Bệnh cuồng HDR
Dù rõ là một tiến bộ trong nhiếp ảnh, nhưng HDR nếu không khéo sử dụng chỉ trở thành
một kỹ thuật tôn vinh sự giả dối.
Ảnh đã được xử lý HDR. Ảnh: Wired.
HDR (High Dinamic Range), kỹ thuật cường điệu sắc màu là một trong những tiến bộ kỹ thuật
khá quan trọng trong nhiếp ảnh. Độ chi tiết và màu sắc của một bức ảnh vốn bị hạn chế bởi sự
tương phản sáng tối. Theo đó, nếu duy trì được màu sắc và chi tiết ở vùng sáng sẽ mất màu sắc
và chi tiết ở vùng tối và ngược lại. Kỹ thuật HDR giúp ảnh số vượt qua được giới hạn này, tạo ra
những bức ảnh thể hiện được đầy đủ màu sắc và chi tiết ở cả hai vùng trên cùng một bức ảnh.Tuy nhiên, nhiều khi chính hạn chế của nhiếp ảnh lại làm nên tính nghệ thuật của nó, giúp cho
ảnh thể hiện được cuộc sống một cách chân thực hơn, theo đúng cảm nhận của mắt và não người
hơn. Nhiếp ảnh từ bao đời nay luôn thể hiện nỗ lực nắm bắt những khoảng khắc thực tại của
cuộc sống của những người cầm máy. Nhưng quan niệm này dường như đang dần thay đổi theo
năm tháng khi ngày càng nhiều các kỹ thuật xử lý ảnh được phát triển, mà độ "hot" nhất hiện nay
chính là kỹ thuật HDR, với bằng chứng là ngày một nhiều người sử dụng và ngày một nhiều
những bức ảnh HDR được tải lên các trang chia sẻ ảnh toàn cầu.
Kỹ thuật HDR khi bị quá làm dụng sẽ trở thành một sự biến thái mức độ trung thực của cuộc
sống. Hãy nhìn những bức ảnh toàn cảnh thành phố rực rỡ đến từng chi tiết dưới ánh nắng mặt
trời, hay nhìn một không gian nội thất mà từng góc phòng đều nổi bật. Những cảnh tượng đó chỉ
cần đập vào mắt, vào trí não con người sẽ ngay lập tức được phản hồi là một khung cảnh giả tạo.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bệnh cuồng HDR
Bệnh cuồng HDR Dù rõ là một tiến bộ trong nhiếp ảnh, nhưng HDR nếu không khéo sử dụng chỉ trở thành một kỹ thuật tôn vinh sự giả dối. Ảnh đã được xử lý HDR. Ảnh: Wired. HDR (High Dinamic Range), kỹ thuật cường điệu sắc màu là một trong những tiến bộ kỹ thuật khá quan trọng trong nhiếp ảnh. Độ chi tiết và màu sắc của một bức ảnh vốn bị hạn chế bởi sự tương phản sáng tối. Theo đó, nếu duy trì được màu sắc và chi tiết ở vùng sáng sẽ mất màu sắc và chi tiết ở vùng tối và ngược lại. Kỹ thuật HDR giúp ảnh số vượt qua được giới hạn này, tạo ra những bức ảnh thể hiện được đầy đủ màu sắc và chi tiết ở cả hai vùng trên cùng một bức ảnh. Tuy nhiên, nhiều khi chính hạn chế của nhiếp ảnh lại làm nên tính nghệ thuật của nó, giúp cho ảnh thể hiện được cuộc sống một cách chân thực hơn, theo đúng cảm nhận của mắt và não người hơn. Nhiếp ảnh từ bao đời nay luôn thể hiện nỗ lực nắm bắt những khoảng khắc thực tại của cuộc sống của những người cầm máy. Nhưng quan niệm này dường như đang dần thay đổi theo năm tháng khi ngày càng nhiều các kỹ thuật xử lý ảnh được phát triển, mà độ "hot" nhất hiện nay chính là kỹ thuật HDR, với bằng chứng là ngày một nhiều người sử dụng và ngày một nhiều những bức ảnh HDR được tải lên các trang chia sẻ ảnh toàn cầu. Kỹ thuật HDR khi bị quá làm dụng sẽ trở thành một sự biến thái mức độ trung thực của cuộc sống. Hãy nhìn những bức ảnh toàn cảnh thành phố rực rỡ đến từng chi tiết dưới ánh nắng mặt trời, hay nhìn một không gian nội thất mà từng góc phòng đều nổi bật. Những cảnh tượng đó chỉ cần đập vào mắt, vào trí não con người sẽ ngay lập tức được phản hồi là một khung cảnh giả tạo. Ảnh gốc (phải) và sau khi xử lý HDR (trái). Ảnh: Oreillynet. Liệu những bức ảnh như vậy có được coi là một nghệ thuật? Nếu không thì có thể gọi nó là gì? Hầu hết ảnh HDR công bố trên mạng đều là những bức ảnh nhìn thì thật đáng kinh ngạc về độ bóng bảy và chi tiết, nhưng xem xét kỹ lại không hề chú trọng đến một mục đích nghệ thuật thực thụ nào cả khi tất cả cùng sáng, tất cả cùng nét, và tất cả đều rực rỡ. Nó đã biến một cảnh tượng đời thường với những ẩn dụ nghệ thuật có trong từng chi tiết, từng bóng tối và ánh sáng trở thành một cảnh tượng giả tạo, siêu thực. Rất nhiều album ảnh HDR của những tay máy được cho là chuyên nghiệp về kỹ thuật xử lý trên các trang chia sẻ ảnh lại không hề chứa một bức ảnh mang tính nghệ thuật đúng nghĩa dù chỉ là một nghệ thuật bình thường thông qua ánh sáng và bóng tối. Thay vì quá chú tâm vào HDR, các "kỹ thuật viên" này nên bắt đầu học lại những yếu tố cơ bản làm nên nhiếp ảnh, từ những kỹ thuật xử lý bình thường nhất như tốc độ chụp, hay độ sâu trường ảnh. HDR không phải là một kỹ thuật xấu. Nhưng nếu lạm dụng nó, người chụp sẽ chỉ tạo được những bức ảnh đều đều giống nhau mà không biết nội dung chính của những thứ mình chụp là gì, cái gì cần được nhấn mạnh. Hãy biết chấp nhận chính những hạn chế của ảnh, từ đó mới có thể tận dụng để biến những hạn chế thành lợi thế, thể hiện được tư duy và cảm xúc của mình trong từng khoảng khắc được ghi lại qua ống kính máy ảnh.
File đính kèm:
- benh_cuong_hdr.pdf