Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi

Luật Năng lượng nguyên tử được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2008 và có hiệu lực

thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Luật NLNT 2008 đã tạo cơ sở pháp lý cho phát triển ứng dụng

NLNT và quản lý an toàn an ninh các ứng dụng NLNT ở Việt Nam. Lần đầu tiên Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành Quy hoạch tổng thể và các quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng NLNT trong các

ngành kinh tế - xã hội. Hệ thống các văn bản quy phạm phục vụ cho quản lý an toàn các ứng dụng

phi năng lượng đã được ban hành và thực thi tương đối tốt ở Việt Nam. Đối với phát triển điện hạt

nhân, trên cơ sở Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân đến năm 2030, Chính phủ đã trình

Quốc Hội thông qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng công suất 4000 MW, bao gồm Ninh

Thuận 1 là 2000 MW và Ninh Thuận 2 là 2000 MW. Trên cơ sở đó Chính phủ đã ký với Liên bang

Nga để triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và với Nhật Bản để triển khai dự án

điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Do kinh nghiệm còn hạn chế trong việc xây dựng Luật NLNT, nên

trong quá trình triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân đã bộc lộ một số bất cập liên quan đến quản

lý an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân ở Việt Nam. Các bất cập này cần phải sớm được khắc phục.

Vì vậy, Bộ KH&CN đã kiến nghị Chính phủ đưa dự án Luật NLNT sửa đổi vào chương trình làm

luật của Quốc hội trong thời gian tới. Báo cáo này trình bày đánh giá tổng quan về Luật NLNT 2008,

nêu ra các bất cập và khuyến cáo chỉnh sửa cùng với kế hoạch thực hiện từ nay đến khi trình Chính

phủ vào cuối năm 2014.

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi trang 1

Trang 1

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi trang 2

Trang 2

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi trang 3

Trang 3

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi trang 4

Trang 4

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi trang 5

Trang 5

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi trang 6

Trang 6

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi trang 7

Trang 7

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi trang 8

Trang 8

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi trang 9

Trang 9

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi trang 10

Trang 10

pdf 10 trang duykhanh 14200
Bạn đang xem tài liệu "Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi

