Các giải pháp hiệu quả trong nhập khẩu và vận chuyển than nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn dầu khí Việt Nam

Các nhà máy nhiệt điện Việt Nam trong tương lai

sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là

than nhập khẩu bằng đường biển, vì vậy công tác

đảm bảo ổn định nguồn cung ứng than cho các

nhà máy nhiệt là rất cần thiết. Dựa trên thực tế và

nhu cầu nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt

điện của Việt Nam, bài báo đã tiến hành nghiên

cứu phân tích so sánh các nguồn cung ứng than

trên thế giới cũng như các chiến lược xuất khẩu

than của các quốc gia, thông qua đó đã đề xuất

các giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động

nhập khẩu than ổn định trong tương lai để cung

ứng cho các nhà máy nhiệt điện, góp phần đảm

bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.

Các giải pháp hiệu quả trong nhập khẩu và vận chuyển than nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn dầu khí Việt Nam trang 1

Trang 1

Các giải pháp hiệu quả trong nhập khẩu và vận chuyển than nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn dầu khí Việt Nam trang 2

Trang 2

Các giải pháp hiệu quả trong nhập khẩu và vận chuyển than nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn dầu khí Việt Nam trang 3

Trang 3

Các giải pháp hiệu quả trong nhập khẩu và vận chuyển than nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn dầu khí Việt Nam trang 4

Trang 4

Các giải pháp hiệu quả trong nhập khẩu và vận chuyển than nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn dầu khí Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang duykhanh 22060
Bạn đang xem tài liệu "Các giải pháp hiệu quả trong nhập khẩu và vận chuyển than nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn dầu khí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các giải pháp hiệu quả trong nhập khẩu và vận chuyển than nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn dầu khí Việt Nam

Các giải pháp hiệu quả trong nhập khẩu và vận chuyển than nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn dầu khí Việt Nam
 triệu USD, so với năm 2018 tăng 38% về 
lượng. Than đá nhập khẩu từ thị trường Nga đạt 7 triệu 
tấn, tăng 151% so với năm 2018 là tăng lên rất mạnh. 
2.3. Hiện trạng các quốc gia xuất khẩu than 
Từ trước đến nay, trên thế giới chỉ có một số các 
quốc gia xuất khẩu than chính đóng vai trò chủ đạo 
trong thương mại than đá toàn cầu. Australia và 
Indonesia luôn là hai thị trường xuất khẩu than nhiệt 
(nhiệt điện) và than cốc (luyện thép) lớn nhất, tiếp sau 
là các quốc gia Nam Phi, Mỹ, Canada, Colombia, 
Nga,... Theo các phân tích đánh giá của các chuyên 
gia thì trong tương lai đến năm 2030 đây vẫn là các 
quốc gia xuất khẩu than chính trên thế giới. 
Trong năm 2017, tổng khối lượng than xuất khẩu 
của Australia ước đạt 372 triệu tấn, trong đó 200 triệu 
tấn than nhiệt và 172 tấn than cốc [5]. 
Chính phủ Australia vào tháng 4/2015 đã ban hành 
Sách trắng năng lượng cải tổ các dự án và những rào 
cản về quy định trong ngành mỏ, xác định các cơ hội 
quan trọng để giúp Australia đáp ứng được nhu cầu 
năng lượng để phát triển kinh tế của các nước khu vực 
châu Á với nhu cầu dự báo vào năm 2040 sẽ tăng thêm 
1/3 so với hiện nay. Trong đó khẳng định vai trò quan 
trọng trong việc tạo ra nguồn năng lượng với chi phí 
thấp dựa vào nhiệt điện than vốn từ lâu đã là một yếu 
tố quan trọng về lợi thế cạnh tranh của Australia. 
Theo Tổ chức Năng lượng Thế giới (IEA), tăng 
trưởng trong sản lượng khai thác than của Australia 
hàng năm là 1,9%/năm và tiếp tục duy trì đến năm 
2030. Các bang Queensland, New South Wales và 
Victoria sẽ duy trì sản lượng than khai thác cao trong 
những năm tới nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu 
năng lượng tăng nhanh của thế giới. 
Nguồn: Bộ Hạ tầng và Kế hoạch bang Queensland [1] 
Hình 1. Dự báo sản lượng than đến 2030 của bang 
Queensland 
Than ở Indonesia chủ yếu được khai thác ở 2 khu 
vực là Sumatra và Kalimantan. Các bể than tiềm năng 
ở Kalimantan là Tarakan, Kutai và Barito, và các bể 
than tiềm năng ở Sumatra là Ombilin, Bengkulu, 
Trung Sumatra và Nam Sumatra. Với trữ lượng 
22.598 triệu tấn có khoảng 59% trữ lượng ở 
Kalimantan và phần còn lại là ở Sumatra. 
Về chất lượng, than của Indonesia, theo tiêu chí 
nhiệt năng: nhiệt năng rất cao (>7.100); nhiệt năng cao 
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 
62 SỐ 64 (11-2020) 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
(6.100÷7.100); nhiệt năng trung bình (5.100÷6.100); 
nhiệt năng thấp (<5.100). Than có nhiệt năng trung 
bình và thấp chiếm ưu thế với tỉ trọng 96%, còn lại là 
than có nhiệt năng cao và rất cao. 
Theo dự báo, đến năm 2020 sản lượng than sản 
xuất của Indonesia sẽ đạt ngưỡng cực đại là khoảng 
485 triệu tấn [3]. Trong tương lai xa hơn, các mỏ than 
thuộc Kalimantan là Kutai, Barito và Tarakan vẫn sẽ 
là các mỏ có đóng góp nhiều nhất cho sản xuất than 
của Indonesia cho đến năm 2065. 
Đối với than nhiệt thì Indonesia là một trong 2 
quốc gia sản xuất và xuất khẩu chủ yếu trên thị trường 
thế giới với sản lượng các năm ước đạt (năm 2015: 
375 triệu tấn; năm 2016: 365 triệu tấn; năm 2017: 364 
triệu tấn) [5] thị phần chủ yếu xuất khẩu của Indonesia 
là hướng đến các nước Nhật, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn 
Quốc, Trung Quốc, các thị trường truyền thống đó 
đã được phân chia thị phần ổn định từ trước. 
Trong nhóm các quốc gia xuất khẩu than chính thì 
Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ 3 thế giới, so với 
sản lượng khai thác thì xuất khẩu chiếm đến 40%, 
trong năm 2015 Nga đã xuất khẩu 155 triệu tấn, năm 
2016 là 171,4 triệu tấn và năm 2017 tăng lên 185,5 
triệu tấn [5]. Các thị trường xuất khẩu chính hiện nay 
