Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa

Dưới tác động của quá trình biến đổi kinh tế - xã hội và hội nhập, những biến đổi

diễn ra trong gia đình là một xu hướng tất yếu ài viết đ cập đến những biến

đổi v cấu trúc và chức năng gia đình ở người Châu Ro t i xã Túc Trưng, huyện

Định Quán, tỉnh Đồng Nai Cơ cấu gia đình của người Châu Ro có xu hướng

chuyển từ gia đình nhi u thế hệ thành các gia đình h t nhân; tự do hôn nhân và

sự cởi mở trong việc kết hôn với những tộc người khác và khác tôn giáo ngày

càng phổ biến và được chấp nhận n c nh đó, quá trình cộng cư với người

Kinh, cùng với việc di cư đến các nơi khác, nhất là ở các thành phố lớn để học

tập và làm việc hiện nay đã làm thay đổi các chức năng kinh tế, văn hóa, giáo

dục của gia đình người Châu Ro.

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa trang 1

Trang 1

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa trang 2

Trang 2

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa trang 3

Trang 3

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa trang 4

Trang 4

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa trang 5

Trang 5

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa trang 6

Trang 6

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa trang 7

Trang 7

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa trang 8

Trang 8

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa trang 9

Trang 9

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 2040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa

Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình của người Châu Ro ở Đồng Nai trong bối cảnh công nghiệp hóa
Điều đ được 
thể hiện ở những đặc điểm sau. 
Trong gia đình, vợ chồng tôn trọng 
nhau, không phân biệt khác dân tộc 
hay tôn giáo, cùng giáo dục, chăm lo 
cho con cái. Cha mẹ có trách nhiệm 
nuôi nấng con cái khôn lớn, xây dựng 
gia đình riêng khi chúng đến tuổi 
trưởng thành, hỗ trợ con trong giai 
đoạn đầu của cuộc sống hôn nhân. 
Ngược lại, con cái có trách nhiệm 
quan tâm, giúp đỡ đời sống tinh thần 
cũng như vật chất khi cha mẹ hoặc 
ông bà lớn tuổi: “N ở trên Đắk Lắk để 
làm củi, lâu lâu về đây thăm. Về đây 
n cũng hay cho tiền bà ngoại” (PVS, 
nữ, 36 tuổi, xã Túc Trưng). 
Truyền thống văn h a và bản sắc 
khác biệt của tộc người bị mai một, ít 
còn được duy trì, thay vào đ là n t 
văn h a của tộc người đa số. Phụ nữ 
Châu Ro ở xã Túc Trưng c áo dài và 
chị em mặc vào các dịp lễ tết, khi đi lễ 
nhà thờ, đi dự đám cưới và các dịp lễ 
khác. Nhiều loại thực phẩm mới được 
sử dụng để chế biến thức ăn và chế 
biến m n ăn mà xưa kia họ không có 
hoặc không ăn do tập quán. Việc sử 
dụng các loại gia vị nhân tạo như mì 
chính, bột canh... và sử dụng các loại 
nước chấm như nước mắm, nước 
tương trong bữa ăn cũng đã trở nên 
phổ biến. Nhiều tập tục trong chu kỳ 
vòng đời của người Châu Ro cũng bị 
ảnh hưởng của người Kinh. Người 
dân cũng chú ý đến việc xem giờ khi 
tổ chức các công việc quan trọng như 
đám cưới, đám tang, làm nhà. Các 
nghi lễ liên quan đến nông nghiệp như 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (268) 2020 
67 
cúng thần lúa, thần rừng, thần rẫy 
đã không còn, thay vào đ các ngày lễ 
tết của người Kinh. Tiếng phổ thông 
được giao tiếp rộng rãi, thậm chí một 
số thanh niên ngày nay không nói 
được tiếng Châu Ro. 
Mai một và mất dần bản sắc văn hóa 