Các bất cập trong luật năng lượng nguyên tử hiện hành và kế hoạch hoàn thiện dự án luật năng lượng nguyên tử sửa đổi
yền quy định về các giới hạn liều: Trách nhiệm đối với việc quy định liều giới 
hạn được trao cho Bộ KH&CN. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của IAEA thi nên xem xét việc trao 
chức năng này cho cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia. 
7. An toàn hạt nhân 
7.1. Hiện trạng 
An toàn hạt nhân được quy định trong Chương III của Luật NLNT 2008. Tuy nhiên, chương 
này chủ yếu quy định về bảo vệ bức xạ là chính. Các quy phạm kỹ thuật quốc gia đã được vạch 
ra. Thanh tra an toàn và chế độ báo cáo đã được quy định. Trong chương này cũng quy định trách 
nhiệm của Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân trong việc báo cáo Hội đồng ATHNQG về các 
vấn đề an toàn hạt nhân. 
7.2. Các khuyến cáo chỉnh sửa 
51 
Các quy định về an toàn hạt nhân chƣa đầy đủ: Các quy định về an toàn hạt nhân cần 
phải toàn diện hơn bao gồm: nội luật hóa các quy định của Công ước An toàn hạt nhân, nội luật 
hóa các tiêu chuẩn an toàn cơ bản của IAEA, quy định chế độ báo cáo rõ rang hơn cho người 
được cấp phép và cần có các yêu cầu an toàn riêng cho các cơ sở hạt nhân. 
8. Ứng phó khẩn cấp 
8.1. Hiện trạng 
Quy định về ứng phó khẩn cấp được nêu trong chương X của Luật NLNT 2008. Tuy nhiên, 
trong Luật NLNT đã thiết lập một quá trình rất phức tạp với sự tham gia của quá nhiều cơ quan 
của Chính phủ trong việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp về bức xạ và hạt nhân. 
8.2. Các khuyến cáo chỉnh sửa 
- Chƣa quy định một cơ quan duy nhất của quốc gia chịu trách nhiệm lập kế hoạch ứng 
phó quốc gia về bức xạ và hạt nhân: Theo khuyến cáo của IAEA, nên có một cơ quan duy 
nhất được trao trách nhiệm về lập kế hoạch ứng phó của quốc gia. 
- Chƣa quy định các trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân về ứng phó khẩn cấp: 
Theo khuyến cáo của IAEA, Cơ quan pháp quy hạt nhân cần phải có trách nhiệm bảo đảm 
rằng quốc gia tuân thủ các quy định được nêu trong các điều ước quốc tế,cụ thể: Công ước 
thông báo sớm tai nạn hạt nhân, Công ước trợ giúp trong tình trạng tai nạn hạt nhân và khẩn 
cấp bức xạ. Ngoài ra, Cơ quan pháp quy hạt nhân cần phải phối hợp với các nước khác theo 
thỏa thuận song phương hoặc đa phương về ứng phó khẩn cấp, phối hợp với các cơ quan có 
liên quan trong nước trong hệ thống quốc gia về ứng phó khẩn cấp, điều phối hoạt động của 
trung tâm ứng phó off-site và on-site, bảo đảm thông tin phù hợp của các kế hoạch ứng phó 
liên quan bao gồm cả cho công chúng, bảo đảm rằng hệ thống quốc gia về ứng phó và mỗi 
một kế hoạch ứng phó được chuẩn bị bởi Cơ quan pháp quy hạt nhân hay người xin giấy phép 
là phải định kỳ được kiểm tra, đánh giá lại và được cập nhật bổ sung, và bảo đảm rằng nhân 
viên tham gia ứng phó quốc gia phải được huấn luyện và đào tạo phù hợp. 
- Chƣa quy định rõ trách nhiệm off-site và on-site: Theo khuyến cáo của IAEA, trách nhiệm 
on-site phải là trách nhiệm của nhà vận hành cơ sở hạt nhân. Trách nhiệm off-site sẽ phải là 
trách nhiệm của tổ chức được giao thẩm quyền liên lạc với các cơ quan khác của quốc gia, 
với IAEA và các nước bị ảnh hưởng. 
9. Khai thác và chế biến quặng phóng xạ 
9.1. Hiện trạng 
Quy định về khai thác và chế biến quặng phóng xạ được trình bày trong Chương VI của Luật 
NLNT 2008. Đây là quy định của từng nước và vì vậy không phải Luật NLNT của các nước đều 
có quy định về vấn đề này. 
9.2. Các khuyến cáo chỉnh sửa 
Không có các bất cập trong Luật NLNT 2008. Tuy nhiên, cần xem xét các quy định của 
chương này với các quy định của Luật Khoáng sản để có thể ban hành các quy định chi tiết nhằm 
quản lý phù hợp các hoạt động khai thác và chế biến quặng phóng xạ. 
10. Vận chuyển vật liệu phóng xạ 
10.1. Hiện trạng 
52 
Quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ được trình bày trong chương VII của Luật NLNT 