của Nga là Bulgaria, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, 
Trung Quốc và các nước Baltic. Một trong những thị 
trường xuất khẩu chính là Trung Quốc thông qua biên 
giới trên đất liền. 
Quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu 
than trong thời gian tương đối ổn định là Nam Phi. 
(Năm 2014: 78,6 triệu tấn; 2016: xuất khẩu 72,6 triệu 
tấn, và năm 2017: 76,47 triệu tấn) [5]. Trong đó chủ 
yếu đến: Tây Ban Nha, Ấn Độ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ 
và gần đây là Trung Quốc. Than xuất khẩu của Nam 
Phi được vận chuyển chủ yếu thông qua cảng chính 
là Richard Bay, một trong các cảng hàng rời xuất 
than lớn nhất thế giới. 
Đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cần 
lưu ý trong công tác thu mua nhập khẩu than từ các 
quốc gia xuất khẩu than: 
Thứ nhất: nếu tăng hơn nữa lượng nhập khẩu than 
từ Nga thì việc kết nối từ mỏ ra cảng sẽ phát sinh khó 
khăn, phức tạp đặc biệt khó khăn về khâu vận tải từ 
các mỏ vùng Siberi ra đến cảng biển tại khu vực 
Vanino (Khabarovsk) với cự ly trung bình (4.000 km) 
nên chi phí logistics tăng cao. Công ty Mechel (Nga) 
đã ký hợp đồng với ba công ty khác trong khu vực 
Đông Nam Á là Shasteel (40.000 - 80.000 tấn/tháng); 
Baosteel Resources (960.000 tấn/năm) và 500.000 
tấn/năm cho Công ty Posco (Hàn Quốc). Công ty 
Anthracite (Siberia) cũng có kế hoạch cung cấp 4,8 
triệu tấn than cho hai tập đoàn Hebei Iron & Steel 
Group và Yanshan Iron & Steel Co., Ltd. trong vòng 
5 năm [5]. 
Đây sẽ là các khó khăn cho PVN khi muốn tiến 
hành mua trực tiếp than từ các nguồn quốc tế. 
Thứ hai: tại các quốc gia như Australia, Indonesia 
và Nam Phi yêu cầu tập đoàn phải đầu tư chi phí lớn 
để xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ riêng của 
mình từ vùng mỏ ra cảng biển để quản lý hiệu quả xuất 
khẩu than khối lượng lớn. 
Việc mua than sẽ ngày càng khó khăn hơn vì sản 
lượng thu mua của PVN ngày càng tăng để phục vụ 
cho các nhà máy nhiệt điện sắp hoàn thành và đi vào 
vận hành thương mại trong các năm 2021, 2022. Vì 
vậy để đảm bảo nguồn cung ứng than ổn định và an 
toàn cho các nhà máy nhiệt điện của mình thì PVN 
cần phải có giải pháp về chuỗi cung ứng của riêng 
mình với đầu nguồn là các mỏ than cho đến cuối 
nguồn là kho của các nhà máy nhiệt điện. Trong chuỗi 
đó thì cảng trung chuyển than sẽ đóng vai trò rất quan 
trọng trong việc lưu trữ, phân phối và phối trộn than 
phục vụ cho nhu cầu đúng chủng loại than của từng 
nhà máy nhiệt điện. 
2.4. Xu hướng xuất khẩu than trong giai đoạn 
2020-2030 
Trên thực tế, phần lớn các nhà máy nhiệt điện của 
PVN đều được thiết kế lò hơi theo các đặc tính than 
pha trộn giữa than bitum và sub-bitum của Indonesia 
(70%) và than đá (30%) Việt Nam có thể nhập khẩu 
được than từ Indonesia với số lượng lớn do Indonesia 
là nước có trữ lượng than tương đối dồi dào, chất 
lượng than chủ yếu là trung bình thấp phù hợp với 
nhu cầu than cho sản xuất điện, nhất là trong ngắn 
hạn và trung hạn. Khối lượng than xuất khẩu của 
Indonesia tuy giảm mạnh nhưng vẫn là con số rất lớn 
khi so sánh với nhu cầu nhập khẩu than của Tập đoàn 
và của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 vào 
khoảng 35 triệu tấn. 
Xét về lâu dài, việc PVN nhập khẩu than từ 
Indonesia sẽ gặp một số khó khăn do các mỏ than 
chất lượng tốt ngày một xuống sâu trong khi các mỏ 
than mới nằm sâu trong lục địa và chất lượng thấp; 
khó khăn trong khâu vận chuyển do mùa mưa kéo 
dài; nhu cầu tiêu thụ than trong nước của Indonesia 
gia tăng mạnh [4]. 
Mặc dù Indonesia có tiềm năng than đá bitum và 
bitum rất phù hợp cho các nhà máy nhiệt điện chạy 
than của PVN (từ khu vực miền Trung trở vào phía 
Nam). Đặc biệt trong những năm gần đây xuất khẩu 
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 
63 SỐ 64 (11-2020) 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
