Biện pháp quản lí dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
Chất lượng dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực
học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS) phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó quản lí của hiệu trưởng nhà trường
có vai trò quan trọng. Hiệu trưởng phải biết quản lí tốt
hoạt động dạy học; có các biện pháp quản lí khoa học,
đồng bộ; phải nắm vững đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá, nội dung và chương trình dạy học
đáp ứng được yêu cầu phát triển chung, đặc biệt là quản
lí dạy học theo tiếp cận năng lực nói chung và quản lí dạy
học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực nói riêng.
Nếu hiệu trưởng thực hiện tốt những hoạt động trên, sẽ
góp phần rất lớn đến chất lượng và hiệu quả dạy học của
nhà trường theo yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông
hiện nay.
Bài viết trình bày một số biện pháp quản lí dạy học
môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS ở các trường
THCS huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp quản lí dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
ch dạy học cho mình phù hợp với mục tiêu đề ra. + CBQL cần có cách để chuyển biến ý thức và nhận thức cho GV tiếng Anh để họ tự giác học tập nâng cao trình độ đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS. + Duy trì nếp sinh hoạt Ban Giám hiệu, lãnh đạo mở rộng, họp tổ chuyên môn. Nếu sinh hoạt có hiệu quả thì có tác dụng thiết thực trong công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV. Chính vì vậy, hiệu trưởng phải biết định rõ nội dung họp lãnh đạo, sinh hoạt chuyên môn, dành thời gian ưu tiên cho việc giải quyết vướng mắc trong chuyên môn, rút kinh nghiệm về xây dựng giáo án, dự giờ thăm lớp, thao giảng và rút kinh nghiệm. Qua đó, mỗi CBQL có được bài học về quản lí nâng cao chất lượng giảng dạy, GV có được kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn. + Động viên CBQL, GV tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm trước tổ chuyên môn và hội đồng sư phạm. Tạo điều kiện cho GV tiếng Anh giao lưu, nâng cao rèn luyện kĩ năng nghe, nói với người nước ngoài nói tiếng Anh. + Đối với những GV dạy giỏi, có năng lực, hiệu trưởng nên tạo mọi điều kiện, động viên cho GV đi học sau đại học, học thêm các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn để có kế hoạch đào tạo nguồn lâu dài. Từ những việc làm này, hiệu trưởng đã khích lệ, động viên đội ngũ GV có ý thức trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mình nhằm nâng cao năng lực và nhận thức của bản thân. - Điều kiện thực hiện biện pháp: + Trước hết, CBQL, GV tiếng Anh phải thấy được vị trí vai trò của mình trong quản lí, giảng dạy môn Tiếng Anh. + Phòng GD-ĐT tiếp thu chuyên môn từ cấp trên và triển khai cho các trường THCS để họ có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng HS nhằm đạt kết quả cao. Đồng thời, phối hợp một cách đồng bộ trong triển khai hoạt động chuyên môn của nhà trường, đặc biệt là giữa CBQL, tổ chuyên môn và GV trực tiếp giảng dạy. + Bản thân mỗi GV cần tự hoàn thiện năng lực, phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ của mình để phục vụ giảng dạy. + Hàng năm, tổ chức chuyên đề nghiêm túc để mỗi GV Tiếng Anh được dự và học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho GV tiếng Anh. 2.2.2. Đổi mới quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Tiếng Anh của giáo viên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh - Mục tiêu thực hiện: Thấy được tầm quan trọng của đổi mới quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Tiếng Anh là một yêu cầu cần thiết đối với Ban Giám hiệu, lãnh đạo và toàn thể GV tiếng Anh. Vì đây chính là tiền đề để HS tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất, đem lại niềm vui và niềm tin cho HS và phụ huynh HS. Vì thế, đội ngũ nhà giáo cần chú ý tới việc dạy học đạt mục tiêu, chuẩn nội dung, phương pháp phù hợp. - Hình thức và tiến trình thực hiện: Hàng năm, Sở GD-ĐT có tổ chức tập huấn chuyên môn cho GV các trường THPT, cho phòng GD-ĐT các quận, huyện. Từ đó, các nhà trường và Phòng GD-ĐT tiếp tục triển khai cho GV và các trường để thực hiện. Để đạt được mục tiêu đề ra và phù hợp với xu hướng thì phòng GD-ĐT huyện Phúc Thọ đã triển khai thực hiện chuyên môn cho các trường THCS. Trên cơ sở đó, GV các môn nói chung và GV tiếng Anh nói riêng xây dựng chương trình môn học của mình cho phù hợp với mục tiêu và nội dung mà Bộ GD-ĐT đã ban hành và phù hợp với đối tượng chung của HS trường mình cũng như trong hoàn cảnh của nhà trường. Ban Giám hiệu là người thực hiện việc quản lí hoạt động của nhà trường, nên họ yêu cầu tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và nhóm trưởng xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ mình. Đồng thời, quản lí việc thực hiện kế hoạch đó xem có phù hợp và đúng với mục tiêu, nội dung, phương pháp hay không. Trước khi lên lớp, GV phải soạn giáo án chu đáo, vì giáo án soạn có kĩ càng, tốt thì cũng chứng tỏ GV chuẩn bị tốt việc lên lớp của mình, GV mới dạy tốt được. Chất lượng giáo án một phần phản ánh chất lượng GV, chất lượng giờ học, do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Trong giáo án thể hiện kiến thức có chuẩn hay không, phương pháp có linh hoạt hay không, và mức độ phù hợp với đối tượng HS ra sao...; vì vậy mà các hiệu phó chuyên môn và tổ trưởng cần kiểm tra kĩ giáo án của GV trước một tuần lên lớp. Ban Giám hiệu nhà trường phải thường xuyên để ý nghiên cứu những quy định về quản lí việc giảng dạy môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS, đồng thời phải tự rèn luyện nâng cao năng lực quản lí, chuyên môn và xem xét việc đổi mới nội dung, chương trình môn học. Ban Giám hiệu quản lí việc dạy và học trên cơ sở quy định của ngành, phù hợp với pháp luật, bên cạnh đó cũng không nên quá cứng nhắc, gây áp lực căng thẳng dẫn đến hiệu quả không cao. Vì thế, Ban Giám hiệu phải luôn sát cánh, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của GV để giúp họ có ý thức học hỏi, tự bồi dưỡng năng lực của mình phục vụ cho giảng dạy môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS. Ban Giám hiệu trực tiếp quản lí mọi hoạt động của nhà trường, trước tiên dưới Ban Giám hiệu là có các lãnh đạo VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 65-68; 24 68 mở rộng (tổ trưởng, bí thư đoàn trường, ban thanh tra nhân dân...), sau đó là toàn thể cán bộ GV, nhân viên trong nhà trường. Lãnh đạo mở rộng này cần phải được Ban Giám hiệu nhà trường đào tạo, giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể trong quản lí chuyên môn của tổ mình. Khi lãnh đạo mở rộng đã vững vàng về năng lực, đây là cơ sở để cố vấn giúp cho Ban Giám hiệu nhà trường quản lí tốt hoạt động dạy học. Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu nhà trường cũng phải có mục tiêu nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho GV để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường, đặc biệt là dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. Sau mỗi năm học, tất cả các nhà trường cấp THCS huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội đều phải có ý kiến với lãnh đạo Phòng Giáo dục của huyện về vấn đề dạy học môn tiếng Anh xem quá trình thực hiện có phù hợp với mục tiêu, phương pháp, nội dung hay không. Nếu có khúc mắc gì thì phải có ý kiến với cấp trên để xem xét khắc phục cho năm sau vào dịp GV học tập chuyên môn đầu năm học hoặc gửi hòm thư của các nhà trường. Nếu có điều kiện tốt hơn thì hàng năm, Ban Giám hiệu các nhà trường phối hợp với phòng giáo dục của huyện mời GV nước ngoài có kinh nghiệm về huyện trao đổi về phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS nhằm giúp cho GV nâng cao được chuyên môn, đổi mới phương pháp phù hợp với HS. - Điều kiện thực hiện biện pháp: Phòng giáo dục của huyện cũng cần có kiến nghị với cấp trên quản lí về chuyên môn hàng năm nên cho đại diện GV tiếng Anh đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài đặc biệt là các nước có sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để họ có điều kiện tìm hiểu thêm văn hóa của nước bạn, học tập về phương pháp dạy học tiếng Anh đặc biệt là theo tiếp cận năng lực. Sau đó về huyện, GV được đại diện đó sẽ truyền đạt lại những kinh nghiệm của chuyến học tập kinh nghiệm. 2.2.3. Biện pháp nâng cao vai trò của tổ bộ môn trong quản lí dạy học môn Tiếng Anh theo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh - Mục tiêu thực hiện: Trong các nhà trường, các tổ chuyên môn là đầu mối giúp việc cho hiệu trưởng. Hiệu trưởng muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì trước hết các tổ chuyên môn cũng phải hoàn thành tốt công việc của mình. Chuyên môn là một mảng quan trọng nhất của các nhà trường. Kế hoạch dạy học thành công hay không, chất lượng giảng dạy có tốt và đạt hiệu quả cao hay không đều phần lớn phụ thuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của các tổ nhóm chuyên môn. Vì thế, cần nâng cao vai trò của các tổ bộ môn là biện pháp trong quản lí dạy học tiếng Anh để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS. - Hình thức và tiến trình thực hiện: Trước khi bước vào năm học, sở giáo dục và phòng giáo dục phải có kế hoạch tập huấn về chuyên môn cho các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn về hoạt động chuyên môn trong năm học, cần bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với từng năm học. Vì vậy mà mỗi tổ trưởng, nhóm trưởng phải thấy được nhiệm vụ của mình để triển khai hoạt động dạy học cho phù hợp. Bản thân mỗi tổ trưởng, nhóm trưởng cần nhận thức được tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ là hết sức cần thiết. Khi đã bồi dưỡng thì sẽ nâng cao được năng lực phục vụ cho quản lí dạy học và việc giảng dạy trực tiếp của mình. Đồng thời, cần thường xuyên tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng vào dạy học nhất là dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. Mỗi tổ trưởng tổ bộ môn phải tự nghiên cứu về mục tiêu, tìm tòi đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp, có như thế mới giúp đồng nghiệp của mình dạy học đúng định hướng và đạt mục tiêu đề ra. Tổ trưởng tổ bộ môn triển khai công việc nhất là chuyên môn của tổ mình cần rõ ràng, thống nhất, khoa học. Có như thế việc dạy học môn Tiếng Anh mới đạt hiệu quả cao. Tổ trưởng tổ bộ môn cũng