2008. 
10.2. Các khuyến cáo chỉnh sửa 
- Cần có các quy định phù hợp với quốc tế: Mặc dù chương này được trình bày khá toàn 
diện, nhưng vẫn thiếu các quy định phù hợp với quốc tế, cụ thể là các khuyến cáo của Liên 
hợp quốc về vận chuyển các hàng hóa độc hại và các quy định của IAEA về vận chuyển an 
toàn vật liệu phóng xạ. 
- Cần có quy định về vận chuyển nhiên liệu đã cháy: Các văn bản quy phạm đặc biệt cần 
phải được chuẩn bị liên quan đến vận chuyển nhiên liệu đã cháy và chất thải phóng xạ dựa 
trên Công ước chung về an toàn quản lý nhiên liệu đã cháy và chất thải phóng xạ. 
11. Quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng 
11.1. Hiện trạng 
Quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được trình bày 
tại Điều 25 của Luật NLNT 2008, trong đó các Bộ Xây dưng và KH&CN được giao trách nhiệm 
xây dưng các văn bản pháp quy về vấn đề này. 
11.2. Các khuyến cáo chỉnh sửa 
- Chƣa có các quy định mang tính chính sách quốc gia dài hạn về quản lý chất thải phóng 
xạ trong Luật: Theo khuyến cáo của IAEA thì cần đưa các quy định mang tính chính sách 
dài hạn của quốc gia về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng vào 
trong Luật NLNT. Luật NLNT cần phải phản ảnh các chính sách, kế hoạch dài hạn của quốc 
gia về quản lý chất thải phóng xạ và bảo đảm việc thực thi Công ước chung về an toàn quản 
lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Luật cũng phải quy định rõ là tổ 
chức của Chính phủ hay tổ chức tư nhân sẽ được giao trách nhiệm quản lý chất thải phóng xạ 
dài hạn của quốc gia. 
12. Tháo dỡ 
12.1. Hiện trạng 
Quy định về tháo dỡ cơ sở hạt nhân được quy định tại các Điều 40 và Điều 48 của Luật 
NLNT 2008. Nhà vận hành (hay chủ đầu tư) cần phải trình kế hoạch tháo dỡ và kế hoạch chi trả 
cho tháo dỡ cùng với hồ sơ xin cấp phép đầu tư xây dựng. Bộ KH&CN sẽ xem xét các kế hoạch 
này. 
12.2. Các khuyến cáo chỉnh sửa 
- Chƣa có quy định về tháo dỡ cơ sở hạt nhân của quốc gia: Theo khuyến cáo của IAEA thì 
các quốc gia cần phải có các quy định mang tính chiến lược về tháo dỡ cơ sở hạt nhân trong 
Luật NLNT. Quy định này cần được làm sớm để các nhà đầu tư cũng như các định chế tài 
chính được biết trước khi quyết định đầu tư xây dựng cơ sở hạt nhân. 
- Chƣa có quy định bắt buộc nhà vận hành (hay chủ đầu tƣ) xây dựng quỹ tháo dỡ: Theo 
khuyến cáo của IAEA thì nhà vận hành hay chủ đầu tư cần phải có trách nhiệm đóng góp vào 
quỹ tháo dỡ trong quá trình vận hành cơ sở hạt nhân ngay tư lần nạp nhiên liệu đầu tiên. 
- Chƣa có quy định về mô hình của quỹ tháo dỡ: Có nhiều mô hình quốc tế về quỹ tháo dỡ, 
tuy nhiên đặc điểm chung của các mô hình này là: các quy định về việc thiết lập giá và bồi 
53 
thường hạt nhân, biện pháp thu quỹ bao gồm cả thời gian đóng góp, yêu cầu về quản lý và 
kiểm soát quỹ, và quá trình giám sát bao gồm cả giám sát của cơ quan pháp quy hạt nhân và 
của cơ quan tài chính. 
13. Bồi thƣờng thiệt hại hạt nhân 
13.1. Hiện trạng 
Bồi thường thiệt hại hạt nhân được quy định trong các Điều từ 87 đến Điều 91 của Luật 
NLNT 2008. Chế độ bồi thường hiện hành cho các tai nạn hạt nhân cũng được thực hiện theo 
Luật Dân sự. 
13.2. Các khuyến cáo chỉnh sửa 
- Chƣa đƣa ra các quy định của chế độ bồi thƣờng hạt nhân quốc tế trong Luật NLNT: 
Theo khuyến cáo của IAEA thì Việt Nam cần phải áp dụng các quy định phù hợp với các 
nguyên tắc quốc tế về bồi thường thiệt hạt hạt nhân. Đây là yêu cầu bắt buộc cho việc tham 
gia chuỗi cung cấp hạt nhân quốc tế bao gồm cả các định chế về tài chính và bảo hiểm. Việt 
Nam nên nghiên cứu tham gia Công ước Viên và Công ước chung và nội luật hóa các quy 
định của các điều ước quốc tế này trong Luật NLNT bao gồm các nguyên tắc chính sau đây: 
Nhà vận hành cơ sở hạt nhân phải là chủ thể duy nhất chịu trách nhiệm bồi thường đối với 
các tai nạn hạt nhân, Trách nhiệm bồi thường hoàn toàn (kể cả không có lỗi) vẫn quy cho nhà 