than nhiệt tăng mạnh, giá cả nhập khẩu than từ 
Indonesia có tính cạnh tranh (thấp hơn so với than của 
Australia với cùng nhiệt trị), khoảng cách vận chuyển 
gần nên việc nhập khẩu than từ Indonesia để cung ứng 
cho nhu cầu của các nhà máy điện có tính khả thi kinh 
tế cao hơn so với nhập khẩu than từ thị trường khác. 
Trong tương lai, Indonesia ưu tiên nguồn than cho 
sử dụng trong nước, hạn chế xuất khẩu nên giá than 
tăng cao, hơn nữa bị nhiều nước nhập khẩu than lớn 
khống chế, PVN sẽ phải cạnh tranh với các nước này 
để nhập khẩu than. Vì vậy PVN cần phải có chiến lược 
sử dụng nhiều nguồn cung khác nhau cho các nhà máy 
nhiệt điện của mình mặc dù chi phí Logistics cho 1 tấn 
than nhập khẩu đường biển từ các nguồn mới sẽ cao 
hơn so với nhập khẩu từ Indonesia. 
2.5. Đề xuất giải pháp 
Đa dạng hóa nguồn cung ứng 
1/ Lựa chọn nguồn cung ứng than hợp lý: 
Việc xuất khẩu than của Indonesia hiện nay được 
thực hiện theo chính sách Trách nhiệm đối với thị 
trường trong nước (Domestic Market Obligation - 
DMO). DMO là chính sách trong đó quy định tỉ lệ 
phần trăm tối thiểu đối với tiêu thụ than trong nước, tỉ 
lệ này sẽ được Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng 
sản Indonesia (MEMR) ban hành mỗi năm. Do vậy, 
DMO là cách mà Chính phủ Indonesia sử dụng để 
đảm bảo tính bền vững của việc cung cấp than trong 
thị trường nội địa. 
Ngày 5/1/2018 MEMR ban hành DMO số 
23K/30/MEM/2018 áp dụng cho năm 2018 với các 
điểm chính có liên quan đến khẩu than như sau: 
Thứ nhất, quy định tỉ lệ tối thiểu đối với than tiêu 
thụ trong nước là 25% (tỉ lệ này bao gồm việc bán than 
cho mọi mục đích). Điều này đồng nghĩa với quy định, 
các công ty khai thác than chỉ được phép xuất khẩu tối 
đa 75% sản lượng than sản xuất trong năm. 
Thứ hai, xử phạt các công ty khai thác than không 
hoàn thành kế hoạch DMO năm 2018 bằng cách: giảm 
lượng sản xuất than của công ty trong năm 2019, giảm 
hạn ngạch than xuất khẩu của công ty trong năm 2019 
tương đương với tỉ lệ % chưa hoàn thành của DMO 
năm 2018. 
Như vậy, từ năm 2018, để đảm bảo mục tiêu cung 
cấp than liên tục và bền vững cho nhu cầu trong nước, 
Indonesia áp dụng hạn ngạch xuất khẩu cho các công 
ty sản xuất than. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng lớn 
đến thị trường than toàn cầu vì Indonesia là nước xuất 
khẩu than rất lớn trên thế giới. 
2/ Đa dạng hoá nguồn cung ứng: ngoài việc tránh 
phụ thuộc hoàn toàn nhập khẩu từ Indonesia (chi phí 
thấp) tập đoàn cần thường xuyên tìm kiếm các hợp 
đồng nhập khẩu dài hạn và liên tục tăng sản lượng 
nhập khẩu than từ những nước xuất khẩu khác như 
Australia, Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Mỹ, Canada 
thông qua hoàn thiện chuỗi cung ứng để giảm chi phí 
mua than. 
3/ Đầu tư chiếm lĩnh thị trường: PVN cần hợp tác 
chặt chẽ cùng các tập đoàn, các định chế tài chính của 
Việt Nam thông qua cổ phần (cùng tham gia đầu tư 
mỏ để tiến hành khai thác than, đường giao thông kết 
nối từ mỏ ra cảng và cơ sở hạ tầng cảng biển, cảng 
trung chuyển) trong các dự án của chuỗi cung ứng 
than từ các quốc gia xuất khẩu than về đến các nhà 
máy nhiệt điện tại Việt Nam. 
Phối hợp cùng Tập đoàn Công nghiệp Than - 
Khoáng sản Việt Nam hợp tác cùng nước xuất khẩu 
than đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành than chất 
lượng cao, đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng 
khai thác than, hệ thống vận chuyển băng chuyền, 
đường sắt, thiết bị bốc dỡ hiện đại, cảng biển, nguồn 
nhân lực logistics để gây dựng mối quan hệ hợp tác 
lâu dài. Giải pháp này có thể áp dụng tốt đối với các 
nước Nga, Nam Phi để phát triển nguồn cung ứng cho 
tập đoàn về lâu dài một cách chủ động và bền vững. 
Việc kết hợp này dựa trên thế mạnh sẵn có về kinh 
nghiệm khai thác than của Tập đoàn Công nghiệp 
