Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội. Bài viết tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự tác động

của cuộc cách mạng này tới thị trường lao động ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Xu hướng tự

động hóa sản xuất đã và đang tạo ra sự mất cân đối về cung – cầu trên thị trường lao động ở tất cả các

lĩnh vực. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức lại càng lớn hơn khi các điều kiện

về hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực chưa sẵn sàng để thích ứng và tận dụng cơ hội mà Cách mạng

Công nghiệp lần thứ tư mang đến. Do đó, để tận dụng tốt nhất những cơ hội mà cách mạng lần thứ tư

mang lại, Việt Nam cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường lao động và giải quyết

tốt vấn đề việc làm nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu cuộc cách mạng này.

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 1

Trang 1

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 2

Trang 2

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 3

Trang 3

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 4

Trang 4

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 5

Trang 5

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 6

Trang 6

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 7

Trang 7

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 8

Trang 8

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 9

Trang 9

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 11180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Biến đổi thị trường lao động tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
INH DOANH SỐ 15 (2020) 
10 
cao của thị trường Việt Nam” (Phan Thế Công & 
Hồ Thị Mai Sương, 2018). 
Thứ tư, có sự khác biệt giữa lao động nam và 
nữ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư. Trong sự phát triển của cuộc CMCN 
lần thứ tư, thời đại tự động hóa hứa hẹn sẽ có sự 
phân cực mạnh mẽ trong thị trường lao động. Việc 
làm trong thời gian tới có sự phát triển theo xu 
hướng phân chia theo công việc trí tuệ sáng tạo và 
lao động chân tay, hay nói cách khác là sự phân 
chia thành hai hướng: lao động có kỹ năng lao 
động cao và lao động có kỹ năng thấp. Bên cạnh 
đó, có thể thấy rằng: thị trường lao động và việc 
làm sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự phân cực rõ rệt giữa 
lao động nam và lao động nữ. 
Hiện nay, xu hướng thất nghiệp do tự động 
hóa trong các lĩnh vực mà nam giới chiếm ưu thế 
như sản xuất, xây dựng và lắp đặt chiếm tỷ trọng 
cao hơn. Tuy nhiên, nam giới vẫn có xu hướng là 
nguồn lao động chính trong các ngành liên quan 
đến khoa học máy tính, toán học và kĩ thuật. Nhu 
cầu tăng lên đối với các kỹ năng kỹ thuật, đây là 
những nhóm ngành quan trọng cần phát triển trong 
thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khoảng 
cách việc làm cho lao động nam và nữ sẽ được xét 
theo các ngành cụ thể. Báo cáo việc làm trong 
tương lai của Diễn đàn Kinh tế thế giới (2016) đã 
chỉ ra rằng tỷ lệ lao động nữ trong một số ngành có 
khả năng tự động hóa cao lại có tỷ lệ lớn. Ví dụ, đối 
với lao động nữ, việc làm chính của họ ở một số 
những trung tâm chăm sóc khách hàng, lĩnh vực 
bán lẻ và hành chính tại các nền kinh tế phát triển 
cũng nguy cơ tự động hóa cao. Tuy nhiên, cũng có 
một xuống ngành ít có khả năng thay thế như tâm 
lý học, huấn luyện viên, tổ chức sự kiện, y tá, giáo 
viên mầm non, chăm sóc trẻ và một số ngành nghề 
khác thì lao động nữ lại chiếm ưu thế. Như vậy,“khi 
các ngành có tỷ trọng nữ cao xảy ra khả năng tự 
động hóa thì một lượng lớn các lao động nữ sẽ thất 
nghiệp đồng thời chênh lệch giữa lao động nam và 
lao động nữ càng tăng lên”(Phan Thế Công & Hồ 
Thị Mai Sương, 2018). 
Như vậy, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc 
CMCN lần thứ tư, vấn đề thị trường lao động và 
việc làm của Việt Nam cũng như một số nước dự 
báo sẽ có nhiều biến động về cục diện. Sự thay đổi 
đối với thị trường lao động tác động mạnh mẽ đến 
thị trường lao động ở một số cơ sở giáo dục, nơi 
cung cấp nhân lực kỹ thuật chủ yếu cho nền kinh 
tế, đòi hỏi phải có những thay đổi về quy mô và 
cơ cấu giáo viên, thay đổi phương pháp đào tạo 
hiện đại đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới. 