truyền thống (pha tạp, biến đổi, mất 
dần ngôn ngữ mẹ đẻ) ở các dân tộc 
ít người đang ngày càng diễn ra ở 
nhiều chiều cạnh khác nhau. Ngôn 
ngữ, các vật dụng trong cuộc sống 
hàng ngày, kiến trúc nhà ở, các lễ 
nghi trong đời sống xã hội (hôn nhân, 
tang ma, thờ cúng...) mang bản sắc 
truyền thống và tính khác biệt của 
từng tộc người ít còn được duy trì, 
thay vào đ là n t văn h a của tộc 
người đa số. 
4.3.2. Sự biến đổi chức năng kinh 
tế và tổ chức đời sống gia đình 
Trước đây, kinh tế của người Châu 
Ro là kinh tế tự nhiên, tự cấp chủ yếu 
là làm nương rẫy và nguồn sống dựa 
vào kết quả mùa màng. Do trồng trọt 
theo lối du canh, du cư, năng suất 
thấp nên cuộc sống nghèo nàn và 
không ổn định. Bên cạnh trồng trọt và 
chăn nuôi, hai nghề thủ công chính 
của người Châu Ro là đan lát (mây, 
tre, nứa) và dệt vải (hiện nay đã mai 
một). 
Ngày nay, người Châu Ro không theo 
lối sống du canh du cư, mà đã cải tạo 
rẫy thành đất định canh và phát triển 
nương rẫy thành ruộng nước, áp dụng 
các phương pháp canh tác và giống 
cây trồng với khoa học kỹ thuật tiến 
bộ, sử dụng nhiều nông cụ sản xuất 
hiện đại của người Việt (máy cày, máy 
tuốt lúa, máy cắt cỏ...), áp dụng biện 
pháp kỹ thuật trong canh tác nông 
nghiệp và chăn nuôi như sử dụng 
phân bón hóa học, các loại thuốc diệt 
cỏ Thời gian gần đây, dưới tác 
động của cơ chế thị trường, nền kinh 
tế tự nhiên, tự cấp, tuy vẫn tồn tại 
nhưng nền kinh tế hàng h a đã thâm 
nhập và bước đầu nảy sinh. Người 
Châu Ro đã tham gia vào các hoạt 
động dịch vụ, buôn bán tại chợ ở địa 
phương như ấp, xã gần khu vực sinh 
sống. Họ bán các loại rau, củ, quả, có 
một vài gia đình mở quán bán bánh 
kẹo, ăn uống, dịch vụ nấu ăn ở các 
đám tiệc trong cộng đồng... Việc đầu 
tư để phát triển sản xuất đã bước đầu 
được chú trọng. 
Theo số liệu từ Kết quả đi u tra thực 
tr ng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu 
số năm 2015, thu nhập bình quân đầu 
người Châu Ro là 1.684,8 ngàn 
đồng/tháng và chỉ có 8,3% hộ nghèo, 
5% hộ cận nghèo (UNDP, Irish Aid và 
Ủy ban Dân tộc, 2017). Điều này cho 
thấy đời sống kinh tế của người Châu 
Ro là ở mức tương đối ổn so với các 
dân tộc thiểu số khác. Nhưng nếu đo 
lường dưới lăng kính nghèo đa chiều 
(giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, 
tiếp cận thông tin) thì c đến 54,4% hộ 
gia đình Châu Ro thuộc diện nghèo đa 
chiều cao hơn nhiều so với mức trung 
bình chung của 53 dân tộc thiểu số 
(35,7%). Muốn đảm bảo chức năng 
kinh tế phát triển, mỗi thành viên của 
gia đình trong độ tuổi lao động cần có 
việc làm và thu nhập ổn định. 
NGUYỄN TẤN DÂN – BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG 
68 
- Chuyển đổi ngh nghiệp 
Những năm gần đây, quá trình công 
nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với 
chính sách của địa phương, nhiều nhà 
máy và khu công nghiệp được xây 
dựng nhiều, diện tích đất nông nghiệp 
của người dân bị thu hẹp, người dân 
Châu Ro chuyển sang làm những 
công việc đa dạng hơn như làm công 
nhân trong các nhà máy, buôn bán 
nhỏ, lái xe Sự chuyên biệt h a định 
chế kinh tế đang diễn ra khi mà hình 
thức kinh tế của các hộ gia đình đã 
chuyển đổi từ đơn vị sản xuất sang 
đơn vị tiêu dùng. 
“Trước đây bà con ở đây chủ yếu làm 
nông nghiệp, làm rẫy, khi thời gian 
rảnh đi làm thuê làm mướn, nhưng 
hiện nay làm nông nghiệp đem lại thu 
nhập không cao, nên nhiều người 