Than - Khoáng sản Việt Nam (đào tạo nguồn nhân lực 
khai thác mỏ, công nghệ chế biến phối trộn than và 
quản lý toàn mỏ, quản lý khí môi trường, vận chuyển 
than, cung cấp các giải pháp, thiết bị vật tư). 
Lựa chọn hình thức nhập khẩu 
Với kinh nghiệm tham gia thị trường chưa lâu, 
chưa có chuỗi cung ứng riêng thì Tập đoàn có thể lựa 
chọn hình thức mua qua trung gian uy tín để phục vụ 
cho nhu cầu của các nhà máy đang vận hành. Việc 
mua qua trung gian thương mại hiện nay rất phổ biến 
và phù hợp với vị thế nhập khẩu quốc tế của tập đoàn, 
trong giai đoạn ngắn có thể giúp giảm thời gian và chi 
phí trong tìm kiếm lựa chọn các nguồn than phù hợp, 
không phải tự tổ chức chuỗi cung ứng, nhưng về lâu 
dài và tính kinh tế thì tổng chi phí thu mua sẽ cao hơn 
so với mua trực tiếp từ các nguồn cung cấp than. 
Sử dụng các cảng trung chuyển 
Để giảm chi phí Logistics cho 1 tấn than nhập 
khẩu đường biển giải pháp đối với đơn vị phụ trách 
vận tải là sử dụng các tàu biển có trọng tải lớn với ưu 
thế nhờ quy mô. Nhưng các nhà máy nhiệt điện của 
PVN (Long Phú, Sông Hậu) lại được xây dựng tại khu 
vực sâu trong sông Hậu. Vì vậy giải pháp là phải xác 
định địa điểm thích hợp để xây dựng các khu vực 
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 
64 SỐ 64 (11-2020) 
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
trung chuyển đón được tàu biển có trọng tải lớn cỡ 
Capesize. Mỗi khu vực trung chuyển tại Việt Nam cần 
bố trí xây dựng đồng bộ trung tâm lưu trữ than để thực 
hiện các công tác lưu trữ, phối trộn và phân phối phục 
vụ cho nhu cầu các loại than khác nhau (theo công 
nghệ lò đốt) của các nhà máy nhiệt điện than. 
3. Kết luận 
Với những thách thức trong tương lai từ chính sách 
của Indonesia ưu tiên nguồn than cho sử dụng trong 
nước, hạn chế xuất khẩu, đồng thời bên cạnh đó là nhu 
cầu than tăng cao từ các nhà máy nhiệt điện tại Việt 
Nam đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác thu 
mua và cung ứng than nhiệt cho các nhà máy nhiệt 
điện của PVN từ các nguồn quốc tế. 
Dựa trên các phân tích nghiên cứu đã đưa ra PVN 
cần thực hiện các giải pháp trọng yếu như cần phải đa 
dạng hóa nguồn cung ứng tránh lệ thuộc vào nguồn 
duy nhất với chi phí rẻ, thiết kế vận hành chuỗi cung 
ứng riêng biệt thông suốt thông qua đầu tư chiếm lĩnh 
thị trường, thực hiện bước đầu thu mua than qua trung 
gian thương mại tạo tiền đề tiến tới tiến hành mua trực 
tiếp từ các nguồn xuất khẩu. Đặc biệt để giảm được 
chi phí logistics trong chuỗi cung ứng than PVN cần 
phải đầu tư hoàn chỉnh các trung tâm lưu trữ than tại 
các khu trung chuyển. Các giải pháp trên ngoài hiệu 
quả riêng biệt phù hợp đối với PVN có thể áp dụng 
đối với các tập đoàn, tổng công ty hiện đang và sẽ khai 
thác và vận hành các trung tâm nhiệt điện nói chung. 
Lời cảm ơn 
Bài báo này là sản phẩm của đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp Trường năm học 2019-2020, tên đề tài: 
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hiệu quả trong 
nhập khẩu và vận chuyển than nhằm đảm bảo ổn định 
nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2020-2030”, 
được hỗ trợ kinh phí bởi Trường Đại học Hàng hải 
Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Australian Energy (2017), DEE - Department of 
the Environment and Energy. 
[2] Bộ Công Thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu 
Việt Nam 2019, NXB Công Thương. 
[3] Coal Mining (2018), Production, Export & 
Domestic Consumption, Indonesian-Investments. 
[4] Fadhila Achmadi Rosyid (2016). Forecasting on 
Indonesian Coal Production and Future 
Extraction Cost. Natural Resources. 
[5] Statistical Review (2018), World Energy. 
Ngày nhận bài: 02/06/2020 
Ngày nhận bản sửa: 13/06/2020 
Ngày duyệt đăng: 16/06/2020 

File đính kèm:

  • pdfcac_giai_phap_hieu_qua_trong_nhap_khau_va_van_chuyen_than_nh.pdf