Đồng thời, thị trường lao động giá rẻ sẽ dẫn đến 
tụt hậu, trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam 
chưa cao, hệ thống thông tin của nước ta vẫn còn 
nhiều yếu kém, vấn đề già hóa dân số và sự tác 
động mạnh mẽ tới một số ngành kinh tế trụ cột của 
Việt Nam như nhóm ngành năng lượng, điện tử, 
dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, nhóm ngành 
công nghiệp chế tạoDo vậy, để ứng phó với sự 
tác động của cuộc CMCN lần thứ tư, tận dụng thời 
cơ nắm bắt những cơ hội và hạn chế đối với thị 
trường lao động Việt Nam sẽ là bài toán cho Việt 
Nam phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm 
nâng cao chất lượng lao động. 
4.3. Dự báo về sự thay đổi của thị trường lao 
động Việt Nam dưới tác động của cách mạng 
công nghiệp 4.0 
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn liền 
với những đột phá về công nghệ, internet, kỹ thuật 
số đã và đang tạo ra sự thay đổi trên tất cả các 
lĩnh vực trong đó có lĩnh vực lao động nhất là 
trong bối cảnh lực lượng lao động của Việt Nam 
còn thiếu và yếu cả về trình độ và kĩ năng. Mặt 
khác, một nền công nghiệp có giá trị gia tăng cao 
hơn, với đổi mới, sáng tạo, và một lực lượng lao 
động có kỹ năng là hết sức cần thiết để đảm bảo 
nền kinh tế phát triển. Kinh tế Việt Nam đang dần 
trong đà hội nhập với những nền kinh tế phát triển 
với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do 
quy mô lớn như CPTPP, FTA với EU, Liên minh 
kinh tế Á - Âu... và đặc biệt là trong bối cảnh 
CMCN lần thứ tư với sự xuất hiện của công nghệ 
cao, máy móc thông minh, robot có trí tuệ nhân tạo 
đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu nguồn 
nhân lực và việc làm theo hướng dịch chuyển từ 
sản xuất thâm dụng lao động sang thâm dụng tri 
thức và thâm dụng công nghệ. Theo đó, những lĩnh 
vực dựa vào lao động thủ công, những ngành nghề 
gắn với quá trình tự động hóa sẽ bị ảnh hưởng. 
Thậm chí, một số một số ngành nghề sẽ biến mất 
hoặc bị thay thế bởi máy móc do tác động của cuộc 
CMCN lần thứ tư. Việt Nam sẽ cần một mô hình 
tăng trưởng mới để thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy 
thu nhập trung bình thấp và để đạt được hiện đại 
hóa, công nghiệp hóa cũng như tăng trưởng bền 
vững. Điều này cũng đòi hỏi một thị trường lao 
động được hiện đại hóa. Một thị trường lao động 
với những sinh viên tốt nghiệp từ một hệ thống 
phát triển kỹ năng chất lượng cao được người sử 
dụng lao động tin tưởng và đầu tư thời gian và 
nguồn lực. Một thị trường lao động cho phép học 
tập suốt đời, mọi người đều có thể tiếp cận với hệ 
thống giáo dục và đào tạo nghề và giáo dục đại 
học. Đó là một thị trường lao động với cơ chế bảo 
trợ xã hội toàn dân và có những thiết chế thị 
trường lao động được điều chỉnh theo những thay 
đổi của bản thân thị trường lao động đó. 
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
11 
Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, tích cực hơn, 
CMCN lần thứ tư sẽ tạo thêm ngành nghề, việc 
làm mới mà người máy hay robot không thể đáp 
ứng được. Điều này làm thay đổi xu hướng và nhu 
cầu tuyển dụng của thị trường việc làm. Theo dự 
báo, tới năm 2025, có tới 80% công việc sẽ là 
những công việc mới hơn, phổ biến hơn như: 
chuyên gia phân tích đám mây, người sáng tạo nội 
dung trên YouTube, kĩ sư IA, lập tình ứng dụng, 
kĩ thuật viên điện thoại di động, phân tích web, 
thiết kế thực tế ảo, nhà khoa học dữ liệu, chuyên 
gia trải nghiệm người dùng... Mặt khác, những 
tiến bộ về mặt khoa học, kỹ thuật sẽ tạo ra công 
cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi 
giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những công 
nghệ mới được tạo ra trong cuộc CMCN 4.0 cũng 
sẽ góp phần đặc biệt trong sản xuất cà cải thiện 
năng suất lao động nước nhà. Điều này đòi hỏi 
người lao động phải có kỹ năng, trình độ cao mới 
có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 
5. Kết luận và khuyến nghị 
Như vậy, nhằm phát triển thị trường lao động 
trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần 
thứ tư, nhóm tác giả đưa ra một vài khuyến nghị 
nhằm nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam: 
Thứ nhất, nâng cao trình độ kĩ thuật ở một số 
lĩnh vực then chốt. Có thể nói, ở Việt Nam, nhu 
cầu lao động có kỹ thuật cao hiện đang rất lớn bên 
cạnh lao động giá rẻ là một thế mạnh và điều này 