chuyển sang làm công nhân ở các 
nhà máy, khu công nghiệp dưới khu 
vực Trảng Bom. Làm công nhân có 
thu nhập ổn định, làm công nhân có 
xe đưa rước tận nơi, 5 giờ sáng có xe 
lên rước chiều đưa về rất thuận lợi” 
(PVS, nữ, 32 tuổi, xã Túc Trưng). 
Việc chuyển từ nông nghiệp thuần 
túy dựa vào thiên nhiên sang nông 
nghiệp đã c áp dụng khoa học kỹ 
thuật trong canh tác và có thêm sự 
hiện diện của các ngành nghề phi 
nông nghiệp đã tạo nên một bức 
tranh đa màu sắc về sinh kế của hộ 
gia đình người Châu Ro hiện nay. Sự 
dịch chuyển nghề nghiệp này đã 
mang lại sự khởi sắc cho đời sống 
vật chất và tinh thần của tộc người 
Châu Ro. 
Mặt khác, cơ cấu nghề nghiệp thay 
đổi làm cho sự di động xã hội của các 
cá nhân trong cộng đồng diễn ra năng 
động, ngày càng có nhiều người có 
trình độ học vấn cao, lao động tham 
gia trong công nghiệp hoặc rời khỏi 
cộng đồng đến các địa phương lân 
cận tìm kiếm cơ hội ngày càng tăng. 
Điều này khiến cho chức năng kinh tế 
của gia đình ngày càng hạn chế, gia 
đình dần mất đi vai trò của đơn vị sản 
xuất và vai trò là đơn vị tiêu dùng 
ngày càng thể hiện r ràng hơn (Ngô 
Thị Ngọc Anh, 2010). 
- Phân công lao động theo giới 
Bức tranh kinh tế thay đổi cũng k o 
theo sự thay đổi trong phân công lao 
động theo giới trong gia đình. Tuy cả 
nam và nữ đều có trách nhiệm lao 
động và xây dựng gia đình, nhưng vai 
trò kinh tế của người nam thường 
được kỳ vọng hơn, nữ giới ở vai trò 
nội trợ, sinh con và chăm s c con cái. 
Nhận thức mới này đã dẫn đến sự 
thay đổi, chế độ phụ hệ thay thế cho 
chế độ mẫu hệ mà không gặp phải 
xung đột trong gia đình. Hiện nay con 
cái lấy theo họ của cha, chàng trai 
không đến ở nhà vợ sau đám cưới và 
cặp vợ chồng trẻ thường sớm được 
cho ra ở riêng, tạo nên hộ gia đình cá 
thể. 
Hơn nữa, với sự tác động của công 
nghiệp h a, trình độ học vấn được 
nâng cao, sự chuyển đổi nghề nghiệp 
đã làm cho vai trò của người phụ nữ 
có sự thay đổi so với trước đây. Cùng 
với nam giới, phụ nữ bắt đầu tham gia 
vào các công việc trong xã hội. Tuy 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (268) 2020 
69 
vậy, vai trò chính của phụ nữ trong gia 
đình vẫn là nội trợ; chăm s c, giáo 
dục con cái. Người đ ng vai trò quyết 
định chính về kinh tế thường là nam 
giới: “Trong gia đình tôi là chủ hộ, nên 
mọi việc quyết định đến kinh tế gia 
đình đều do tôi quyết định. Còn việc 
cơm nước, nội trợ trong gia đình thì 
người vợ mình phải lo những những 
đ ” (PVS, nam, 40 tuổi, xã Túc Trưng). 
“Trong gia đình em thì người chồng là 
chủ hộ và quyết định về kinh tế gia 
đình, người vợ lo việc cơm nước, nội 
trợ và giáo dục con cái” (PVS, nữ, 27 
tuổi, xã Túc Trưng). 
Nhìn chung, ngày nay, trong quá trình 
hội nhập và phát triển, dưới tác động 
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 
việc biến đổi kinh tế là xu hướng tất 
yếu. Từ kinh tế tự cung tự cấp đến 
kinh tế tiêu dùng, cũng như hình thức 
sinh kế thuần túy về nông nghiệp sinh 
kế của người dân nơi đây đang c 
những chuyển đổi rất đa dạng từ nông 
nghiệp cho đến công nghiệp và dịch 
vụ. Sự chuyển đổi chức năng kinh tế 
mang lại những biến chuyển trong cơ 
cấu nghề nghiệp cũng như phân công 
lao động trong gia đình ở cộng đồng 
người Châu Ro. 
4.3.3. Chức năng giáo dục trong gia 
đình 
Giáo dục con cái là chức năng quan 
trọng đối với đời sống của gia đình. 
Nhờ có quá trình xã hội hóa giáo dục 