cần động viên GV của tổ mình đi tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ, nhắc nhở thành viên của tổ mình xử lí tình huống sư phạm khéo léo, làm đúng quy chế của ngành, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. - Điều kiện thực hiện biện pháp: Tổ trưởng bộ môn kiến nghị với Ban Giám hiệu nhà trường về việc tạo điều kiện cho GV tiếng Anh được học tập như học cao học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho GV. Bên cạnh đó cũng đề nghị người phụ trách về đồ dùng dạy học chuẩn bị trước cho GV trước khi lên lớp. Để tổ trưởng tổ bộ môn phát huy vai trò của mình thì mỗi GV trong tổ cũng biết lắng nghe, chia sẻ những khó khăn của tổ trưởng. Đồng thời, mỗi GV phải cố gắng hết khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đó cũng là cách giúp tổ trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 3. Kết luận Từ thực trạng quản lí dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS của các trường THCS huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh, đồng thời nâng cao năng lực quản lí của cán bộ quản lí nhà trường. Những biện pháp quản lí dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực này góp phần cải tiến chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh. Những biện pháp này đưa ra (Xem tiếp trang 24) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 19-24 24 - Điều kiện thực hiện biện pháp: + Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động NDCST, tạo điều kiện thuận lợi cho GV, NV yên tâm công tác; + Cần có sự phối hợp giữa CBQL, GV, NV trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là vai trò của GV khi trực tiếp thực hiện các thao tác trong NDCST. 3. Kết luận Các nhóm biện pháp được đề xuất dựa vào tiếp cận các chức năng QL như lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra. Một trong những nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp là đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi. Vì thế, hai nhóm biện pháp có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Tăng cường thực hiện các chức năng QL có đạt hiệu quả hay không còn chịu sự tác động của các yếu tố tạo thuận lợi cho công tác QL; trong đó, yếu tố thuộc về nhà QL và những cá nhân thực hiện có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và là yếu tố quan trọng nhất. Tác động vào những yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công và có hiệu quả trong hoạt động NDCST tại trường MN NCL. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Bộ GD-ĐT (2016). Công văn số 4358/BGDĐT- GDMN ngày 06/09/2016 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016-2017. [3] Bộ GD-ĐT (2017). Công văn số 3835/BGDĐT- GDMN ngày 22/08/2017 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017-2018. [4] Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (2017). Công văn số 854-CV/TU ngày 27/11/2017 về chỉ đạo tăng cường công tác quản lí nhà nước, rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em tại các cơ sở mầm non ngoài công lập. [5] UBND TP. Hồ Chí Minh (2017). Công văn số 7427/KH-UBND ngày 02/12/2017 về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. [6] UBND quận Tân Bình (2017). Kế hoạch số 267/KH-UBND-VX ngày 22/12/2017 về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. [7] Phòng GD-ĐT quận Tân Bình (2018). Kế hoạch số 300/KH-GDĐT-MN ngày 28/03/2018 về việc kiểm tra hoạt động các trường mầm non ngoài công lập năm học 2017-2018. [8] Bộ GD-ĐT (2018). Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên “Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non năm học 2018-2019”. NXB Giáo dục Việt Nam. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH... (Tiếp theo trang 68) phù hợp với đặc điểm địa bàn của huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội. Vì thế, các nhà trường có thể vận dụng linh hoạt để quản lí dạy học ở trường mình. Đồng thời, đây cũng là giải pháp thúc đẩy các nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ khang trang hơn, nhằm phục vụ việc dạy và học của nhà trường. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Chính phủ (2008). Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”(gọi tắt là Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020). [3] Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012). Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 21/06/2012 về Kế hoạch nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. [4] Nguyễn Văn Huy (2017). Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi - Ba Đình, Hà Nội. Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 2, tr 50-55. [5] Trần Trung Dũng (2016). Quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh. [6] Đỗ Thị Thanh Thuỷ (chủ biên) - Nguyễn Thành Vinh - Hà Thế Truyền - Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2017). Quản lí hoạt động dạy học trong trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [7] Lê Văn Hùng (2016). Thực trạng quản lí dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học cơ sở quận Kiến An - Hải Phòng. Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 6, tr 43-46.
File đính kèm:
- bien_phap_quan_li_day_hoc_mon_tieng_anh_theo_tiep_can_nang_l.pdf