sẽ phải thay đổi trong thời gian tới. Do đó, nâng 
cao trình độ lao động kĩ thuật ở Việt Nam ở những 
lĩnh vực chủ chốt như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, 
công nghệ in 3D là cực kỳ quan trọng. Do vậy, 
việc ưu tiên nguồn lực để triển khai phát triển 
nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, tăng 
cường đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng sử 
dụng công nghệ, góp phần khả năng tiếp cận, sử 
dụng công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học 
kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây 
dựng một xã hội học tập, nâng cao dân trí. Chính 
phủ nên có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 
công nghiệp thông tin trong việc đọc, tìm kiếm, 
chuẩn hóa ứng viên công nghệ thông tin. Các 
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ 
sẽ là những người đi đầu trong việc định hướng, 
tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực mới phù 
hợp hơn đám ứng được thời đại của cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư. 
Thứ hai, đổi mới và phát triển giáo dục đào tạo. 
Trong điều kiện mới, việc nâng cao trình độ 
và kỹ năng cho người học, đáp ứng nhu cầu của 
thị trường lao động là cấp thiết. Việc đổi mới thể 
hiện thông qua việc phát triển chương trình, tài 
liệu học tập thông qua việc tích cực, thường xuyên 
ra soát các chương trình, tài liệu học liệu để đắp 
ứng được những kiến thức mới và sự phát triển 
các ngành nghề được đào tạo phù hợp với sự phát 
triển của khoa công nghệ. Cùng với đó, cần chú 
trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, 
giáo viên. Đội ngũ giảng viên, giáo viên trong thời 
đại mới phải thường xuyên nghiên cứu khoa học 
theo hướng ứng dụng và hội nhập quốc tế; đồng 
thời hình thành những kỹ năng trau dồi những 
kiến thức mới để có thể đáp ứng đối với việc đào 
tạo lao động có trình độ, kỹ năng cao; Thường 
xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng 
viên theo xu hướng tiếp cận công nghệ thông tin 
mới nhất, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên 
môn và nghiên cứu khoa học của giảng viên theo 
xu hướng hội nhập. Bên cạnh đó, trong việc đổi 
mới giáo dục đào tạo cần hoàn thiện và phát triển 
cơ sở vật chất thể hiện thông qua việc đầu tư, nâng 
cấp phòng học, trung tâm thực hành, xưởng cơ 
khí, phòng thí nghiệm, đầu tư cơ sở vật chất cho 
công tác nghiên cứu trong ngành sinh học, công 
nghệ môi trường. Nghiên cứu và áp dụng các mô 
hình học tập và dàn xếp với hệ thống thực và ảo 
nhằm thúc đẩy quá trình đáp ứng với công nghệ 
mới trong sự phát triển của CMCN lần thứ tư. 
Đổi mới giáo dục đào tạo đòi hỏi phát triển 
cùng với sự kết nối với doanh nghiệp. Sự hợp tác 
này thể hiện thông qua việc hợp tác trao đổi thông 
tin, hợp tác đào tạo và hỗ trợ tài chính. Thúc đẩy 
mạnh mẽ việc chuyển đổi từ mô hình chỉ đào tạo 
“những gì thị trường cần” sang đào tạo “những gì 
thị trường sẽ cần”, tức là mô hình gắn kết giữa cơ 
sở giáo dục – đào tạo với nhu cầu xã hội, đặc biệt 
là với các doanh nghiệp là các yêu cầu được đặt 
ra; đồng thời, đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở 
đào tạo trong doanh nghiệp, thúc đẩy trách nhiệm 
xã hội của các doanh nghiệp nhằm chia sẻ các 
nguồn lực chung: cơ sở vật chất, tài chính, nhân 
lực, quan trọng nhất là rút ngắn thời gian chuyển 
giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống. 
Đổi mới giáo dục đào tạo trong bối cảnh toàn 
cầu hóa, hội nhập quốc tế. Điều này thể hiện thông 
qua việc xây dựng chương trình đào tạo theo 
chuẩn quốc tế, thúc đẩy liên kết đào tạo về giảng 
dạy với các trường đại học trên thế giới, tranh thủ 
mọi sự hỗ trợ của các nước trên thế giới trong sự 
hợp tác và giáo dục. 
Thứ ba là chú trọng nâng cao chất lượng lao 
động trong một số ngành liên quan đến tự động hóa. 
 Việc nâng cao chất lượng lao động này thể 
hiện thông qua việc nâng cao trình độ cán bộ kĩ 
thuật, quản trị công nghệ và quản lý, quản trị 
doanh nghiệp đồng thời cần có các chính sách 
Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
12 
khuyến khích chuyển dịch lao động trình độ cao 
từ các viện nghiên cứu các trường đại học sang 
những khu vực doanh nghiệp để có thể ứng dụng 
trong quá trình lao động sản xuất thực tiễn. Ưu 
tiên đào tạo và có những chính sách đào tạo liên 