mà các cá nhân trong gia đình học 
hỏi được các hành vi ứng xử hợp 
chuẩn với vị trí mà họ đang nắm giữ, 
tạo ra những cá nhân với nhân cách 
phù hợp trong nền văn h a mà họ 
đang sinh trưởng. Giáo dục của gia 
đình đ ng vai trò là tạo ra người con 
hiếu thảo, người công dân có ích cho 
xã hội. 
Từ xưa đến nay, văn h a của dân tộc 
Việt Nam n i chung đều rất chú ý và 
coi trọng: “học ăn, học nói, học gói, 
học mở”. Các bậc cha mẹ người dân 
tộc Châu Ro, đặc biệt là cha mẹ trẻ 
đang giáo dục con cái trước sự thay 
đổi của xã hội truyền thống dưới sự 
tác động mạnh mẽ của quá trình công 
nghiệp hóa và hiện đại hóa. 
“Giáo dục con cái hai vợ chồng cùng 
nhau tham gia, chỉ cho chúng biết các 
văn h a truyền thống của ông bà để 
lại cái nào cần được giữ gìn phát huy, 
dạy cho chúng biết cách cư xử đúng 
chuẩn mực hợp đạo lý. Nếu không 
quan tâm giáo dục thì con cái mình sẽ 
hư, vì hiện nay phim ảnh, internet 
nhiều trẻ con thường học theo” (PVS, 
nam, 40 tuổi, BPVS số 3). 
“Con cái ngày nay cần cho đi học để 
c trình độ mai mốt còn có nghề 
nghiệp ổn định... bây giờ mà không 
trình độ thì không không xin được việc 
làm, đi làm thuê làm mướn thì cực 
lắm, rẫy không c để làm. Hai vợ 
chồng quyết cho con học ít nhất hết 
lớp 12 sau này có xin làm công nhân 
cũng dễ dàng” (PVS, nữ, 37 tuổi, xã 
Túc Trưng). 
Giáo dục con cái không còn đơn giản 
khi các yếu tố của công nghiệp đang 
hiện diện mạnh mẽ trong cộng đồng 
này như hiện nay. Kinh tế tiêu dùng 
phát triển cha mẹ phải dành thời gian 
NGUYỄN TẤN DÂN – BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG 
70 
để kiếm tiền nên thời gian dành cho 
con cái không nhiều. Nếu như trước 
đây, người mẹ là người chịu trách 
nhiệm chính trong việc chăm s c và 
giáo dục con cái và một số công việc 
nhà, thì hiện nay, do sự chuyển đổi 
nghề nghiệp, một số phụ nữ còn đảm 
trách các công việc tạo ra thu nhập 
cho gia đình, nên thời gian dành cho 
việc chăm s c và giáo dục con cái 
không nhiều như trước nữa. Việc này 
được chuyển giao những cơ sở giáo 
dục, nhất là khi người mẹ sau 6 tháng 
nghỉ thai sản phải quay trở lại doanh 
nghiệp để làm việc. 
“Trước đây con cái còn nhỏ thì ở nhà 
với cha mẹ được cha mẹ chăm lo, 
nhưng nay đối với các cặp vợ chồng 
trẻ họ thường để con lại cho ông bà 
chăm s c hoặc gửi nhà trẻ sáng sớm 
họ đi làm công nhân ở Trảng Bom tối 
mới về nên việc dạy dỗ con cái nhờ 
ông bà và nhà trường là chính” (PVS, 
nam, 40 tuổi, xã Túc Trưng). 
Mặt khác, công nghiệp h a đã tạo ra 
nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho 
người dân nơi đây, người trẻ di 
chuyển đến các thành phố lớn hoặc 
địa phương lân cận để học tập, làm 
việc, và rồi họ chọn làm nơi an cư lập 
nghiệp, chỉ trở về cộng đồng vào các 
dịp quan trọng của gia đình hoặc của 
cộng đồng: lễ hội, cưới xin, tang ma... 
nên nhiều gia đình, cha mẹ, ông bà 
thiếu sự hỗ trợ chăm s c của con 
cháu. Có thể con cái vẫn hỗ trợ cha 
mẹ già về vật chất và tinh thần nhưng 
những hỗ trợ đ không mang tính chất 
trực tiếp mà là gián tiếp qua các 
phương tiện trung gian. Nên việc 
những cặp vợ chồng lớn tuổi không 
có con cái ở cùng đang xuất hiện 
ngày càng nhiều. 
5. KẾT LUẬN 
Gia đình là một thiết chế xã hội và 
cũng là một nhóm xã hội đ ng vai trò 
quan trọng đối với sự tồn tại và phát 
triển của xã hội loài người. Dù nhìn 
nhận gia đình với tư cách là một thiết 
