Spangler (2021), “Netflix Tops 200 Millon Streaming Customers, Handily beats Q4 Subscriber Forcast” tại https://variety.com/2021/digital/news/netflix-q4-2020-earnings-200- million-subscribers-1234887784/ 11. “Kinh tế phục hồi kiểu chữ K” (2020), tại https://tuoitre.vn/kinh-te-phuc-hoi-kieu- chu-k-20200907090027033.htm 12. GSO (2020), “Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020”, tại https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/thong-cao-bao-chi-ve-tinh- hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020/
File đính kèm:
- cac_mo_hinh_phuc_hoi_kinh_te_tren_the_gioi_va_goi_y_cho_viet.pdf