quan đến một số ngành then chốt này để có thể 
đáp ứng được sự tác động của cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư. 
Trên đây là một số giải pháp mang tính chất 
tham khảo đối với việc cân bằng, phát triển thị 
trường lao động ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của 
sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần 
thứ tư. Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc 
giáo dục đào tạo, nắm bắt, tận dụng những thành 
quả của cuộc cách mạng này đem lại để có thể cân 
bằng thị trường lao động, phát triển nguồn nhân 
lực, đảm bảo quyền lợi, lợi ích cao nhất cho người 
lao động. Như vậy, cuộc CMCN lần thứ tư hứa hẹn 
sẽ mang lại thời cơ cũng như vô vàn thách thức đối 
với Việt Nam. Bên cạnh những thành quả của cuộc 
cách mạng này đem lại như tăng năng suất lao 
động, tạo ra việc làm mới, cải tiến sản phẩm, tăng 
khả năng cạnh tranhCuộc cách mạng này cũng 
đặt ra bài toán khó đối với thị trường lao động của 
các quốc gia, trong đó có Việt Nam, ảnh hưởng tới 
việc làm trong hàng triệu năm tới. Những công 
nghệ mới đang dần thâm nhập vào quá trình sản 
xuất, làm thay đổi, phá vỡ cấu trúc thị trường lao 
động khi sự hình thành công nghệ mới giúp xóa 
nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và 
sinh học cả trong đời sống, sản xuất. Từ những sự 
tác động đó, đòi hỏi chúng ta cần có những giải 
pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề 
nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế sáng tạo 
và hội nhập. Khi tự động hóa thay thế con người 
trong một số lĩnh vực của nền kinh tế, người lao 
động phải thích ứng nhanh nếu không sẽ rơi vào 
khả năng dư thừa hoặc thất nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chu Ngọc Anh. (2017). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Cơ hội và thách thức đối với mục tiêu 
tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Tạp chí Cộng sản điện tử. Truy cập ngày 27/1/2017, tại trang.org.vn. 
[2]. Nguyễn Hữu Bắc. (2020). Thị trường lao động và những tác động của cuộc cách mạng 4.0. Tạp chí 
Lao động & xã hội online. Truy cập ngày 12/01/2021, tại trang 
dong-va-nhung-tac-dong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-1317418.html. 
[3]. Bộ Lao động Thương binh - Xã hội. (2018). Báo cáo Quan hệ lao động, Hà Nội. 
[4]. Cục thông tin KH&CN Quốc gia. (2016). Tổng luận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội. 
[5]. Đinh Đăng Định. (2004). Một số vấn đề lao động, việc làm, và đời sống người lao động ở Việt Nam 
hiện nay, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 
[6]. World Economic Forum. (2016). The Future of Jobs, 2016 - Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2016, “Tương 
lai của Việc Làm”, Truy cập tại  
[7]. Nguyễn Hoàng Hà. (2018). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề việc làm và quan hệ 
lao động. Tạp chí Lý luận chính trị, (4), tr.56-63 
[8]. Học viện Hành chính Quốc gia, Trường chính sách công lý Nguyễn Quang Diệu – Singapo, Viện 
Kinh tế Việt Nam. (2018). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quản trị Nhà nước. Kỷ yếu hội 
thảo khoa học Quốc tế, Hà Nội. 
[9]. Phạm Thị Thu Hiền. (2017). Thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. 
Tạp chí Con số & Sự kiện, 22/12/2017. 
[10]. ILO. (2016). Report on “ASEAN in transformation: How technology is changing jobs and 
enterprises transformation”, - “ASEAN đang chuyển đổi: công nghệ đang thay đổi việc làm và chuyển 
đổi của doanh nghiệp như thế nào”, Truy cập ngày 12/05/2016, tại  
[11]. Minh Ngọc. (2019). Thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp 
chí Lao động & Xã hội, 05/6/2019. 
[12]. Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Mạnh Hùng. (2007). Thị trường lao động Việt Nam: thách thức và giải 
pháp. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 310, 2007. 
[13]. Klaus Schwab. (2018). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nxb Chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội. 
Thông tin tác giả: 
 Nguyễn Thị Thủy 
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: ntthuy2020@tueba.edu.vn 
Ngày nhận bài: 04/9/2020 
Ngày nhận bản sửa: 28/9/2020 
Ngày duyệt đăng: 30/12/2020 

File đính kèm:

  • pdfbien_doi_thi_truong_lao_dong_tai_viet_nam_trong_boi_canh_cac.pdf