chế xã hội cơ bản hay với tư cách là 
một nhóm xã hội thì n đều bao hàm 
trong đ những sự biển chuyển nhằm 
thích ứng với điều kiện tự nhiên, kinh 
tế - xã hội trong bối cảnh công nghiệp 
hóa. Sự thay đổi đ điều chỉnh nội tại 
gia đình cho phù hợp với xã hội và 
đồng thời cũng điều chỉnh xã hội cho 
phù hợp với điều kiện cụ thể bên 
ngoài. Từ đây tạo ra những mô hình 
gia đình mới có khả năng thích ứng 
tốt hơn với sự biến đổi của xã hội. Xu 
hướng này mang đậm nét của sự tiến 
bộ, văn minh phù hợp với xã hội hiện 
đại, tuy vậy n cũng tồn tại nhiều mặt 
hạn chế. Nếu bản thân các gia đình 
không ý thức được những mặt hạn 
chế này để giữ gìn n t khác biệt trong 
văn h a của tộc người thì bản sắc văn 
h a riêng c của tộc người bị mai một 
và mất đi. 
Thời kỳ hội nhập người Châu Ro cùng 
với ổn định và phát triển thì việc giữ 
gìn bản sắc văn h a dân tộc là cần 
thiết.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (268) 2020 
71 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Ban Dân tộc học. 1978. Những vấn đ v dân tộc học mi n Nam Việt Nam. Hà Nội: Nxb. 
Khoa học Xã hội. 
2. Bilton, Tony (Phạm Thủy Ba dịch), 1993. Nhập môn xã hội học. Hà Nội: Nxb. Khoa 
học Xã hội. 
3. Cổng Thông tin điện tử - Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê. 2020. Kết quả đi u 
tra thu thập thông tin 53 dân tộc thiểu số năm 2019. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
4. Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai năm 
2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020. 
5. Khoa Nhân học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. 2013. Nhân 
học đ i cương. TPHCM: Nxb. Đại học Quốc gia TPHCM. 
6. Lâm Nhân. 2007. “Tập quán cư trú và nhà ở cổ truyền của người Chơ-ro ở Đồng 
Nai”. T p chí Dân tộc học, số 4. 
7. Lâm Nhân. 2009. “Vấn đề giao lưu và biến đổi văn h a của người Châu ro ở Đồng 
Nai trong gia đoạn hiện nay”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị 
văn hóa truy n thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập. 
8. Nhiều tác giả. 2002. Từ điển bách khoa Việt Nam - tập 2. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã 
hội. 
9. Phan Đình Dũng. “Tìm hiểu về cộng đồng cư dân bản địa Châu Ro, Châu Mạ ở Đồng 
Nai”. 
ban-dia-chau-ro-chau-ma-o-dhong-nai, truy cập ngày 24/11/2020. 
10. Phan Thị Yến Tuyết. 2018. “Chuyển đổi tín ngưỡng, tôn giáo trong các cộng đồng 
dân tộc thiểu số tại miền Đông Nam Bộ”. T p chí Khoa học xã hội TPHCM, số 2 (234). 
11. Trần Hạnh Minh Phương. 2015. “Biến đổi văn h a của các cộng đồng tộc người 
thiểu số ở Đông Nam Bộ”. T p chí Khoa học - Trường Đại học Trà Vinh, số 19. 
12. UNDP, Irish Aid và Ủy ban Dân tộc. 2017. Tổng quan thực tr ng kinh tế-xã hội của 
53 dân tộc thiểu số dựa trên kết quả phân tích số liệu đi u tra v thực tr ng kinh tế-xã 
hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015, thông qua tiểu dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP. 
13. Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê. “Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 
53 dân tộc thiểu số năm 2015”. 
dan-toc-thieu-so-nam-2015.htm, truy cập ngày 20/11/2020. 
14. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. 2019. Nghị Quyết số 196/2019/NQ-HĐND của Hội 
đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai. 

File đính kèm:

  • pdfbien_doi_cau_truc_va_chuc_nang_gia_dinh_cua_nguoi_chau_ro_o.pdf