vận hành cơ sở hạt nhân (tùy theo ngoại lệ về giới hạn trách nhiệm được quy định trong 
Luật), Trách nhiệm bồi thường được giới hạn về lượng (lượng cực tiểu phải được quy định, 
Việt Nam đã quy định lượng cực đại và trách nhiệm bồi thường được giới hạn về mặt thời 
gian), nhà vận hành phải duy trì bảo hiểm hoặc giải pháp an ninh tài chính khác để bảo đảm 
được lượng chi trả bằng với trách nhiệm bồi thường của họ, và quyền xét xử riêng được thừa 
nhận dành cho tòa án của quốc gia có cơ sở hạt nhân. Ngoài ra, IAEA cũng khuyến cáo Việt 
Nam nên chấp thuận Công ước CSC để bảo đảm tiếp cận được các quỹ quốc tế về bồi thường 
thiệt hại hạt nhân. 
14. Không phổ biến và bảo vệ thực thể 
14.1. Hiện trạng 
Các nội dung về không phổ biến vũ khí hạt nhân và bảo vệ thực thể chưa được quy định 
đủ rõ trong Luật NLNT 2008. 
14.2. Các khuyến cáo chỉnh sửa 
- Chƣa nội luật hóa các quy định về không phổ biến hạt nhân: Theo khuyến cáo của IAEA 
thì Việt Nam cần có các quy định trong Luật NLNT khảng định các cam kết của mình theo 
Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và quy định một hệ thống toàn diện của 
quốc gia về kiểm toán vật liệu và thiết bị hạt nhân phục vụ cho mục tiêu thanh sát của IAEA. 
Ngoài ra, cũng cần có quy định chính sách của quốc gia về vấn đề làm giàu uran để tạo niềm 
tin của cộng đồng quốc tế. 
- Chƣa nội luật hóa các quy định về bảo vệ thực thể: Theo khuyến cáo của IAEA thì vấn đề 
bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (trong quá trình xuất nhập khẩu cũng như trong lãnh thổ 
Việt Nam) cần phải được quy định trong Luật NLNT, nói riêng là phải nội luật hóa các quy 
định của Công ước bảo vệ thực thể vật liệu và thiết bị hạt nhân. 
15. Kiểm soát xuất và nhập khẩu 
54 
15.1. Hiện trạng 
Kiểm soát xuất và nhập khẩu được quy định trong các Điều từ 65 đến Điều 67 của Luật 
NLNT 2008. 
15.2. Khuyến cáo chỉnh sửa 
- Chƣa quy định cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý xuất và nhập khẩu vật liệu 
phóng xạ: Theo khuyến cáo của IAEA thì nên có một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm 
chính trong việc cấp giấy phép, thanh tra và cưỡng chế việc thi hành pháp luật về xuất và 
nhập khẩu vật liệu phóng xạ. Cơ quan này sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan của quốc 
gia trong việc quản lý xuất và nhập khẩu vật liệu phóng xạ. 
III. TÌNH HÌNH CHUẨN BỊ SỬA ĐỔI LUẬT NLNT 
1. Thực hiện Đề án NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất 
sửa đổi, bổ sung Luật NLNT” (Theo Quyết định số 3366/QĐ-BKHCN ngày 31/10/2011): 
a) Đề án được thực hiện trong 02 năm 2012-2013 và đã được nghiệm thu cấp Bộ vào ngày 
23/5/2014 vừa qua. Hiện nay Báo cáo tổng hợp của Đề án đang được chỉnh sửa theo kết luận của Hội 
đồng; 
b) Sản phẩm chính của Đề án bao gồm: 
- 25 chuyên đề nghiên cứu toàn diện các vấn đề của Luật NLNT; 
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Đề án; 
- Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); 
- Bảng so sánh nội dung giữa Luật NLNT năm 2008 và dự thảo Luật NLNT (sửa đổi). 
c) Hội thảo khoa học “Sơ kết 3 năm thi hành Luật Năng lượng nguyên tử” (Ngày 19/12/2012 
tại Hà Nội). 
d) 01 đoàn ra để tham vấn chuyên gia IAEA về các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật NLNT 
(Từ ngày 07-11/01/2013 tại Viên, Áo). 
2. Thành lập Ban Soạn thảo và Tổ biên tập 
a) Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định thành lập Ban Soạn thảo và Tổ biên tập 
Dự án Luật (Quyết định số 515/QĐ-BKHCN ngày 26/3/2012) và ban hành Quyết định số 699/QĐ-
BKHCN ngày 02/4/2013 kiện toàn lại nhân sự Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Dự án Luật (sau khi có 
những biến động về nhân sự). 
b) Trong 2 năm 2012-2013: Tổ Biên tập đã họp nhiều lần để thảo luận và hoàn thiện các nội 
dung sửa đổi, bổ sung. 
c) Ban Soạn thảo đã tiến hành 02 phiên họp: Phiên thứ nhất vào ngày 16/4/2013 tại Hà Nội, 
Phiên thứ hai vào ngày 09/8/2013 tại Hà Nội để nghe báo cáo tình hình sửa đổi, bổ sung Luật NLNT 
và cho ý kiến chỉ đạo. 
3. Tổ chức tham vấn chuyên gia IAEA và chuyên gia Nhật Bản 
a) Trong khuôn khổ trợ giúp pháp lý của IAEA thông qua Văn phòng công tác pháp luật 
(OLA), 02 đoàn chuyên gia do OLA/IAEA tổ chức đã đến Việt Nam vào tháng 3/2012 và tháng 
7/2013 để giúp ta rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật NLNT. Đồng thời Việt Nam cũng có 01 đoàn ra (đến 
55 
Viên, Áo vào tháng 5/2013) để tham vấn về nội dung trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân 
trong Dự thảo Luật NLNT (sửa đổi). 
b) Chuyên gia Nhật Bản và IAEA cũng giúp Việt Nam trong việc tổ chức hội thảo giới thiệu, 
rà soát, sửa đổi, bổ sung nội dung trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân trong Dự thảo Luật 
NLNT (sửa đổi). 
c) Tổ chức Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường đi khảo sát các 
vấn đề cần chỉnh sửa trong Luật NLNT tại Anh và Hoa Kỳ trong 2 tuần (từ 19/8-30/8/2013). 
4. Hoàn thiện Hồ sơ đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lênh của Quốc 
hội năm 2015 
Phối hợp với Vụ Pháp chế hoàn thiện Hồ sơ đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, 
pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII năm 2015. Hồ sơ gồm những thành phần chính như sau: 
- Báo cáo tình hình thi hành Luật NLNT; 
- Báo cáo đánh giá tác động (RIA) của việc sửa đổi, bổ sung Luật NLNT; 
- Dự thảo Tờ trình; 
- Dự thảo Luật NLNT (sửa đổi). 
IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH 
Để có thể trình Dự án Luật lên Chính phủ thông qua vào cuối năm nay, Cục ATBXHN xin đề 
xuất một lộ trình làm việc cụ thể từ tháng 6 đến tháng 11/2014 như sau: 
TT Thời gian Nội dung công việc 
1 Tháng 6 - Tổ Biên tập: Hoàn thiện Dự thảo 1 
2 - Gửi Dự thảo 2 xin ý kiến các đơn vị trong Bộ KH&CN 
3 - Tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý kiến Dự thảo Luật NLNT sửa đổi và 
giới thiệu dự thảo Nghị định hướng dẫn 
5 Tháng 7 - Tổ Biên tập: Hoàn thiện Dự thảo 2 
6 - Họp Ban Soạn thảo (Phiên thứ ba) 
7 - Gửi Dự thảo 3 xin ý kiến Bộ ngành, địa phương 
8 - Đưa Dự thảo 3 lên Website của Bộ và Cục ATBXHN xin ý kiến 
9 - Xử lý ý kiến 
10 - Họp Tổ Biên tập: Xây dựng Dự thảo 4 
12 Tháng 8 - Họp Tổ Biên tập: Hoàn thiện Dự thảo 4 và Tờ trình 
13 Tháng 9 - Chuẩn bị Hồ sơ trình 
56 
TT Thời gian Nội dung công việc 
14 - Họp Tổ Biên tập: Chỉnh sửa Dự thảo Luật và Tờ trình 
15 - Gửi Hồ sơ đến Bộ Tư pháp thẩm định 
16 Tháng 10 - Hoàn thành Dự thảo 5 / Dự thảo Nghị định hướng dẫn 
17 - Tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý kiến Dự thảo Luật NLNT sửa đổi 
(lần 2) 
18 - Họp Ban Soạn thảo (Phiên thứ tư): Thống nhất Hồ sơ trình Chính phủ 
19 - Chỉnh sửa Dự thảo và Tờ trình theo ý kiến chỉ đạo của Ban Soạn thảo 
20 - Họp Tổ Biên tập hoàn thiện Hồ sơ trình Chính phủ. 
21 Tháng 11 - Hoàn chỉnh Hồ sơ và trình Chính phủ 
IV. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 
Để hoàn thành Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Cục ATBXHN xin đề nghị Bộ trưởng: 
1. Cho phép bổ sung kinh phí năm 2014 mà Cục ATBXHN đã dự trù, gửi Lãnh đạo Bộ thông qua 
Vụ Kế hoạch - Tổng hợp để Tổ biên tập có kinh phí tiếp tục làm việc. 
2. Cho phép họp Ban Soạn thảo vào đầu Quý III/2014. 
3. Cho phép về nguyên tắc việc tổ chức Hội thảo khoa học để góp ý cho dự thảo Luật NLNT (sửa 
đổi) và giới thiệu dự thảo Nghị định quy định thi hành Luật NLNT sửa đổi vào cuối tháng 6/2014 
(Sử dụng kinh phí của Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2013 “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn 
cho việc xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
NLNT” đã được gia hạn đến tháng 6/2014). 

File đính kèm:

  • pdfcac_bat_cap_trong_luat_nang_luong_nguyen_tu_hien_hanh_va_ke.pdf